Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




VÁC THẬP TỰ GIÁ CỦA BẠN

TAKE UP YOUR CROSS
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 15 tháng 9 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, September 15, 2013

“Đoạn, Ngài kêu dân chúng và môn đồ, mà phán rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34).


Tình tiết nầy được ghi chép tóm tắt trong ba sách Phúc Âm – Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca. Một số giáo sư Kinh Thánh nói điều nầy chỉ dành cho những Cơ-đốc Nhân trưởng thành. Nhưng cả ba sách Phúc Âm đều nói chính xác cho chúng ta biết điều nầy là cho tất cả mọi người. Chúng ta đọc trong Ma-thi-ơ, “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Ma-thi-ơ 16:24). Vì thế, trong Ma-thi-ơ sự từ chối chính mình để vác thập tự giá là cho “bất cứ một người nào.” Thật ra chữ “loài người (man)” được cung cấp bằng chữ ngã bởi những người dịch bản Kinh Thánh KJV. Những bản dịch Kinh Thánh hiện đại như bản NKJV dùng chữ “bất cứ (any)” là “bất cứ ai (anyone).” Vì thế câu nầy sẽ ứng dụng cho bất cứ những ai bước đi theo Chúa Giê-su Christ. Đoạn văn của chúng ta trong sách Mác nói rằng Chúa Giê-su “kêu dân chúng” cùng Môn Đồ, mà phán rằng, “Nếu ai [bất cứ ai] muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” Vì vậy, một lần nữa, đây là lời kêu gọi cho tất cả mọi người trong đám đông, cũng như cho mười hai Sứ-đồ. Chúng ta đọc trong Lu-ca 9:23, “Đoạn, Ngài phán với họ, nếu ai …”. Vì thế, rỏ ràng trong ba sách Phúc Âm, Chúa Giê-su đưa ra việc vác thập tự giá như là điều kiện cho tất cả mọi người, chớ không phải chỉ cho mười hai Sứ-đồ. Rỏ ràng là Chúa Giê-su nói cho tất cả mọi người khi Ngài phán, “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34). Có hai điểm ra từ đoạn văn nầy:

I. Thứ nhất, những người chống đối luật pháp thời nay phủ nhận rằng việc nầy xảy ra cho một đời sống được biến đổi thật sự.

Tối Chúa Nhật vừa qua, tôi đã giảng một bài giảng chống lại chủ nghĩa chống đối luật pháp antinomianism. Tôi trích dẩn từ Bài Học Kinh Thánh Cải Cách ‘Reformation Study Bible,’ nói rằng, “Cái nhìn của người chống đối luật pháp là phủ nhận những luật pháp của Đức Chúa Trời nên trực tiếp cai trị đến đời sống của Cơ-đốc nhân …họ vẽ ra một kết luận sai lầm rằng cách ăn ở của họ không khác gì, miễn là họ vẩn giữ niềm tin …không có thể nào vừa là sống trong Chúa vừa là ôm chặt một đời sống trong tội lổi được” (trang 1,831). Rồi tôi cũng trích dẩn lời của Tiến sĩ A.W. Tozer,

