Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.



Thánh Ca Hát Trước Bài Giảng: “Lên Chốn Cao Hơn ‘Higher Ground’”
               (bởi Johnson Oatman, Jr., 1856-1926).


CORONAVIRUS CÓ NÊN NGĂN CHẬN CHÚNG TA KHÔNG?

SHALL THE CORONAVIRUS STOP US?
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.,
Mục sư Cố Vấn
by Dr. R. L. Hymers, Jr.,
Pastor Emeritus

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
chiều Chúa Nhật ngày 10 tháng 5 năm 2020
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Afternoon, May 10, 2020


Vui lòng mở ra Sách Lu-ca 21:8-11.

“Ngài đáp rằng: Các ngươi hãy giữ, kẻo bị cám dỗ; vì có nhiều người sẽ mạo danh ta mà đến, và nói rằng: Ấy chính ta là Đấng Christ, thì giờ đã đến gần. Các ngươi đừng theo họ. Lại khi các ngươi nghe nói về giặc giã loạn lạc, thì đừng kinh khiếp, vì các điều đó phải đến trước; nhưng chưa phải cuối cùng liền đâu. Ngài cũng phán cùng họ rằng: Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nó nghịch cùng nước kia; sẽ có sự động đất lớn, có đói kém và dịch lệ trong nhiều nơi, có những điềm lạ kinh khiếp và dấu lớn ở trên trời” (Lu-ca 21:8-11).

Bây giờ mở ra trong sách Ma-thi-ơ 24:4-8.

“Đức Chúa Jê-sus đáp rằng: Hãy giữ, kẻo có kẻ dỗ dành các ngươi. Vì nhiều người sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: Ta là Đấng Christ; và sẽ dỗ dành nhiều người. Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc: hãy giữ mình, đừng bối rối, vì những sự ấy phải đến; song chưa là cuối cùng đâu. Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại.” (Ma-thi-ơ 24:4-8).

Tôi muốn bạn chú ý đến hai chữ trong những phân đoạn nầy – “dịch lệ.” Rồi sau đó chú ý đến Ma-thi-ơ 24:8, “Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại.”

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

Bây giờ chữ “dịch lệ” là quan trọng, nó là chữ loimoi (số nhiều) trong tiếng Hy-lạp. Bình Luận Kinh Thánh của Unger nói rằng chữ nầy là “ứng dụng đến…bệnh dịch.” Chúa Jê-sus đã nói trước dịch lệ của bệnh AIDS. Chữ đó cũng nói đến bệnh dịch vi-rút corona. Hãy chú ý đến Đấng Christ nói gì về những bệnh dịch nầy trong câu 8, “Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại.” Tiếng Hy-lạp chữ đó có nghĩa là “sự bắt đầu lao động đau khổ” (MacArthur).

Nói đến hiện nay của chúng ta, J. N. Darby nói, “Đó đây sẽ có hội thánh giả: Sẽ có nạn đói kém, dịch lệ, động đất.” Tự Điển Giải Thích của Vine ‘Vine’s Expository Dictionary’ định nghĩa bệnh dịch là “những bệnh tật lây nhiễm chí tử, được dùng ở số nhiều trong Lu-ca 21:11.”

Bây giờ hãy xem xét đến loài người sẽ “thực hiện nhà thờ” sau bệnh dịch Covid như thế nào. Một báo cáo trên onenewsnow.com (ngày 24 tháng 4 năm 2020) chủ đề, “Người ta ‘thực hiện nhà thờ’ sau khủng hoảng Covid như thế nào?” Bản tin nói rằng nhiều người “tham gia thờ phượng trên mạng.” Bản tin nói rằng “đời sống thờ phượng sau khi bệnh dịch có thể khác xa xưa kia rất nhiều.” “42% nói sự dâng hiến tệ hơn trước khi bệnh dịch.” “Có mức độ lo âu được tìm thấy giữa vòng người lảnh đạo trong hội thánh là những người đang lo sợ về điều họ phải đương đầu một khi hết lệnh phong tỏa.” “Với một số người đi nhà thờ tham gia vào hội thánh lớn, đó đây sẽ có một mức độ e sợ giữa vòng lảnh đạo hội thánh cả Hoa Kỳ.” “Là nhà khoa học về thái độ, chúng tôi tin ‘thay thế chỗ’ viễn tượng là điều khả thy hơn – và đó làm nhiều mục sư quan tâm.” “Văn hoá đã dạy con người để mong chờ đồ để được…sẵn có để dùng khi có đòi hỏi cấp bách.”

