Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CHỦ NGHĨA CHỐNG LẠI LUẬT PHÁP TẠI NƯỚC Ý

ANTINOMIANISM IN ITALY
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers., Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 8 tháng 9 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, September 8, 2013

“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự củ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17).

“Vì có mấy kẻ kia lẻn vào trong vòng chúng ta là những kẻ bị định đoán phạt từ lâu rồi, kẻ chẳng tin kính đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ Tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Giê-su Christ” (Giu-đe 4).


Ngày hôm kia tôi nhận được cái điện thư từ một người đàn bà quý mến là người đã dịch bài giảng của tôi ra tiếng Ý Đại Lợi. Bà nói với tôi rằng bà đã đọc một trong những bài giảng của tôi đến với một số “tín hữu” tại nước Ý. Nhưng tôi tìm hiểu ra rằng họ thật sự không phải là những “tín hữu” theo như nghĩa của Kinh Thánh. Từ “tín hữu” theo sự suy nghĩ của tôi, bị lạm dụng trong sự dùng và đôi khi bị lầm lẩn. Chữ “Tín hữu” thật đã được nói đến hai lần trong Tân Uớc (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 5:14; 1 Ti-mô-thê 4:12), nhưng chữ đó bị dùng sai trong ngày hôm nay. Nó thường ứng dụng cho những ai có “khái niệm” tin tưởng vào Kinh Thánh, nhưng không có sự liên hiệp với Đấng Christ trong sự biến đổi thật sự. Những người như vậy được diễn tả là “bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó” (2 Ti-mô-thê 3:5). Họ là người “vẩn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được” (2 Ti-mô-thê 3:7). Và “họ chống trả lẽ thật: Lòng họ bại hoại, đức tin họ không thể chịu thử thách được” (2 Ti-mô-thê 3:8). Những câu nầy diễn tả cái gọi là “tín hữu” là những người từ chối rằng sự biến đổi làm thay đổi khuynh hướng sống của ngưiờ được biến đổi . Họ nói rằng người ta có thể sống trong tội lổi suốt đời nhưng vẩn là Cơ-đốc Nhân, bởi vì họ tin một số câu trong Kinh Thánh. Đối với họ, tin vào một số câu trong Kinh Thánh là họ được cứu, không cần phải liên hiệp với chính Chúa Giê-su Christ. Phần đầu của câu nói rằng, “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17). Nhưng họ bóp méo điều đó để nó trở thành, “Vậy, nếu ai tin một số câu trong Kinh Thánh thì được cứu”. Đây là một dị giáo được biết như là “Sandemanianism”.

Hơn thế nữa, nhóm người gọi là “tín hữu” nầy nghĩ rằng là chuyện bình thường cho một Cơ-đốc Nhân được phép sống trong đời sống tội lổi. Vì vậy mà họ đã “đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ Tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Giê-su Christ” (Giu-đe 4). Đó là thần học sai lầm thứ hai gọi là “chủ nghĩa chống lại luật pháp antinomianism.” Trong bài giảng về đứa con trai hoang đàng mới đây tôi đã nói,

Một vài năm trước đây có một người đàn bà làm chủ của một động điếm ở tại Los Angeles đây đã nói rằng bà là “một Cơ-đốc Nhân đã được tái sanh.” Một người trưởng ban chứng đạo nói với tôi, “Đừng phán xét bà ta.” Thật điên rồ! Sự hiểu sai lầm về phúc âm nầy được gọi là “antinomianism,” nó ra từ một niềm tin là một người có thể sống trong chuồng heo dơ dáy bẩn thỉu của tội lổi nhưng cùng một lúc vẩn là con cái của Đức Chúa Trời. (R.L. Hymers, Jr., Th.D., “Giải Thích Sai Lầm Về Đứa Con Trai Hoang Đàng,” ngày 25 tháng 8 năm 2013).

