Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




MỘT MẢNH THIẾU CỦA LỜI TIÊN TRI KINH THÁNH
SOI SÁNG CHO CHÚNG TA NGÀY NAY

A MISSING PIECE OF BIBLE PROPHECY
ILLUMINATED FOR US TODAY
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle tại Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 22 tháng 9 năm 2019
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, September 22, 2019

“Còn như ngươi, hỡi Đa-ni-ên, ngươi hãy đóng lại những lời nầy, và hãy đóng ấn sách nầy cho đến kỳ cuối cùng....” (Đa-ni-ên 12:4; tr. 919 bản Kinh Thánh Scofield).

“Ta, Đa-ni-ên, nghe những điều đó, nhưng ta không hiểu. Và ta nói rằng: Lạy chúa tôi, cuối cùng các sự nầy sẽ ra thể nào? Người trả lời rằng: Hỡi Đa-ni-ên, hãy đi; bởi vì những lời nầy đã đóng lại và đóng ấn cho đến kỳ cuối cùng” (Đa-ni-ên 12:8, 9; tr. 920 bản Kinh Thánh Scofield).


Tiên tri Đa-ni-ên không hiểu về những chi tiết của “ngày cuối cùng.” Chúng ta được nói đến rõ ràng, trong câu 8, “Ta, Đa-ni-ên, nghe những điều đó, nhưng ta không hiểu.” Rồi Đức Chúa Trời phán với Đa-ni-ên, “bởi vì những lời nầy đã đóng lại và đóng ấn cho đến kỳ cuối cùng” (Đa-ni-ên 12:9).

Đa-ni-ên thông suốt những lời tiên tri. Nhưng ông không thể hiểu nổi những biến cố ngày sau cùng xảy đến như thế nào. “Bởi vì những lời nầy đã đóng lại và đóng ấn cho đến kỳ cuối cùng” (Đa-ni-ên 12:9). Ông được mặc khải. Nhưng ông không được soi sáng ý nghĩa của chúng. Sự giải thích rõ ràng của những lời sẽ không xảy ra “cho đến kỳ cuối cùng.” Như chúng ta đang tiến đến thời đại cuối cùng, sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn trong lời tiên tri.

Tôi nhớ rõ ràng lần đầu tiên tôi được nghe về “được cất đi.” Thầy của tôi nói với chúng tôi rằng sự được cất đi sẽ xảy ra trước thời kỳ bảy năm Đại nạn. Tôi hỏi thầy của tôi ở đâu trong Kinh Thánh nói về được cất đi sẽ xảy ra trước cơn Đại Nạn. Ông ấy không thể trả lời tôi. Vì vậy, hơn mấy chục năm tôi đã hỏi được cất đi “bất cứ lúc nào” trước bảy năm Đại Nạn. Rồi tôi tìm thấy rằng sự được cất đi trước đại nạn được phổ biến lần đầu tiên bởi J. N. Darby, và Darby đó “đã nhận” nó từ một bé gái mười lăm tuổi tên là Margaret MacDonald, là người có sức lôi cuốn mạnh “đã mơ” về nó. Vì một vài lý do nào đó J. N. Darby bắt đầu công bố nó. Sau đó nó được công bố bởi C. I. Scofield trong Bài Học Kinh Thánh Scofield. Điều đó bây giờ đã chiếm một vị trí quan trọng của phúc âm thời đại

.

Rồi Marvin J. Rosenthal đã viết một quyển sách tên là Sự Đoán Xét Trước Được Cất Đi của Hội Thánh ‘The Pre-wrath Rapture of the Church’ (Thomas Nelson, 1990). Trong khi tôi không đồng ý với mọi việc Rosenthal đã viết, tôi nghĩ rằng ông ta đã mở cánh cửa cho sự hiểu biết tốt hơn về khi nào “được cất đi hoặc được cất lên” sẽ xảy ra. Hãy mua lấy quyển sách và đọc nó một cách cẩn thận trước khi bạn phê bình về cái nhìn của Mục sư Rosenthal. Ông ấy dạy rằng “được cất lên” sẽ xãy ra gần cuối của thời kỳ Đại Nạn, một khoảng thời gian ngắn trước khi Đức Chúa Trời trút xuống sự phán xét của Ngài trong “Chén Thạnh-nộ” trong Khải-Huyền chương 16. Điều đó nghe có lý đối với tôi – tốt hơn là dựa trên nền tảng giấc mơ của một bé thiếu niên!

Tại sao điều nầy là quan trọng? Tôi sẽ nói với bạn tại sao. Nếu sự được cất lên đến trước bảy năm Đại Nạn, Cơ-Đốc Nhân không cần phải làm điều gì cả. Chỉ đi với đám đông một tiếng đồng hồ vào sáng Chúa Nhật! Bạn không cần phải thắng linh hồn. Bạn không cần phải tách rời với những người vô thần. Nó nhằm sản sinh ra Chủ Nghĩa Chống Đạo Lý ‘Antinomianism’ (nhấn vào đây để đọc).

