Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ ĐAU KHỔ VÀ SỰ TRỊ VÌ

SUFFERING AND REIGNING
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 29 tháng 9 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, September 29, 2013

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).


Chúng ta lại một lần nữa! Tôi ngồi xuống để viết bài giảng nầy và tôi khám phá rằng chữ “đau đớn (suffer)” ở đây được dịch như là “chịu đựng (endure)” trong tất cả bản dịch hiện đại. Nhưng bản Kinh Thánh Geneva năm 1599 và bản KJV năm 1611 dịch là “đau đớn (suffer).” Khi tôi nghiên cứu thêm tôi tìm thấy rằng trong tiếng Hy-lạp nó có thể dịch là “đau đớn (suffer)” hay là “chịu đựng (endure).” Vì thế dùng nghỉa nào cũng được.

Bởi vậy chúng ta phải suy xét đoạn văn. Trong câu 11 và 12 Sứ-đồ đang nói về sự liên hiệp giữa Cơ-đốc Nhân với Chúa Giê-su Christ. Trong câu 11 ông nói, “Ví bằng chúng ta chết với Ngài, thì cũng sẽ sống với Ngài.” Điều nầy ám chỉ đến một Cơ-đốc Nhân từ bỏ thế gian và đang chết với tội lổi và chính mình. Vì thế, câu 11 nói đến một đời sống của Cơ-đốc Nhân thật sự gắn liền với Chúa Giê-su Christ trong sự chết của Ngài (cf. Rô-ma 6:1-3). Rồi câu 12 nói về sự liên hiệp của Cơ-đốc Nhân với Chúa Giê-su Christ trong “sự đau đớn” của Ngài. Bởi vậy “đau đớn (suffer)” được dùng nhiều hơn bởi những dịch giả Kinh Thánh nổi tiếng của bản Geneva và bản King James. Những dịch giả đó không phải là những người khờ dại. Họ là những học giả Kinh Thánh Hy-lạp nổi tiếng nhất ở Anh Quốc. Họ biết rằng mạch văn của toàn bộ chương hai dẩn đến “đau đớn (suffer),” không chỉ là “chịu đựng (endure).” Đoạn văn hình dung Cơ-đốc Nhân thật sự như là một người lính, đến chổ cực độc trong những sự thách thức của những chữ

.

“Lời nầy chắc chắn lắm: Ví bằng chúng ta chết với Ngài, thì cũng sẽ sống với Ngài: Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị …”

Nếu chúng ta bước theo Chúa Giê-su trong sự chết của Ngài, chúng ta sẽ sống với Ngài. Nếu chúng ta bước theo Chúa Giê-su trong đau đớn của Ngài, chúng ta sẽ đồng trị với Ngài! Đơn giản như vậy! Tại sao phải làm rắc rối sự việc bằng cách thay đổi “đau khổ” thành ra “chịu đựng,” như tất cả những dịch giả hiện đại đã làm? Bạn không cần phải trở thành một học giả Hy-lạp mới hiểu ra được điều đó! Nhưng những hội viên của hội thánh hiện đại không muốn chịu đau đớn! Vì thế, những dịch giả hiện đại đã làm yếu đi ý nghĩa trong câu chừng nào hay chừng nấy, để làm vừa lòng cho người muốn đọc phúc âm êm dịu. Đơn giản như thế thôi!

Cũng vậy, những dịch giả xưa kia có cái quan điểm cao hơn về Kinh Thánh hơn cả những học giả Kinh Thánh ngày nay. Vì vậy, họ đã dịch đoạn văn của chúng ta trong ánh sáng của thư Rô-ma 8:17 đã nói rằng,

“… nếu chúng ta chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài” (KJV).

Và ở đây tôi đưa ra trong bản NIV,

“… nếu quả thật chúng ta chia xẽ với Ngài trong sự đau đớn, thì chúng ta cũng được chia xẽ với Ngài trong sự vinh hiển” (NIV).