Vì thế, những người chống lại luật pháp (antinomians) đã đổi “ân điển của Đức Chúa Trời ra việc tà ác ‘dâm dục’” (thí dụ: “gian dâm, không đứng đắn, phong cách xấu hổ” – W.E. Vine). Chữ Hy-lạp mà được dịch “tính khiêu dâm hay tà ác (lasciviousness)” cũng xuất hiện trong Ga-la-ti 5:19, cập với “những công việc làm khác của xác thịt” – và như chúng ta đã được biết, “hể ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (Ga-la-ti 5:21). Và cả đoạn văn nói rằng,

“Vả các việc làm của xác thịt là rỏ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cải lẩy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi, hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (Ga-la-ti 5:19-21).

Tôi không biết còn cái gì có thể làm rỏ ràng hơn! “Hể ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời.” Nhưng mà, những người chống đối luật pháp nói rằng họ sẽ thừa hưởng nước Đức Chúa Trời! Thật là điên! Trong Ê-phê-sô 4:17-19, chữ Hy-lạp dịch “tính khiêu dâm” đễ diển tả tình trạng chưa được cứu. Còn cái gì có thể rỏ ràng hơn? Và tuy thế, những người phúc âm chống đối luật pháp thời đại vẩn tiếp tục “đổi ân điển của Đức Chúa Trời ra việc tà ác (lasciviousness)” (Giu-đe 4). Dị giáo nầy thì không hạn chế ở Ý Đại Lợi không. Không chỉ ở đó đâu! Dị giáo đó đang lan tràn ở đây, trong nước Mỹ nầy, hầu như là mỗi một người hư mất nào mà bạn gặp, họ đều nghĩ rằng họ đã được cứu rồi, cho dù họ còn đang sống trong thói quen của tội lổi. Thật tế, chủ nghĩa chống đối luật pháp đang tiêu diệt Cơ-đốc Giáo trong nước Mỹ!

Giu-đe nói rằng họ “đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ Tể Chúa một của chúng ta, Đức Chúa Giê-su Christ.” Họ chối bỏ Quyền Năng của Cha và chối bỏ Quyền Năng của Đấng Christ. Họ thường làm điều nầy bằng cách là phân Đấng Christ là Đấng Cứu Chuộc rời ra từ Đấng Christ là Chúa. Thông dịch viên người Ý của chúng tôi nói, “Tại nước Ý có nhiều người rao giảng phúc âm rằng Chúa Giê-su có thể là Đấng Cứu Chuộc của bạn, nhưng không cần thiết phải là Chúa của bạn.” (Tiến sĩ A.W. Tozer đã đưa ra một lập luận mạnh mẽ chống lại thần học sai lầm đó. Ông nói rất hay,