Sau khi đã bỏ thời gian hơn 62 năm trong mục vụ, tôi tin rằng những sự sợ hãi là có cơ sở. Tôi nghỉ rằng đây có khả thi là một phần của tiên tri về thời kỳ cuối cùng được nhắc dến trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, “Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo trước” (Hē apostasia – sự bỏ đạo). Tiến sĩ Merrill F. Unger nói, “Xa ngã nữa vời sẽ tạo bước cho sự xa ngã hoàn toàn – bằng cách bỏ rơi tất cả đức tin bởi những người theo đạo Cơ-đốc (Christendom)” (Khoa Nghiên Cứu Ma Quỷ theo Kinh Thánh ‘Biblical Demonology’, tr. 207). Chúng ta có thể là Cơ-đốc Nhân chân chính nếu như chúng ta thất bại trong việc vâng phục câu Kinh Thánh quan trọng nầy không?

“Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:25).

Tiến sĩ W. A. Criswell nói về câu nầy như thế nầy, “Tác giả của Hê-bơ-rơ khẳng định rằng thực tiễn nhóm họp chung phải được gia tăng…khi ngày của Đấng Christ càng gần…sự quan trọng cốt yếu của hội thánh địa phương, và điều cần thiết xô đẩy lên trên mỗi một Cơ-đốc Nhân để thành tín với công đồng thánh địa phương” (Bài Học Kinh Thánh Criswell ‘The Criswell Study Bible’; ghi chú dựa trên Hê-bơ-rơ 10:25).

Tôi tin rằng những lời nói nầy mang một ý nghĩa lớn hơn ngày nay, lúc chúng ta thấy sự đến lần thứ hai của Đấng Christ đang đến gần. Những người rao giảng Phúc Âm hiện đại không có tuân theo câu nầy. Nó sẽ càng ngày càng bị bác bỏ càng hơn khi chúng ta đang tiến đến Đại Nạn. Sa-tan biết nó cần phải tách Cơ-đốc Nhân chân chính ra khỏi hội thánh địa phương của họ hầu cho họ bị yếu càng hơn, ít nhất họ sẽ quy phục An-ti Christ.

Tôi rất buồn rằng những người như David Jeremiah không nhấn mạnh sự tham gia thường xuyên tại hội thánh địa phương cũa họ nữa. Tiến sĩ Jeremiah thiếu sự nói với khán giả của ông làm thế nào để chuẩn bị cho Đại Nạn.

Bây giờ mở ra trong Sách Ma-thi-ơ 24:6-8.

“Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc: hãy giữ mình, đừng bối rối, vì những sự ấy phải đến; song chưa là cuối cùng đâu. Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại” (Ma-thi-ơ 24:6, 7, 8).

“Song chưa là cuối cùng đâu” (24:6).

“Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại” (Ma-thi-ơ 24:7, 8).

“Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại” (24:8).

Bây giờ tôi đồng ý với Tiến sĩ J. Vernon McGee rằng 24:9 là chỉ bắt đầu của cơn Đại Nạn. Tiến sĩ A. W. Tozer nói,

“Chắc chắn những ngày là xấu và thời gian đang trở nên (tăng dần) trể, nhưng Cơ-dốc Nhân chân chính không bị bắt lúc không biết không hay gì. Người đó đã được cảnh báo trước về những thời điểm như thế nầy và đã chờ đợi chúng” (“Về Chúa và Người ‘Of God and Men’, tr. 131).

Vui lòng đứng lên nghe tôi đọc Sách Ma-thi-ơ 24:7-14, tr. 1033.

“Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại. Bấy giờ, người ta sẽ nộp các ngươi trong sự hoạn nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen ghét vì danh ta. Khi ấy cũng có nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ, phản nghịch nhau, và ghen ghét nhau. Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ. Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần. Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu. Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến” (Ma-thi-ơ 24:7-14).

Bây giờ tôi phải nói với bạn rằng tôi không còn tin vào sư được cất lên trước đại nạn nữa. Tôi đi đến chỗ tin rằng sự cất lên đến trước cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng xuống. Vậy thì, nói chung, tôi tin trong sự Cất lên của hội thánh trước cơn thạnh nộ, như Marvin Rosenthal nói đến sách nầy Sự Cất Lên của Hôi Thánh Trước Cơn Thạnh Nộ ‘The Pre-Wrath Rapture of the Church’ (Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1990). Xin đừng phê bình sách của Rosenthal cho đến khi bạn đọc nó trước.