Chữ “đau đớn (suffer)” được dịch trong thư Rô-ma 8:17 có ý nghĩa rỏ ràng là “để kinh nghiệm trong sự đau đớn,” “để chịu đau khổ với nó.” Vì chữ trong đoạn văn của chúng ta mang ý tưởng của sự đau đớn và chịu đựng, những dịch giả khi xưa đã dịch nó trong ánh sáng của thư Rô-ma 8:17. Đây là cái mà Luther gọi “sự tương tự của Kinh Thánh.”

Lý do thật sự cho việc thay đổi bởi những dịch giả hiện đại nằm ở những nơi khác. Họ biết được những người đọc hiện nay không muốn chịu đau đớn! Vì vậy họ dùng chữ nhẹ nhàng hơn để thích nghi với tình trạng phúc âm yếu ớt ngày nay! Tôi thường nói, “Bản Kinh Thánh King James ném rất nhiều ánh sáng trên những nhà dịch giả hiện đại!”

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).

Kết quả tất yếu trong câu Rô-ma 8:17 đã làm rất là rỏ rằng những Cơ-đốc Nhân thật sự là “kế tự với Đấng Christ; nếu chúng ta cùng chịu đau đớn với Ngài, chúng ta cũng cùng hưởng sự vinh hiển với Ngài” (Rô-ma 8:17).

I. Thứ nhất, “Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị.”

Tiến sĩ J. Vernon McGee đã cho lời bình phẩm tuyệt vời về việc đó. Ông nói,

     “Nếu chúng ta chịu đau đớn, chúng ta cũng sẽ đồng trị với Ngài”… Tôi tin rằng câu nầy thu hẹp lại cho những ai đã chịu khổ vì Ngài … Tại Rô-ma, trong thời của Sứ-đồ Phao-lô có rất nhiều Cơ-đốc Nhân đã bị tử vì đạo – độ năm triệu người, theo thống kê của Foxe – bởi vì họ từ chối sự phủ nhận Đấng Christ.
     “Nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta.” Đây là ngôn ngữ rất mạnh. Nó bày tỏ, tuy nhiên, rằng Phao-lô tin rằng đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gia-cơ 2:17). Bạn thấy đó, Phao-lô và Gia-cơ không bao giờ mâu thuẩn với nhau. Gia-cơ thì nói về những công việc của đức tin, còn Phao-lô thì nói về đức tin thật thì sinh ra việc làm (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ Nhà Xuất Bản Thomas Nelson 1983, quyển V, trang 466; dựa trên 2 Ti-mô-thê 2:12).

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).

Những Cơ-đốc Nhân trong hội thánh đầu tiên được dạy rằng họ phải trãi qua những hoạn nạn và đau đớn. Chúng ta có thể thấy điều nầy rỏ ràng trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 14:22, nơi mà Phao-lô và Ba-na-ba đã ở tại Lít-trơ, I-cô-ni, và An-ti-ốt.

“Giục các môn đồ vững lòng, khuyên phải bền đổ trong đức tin, và bảo trước rằng phải trãi qua nhiều nổi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 14:22).

“Chúng ta phải trãi qua nhiều nổi khổ cực mới vào được nước Đức Chúa Trời.” Trong tiếng Hy-lạp dịch chữ “nổi khổ cực (tribulation)” là “thlipsis” có nghĩa là “những áp lực, những hoạn nạn, những sự quấy rầy, những sự đau khổ” (Strong).

Những Cơ-đốc Nhân đầu tiên bất khuất đủ để “đảo lộn thế giới” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 17:6) bởi vì họ thường được dạy rằng đó là bình thường để từ bỏ chính mình, mỗi ngày vác thập tự giá mình, như Chúa Giê-su Christ “đã nói với họ,”

“Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta” (Lu-ca 9:23).

“Chúng ta phải trãi qua nhiều nỗi khó khăn [những áp lực, những hoạn nạn, những sự quấy rầy, những sự đau khổ] mới vào được nước Đức Chúa Trời” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 14:22).