     Một dị giáo có tiếng thành hình trong vòng Cơ-đốc Nhân phúc âm của chúng ta - một khái niệm được chấp nhận rộng rời rằng con người chúng ta có thể chọn lựa và chấp nhận Đấng Christ chỉ bởi vì chúng ta cần Ngài như là một Đấng Cứu Rổi và vì thế chúng ta có quyền hoãn lại sự vâng lời của chúng ta đến Ngài là Chúa cho đến bao lâu cũng được! …
     Thật là một bi kịch trong thời điểm của chúng ta ngày nay khi chúng ta thường nghe lời phúc âm kêu gọi trên căn bản như vầy: “Đến với Chúa Giê-su! Bạn không cần phải vâng lời bất cứ một người nào. Bạn không cần phải thay đổi bất cứ một điều gì. Bạn cũng không cần phải hy sinh bất cứ cái gì - chỉ đến với Ngài và tin Ngài là Đấng Cứu Chuộc!”
     Vì vậy họ đến và tin nhận Đấng Cứu Rổi. Sau đó, trong một buổi họp hay hội đồng, họ sẽ nghe một lời kêu gọi khác: “Bây giờ bạn đã tin nhận Ngài làm Đấng Cứu Chuộc, bạn nghỉ thế nào nếu muốn nhận Ngài làm Chúa?”
     Dù thật tế là chúng ta nghe điều nầy ở khắp nơi không có nghĩa đó là điều đúng. Để thúc giục những người nam và những người nữ tin vào một Đấng Christ bị phân đôi là một sự dạy dổ tồi tệ, vì không có một người nào có thể nhận phân nữa Đấng Christ … Khi một người tin nhận Chúa Giê-su Christ người ấy phải tin Chúa Giê-su Christ là Chúa hoàn toàn – không có thể bảo lưu! Tôi thỏa mãn rằng điều đó là sai khi nhìn vào Chúa Giê-su như là một người y tá thần thánh mà chúng ta có thể đến khi mà tội lổi làm cho chúng ta bị bệnh, và sau khi Ngài giúp đỡ chúng ta, rồi nói, “tạm biệt” – và chúng ta đi theo ý riêng của mình …
     Chúng ta không đến với Ngài như là một người đi mua bàn ghế thiết bị cho nhà, mà nói rằng: “tôi sẽ lấy cái bàn nầy nhưng tôi không muốn cái ghế đó” – chia nó ra! Không được, thưa ông! Một, là Đấng Christ hoàn toàn hoặc là không có Đấng Christ!
     Tôi tin rằng chúng ta cần phải giảng dạy lại về Đấng Christ nguyên vẹn cho toàn thế giới - một Đấng Christ mà không cần sự xin lỗi của chúng ta, một Đấng Christ mà không phân đôi, một Đấng Christ là Chúa của tất cả hoặc không phải là Chúa!
     Tôi cảnh cáo bạn - bạn sẽ không nhận được sự giúp đỡ từ nơi Ngài trong kiểu đó vì Chúa sẽ không cứu vớt cho những ai mà Ngài không làm chủ họ! Ngài sẽ không phân chia nhiệm vụ của Ngài. Bạn không thể tin vào một nữa Đấng Christ. Ngài sao thì chúng ta nhận Ngài như vậy – là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa, là Vua của muôn vua; là Chúa của các chúa! Ngài không phải là Đấng cứu vớt chúng ta, kêu gọi và chọn lựa chúng ta mà không có sự hiểu biết rằng Ngài có thể hướng dẩn và kiểm soát đời sống chúng ta …
     Có phải chúng ta nghĩ rằng, chúng ta không có nợ Ngài sự vâng lời của chúng ta không? Chúng ta đã nợ Ngài sự vâng lời của chúng ta từ khi mà lần thứ hai chúng ta kêu gào Ngài cho sự cứu rổi, và nếu [bạn] không cho Ngài sự vâng lời đó, tôi có lý do để nghi ngờ rằng [bạn] thật sự được biến đổi chưa!
     Tôi thấy và nghe nhiều việc rằng những Cơ-đốc Nhân đang làm và tôi nhìn xem họ… nẩy ra trong tôi một câu hỏi rằng không biết là họ thật sự đã được biến đổi chưa…
     Tôi tin nó là kết quả của sự bắt đầu dạy dổ không chính xác. Họ xem Chúa như là cái bệnh viện và Chúa Giê-su như là giám đốc nhân viên để sửa trị những tội nhân nghèo nàn đang gặp vấn đề! “Lạy Chúa, xin sửa trị tôi,” họ cứ cố nài xin, “đặng tôi có thể đi trên con đường của tôi!”
     Đó là sự dạy dổ không tốt …Nó tràn đầy mánh khóe lừa bịp với chính mình. Chúng ta hãy nhìn vào Giê-su, Chúa của chúng ta, cao sang, vinh hiển, vương miện, Chúa của các chúa và Vua trên tất cả, hoàn toàn có đủ thẩm quyền để ra lệnh đòi hỏi sự vâng phục hoàn toàn từ tất cả những người được cứu chuộc! …
     Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta lấy lòng chân thật đến với Ngài trên tất cả mọi sự. Tìm kiếm lời Chúa, đọc Kinh Thánh Tân Ước, và nếu bạn thấy rằng tôi đã cho biết về mầm móng của sự thật, thì tôi thúc giục bạn hãy làm một điều gì về nó. Nếu bạn đã được dẩn đến để tin cách không hoàn hảo về một Đấng Cứu Chuộc bị phân chia, hãy lấy làm vui vì vẩn còn thì giờ cho bạn để làm lại! (A.W. Tozer, D.D., Tôi Gọi Nó Là Dị Giáo! ‘I Call It Heresy!’, Nhà Xuất Bản Cơ-đốc, ấn bản 1974, trang 9-21).