     Một dị giáo đáng chú ý đã được thành hình suốt trong vòng Cơ-đốc Nhân rao giảng phúc âm của chúng ta - một cái khái niệm được chấp nhận cách rộng rời rằng loài người chúng ta có thể chọn lựa và chấp nhận Đấng Christ chỉ bởi vì chúng ta cần Ngài làm Đấng Cứu Rổi và rằng chúng ta có quyền hoản lại sự vâng lời Ngài là Chúa cho tới chừng nào cũng được!…
     Đó thật là bi kịch trong thời điểm của chúng ta ngày nay là chúng ta thường nghe lời kêu gọi dựa trên căn bản nầy: “Đến với Chúa Giê-su! Bạn không cần phải vâng lời bất cứ người nào. Bạn không cần phải thay đổi bất cứ điều gì. Bạn cũng không cần phải từ bỏ bất cứ cái gì - chỉ đến với Ngài và tin nhận Ngài là Đấng Cứu Chuộc!”
     Vì vậy họ đến và tin nhận Đấng Cứu Rổi. Sau đó, trong một buổi họp hay hội đồng, họ sẽ nghe một lời kêu gọi khác: “Bây giờ bạn đã tin nhận Ngài làm Đấng Cứu Chuộc, bạn nghỉ như thế nào để nhận Ngài là Chúa?”
     Sự thật là chúng ta nghe điều nầy ở khắp nơi, không có nghĩa là chúng ta chấp nhận đó là đúng. Cố thuyết phục những người nam và những người nữ tin vào một Đấng Christ bị chia đôi là một sự dạy dổ tồi tệ, vì không có một người nào có thể nhận phân nữa Đấng Christ … Khi một người tin nhận Chúa Giê-su Christ người ấy phải tin Chúa Giê-su Christ là Chúa hoàn toàn – không có bất cứ sự hạn chế nào! Tôi thỏa mãn rằng điều đó là sai khi nhìn vào Chúa Giê-su như là một người y tá thần thánh mà chúng ta có thể đến khi mà tội lổi làm cho chúng ta bị bệnh, và sau đó Ngài đã giúp đỡ chúng ta, rồi nói, “Tạm biệt” – và chúng ta đi theo ý riêng của mình …
     Chúng ta không thể đến với Ngài như là một người đi mua bàn ghế thiết bị cho nhà, mà nói rằng: “Tôi sẽ lấy cái bàn nầy nhưng tôi không muốn cái ghế đó” – chia nó ra! Không được, thưa bạn! Chỉ có thể là Đấng Christ hoàn toàn hay không có Đấng Christ!
     Tôi tin rằng chúng ta cần phải giảng dạy lại về Đấng Christ nguyên vẹn cho thế giới – một Đấng Christ mà không cần sự xin lỗi của chúng ta, một Đấng Christ không bị chia, đôi, một Đấng Christ là Chúa tất cả hoặc không phải là Chúa!
     Tôi báo cho bạn biết – bạn sẽ không nhận được sự giúp đỡ từ nơi Ngài trong phương cách đó vì Chúa sẽ không cứu vớt những ai mà Ngài không làm chủ họ được! Ngài sẽ không phân chia nhiệm vụ của Ngài. Bạn không thể tin vào một nữa Đấng Christ. Chúng ta nhận Ngài là vì Ngài – là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa, là Vua của muôn vua; là Chúa của các chúa! Ngài không phải là Ngài nếu Ngài cứu vớt chúng ta và kêu gọi và chọn lựa chúng ta mà không hiểu biết rằng Ngài cũng có thể hướng dẩn và kiểm soát đời sống chúng ta…
     Có thể nào chúng ta thật sự nghĩ rằng chúng ta không có nợ Ngài sự vâng lời của chúng ta không? Chúng ta nợ Ngài sự vâng lời của chúng ta từ giây phút chúng ta kêu gào Ngài cho sự cứu rổi, và nếu [bạn] không cho Ngài sự vâng lời đó, tôi có lý do để thắc mắc [bạn] có thật sự biến đổi không!
     Tôi thấy và nghe nhiều việc mà những Cơ-đốc Nhân đang làm và trong lúc tôi nhìn xem họ… nẩy ra trong tôi một câu hỏi không biết là họ thật sự đã được biến đổi chưa…
     Tôi tin nó là kết quả của sự dạy dổ sai lầm lúc ban đầu. Họ nghĩ Chúa như là cái bệnh viện và Chúa Giê-su như là giám đốc của nhân viên bệnh viện để sửa đổi những tội nhân tội nghiệp đã bị một vấn đề gì đó! “Lạy Chúa, xin sửa đổi tôi,” họ cứ cố nài xin, “đặng tôi có thể đi trên con đường của tôi!”
     Đó là một sự dạy dổ không tốt …Nó tràn đầy sự lừa dối chính mình. Chúng ta hãy nhìn vào Giê-su, Chúa của chúng ta, cao sang, vinh hiển, vương miện, Chúa của các chúa và Vua trên tất cả, hoàn toàn có đủ thẩm quyền để ra lệnh tất cả những người được cứu chuộc vâng lời Ngài!… (A. W. Tozer, D.D., Tôi Gọi Nó là Dị Giáo! ‘I Call It Heresy!’, Christian Publications, bản 1974, trang 9-21).