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).

Bài giảng của ông với đề tài “Sự Thống Khổ và Sự Trị Vì với Chúa Giê-su,” Spurgeon, “hoàng tử của những mục sư,” đã nói,

     Khi Julian ra lệnh Marcus Arethusus (362 A.D.), để [đưa tiền cho] sự xây dựng lại đền thờ ngoại đạo mà người của ông đã kéo sập khi họ đã trở lại với Cơ-đốc Giáo, ông từ chối lệnh đó; và mặc dù ông đã già, ông bị lột trần ra, và bị đâm với những [ngọn giáo] và dao. Ông già vẩn kiên quyết. Nếu ông chỉ cho [chút ít tiền] để xây dựng lại đền thờ [tà giáo], ông sẽ được tự do… [Nhưng] ông không chịu. Ông bị đổ mật ong lên người, và trong khi những vết thương của ông [vần còn] rỉ máu, những con ong bu trên ông và chích cho đến khi ông chết. Ông có thể chết, nhưng ông không thể chối bỏ Chúa của ông. Arethusus bước vào sự vui mừng với Chúa của ông, trong sự đau khổ cao thượng với Ngài (C.H. Spurgeon, “Sự Đau Khổ và Sự Trị Vì Với Chúa Giê-su ‘Suffering and Reigning with Jesus’,The Metropolitan Tabernacle Pulpit, tái bản 1991, quyển X, trang 11).

Chúng ta kính trọng tên của những người như Richard Wurmbrand (1909-2001), người đã bị hành hạ 14 năm trong tù của chế độ Cộng Sản Ru-ma-ni. Chúng ta kính trọng Samuel Lamb (1924-2013), người đã bị hơn 20 năm tù khổ sai tại trại tập trung của chế độ Cộng Sản Nhân Dân Trung Hoa. Chúng ta tôn kính Dietrich Bonhoeffer (1906-1945), người đã bị treo cổ bằng dây đàn dương cầm bởi đảng viên Đảng Quốc Xã (Nazis) trong Thế Chiến Thứ II vì sự giảng dạy chống lại Hít-le. Chúng ta tôn kính hàng trăm người, là những người đang chịu đau khổ vì đức tin của họ trong Đấng Christ trong những phần đất Hồi Giáo trong buổi sáng hôm nay. Nhưng còn bạn thì sao? Bạn có dành ra vài tiếng đồng hồ để đến với Hội Thánh mỗi ngày Chúa Nhật không? Bạn có hy sinh một chút để tham dự vào giờ những buổi cầu nguyện, và đi làm chứng đạo mỗi tuần không?

Tôi có trong phòng làm việc của tôi một bản Thánh Ca Báp-Tít, được xuất bản bởi Giáo Hội Báp-Tít Nam Phương vào năm 1956. Ngay khi lúc đó cũng có sự yếu đi của nhu cầu cho những Cơ-đốc Nhân để chịu khổ. Tôi nhìn đến bài hát nổi tiếng của Reginald Heber (1783-1826), “Con Đức Chúa Trời Tiến Vào Chiến Tranh ‘The Son of God Goes Forth to War’.” Lòng của tôi chùn xuống khi tôi thấy Báp-Tít Nam Phương đã lấy ra lời hát mạnh nhất từ bài thánh ca truyền cảm đó. Đây là những lời hát mà họ đã lấy ra,

Một đoàn huy hoàng, rực rỡ, số ít được chọn, Những người Thánh Linh ngự,
   Mười hai vị thánh dũng cảm, hy vọng họ biết, Bắt chước thập giá và ngọn lửa.
Họ gặp gươm thép của bạo chúa, Bờm đẫm máu của sư tử;
   Cuối đầu, sự chết kề ngay cổ: Ai sẽ theo đuôi của họ?
(“Con Đức Chúa Trời Tiến Vào Chận Chiến
   ‘The Son of God Goes Forth to War’” bởi Reginald Heber, 1783-1826).