Nhưng tôi đã tìm thấy rằng nó là một việc cực đoan hiếm có cho một người chống đối luật pháp để ăn năn sự hổn vô luật pháp của họ để được biến đổi thật sự. Tôi đã giảng dạy hơn 55 năm nay, và cá nhân tôi chưa bao giờ gặp một người chống đối luật pháp nào ăn năn sự dị giáo nầy và rồi kinh nghiệm trong sự biến đổi thật sự. Tôi tin rằng đây là sự thật bởi vì người chống đối luật pháp bị giam giữ dưới sự khống chế của Sa-tan. Tôi đặt nền tảng trên 1 Giăng 3:8, mà tôi đã đưa ra ở đây từ bản English Standard Version, “Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỷ…” Vì vậy mà chúng ta được nói cho biết rằng những người chống đối luật pháp là những người thực hành tội lỗi là “thuộc về ma quỷ” – đó là, họ ở dưới quyền khống chế của ma quỷ. Ma quỷ là “vua cầm quyền chốn không trung, là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch” (Ê-phê-sô 2:2). Điều tôi trích dẩn ở đây là trích dẩn từ “chủ nghĩa chống đối luật pháp (antinomianism)” trong Bài Học Kinh Thánh Cải Cách (The Reformation Bible Study). Nói rằng,

Antinomianism có nghĩa là “chống lại luật pháp.” Cái nhìn của antinomian là chối bỏ rằng luật lệ của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh nên trực tiếp điều khiển đời sống của Cơ-đốc Nhân …họ đưa ra một kết luận sai lầm rằng cách ăn ở của họ không có gì thay đổi, miễn là họ cứ tiếp tục tin. Nhưng trong 1 Giăng 1:8-2:1 và 3:4-10 chỉ ra một chiều hướng khác. Điều là không có thể nào vừa ở trong Đấng Christ lại vừa ôm ấp tội lổi như là cách sống trong đời (trang 1,831).

Ngoài ra, những người chống đối luật pháp ở Ý lôi cuốn đến 1 Cô-rinh-tô 5:1,

“Có tin đồn ra khắp nơi rằng trong anh em có sự dâm loạn, dâm loạn đến thế, dẩu người ngoại đạo cũng chẳng có giống như vậy; là đến nổi trong anh em có kẻ lấy vợ của cha mình” (1 Cô-rinh-tô 5:1).

Những người Ýchống đối luật pháp nói rằng “đây là thí dụ của một sự loạn luân ở giữa vòng tín hữu.” Vì vậy, họ nói, để chứng minh “rằng một người tín hữu cũng có thể có một đời sống trần tục.” Tôi cũng nghe rất nhiều những lời nói càn như thế ở tại nước Mỹ nầy. Nhưng 1 Cô-rinh-tô 5:2-13 cho thấy Phao-lô nói về Hội Thánh tại Cô-rinh-tô “hãy trừ bỏ kẻ gian ác ra khỏi anh em” (1 Cô-rinh-tô 5:13). Rỏ ràng rằng Sứ-đồ Phao-lô nói với họ là phải trừ bỏ “kẻ gian ác” ra ngoài hội thánh, và cũng không nên ăn chung với những người như vậy (1 Cô-rinh-tô 5:11). Dẩn giải cho điều nầy ở trong chương kế tiếp, trong 1 Cô-rinh-tô 6:9-11,

“Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình, phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm dáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu. Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế, nhưng nhân Danh Đức Chúa Giê-su Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi” (1 Cô-rinh-tô 6:9-11).