Marvin J. Rosenthal, cũng như tôi, là người tin vững chắc về sự cất lên trước cơn Nạn của hội thánh. Ông Rosenthal dạy, trong sách của ông, rằng sự cất lên sẽ không đến cho đến vừa trước Bát Thạnh Nộ của Khải-Huyền 16. Vì thế, tôi tin vào sự cất lên, nhưng tôi không tin nó sẽ xảy ra cho đến chừng trước Bát Thạnh Nộ trong Khải-Huyền 16. Đây không phải là dị giáo, nhưng mà là chính xác những gì Kinh Thánh nói trước. John Sung là người truyền giảng Phúc Âm người Trung Hoa lừng lẩy cũng đã tin điều nầy. Tiến sĩ Timothy Lin, là người thầy cũng là mục sư của tôi 24 năm qua cũng tin như vậy. Tiến sĩ Christopher L. Cagan cũng tin như thế.

Vậy Rosenthal có đúng không? Tôi nghỉ rằng ông ta gần như là đúng. Trước khi mà bạn từ chối Rosenthal, ban nên đọc và nghiên cứu chương thứ mười sáu trong sách của ông, “Sự Hầu Đến và Sự Cuối Cùng ‘The Coming and the End’”.

Mục đích của tôi trong bài giảng nầy là để chỉ cho thấy rằng nếu chúng ta “Cơ-đốc Nhân” không thể đứng dưới “bệnh dịch” trong những ngày trước cơn Đại Nạn, thì làm sao chúng ta có thể đứng vững được chính trong kỳ Đại Nạn?

“Vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa. Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có một người nào được cứu; song vì cớ các ngươi được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt” (Ma-thi-ơ 24:21, 22). .

Những câu nầy cho thấy “cơn Đại Nạn.” Tiến sĩ Vernon McGee nói, “Chúng ta đọc trong Sách Khải-Huyền rằng trong lúc Đại Nạn, một phần ba số dân trên đất phải bị huỷ diệt…trong thời kỳ đó sẽ bị tàn sát. Có một thời gian khi mà điều nầy xem như là sự phóng đại. Tuy nhiên, bây giờ vài quốc gia trên thế giới đã có quả bom nguyên tử, mà có thể tiêu diệt số dân trên thế giới, nó không còn là sự phóng đại nữa” (Xuyên Qua Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, ghi chú dựa trên Ma-thi-ơ 24:22).

Chúa Jê-sus phán, “Khi các ngươi sẽ thấy sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh, mà đấng tiên tri Đa-ni-ên đã nói (ai đọc phải để ý),” (Ma-thi-ơ 24:15; tr. 1033). Tiến sĩ McGee nói, “Chúa chúng ta chắc chắn đang ám chỉ đến…một hình ảnh về An-ti Christ (xem Đa-ni-ên 12:11) sẽ được dựng nên trong [sự xây dựng lại] Đền Thờ.”

“Vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa. Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có một người nào được cứu; song vì cớ các ngươi được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt.” (Ma-thi-ơ 24:21, 22).

Tiến sĩ McGee nói, “Đức Chúa Trời sẽ không để cho nhân loại tự tử. Đó là lý do rằng vì sao thời điểm nầy chỉ thoáng” (McGee, như đã trích, ghi chú dựa trên Ma-thi-ơ 24:22). Hãy chú ý rằng Cơ-đốc Nhân “được chọn” vẫn sẽ ở đây, như Marvin J. Rosenthal nói trong sách của ông, Sự Cất Lên của Hội Thánh Trước Phẩn Nộ ‘The Pre-Wrath Rapture of the Church’.

Bây giờ vui lòng mở ra Sách 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3.

“Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra,” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3).

“Phải có sự bội đạo đến trước” (bản dịch hiện đại).

Trong những ngày nầy của kỳ bội đạo có nhiều mục sư, giống như Kreighton và Waldrip, quên đi lời cảnh cáo được viết trong 1 Ti-mô-thê 4:1, 2. Mở ra 1 Ti-mô-thê 4:1,2.

“Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ, bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã lì,” (1 Ti-mô-thê 4:1, 2).

Từ khi họ quên tất cả về tiên tri nầy, họ đã để ý đến “những linh cám dỗ, và những thuyết về ma quỷ (yêu ma); Nói lời nói dối trong đạo đức giả; lương tâm họ bị đốt bằng sắt nóng.” Đó là vì sao mà người như họ chia rẽ hội thánh. Tại sao? Bởi vì họ mù quáng “chú ý đến thuyết ma quỷ,” đó là tại sao!

Đây là vài đặc điểm của những “lảnh đạo” chia rẽ hội thánh. Những đặc điểm nầy đưa ra bởi Tiến sĩ Roy Branson, trong sách của ông, “Hội Thánh Chia Rẽ ‘Church Split’ (tr. 29-31).