Đó là những vần thơ tước đoạt bạn! Đó là những vần thơ dùng để gây sự cảm hứng cho những người trẻ từ bỏ đời sống dể dàng và đi vào cánh đồng truyền giáo, hoặc trở thành những Cơ-đốc Nhân hy sinh chính mình ở tại đây, tại đất nước nhà! Tại sao họ lấy ra đoạn ca đó của năm 1956? Tôi nói với bạn là tại sao! Một vài bà lớn tuổi lấy làm khó chịu về nó! Họ không muốn nghĩ về “thập tự giá và ngọn lửa.” Họ không muốn đối diện với những hình ảnh của “gươm giáo của bạo chúa.” Họ bực mình khi được nhắc tới “sự bờm đẩm máu của sư tử” hoặc là việc những tử đạo “cuối đầu, sự chết kề ngay cổ.” Điều đó đã quá nhiều cho họ, cho nên họ lấy những lời đó ra. Thật xấu hổ cho họ vì sự hèn nhát của họ! Xấu hổ cho Ban Nhạc của Hội Thánh Báp-Tít Nam Phương vì đã làm mất tính thiêng liêng mà đã làm chứng về những người tử vì đức tin! Để chúng ta không bao giờ cảm thấy hổ thẹn để hát những lời đó. Để chúng ta không bao giờ hổ thẹn để sống, trong bất cứ phương tiện nào mà chúng ta có thể! Đó là bài hát cuối cùng trong tập bài hát. Hãy hát!

Một đoàn huy hoàng, rực rỡ, số ít được chọn, Những người Thánh Linh ngự,
   Mười hai vị thánh dũng cảm, hy vọng họ biết, Bắt chước thập giá và ngọn lửa.
Họ gặp gươm thép của bạo chúa, Bờm đẫm máu của sư tử;
   Cuối đầu, sự chết kề ngay cổ: Ai sẽ theo đuôi của họ?

Một đội quân cao thượng, đàn ông, trai trẻ, đàn bà và thiếu nữ,
   Vui mừng quanh ngai Đấng Cứu Chuộc, mặc áo quần trong sáng láng
Họ trèo lên dốc đếnThiên Đàng, qua huy hiểm, khó nhọc và đau đớn;
   Chúa ơi, nguyện xin ân điển ban xuống con, để bước theo đuôi của họ.
(“Con Đức Chúa Trời Bước Vào trận Chiến
      ‘The Son of God Goes Forth to War’” bởi Reginald Heber, 1783-1826).

Quý vị có thể ngồi xuống.

“Họ trèo lên dốc đến Thiên Đàng qua nguy hiểm, khó nhọc và đau đớn.” Vâng! Đó là những gì mà Phao-lô đã nói,

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).

II. Thứ hai, “Nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta.”

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).

Chúa Giê-su nghiêm nghị cảnh cáo khi Ngài phán,

“Còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời” Ma-thi-ơ 10:33).

Sứ-đồ Phao-lô nói trong đoạn văn của chúng ta, “nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta.” Đây là sự chối bỏ Đấng Christ xảy ra khi một Cơ-đốc Nhân giả đứng trước sự khổ nạn mà một môn đồ thật phải chịu. Đó là những gì xảy ra cho một “đất đá sỏi” được diễn tả trong ẩn dụ của người gieo giống.

“Phần rơi ra đất đá sỏi là kẻ nghe đạo, bèn vui mừng chịu lấy, nhưng họ không có rể, chỉ tin tạm mà thôi, nên khi sự thử thách đến, thì họ tháo lui” (Lu-ca 8:13).

Tiến sĩ Rienecker nói rằng “sa ngã” có nghĩa là “đi mất,” “rút lui” (Fritz Rienecker, Ph.D., Chìa Khóa của Ngôn Ngữ Hy-Lạp Trong Tân Ước ‘A Linquistic Key to the Greek New Testament,’ Zondervan, 1980, trang 161; dựa trên Lu-ca 8:13).