Một sự biến đổi thật sự đòi hỏi bạn phải ăn năn và tin nhận Chúa Giê-su Christ. Đó có nghĩa là đời sống của bạn phải được đổi mới và theo phương hướng khác khi bạn thật sự tin cậy Ngài. Sứ-đồ Phao-lô làm sáng tỏ điều nầy khi ông nói,

“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17).

Một phương cách mới trong đời sống đến với một tội nhân hư mất là chỉ bởi ân điển, và chỉ bởi đức tin trong Chúa Giê-su Christ!

“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu: Điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình. Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-su Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẳn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:8-10).

“Đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-su Christ để làm việc lành” – đó là việc rỏ ràng và dể hiểu cho những ai yêu mến Chúa Giê-su, vì Ngài phán, “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ điều răn ta” (Giăng 14:15). Lần nữa, Chúa Giê-su phán, “Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta, thì không vâng giữ lời ta” (Giăng 14:24). Khi Sứ-đồ Phao-lô quở trách những người chống đối luật pháp tại hội thánh Cô-rinh-tô, ông nói, “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại năng lực” (1 Cô-rinh-tô 4:20). Những lời nói mà chúng ta nói về yêu mến Chúa Giê-su không có nghĩa gì nếu nó không kèm theo quyền năng biến đổi đời sống bởi ân điển. Những người chống đối luật pháp là những người “Bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó” (2 Ti-mô-thê 3:5). Vì thế, họ là những người “Vẩn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được” (2 Ti-mô-thê 3:7). Và sự thật đó Chúa Giê-su đã nói trong đoạn văn của chúng ta,

“Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34).

II. Thứ hai, những ai được biến đổi thật sự thì không có vấn đề gì trong sự tin tưởng điều đó.

Và rồi điều nói đó lại giấu tuyệt đối khỏi một người chưa được biến đổi, là người xác thịt.

“Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng” (1 Cô-rinh-tô 2:14).

Nó được giấu kín khỏi họ bởi Sa-tan, được gọi là “chúa đời nầy,”

“Nếu Tin lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 4:3-4).

Phúc Âm được diễn tả bởi Sứ-đồ Phao-lô,

“Vả trước hết tôi đã dạy dổ anh em điều mà chính tôi đã nhận lảnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh. Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại theo lời kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3-4).

Nhưng làm sao Phúc Âm có thể cứu và thay đổi đời sống của bạn được?

Khi bạn tin nhận Chúa Giê-su Christ, sự chết của Ngài trên Thập Tự Giá chuộc tội cho bạn. Khi bạn tin nhận Chúa Giê-su Christ, sự sống lại của Ngài ban cho bạn năng lực để có một hướng mới trong đời sống của bạn. Lần nữa, tôi mời bạn đọc Ê-phê-sô 2:8-10,

“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình. Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-su Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẳn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:8-10).

Qua ân điển, bởi đức tin trong Chúa Giê-su chúng ta được cứu. Khi chúng ta được cứu, chúng ta “đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-su Christ để làm [cho] việc lành, mà Đức Chúa Trời [đã sắm sẳn trước] cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:10). Chỉ có đức tin trong Chúa Giê-su chúng ta mới có thể làm hài lòng Đức Chúa Trời. Sự tái sinh đến từ đức tin trong Chúa Giê-su Christ. Nhưng sự tái sinh sản sinh ra đời sống mới, và hướng đi mới trong đời sống. Chưa hoàn toàn. Điều đó trãi qua một tiến trình của sự thánh hóa. Nhưng hướng đi mới – phương cách mới trong đời sống – sự vui lòng mới để vâng theo Chúa Giê-su Christ! Và đó là những gì đoạn văn chúng ta đề cập tới,

“Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34).