Sứ-đồ Phao-lô liệt kê ra những loại người chống đối luật pháp ở đây là những người “không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (6:9). Điều nầy hoàn toàn rỏ ràng rằng con người loạn luân “tà dâm” “không được hưởng nước Đức Chúa Trời.” Trong 1 Cô-rinh-tô 6:9 Kinh Thánh nói với chúng ta rằng “tà dâm” sẽ không được hưởng nước Đức Chúa Trời. Khải-Huyền 21:8 nói với chúng ta rằng những người gian dâm vô đạo đức giống như vậy sẽ bị quăng vào Hồ Lửa. Họ sẽ bị ở trong lửa Địa Ngục đời đời.

Như tôi đã nói, những kẻ chống đối pháp luật không chỉ giới hạn ở Ý. Không phải đâu! Sự giảng dạy tà quái nầy lan rộng ra các nước Phương Tây, và đặc biệt ở tại Mỹ. Chủ nghĩa chống đối pháp luật được đoạn văn kế tiếp của chúng ta đã diễn tả cách hoàn hảo hơn,

“Vì có mấy kẻ kia lẻn vào trong vòng chúng ta là những kẻ bị định đoán phạt từ lâu rồi, kẻ chẳng tin kính đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác; chối Đấng Chủ Tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Giê-su Christ” (Giu-đe 4).

Những người chống đối pháp luật nói rằng vì chúng ta được cứu bởi ân điển, cho nên chúng ta có thể tiếp tục sống trong tội lổi. Họ nói bạn không cần phải từ bỏ bất cứ điều gì. Họ không cần phải dâng hiến và đi ra để chiến thắng linh hồn. Họ cũng không cần đến hội thánh để thờ phượng hằng tuần! Họ nói rằng những người như chúng ta đó cứ khăng khăng vâng theo những việc nầy là “những thầy thông giáo.” Đó là một trong những lời nói mà người chống đối luật pháp thích dùng. Họ gọi những Cơ-đốc Nhân vâng lời là “những thầy thông giáo” hay “người Pha-ri-si.” Nhưng họ đã lạm dụng trong lời lẽ nầy. Những thầy thông giáo và người Pha-ri-si dạy người ta rằng họ được cứu là bởi công việc làm lành. Nhưng chúng ta dạy rằng chúng ta được cứu là bởi ân điển, và rồi việc làm lành ra từ đời sống của người được cứu thật sự. Những thầy thông giáo và người Pha-ri-si dạy rằng người ta được cứu là bởi công việc làm. Cơ-đốc Nhân thật sự dạy rằng chỉ bởi ân điển mà bạn được cứu, và sự cứu rỗi thật sự sanh ra việc làm tốt trong đời sống của mỗi một người được biến đỗi thật sự. Những thầy thông giáo [người tuân theo luật] dạy rằng việc làm tốt sanh ra sự cứu rỗi. Chúng ta dạy rằng ân điển tạo sự cứu rỗi, dẩn đến việc làm tốt. Thầy thông giáo [người tuân theo luật] nói rằng việc làm tốt sanh sự cứu rỗi. Chúng tôi nói rằng sự cứu rỗi sanh ra việc làm tốt – ngược lại với họ! Nhưng người chống đối luật pháp không có chút nào nhấn mạnh về công việc làm tốt cả! Nhưng người chống đối luật pháp (antinomians) không có nhấn mạnh về việc làm tốt chút nào. Họ cho rằng Cơ-đốc Nhân không cần phải gia nhập vào hội thánh và thờ phượng mổi Chúa Nhật. Họ cho rằng bạn không cần phải tham gia những buổi cầu nguyện hằng tuần. Họ cho rằng bạn không cần phải dân một phần mười của lương bổng, và cũng không cần đi ra để chiến thắng linh hồn mỗi tuần. Họ cho rằng bạn không cần ăn mặc cách thùy mị. Họ thường thường đến hội thánh thờ phượng ăn mặc như kẻ lang thang trên bải biển tại vì họ chống cự ăn mặc chỉnh tề. Tuần vừa qua vợ tôi thấy cô con gái của vị mục sư antinomian mặc váy ngắn thật nhỏ dự tang lễ của một cụ mục sư! Khi một người chống đối luật pháp giảng dạy tham dự tại hội thánh chúng ta, chúng tôi đưa cho cái cà vạt để đeo vào. Không có ai khác phản đối. Công Giáo La-mã, Phật Giáo và những người khác, là những người không phải là giảng dạy phúc âm, không bao giờ phản đối. Nhưng người giảng dạy phúc âm của chủ nghỉa chống đối luật pháp lúc nào cũng phản đối. Họ thường xé cà vạt và quăng xuống đất, hoặc từ chối không đeo nó. Họ rất chống đối vụ ăn mặc chỉnh tề! Không có điều lệ ăn mặc cho họ! Họ là vô luật pháp! Họ chống đối tất cả luật lệ! Họ là những người chống đối luật pháp! Hơn nữa họ cho rằng bạn không cần phải ăn năn và từ bỏ những tội lỗi ghê tởm! Nói một cách khác là những người chống đối luật pháp cho rằng bạn có thể làm một Cơ-đốc Nhân tái sanh mà không cần phải có kinh nghiệm sự biến đổi nào trong đời sống của mình chút nào!