Khi “sự cám dỗ” đến họ thường bị sa ngã từ hội thánh địa phương của họ. “Đây là vì không có rể” có nghĩa là họ chưa bao giờ “mọc rễ” trong Đấng Christ. Điều nầy bày tỏ cho thấy họ chưa bao giờ được biến đổi thật sự. Mác 4:17 mở rộng “thời điểm của sự cám dỗ” mang ý nghĩa gì trong ẩn dụ,

“Khi hoạn nạn hay thử thách nổi lên …lập tức họ bị phạm tội” [theo nghĩa đen, “sa ngã liền,” NASV].

Những người như vậy sẽ bị Chúa Giê-su chối bỏ trong ngày phán xét. Ngài sẽ phán với họ, “Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ: hãy lui ra khỏi ta” (Ma-thi-ơ 7:23).

Những người khác từ chối Đấng Christ vẩn tham gia vào những hội thánh nào đó. Họ nghĩ rằng như vậy cũng được rồi, nhưng họ từ chối Đấng Christ bằng cách vẩn sống trong tội lỗi. Những người nầy là những người chống lại luật pháp (antinomians). Tôi đã nói về những người nầy trong bài giảng của tôi Chủ Nghĩa Chống Lại Luật Pháp ở Ý ‘Antinomianism in Italy’” (bấm vào đây để đọc). Họ được mô tả bởi Sứ-đồ Phao-lô trong thư Tít 1:16,

“Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ chối Ngài, thật là đáng ghét, trái nghịch, và không thể làm một việc lành nào hết” (Tít 1:16).

Những người chống đối luật pháp nầy có thể đã học đúng một số học thuyết Kinh Thánh, nhưng họ từ chối Đức Chúa Trời qua cách sống của họ. Bài Học Kinh Thánh Cải Cách ‘The Reformation Study Bible’ nói, “Kinh Thánh Tân Ước dạy rằng sự thiếu hành động phù hợp với sự thay đổi đời sống biểu hiện đức tin trong Chúa Giê-su Christ của một người… Cả hai học thuyết và hành động phải kết hợp với sự thay đổi đời sống là điều cần thiết cho Cơ-đốc Nhân” (dựa trên thư Tít 1:16). “Trong những việc làm thì họ đã từ chối Ngài.”

Khi người thông dịch ra tiếng Lào của tôi đọc bài giảng của tôi về “Chủ Nghĩa Chống Lại Luật Pháp ở Ý,” ông viết cho tôi và nói,

Thật sự là vậy, nhiều người nghĩ rằng họ đã được cứu nhưng đời sống của họ không có thay đổi chút nào. Trong đất nước Lào của chúng tôi và ngay cả những người ở Thái-Lan, họ nghĩ rằng họ là Cơ-đốc Nhân nhưng họ đang hủy diệt Danh của Chúa Giê-su. Họ thích uống rượu, thích khiêu vũ, trộm cắp, và làm mang tiếng xấu trong hàng xóm của họ.

Ông nói đây là nguyên nhân gây ra cho những người chưa được cứu tại Lào chính cá nhân họ không muốn trở thành Cơ-đốc nhân, “Nhưng nghiêm trọng nhất là họ nói họ không muốn làm bạn với [những] Cơ-đốc Nhân nầy.”

Vì vậy mà chúng ta thấy hậu quả khủng khiếp của chủ nghĩa chống lại luật pháp ở Ý, Lào, và “ngay cả trong Thái-Lan.” Chúng ta ngẩng đầu trong sự thấy xấu hổ vì chúng ta biết rằng cách nhìn sai lầm về Cơ-đốc Giáo nầy phần lớn là đến từ nước Mỹ, và bỏ độc những nhân chứng cho Chúa Giê-su Christ trên khắp thế giới trong những ngày sau cùng nầy. Chúa Giê-su đã nói trước về điều nầy,

“Lại vì cớ tội ác [Hy-lạp: anomia – không có luật pháp; cội rể của “antinomianism”] sẽ thêm nhiều, thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12).