Nhận thức rỏ, và đặt biệt là sự tái sinh, sản sinh ra một ước muốn trong tấm lòng để vâng theo mạng lệnh của Chúa Giê-su Christ! Nếu không có sự tái sinh, thì sẽ không có bất cứ ước muốn nào để vâng lời Chúa Giê-su. Nhưng khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm công việc của Ngài, người nhận được sự sinh lại từ trên sẽ không lùi lại và không từ chối mạng lệnh của Chúa Giê-su Christ,

“Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34).

Ngay cả Dietrich Bonhoeffer (1906-1945) đã chịu ảnh hưởng bởi sự linh cảm tự do, cũng được Đức Chúa Trời soi sáng sự thật đó cho ông. Ông đã hiểu sự thật nầy, là điều mà nhiều người có sự nhận xét kỷ hơn về sự linh cảm lại không hiểu được. Bonhoeffer là một Mục sư trẻ tuổi của giáo hội Lutheran, là người đã lên tiếng chống lại Hít-le, và đã bị treo cổ bởi Đảng Quốc Xã (Nazis) vài ngày trước khi nước Đức bị thất bại dưới các nước Liên Minh. Ông chỉ được 39 tuổi. Trong quyển sách kinh điển của ông Cái Giá của Vị Trí Môn Đồ ‘The Cost of Discipleship,’ Bonhoeffer nói, “Khi Chúa Giê-su Christ kêu gọi một người, là Ngài bảo người đó đến và chịu chết. Nó có thể là sự chết giống như những môn đồ đầu tiên, là những người đã phải từ bỏ nhà cửa, gia đình để làm việc cho Ngài, hoặc nó có thể là cái chết giống như Luther, là người đã phải rời khỏi tu viện để đi vào thế giới. Nhưng nó là sự chết giống nhau ở mỗi thời điểm … Trong thực tế mọi mạng lệnh của Chúa Giê-su là sự kêu gọi đến sự chết, chết với tất cả dục vọng và những sự ham muốn của chúng ta…. Mỗi một ngày chúng ta đối diện với những cám dổ mới, và mỗi ngày chúng ta phải chịu nhiều khốn khổ cách này hay cách khác vì Chúa Giê-su Christ. Những thương tích và những vết sẹo [chúng ta] nhận trong [trận chiến] là những bằng chứng sống mà chúng ta góp phần vào Thập Tự Giá của Chúa chúng ta … Sự khổ nạn là huy hiệu của một môn đồ chân chính. Môn đồ không hơn thầy. Theo Chúa Giê-su Christ có nghĩa là passio passive, sự đau khổ bởi vì chúng ta phải chịu đau khổ. Đó là tại sao Luther cho là sự đau khổ là một trong số biểu hiệu giữa một hội thánh thật, và là một thư báo rút ra trong việc chuẩn bị cho Augsburg Xưng Nhận (Augsburg Confession) định nghĩa Hội Thánh tương tự như là một cộng đồng của những ai ‘là người đã bị ngược đãi và tử vì lợi ích của Phúc Âm.’ Nếu chúng ta từ chối để vác lấy thập tự giá của chúng ta và cam chịu sự thống khổ và sự chối bỏ dưới tay của con người là chúng ta đã [đánh mất] sự thông công với Đấng Christ và không còn bước đi theo Ngài… Những hành động của những Cơ-đốc Nhân tử vì đạo đầu tiên là tràn đầy những bằng chứng cho thấy rằng thế nào Đấng Christ đã chuyển hóa chính Ngài trong những giờ mà họ phải chịu khốn khổ của con người bằng cách là ban cho họ sự đảm bảo chắc chắc về sự hiện diện của Ngài. Trong thì giờ thảm khốc nhất của sự ngược đãi, là lúc họ mang lấy lợi ích về cho Ngài, là chia sẽ trong sự vui mừng trọn vẹn, và là niềm vui sướng nhất trong sự thông công với Ngài. Vác lấy thập tự giá là chứng minh duy nhất cho sự chiến thắng trên sự đau khổ. Đây là sự thật cho tất cả những ai theo Đấng Christ, bởi vì đó là sự thật cho Ngài… Thập tự giá đã được đặt trên mổi Cơ-đốc Nhân. Sự chịu khổ đầu tiên của Cơ-đốc Nhân mà mỗi một người phải kinh nghiệm là sự gọi đến để từ bỏ sự gắn bó của thế gian nầy. Ấy là sự chết của con người cửu là kết quả của sự gập gở với Đấng Christ. Khi chúng ta [bất đầu trở nên môn đồ], chúng ta hiến dâng cuộc đời của chúng ta cho Đấng Christ trong sự hợp nhất với sự chết của Ngài – chúng ta buôn cuộc đời của chúng ta cho sự chết. Vì thế nó bất đầu; thập tự giá… đón chúng ta tại ban đầu của sự hiệp một với Đấng Christ. Khi Đấng Christ kêu gọi một người, là Ngài bảo người đó đến và chịu chết” (Dietrich Bonhoeffer, Cái Giá về Vị Trí của Môn Đồ ‘The Cost of Discipleship, Collier Books, bản bìa thường 1963, trang 99-101).