1. Họ là người tự cao tự đại. Họ không thừa nhận rằng có bắt kỳ ai, ngay cả mục sư, cũng không khôn ngoan bằng họ.

2. Họ là người ích kỷ. Họ chỉ muốn theo lề lối riêng của mình, kết quả ra sao cũng không cần biết ai hoặc cái gì phải bị khổ.

3. Họ không bao giờ thừa nhận khi họ đã sai. Một dấu hiệu khác của người tự cao tự đại.

4. Họ thèm khát sự công nhận và huy hoàng của cá nhân.

5. Họ là người không chịu phục tùng. Không có lời dạy Kinh Thánh nào rõ ràng hơn quyền lực của mục sư và sự khiển trách để vâng phục và làm theo người đó. Họ nói họ trung thành với Đấng Christ. Họ cho rằng mục sư là bạo chúa độc ác.

6. Họ là những người dối trá. Họ giả vờ quan tâm hội thánh. Nhưng thật tế họ quan tâm cho địa vị của họ và ưu thế của mình.

7. Họ lạm dụng những chữ, “Tôi yêu mến mục sư, nhưng…” Rồi họ tấn công mục sư.

8. Họ trích dẫn sai lời của mục sư, hay áp dụng sai động cơ lời của ông.

9. Họ áp dụng sai hết tất cả động cơ mà mục sư làm.

10. Họ không chấp nhận sự dạy dổ. Họ “lờ đi” những gì Kinh Thánh dạy.

11. Họ đấu tranh cho mục tiêu của người khác bằng sự phàn nàn cùng mục sư. Cho nên, họ tuyển mộ đồng minh cho sự chia rẽ hội thánh.


Hết thảy những đặc điểm nầy xuất hiện dự kiện chia rẽ Kreighton/Waldrip.

Tôi không còn đứng lên trong khi giảng nữa. Kreighton bạo gan nầy. Ông ta là người hơi nhút nhát, nhưng ông ta giận tôi vì không để cho ông ta trở nên mục sư chính. Ông ta nói đi nói lại rằng ổng không có giận. Ngay cả ông ta còn viết thư nói cho Tiến sĩ Cagan rằng ông ta không cần giảng để “được thoả mãn.” Tôi không để cho ông ta giảng bởi vì ông ta không có ơn để làm điều đó. Ông đã đồng ý với tôi điều đó. Nhưng thật ra ông ta đã nói dối. Như những người trẻ tuổi cở ông ta, ông đã có mối quan hệ xấu với cha mình. Cho nên, khi tôi bị bệnh, ông ta đem sự chống nghịch cha mình đổ lên tôi. Nhưng ông ta làm điều nầy cách âm thầm. Thay vì nói thẳng với tôi, ông ta bắt đầu có những họp mặt âm thầm cùng vị mục sư khác là John Waldrip. Họp mặt của ông tôi hoàn toàn không biết. Waldrip trở nên đồng minh trong những buổi họp âm thầm nầy.

Rồi Kreighton bắt đầu cho những người khác trong hội thánh biết là ông ta không đồng ý với tôi. Nhưng chưa một lần ông ta cho tôi biết về sự không đồng ý nầy. Cho tới khi tôi biết được việc chống nghịch của Kreighton thì đã quá trể. Ông ta đã đem đi hết hai phần ba người trẻ trong hội thánh và thành lập “hội thánh” riêng. Chúng tôi chỉ còn lại khoảng 35 người trung thành.

Đến lúc chia rẽ, tôi gần 80 tuổi, và đang bị bệnh. Đã từng trải qua những việc như thế nầy, tôi biết rằng Chúa cũng sẽ ở cùng tôi, cho nên tôi cũng không lo lắm.

Một người trong ban chấp sự muốn đánh tay đôi với tôi. Người chấp sự khác bỏ hình khiêu dâm của chính ông cùng người phụ nữ trên trang mạng. Một người lảnh đạo khác nói tôi tin mù quáng nghịch cùng người da đen trong hội thánh chúng tôi. Người lảnh đạo khác phàn nàn rằng tôi ngừng giảng ngoài đường bởi vì sự tấn công bởi những người LGBTQS, họ cũng không giúp được gì.

Khi những sự việc nầy ra ánh sáng, tôi từ nhiệm chức mục sư và Tiến sĩ Cagan được bổ nhiệm làm mục sư. Con trai của ông, là người tôi chuẩn bị để làm mục sư kế tiếp, rời đi, mặt dù tôi coi cậu ta là người bạn thân cận.