Đây là một trong những dấu hiệu của Sự Trở Lại Thứ Nhì của Chúa Giê-su Christ! Ngay cả những Cơ-đốc Nhân thật sự cũng sẽ nản lòng, và đánh mất đi tình yêu thương Cơ-đốc của họ, bởi vì có quá nhiều người chống lại luật pháp trong những ngày sau cùng! Nhưng đừng lầm ở đây – những người chống đối luật pháp nầy thật sự là những người đã lạc mất là những người “từ chối Ngài” bởi đời sống tội lổi của họ (Tít 1:16).

Một Cơ-đốc Nhân thật sự sẽ không bao giờ từ chối Chúa Giê-su Christ. Đó là những gì Chúa Giê-su đã nói, trong câu kế tiếp của sách Ma-thi-ơ chương 24,

“Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu” (Ma-thi-ơ 24:13).

Mặt dầu bị ghét bỏ; mặt dầu có những tiên tri giả; mặt dầu những “điều tội lổi,” tình trạng vô luật pháp của những người (antinomians) là những người tự xưng là Cơ-đốc Nhân nhưng trên thật tế thì không phải, một người biến đổi thật sự sẽ “bền chí cho đến cuối cùng” (Ma-thi-ơ 24:9-13). Như bài hát cũ đã nói,

Đêm đã dần khuya, tội lỗi chiến cùng ta,
   Sầu não nặng nề chúng ta mang lấy;
Bấy giờ ta thấy dấu hiệu Ngài sẽ đến;
   Tâm hồn ta rực rở, chén vui mừng đầy tràn!
Ngài sẽ trở lại lần nữa, Ngài sẽ trở lại lần nữa,
   Chúa Giê-su vẩn yên nguyên, chối bỏ bởi con người,
Ngài sẽ trở lại lần nữa, Ngài sẽ trở lại lần nữa,
   Với năng quyền và vinh hiển lớn, Ngài sẽ trở lại lần nữa!
(“Ngài Sẽ Trở Lại ‘He is Coming Again’
      bởi Mabel Johnston Camp, 1871-1937).

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).

Đấng Christ sẳn sàng để cứu bạn khỏi tội lổi. Ngài đã chết trên Thập Tự Giá để chuộc tội lổi của bạn. Ngài đổ Huyết Báu của Ngài để tẩy sạch tội lổi của bạn. Ngài đã sống lại từ kẻ chết để ban cho bạn sự sống. Tôi thách thức bạn hãy tránh xa tội lổi! Ăn năn trở lại, và tin nhận Chúa Giê-su! Ngài sẽ cứu bạn! Ngài sẽ cứu bạn. Ngài sẽ cứu bạn ngay bây giờ!

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự cứu rổi trong Chúa Giê-su, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế ngay bây giờ, và đi về phía sau hội trường nầy. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng yên lặng để giải thích thêm và cầu nguyện. Đi về phía sau hội trường ngay bây giờ. Bác sĩ Chan, xin vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai tin nhận Chúa Giê-su sáng nay. A-men!

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: 2 Ti-mô-thê 2:3-12.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Con Đức Chúa Trời Tiến Vào Trận Chiến ‘The Son of God Goes Forth to War’
(bởi Reginald Heber, 1783-1826).


DÀN BÀI CỦA

SỰ THỐNG KHỔ VÀ SỰ TRỊ VÌ

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta” (2 Ti-mô-thê 2:12).

(2 Ti-mô-thê 2:11; Rô-ma 8:17)

I.   Thứ nhất, “Nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài
đồng trị” Gia-cơ 2:17; Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 14:22; 17:6;
Lu-ca 9:23.

II.  Thứ hai, “Nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng
ta,” Ma-thi-ơ 10:33; Lu-ca 8:13; Mác 4:17; Ma-thi-ơ 7:23;
Tít 1:16; Ma-thi-ơ 24:12, 13.