Tôi biết Mục sư Richard Wurmbrand (1909-2001). Chúng tôi có bức ảnh trong hội thánh có hình của ông và vợ ông đang ẳm mấy đứa con trai của tôi, khi ông cầu nguyện cho chúng và dâng chúng lên cho Chúa Giê-su Christ. Tôi biết rất nhiều Cơ-đốc Nhân rất tốt. Tiến sĩ Timothy Lin, là mục sư của tôi tại hội thánh người Hoa, là một mục sư nổi bật nhất mà tôi đã gặp. Tiến sĩ Christopher Cagan là một Cơ-đốc Nhân tốt nhất mà cá nhân tôi được biết. Mục sư Herman Otten là một thánh nhân trong cái nhìn của Đức Chúa Trời. Ông đã biện hộ Kinh Thánh chống lại sự công kích của nhóm tự do cho hơn 50 năm, và điều đó gây cho ông rất nhiều sự đau khổ, và nhiều bạn bè của ông xa lánh, trong Hội Nghị Tôn Giáo của hệ phái Lutheran tại Missouri. Tôi ngưởng mộ một người giống như vậy – mặc dù tôi không đồng ý với tất cả những gì ông đã nói. Nhưng Mục sư Wurmbrand, thật sự, là một Cơ-đốc Nhân bậc nhất mà tôi đã từng quen biết.

Richard Wurmbrand là mục sư Lutheran, là người đã bị bắt bỏ tù mười bốn năm tại nước Cộng Sản Rô-ma-ni. Ông bị biệt giam trọn hai năm, không thấy được ánh sáng mặt trời, không nghe được tiếng nói của người nào. Ông bị đánh đập, bị thuốc, và trãi qua những cuộc tra tấn như thời Trung cổ. Thân thể ông bị xé rách và máu rướm ra từ những sự đánh đập đó. Lưng và cổ của ông đầy những vết thương ửng đỏ lên bởi những sắc nung nóng đỏ. Ông không thể đứng lên giảng khi ông đến thăm hội thánh của chúng ta tại đây, bởi vì cặp chân của ông đã bị tật bởi những lần đánh đập tra tấn. Trong quyển sách của ông, Trong Sự Kín Giấu của Đức Chúa Trời ‘In God’s Underground,’ ông nói, “Trong nhà khối đặc biệt tôi lắng nghe trên cái loa, ngày nầy qua ngày kia.

Cơ-đốc Giáo đã chết.
Cơ-đốc Giáo đã chết.
Cơ-đốc Giáo đã chết.

Và theo thời gian tôi đã tin những gì họ đã nói cho chúng ta trong những tháng qua. Cơ-đốc Giáo đã chết rồi. Kinh Thánh đã nói trước cho chúng ta về thời kỳ bội đạo dữ dội, và tôi tin rằng nó đã đến rồi. Rồi tôi suy nghĩ đến Ma-ri Ma-đơ-len, và có lẽ sự suy nghĩ nầy, hơn những điều khác, đã giúp tôi khỏi chất độc tiêu diệt linh hồn trong giai đoạn tồi tệ nhất của việc tẩy nảo. Tôi nhớ bà ta có một đức tin mạnh mẽ nơi Đấng Christ như thế nào ngay khi Ngài khóc trên cây thập tự, ‘Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?’ Và khi thân Ngài đặt nằm trong phần mộ, bà đứng gần đó khóc, và chờ cho đến khi Ngài sống lại. Cho nên khi đến lúc cuối cùng tôi tin rằng Cơ-đốc Giáo đã chết, tôi nói, ‘Dù thế, tôi cũng tin nó, và tôi sẽ khóc tại phần mộ đó cho đến khi nó sống lại, chắc chắn là điều đó sẽ xảy ra’” (Richard Wurmbrand, Th, D., Trong Chổ Kín Giấu của Đức Chúa Trời ‘In God’s Underground,’ Living Sacrifice Books, 2004, trang 263, 264).