Và rồi bệnh dịch corona ập tới! Vì thế chúng tôi chuyển từ nhà thờ cũ và bắt đầu nhóm họp tại nhà, với tôi, là Mục sư Cố Vấn, giảng mỗi Chúa Nhật trên truyền hình trong nhà.

Chúng tôi đã mua nhà thờ mới ở ngoại ô của Los Angeles. Tôi sẽ hướng dẫn một người Trung Hoa trẻ tuổi để thay thế tôi khi tôi không còn giảng dạy được nữa.

Tôi đã từng bị phê bình khi giảng về ma quỷ và hội thánh chia rẽ, nhưng tôi có đông thính giả là mục sư từ “thế giới thứ ba” đã đọc bài giảng của tôi trong 43 ngôn ngữ khắp thế giới thứ ba. Từ khi sự chia rẽ hội thánh xảy ra trong “thế giới thứ ba” cũng như ở tại Hoa Kỳ, tôi cảm thấy rằng những bài giảng nầy sẽ giúp ích cho họ cũng như cho chúng ta. Tôi cảm nhận rằng Chúa muốn tôi nói về đề tài nầy trong khi chúng tôi bắt đầu hội thánh Trung Hoa mới.

Tôi rất biết ơn Chúa đã kêu gọi tôi làm giáo sĩ đến người Trung Hoa khi tôi được 19 tuổi. Hơn 60 năm qua tôi vẫn làm công việc mà Chúa đã gọi tôi làm từ nhiều năm về trước. Tôi vẫn là giáo sĩ bởi ân điển của Chúa. Lâu rồi tôi đã từ bỏ ý định để làm việc gì khác! Đây là bài thơ ngắn mà John Wesley lừng danh đã trích trong Tập chí của ông,

Chút phù hoa, chút đu đưa,
Tia nắng trong một ngày mùa đông,
Hết thảy vĩ đại và hùng mạnh có
Ở giữa cái nôi và phần mộ.

Tôi đã thành lập vài hội thánh “từ đầu” trong 62 năm giảng dạy. Tôi tin chắc rằng Chúa sẽ giúp Tiến sĩ Cagan và tôi bắt đầu lại.

Điều nầy không phải là dễ. Chúng tôi, bởi ân điển của Chúa, sẽ bắt đầu hội thánh mới nầy giữa vòng Chủ Nghĩa Chống Đạo Lý (Antinomianism) của chủ nghĩa rao giảng Phúc Âm hiện đại trong những ngày sau rốt. Nó sẽ đòi hỏi bạn phải là những người Chính Thống mạnh mẽ. Nó sẽ đòi hỏi bạn phải dẻo dai đến nổi một vi-rút nhỏ nhoi như coronavirus sẽ không ngăn chặn bạn làm những điều gì bạn có thể cho Chúa Jê-sus Christ, như Tiến sĩ Timothy Lin và Mục sư Richard Wurmbrand. Hãy nhớ, “chúng ta phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời” (Công Vụ 14:22; tr. 1169 bản Scotfield).

Lòng nầy nôn nả Chúa ban cho mình, Tiến trên thiên trình thêm sức mạnh chơn;
   Nhiệt thành tâm khẩn lướt song băng ngàn; Chúa giúp chơn càng lên chốn cao hơn.”
Nguyện Cha năng bước, bước lên càng cao, Lòng tin không nao, chốn cao đặt chơn,
   Chỗ đã đặt rày, dám yên vui nào, Chúa đỡ chơn vào ngay chốn cao hơn.

Dầu bị ma quỉ bắn tên rào rạt, Vẫn mong sinh hoạt vượt quá phàm nhơn;
   Nhờ lòng tin lớn, vẳng nghe cung đàn, Thánh dân nhịp nhàng trên chốn cao hơn.
Nguyền Cha năng bước, bước lên càng cao, Lòng tin không nao, chốn cao đặt chơn,
   Chỗ đã đặt rày, dám yên vui nào, Chúa đỡ chơn vào ngay chốn cao hơn.

Lòng nguyền tranh tiến chốn cao tuyệt vời, Ngắm xem trên trời quang cảnh diệu chơn;
   Lòng hằng van khẩn thẳng lên thiên đàng, “Chúa giúp chơn càng lên chốn cao hơn.”
Nguyền Cha năng bước, bước lên càng cao, Lòng tin không nao, chốn cao đặt chơn,
   Chỗ đã đặt rày, dám yên vui nào, Chúa đỡ chơn vào ngay chốn cao hơn.
(“Lên Chốn Cao Hơn ‘Higher Ground’” bởi Johnson Oatman, Jr., 1856-1926).


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.