Chúng tôi tin những gì Kinh Thánh dạy – rằng sự cứu rỗi bởi ân điển sinh ra một đời sống có những việc làm tốt lành. Đó là sự rỏ ràng như pha lê ở trong nhiều phân đoạn Kinh Thánh, như đoạn văn kinh điển trong Ê-phê-sô, chương hai,

“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình. Vì chúng ta làm việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-su Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẳn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:8-10).

“Đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-su Christ để làm việc lành” – đơn giản như vậy và rỏ ràng. Điều đó phải nên dể dàng để hiểu.

Nhưng những người chống đối luật pháp sẽ không chấp nhận những đoạn Kinh Thánh nói những điều đó. Hơn thế, họ sẽ chống cự lại với những điều đó. Họ nói, “Đừng phán xét.” Nhưng họ lại là những người hay xét đoán nhất! Vài sự tấn công xấu nhất mà tôi từng kinh nghiệm trong đời sống và chức vụ của riêng tôi đến từ những người chống đối luật pháp độc ác. Bài giảng chống đối chủ nghĩa chống đối luật pháp (antinomianism) đầu tiên của tôi, là do tôi thấy trong vòng những người trẻ tuổi tại hội thánh mà tôi từng là thuộc ở tại Huntington Park, California. Lúc đó tôi chỉ được mười bảy tuổi. Người lảnh đạo thanh niên kéo tôi qua một bên, và nói rằng không cho tôi giảng như vậy nữa. Trong khi ông khiển trách tôi, thì phụ tá của ông nói với những người trẻ đó rằng tôi đã giảng sai, và đừng nên giận bởi vì bài giảng của tôi. Nhưng vài tháng sau, người lảnh đạo ban thanh niên nầy phải chạy bỏ hội thánh khi phụ huynh khám phá ra là ông ta có quan hệ tình dục cùng con em mình. Qua những năm tôi nhìn thấy, hầu như tất cả những người trẻ mà tôi đã giảng cho đến ngày đó điều xa rời hội thánh để sống một cuộc đời không có Chúa. Rồi Đức Chúa Trời phán cùng lòng tôi rằng, “Robert, con cứ giảng để chống lại chủ nghĩa chống đối luật pháp. Đó là một sự tà giáo khủng khiếp. Đừng sợ. Hảy giảng nghịch lại nó cách mạnh mẽ!”