Tôi chưa bao giờ phải chịu đau đớn nhiều vì danh của Chúa Giê-su. Nhưng trong hai năm chót tại Chủng Viện Thần Học Tự Do Báp-tít Nam Phương gần San Francisco thật là khó chịu. Về phần xúc cảm, tôi tưởng chừng như tôi đang ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Khi những người bạn trở mặt lại với tôi và tôi chỉ đơn độc một mình, hai vị giáo sư nói với tôi rằng tôi sẽ không bao giờ được mướn đễ làm Mục sư trong Hội Thánh Báp-Tít Nam Phương nếu tôi cứ khăng khăng bào chữa Đấng Christ và Kinh Thánh. Giáo sư của thuật giảng dạy, Tiến sĩ Green, nói với tôi, “Anh giảng rất tốt. Nhưng anh bị mang tiếng là một người gây phiền phức. Nếu anh muốn làm mục sư đễ quản nhiệm một hội thánh, anh phải chấm dứt điều đó bây giờ.” Điều đó cũng giống như một người nào đó nói với bạn trong trường Đại Học, “Bạn sẽ không bao giờ nhận được việc làm nếu bạn không ngừng việc bào chữa Kinh Thánh.”

Tôi trở lại phòng trong cư xá. Tôi mặc áo khoác vào và đi thả bộ rất lâu. Gió lạnh của biển làm cho tôi rùng mình. Tôi suy nghĩ đến những lời của vị giáo sư, “Anh đang bị mang tiếng xấu. Anh sẽ không bao giờ quản nhiệm hội thánh được. Hãy ngừng sự bào chữa cho Kinh Thánh.” Đi được nữa đường, tôi nói với chính mình, “To H…với nó! Bất cứ việc gì xảy ra tôi cũng sẽ đứng vững trong Chúa Giê-su và lời của Ngài. To H…với điều quản nhiệm hội thánh!” Tôi biết là tôi nên nói điều đó với một cách khác nhưng, dù thô bỉ như vậy, đó là những gì tôi đã nói trong lòng tôi trong ngày đó! Tiến sĩ John Rawlings (1914-2013) chắc cũng sẽ nói như vậy! Luther (1483-1546) chắc cũng sẽ nói như vậy! Sứ-đồ Phao-lô đã nói, “Tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó, thật tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:8). Đôi khi, không có cách nào khác để diển tả mạnh mẽ cái ý nghĩ. Tôi chỉ nói, “To H …với tất cả điều đó! Không có bất cứ điều gì khiến tôi ngừng nói về Chúa Giê-su Christ và Lời của Ngài!” Tôi liều bỏ mọi điều đó “xem như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ”!

Bạn sợ phải bị mất mát những điều gì? Bạn sợ phải hy sinh những điều gì? Điều gì đã làm cho bạn sợ việc từ bỏ chính mình, và vác thập tự giá của bạn mà bước theo Chúa Giê-su Christ? Luôn luôn là một điều sợ hãi gì đó đã ngăn chận con người. Bạn có coi những điều sợ hải đó như “nhơ nhớp” và đến với Chúa Giê-su Christ không? Nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ trở thành một người rất đặc biệt trong cái nhìn của Thiên Chúa!

Trong hội thánh thuở xưa những ai đã chết vì Chúa Giê-su Christ được gọi là “Tử Đạo.” Nhưng những người giống như Wurmbrand, là người đã bị khốn khổ tột cùng dưới sự hành hạ mà không chết, thì được gọi là “Chứng Nhân” của tôn giáo. Mục sư Wurmbrand là Chứng Nhân cho đạo. Ông liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Chúa Giê-su, cho dù ông bị hành hạ khốn khổ đến tột cùng. Bạn sẽ làm được điều đó không? Bạn có cói hết mọi sự “những điều đó như rơm rác [để bạn] có thể được Đấng Christ” không? Bạn có liều mình, vác thập tự giá mình, mà theo Chúa Giê-su không? Bạn có nói ra được những lời như những lời (phỏng dịch) trong bài hát yêu thích củaTiến sĩ John R. Rice,

Giê-su, thập giá con vác lấy đây, Bỏ tất cả và bước theo Ngài;
   Thiếu thốn, khinh miệt, bỏ thói xấu, vì Ngài, từ đây, nguyện con sẽ là:
Chết đi mọi khát vọng ham muốn, Tất cả tôi tìm, và hy vọng, và biết;
   Dù đời sống giàu có thể nào, Chúa và Thiên Đàng vẩn là của tôi.

Nó là bài số 8 trong tập nhạc của bạn. Xin vui lòng đứng lên và hát.

Giê-su, thập giá con vác lấy đây, Bỏ tất cả và bước theo Ngài;
   Thiếu thốn, khinh miệt, bỏ thói xấu, vì Ngài, từ đây, nguyện con sẽ là:
Chết đi mọi khát vọng ham muốn, Tất cả tôi tìm, và hy vọng, và biết;
   Dù đời sống giàu có thể nào, Chúa và Thiên Đàng vẩn là của tôi.

Để thế gian khinh miệt và bỏ tôi, Họ đã bỏ Đấng Cứu Thế rồi;
   Bề ngoài, tấm lòng con người lừa tôi; Ngài thì không, như họ, giả dối;
Khi Ngài nhìn tôi nở nụ cười, Chúa khôn ngoan, yêu thương, và quyền năng,
   Thù nghịch ghét, bạn bè xa lánh tôi; Mặt Ngài tôi thấy, cả liền sáng.

Con người làm tôi phiền muộn lo âu, ‘Chỉ đẩy tôi nương cậy Ngài hơn;
   Thử thách, khó khăn trong đời ép tôi, Thiên Đàng đem đến bình an tuyệt vời;
Ôi, đau buồn không hại được tôi, Khi tình Ngài để lại cho tôi;
   Ôi, vui mừng không mê hoặc tôi, Chỉ vui mừng nguyên chất với Ngài.
(“Giê-su, Thập Giá Tôi Vác Đây ‘Jesus, I My Cross Have Taken’
      bởi Henry F. Lyte, 1793-1847).

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về việc trở thành một cơ đốc nhân, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế và đi về phía sau hội trường ngay bây giờ. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng yên lặng để cầu nguyện. Bác sĩ Chan, vui lòng cầu nguyện cho những ai đáp ứng đến sự cứu rổi.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Mác 8:34-38.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Giê-Su, Thập Giá Tôi Vác Đây ‘Jesus, I My Cross Have Taken’” (bởi Henry F. Lyte, 1793-1847).


DÀN BÀI CỦA

VÁC THẬP TỰ CỦA BẠN

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Đoạn, Ngài kêu dân chúng và môn đồ, mà phán rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34).

(Ma-thi-ơ 16:24; Lu-ca 9:23).

I.   Thứ nhất, những người chống đối luật pháp thời nay phủ nhận việc
nầy chỉ xảy ra cho một đời sống được biến đổi thật sự.
Ê-phê-sô 2:8-19; Giang 14:15, 24; 1 Cô-rinh-tô 4:20; 2 Ti-mô-thê 3:5, 7.

II.  Thứ hai, những ai được biến đổi thật sự thì không có vấn đề gì trong
sự tin tưởng điều đó, 2 Cô-rinh-tô 5:17; 1 Cô-rinh-tô 2:14;
2 Cô-rinh-tô 4:3-4; 1 Cô-rinh-tô 15:3-4; Ê-phê-sô 2:8-10; Phi-líp 3:8.