Tôi đã cố rắng làm điều đó suốt mục vụ của tôi. Tôi bị tấn công cách xấu xa như là “thầy thông giáo” bởi người lảnh đạo antinomian hội thánh tại Marin County, hướng bắc của San Francisco, khi tôi quản nhiệm tại đó. Sau đó, sự được tiết lộ rằng ông nầy đã có quan hệ tình dục cùng những thiếu nữ ở trong hội thánh của ông. Ở tại Westwood, bên hướng tây của Los Angeles, một “thầy dạy Kinh Thánh” theo chủ nghĩa chống đối luật pháp gọi tôi là người Pha-ri-si và là giáo sư giả nguy hiểm. Tôi đang nghe điện thoại trên đường dây khác trong khi đó ông xé tôi ra từng mãnh vụn với một người trẻ trong hội thánh của chúng ta. Khi tôi nói, “A-lô, Bill, đây là Tiến sĩ Hymers,” ông ta la lên và đập điện thoại xuống. Những người trẻ tuổi trong lớp Kinh Thánh của ông hút cần xa, và đồng thời chống mạnh mẽ về sự hiện diện mổi sáng Chúa Nhật. Đó là những điều mà “giáo sư” theo chủ nghĩa chống đối luật pháp đã dạy dổ họ. Trong vài năm thì nguyên cả “mục vụ” của ông bị rã – và không còn tồn tại. Cho đến ngày nay một người đàn bà theo chủ nghĩa chống đối luật pháp xấu xa tấn công tôi trên mạng, đặt cho tôi danh hiệu là thầy thông giáo và giáo sư giả. Bà mang theo cây súng và nói rằng cây súng đó bảo bà phải, “Bắn, bắn để giết!” Chúng tôi đã báo cáo cho FBI. Nhưng đã lâu về trước, tôi đã học làm sao để đừng quá bị náo động bởi những tấn công của những người theo chủ nghĩa chống đối luật pháp. Những sự tấn công như vậy đã nghịch cùng những Cơ-đốc Nhân chân chính từ khi Ca-in giết chết A-bên ở thời xưa. Sứ-đồ Giăng nói đến sự ám sát của A-bên bởi anh mình là Ca-in. Ông nói đến, “Chớ làm như Ca-in, là kẻ thuộc về ma-quỉ, đã giết em mình. Vì sao người giết đi? Bởi việc làm của người là dữ, còn việc làm của em người là công bình. Hỡi anh em, nếu thế gian ghen ghét anh em, thì chớ lấy làm lạ” (1 Giăng 3:12-13).

Những người chống đối luật pháp bác bỏ mãnh liệt về sự giảng dạy “từ bỏ các việc chết” (Hê-bơ-rơ 6:1). Thật vậy, họ rất ghét sự giảng đó – và sẽ chống cự lại mục sư nào mà làm điều đó. Hê-rốt chém đầu của Giăng Báp-Tít vì sự giảng về ăn năn tội lỗi. Tòa án Do Thái kêu gọi sự đóng đinh Đấng Christ bởi vì Ngài giảng về sự ăn năn tội lỗi. Sứ-đồ Phao-lô bị “nguy với anh em giả dối” bởi vì ông giảng về sự ăn năn tội lỗi. (2 Cô-rinh-tô 11:26; Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 26:20, 21).

Những người cam kết theo chủ nghĩa chống đối luật pháp chưa được biến đổi. Họ chưa bao giờ được tái sanh. Và họ thật sự ghét những ai mà bảo rằng họ là những người lạc mất. Tiến sĩ Tozer đã viết về sự phẩn nộ của họ trong bài tiểu luận của ông, “Sự Sanh Một Lần và Sự Sanh Hai Lần ‘The Once-Born and the Twice-Born’.” Ông chỉ cho thấy từ Kinh Thánh rằng những ai mà chưa từng được tái sanh lúc nào cũng chống cự lại cùng những ai mà được tái sanh – sanh hai lần. Những người chống đối luật pháp xem thường, hăm doạ, và tấn công những ai đã kinh nghiệm sự sanh mới. Tiến sĩ Tozer nói, “Sự phẩn nộ mãnh liệt nầy chống nghịch lại sự sanh hai lần chỉ đáp ứng để xác nhận sự thật những gì họ dạy” (A. W. Tozer, D.D., “Sự Sanh Một Lần và Sự Sanh Hai Lần,” Người: Chổ Ngự của Đức Chúa Trời, ‘The Once-Born and the Twice-Born,’ Man: The Dwelling Place of God, Nhà Xuất Bản Cơ-đốc Nhân, 1996, trang 21).

Đây đúng là trường hợp rất buồn. Chúng ta luôn mong mỗi những người chống đối luật pháp được cứu. Chúng ta thường cầu nguyện rằng họ có thể được biến đổi. Họ biết rằng Đấng Christ đã chết vì họ trên Thập Tự Giá để đền tội cho họ. Họ biết rằng Ngài đã sống trong Thiên Đàng. Nhưng họ chưa bao giờ thật sự ăn năn, và chưa bao giờ thật sự tin cậy Ngài.

Một người nào tối nay có thể là người chống đối luật pháp, đang nắm lấy sự biến đổi giả dối và chống cự trong tấm lòng nghịch lại với điều thật. Hoặc một người nào đang đọc hay đang nghe bài giảng nầy trên mạng có thể đang chống đối lại với sự biến đổi thật sự. Đến bạn tôi nói bằng tấm lòng năng nề, “Bạn đang nắm lấy sự chết và thân thể hư nát của nghề nghiệp giả dối. Bạn đang mất sự bình an và vui mừng của sự biến đổi thật sự. Hãy chọn sự sống! Hãy chọn sự sống! Hãy quăng xa xác hư nát, hôi thúi của sự biến đổi giả dối! Rồi hãy ném mình vào Đức Chúa Giê-su Christ! Ngài sẽ tẩy sạch tội lỗi của bạn bằng Huyết của chính Ngài! Ngài sẽ làm cho bạn trở nên tạo vật mới mà vâng phục Đức Chúa Trời bởi sự yêu thương, thay vì chống nghịch cùng Ngài trong những ngày hung ác nầy.” Kinh Thánh chép,

“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự củ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17).

Khi bạn ăn năn và ném chính mình vào Chúa Giê-su bạn sẽ có thể hát, “Hiến Cả Thảy Cho Ngài”

Xin dâng hết thay cho Giê-su tôi, tình nguyện hiến chính thân thể nầy;
   Luôn yêu mến trông mong nơi Chúa thôi, hằng ngày sốngdưới ân điển Ngài.
Hiến cả thảy cho Ngài, hiến cả thảy cho Ngài.
   Lạy Giê-su tôi hiến cả thảy đây, hiến cả thảy cho Ngài.

Xin dâng hết thảy cho Giê-su tôi, nầy đời sống tôi xin hiến Ngài,
   Xin nhân ái, linh năng luôn phước bôi, từ Ngài đổ xuống lai láng hoài.
Hiến cả thảy cho Ngài, hiến cả thảy cho Ngài.
   Lạy Giê-su tôi hiến cả thảy đây, hiến cả thảy cho Ngài.
(“Hiến Cả Thảy Cho Ngài ‘I Surrender All’
      bởi Judson W. Van DeVenter, 1855-1939).

Chúng tôi sẳn sàn trò chuyện cùng với bạn. Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự cứu rổi, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế ngay bây giờ và đi về phía sau hậu trường. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến phòng yên lặng để cầu nguyện. Bác sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai tin nhận Chúa Giê-su tối nay. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Ê-phê-sô 2:4-10.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Hiến Cả Thảy Cho Ngài ‘I Surrender All’
(bởi Judson W. Van De Venter, 1855-1939).