Đề tài của thông điệp nầy là, “Một Mảnh Thiếu của Lời Tiên Tri Kinh Thánh Soi Sáng cho Chúng Ta Ngày Nay.” “Một mảnh thiếu” đó là gì? Đó là “Sự Bội Đạo.” Tôi đả nghiên cứu lời tiên tri Kinh Thánh hơn 50 năm. Nó làm tôi chú ý đến như là một chủ đề quan trọng như “Sự Bội Đạo” đã bị hờ hững quá nhiều trong thời đạy chúng ta. Tôi có trên bàn của tôi ba quyển sách trọng đại về lời tiên tri Kinh Thánh – nói về tất cả những điểm chính về chủ đề nầy. Chúng đã được viết thành bởi những người nam tốt và tin kính Chúa, những người nam có thể tin tưởng được về chủ đề quan trọng nầy. Nhưng không một ai trong bọn họ có một phần nào về “sự Bội Đạo.” Và “sự Bội Đạo” là điểm then chốt cho chúng ta ngày nay.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

Vui lòng mở ra trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3. Đây là bản King James,

“Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra,” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3; tr. 1272 bản Scofield).

Câu nầy được dịch ra theo bản New American Standard Bible,

“Đừng để họ lừa dối mình. Vì [Ngày của Chúa] sẽ không đến cho đến khi sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra,” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, NASB).

“Sự Bội Đạo” dịch “hē apostasia.” Nó cũng được dịch là “sa ngã (falling away)” trong bản King James.

Tiến sĩ W. A. Criswell đạt được bằng Tiến sĩ (Ph.D.) về luận bình Hy-lạp từ Chủng Viện Thần Học Báp-tít Nam Phương (Southern Baptist Theological Seminary) tại thành phố Louisville thuộc tiểu ban Kentucky. Tiến sĩ Criswell luôn luôn chú ý sát đến những từ Hy-lạp của Tân Ước. Tiến sĩ Criswell nói, “Trước ngày của Chúa, sẽ có dấu xa ngã của những tín nhân công khai. Việc dùng mạo từ [hē] ngụ ý rằng Phao-lô có trong trí về một sự bội đạo đặc trưng.” Biết điều nầy, chúng ta học được hai điều quan trọng từ 2 tê-sa-lô-ni-ca 2:3,


1. Trước Ngày của Chúa, sự bội đạo nầy sẽ xãy ra.

2. Trước Ngày của Chúa, Anti-christ sẽ được “bộc lộ.”


Hai điều nầy sẽ xảy ra trước Ngày của Chúa, tức là Đại Nạn và thời kỳ phán xét của Đức Chúa Trời, tại thời cuối của thời đại nầy. Thuyết được cất lên trước-Đại Nạn đã làm cho hết thảy Cơ-đốc Nhân đi hết rồi. Đó là tại sao “sự bội đạo” không được giảng cho Cơ-đốc Nhân phúc âm ngày nay, và đó là tại sao không có phần nào về “sự bội đạo” trong đa số sách về lời tiên tri Kinh Thánh ngày nay!

Nếu nhưng Marvin Rosenthal là đúng, và ông ta quả thật đúng, thì chúng ta thật đang ở trong khởi đầu của “sự Bội Đạo” ngay lúc nầy! Điều nầy ảnh hưởng gì cho Cơ-Đốc Nhân ngày nay? Trong “Thế Giới Thứ Ba” họ đang bị bắt bớ dử dội hơn thời gian trước đây. Và trong “thế giới Phương Tây” chúng ta đang ở dưới sự tấn công lớn từ Sa-tan và quỉ nó. Tiên tri Đa-ni-ên đã được cho biết về những điều nầy, nhưng ông nói, “Nhưng ta không hiểu.” Và Đức Chúa Trời phán cùng Đa-ni-ên, “Hãy đóng lại những lời nầy, và hãy đóng ấn sách nầy cho đến kỳ cuối cùng” (Đa-ni-ên 12:8, 9).

John S. Dickerson đã viết quyển sách khá tốt gọi là, Cuộc Khủng Hoảng Phúc Âm Lớn ‘The Great Evangelical Recession’ (Baker Books, 2013). Dickerson trích dẫn lời nói của Gabe Lyons,

“Thời khắc nầy không giống bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử. Sự dị thường của nó đòi hỏi một sự phản ứng căn nguyên. Nếu chúng ta không đưa ra hướng khác tiến tới, chúng ta [sẽ thua] nguyên cả thế hệ cho sự thờ ơ và sự hoài nghi…bạn chúng ta sẽ tiếp tục trôi giạt đi [đến] những hình thức thờ phượng khác…ít thì giờ hơn, nhưng lại lôi cuốn hơn” (Cơ-đốc Nhân Kế Tiếp ‘The Next Christians’, Doubleday, 2010, tr. 11; sự nhấn mạnh của tôi).

Áo bao bìa của quyển sách của Dickerson nói,

“Hội thánh Mỹ đang…co lại. Những Cơ-đốc Nhân trẻ đang bỏ chạy. Những sự quyên góp của chúng ta đang khô cạn…Văn hoá của Hoa Kỳ đang nhanh chống trở thành không thân thiện và đối lập. Làm sao chúng ta có thể tránh khỏi một sự sụp đổ tàn phá?”

Trong khi tôi yêu thích nửa phần đầu sách của John Dickerson, tôi không đồng ý đa số phần sau, về làm sao để chuẩn bị.

Để chuẩn bị, chúng ta phải nhật biết rằng chúng ta là, hiện tại bây giờ, trong khởi đầu của “sự Bội đạo.” Nếu chúng ta cho rằng mình sẽ được cất lên trước khi có thêm khổ sở, chúng ta sẽ không được chuẩn bị cho những việc phía trước.

Mục sư Richard Wurmbrand là mục sư phúc âm đã tốn 14 năm trong trại tù Cộng sản, bị tra tấn vì Đấng Christ tại Rô-ma-ni-a. Những sự trải nghiệm của ông trong tù vượt xa hơn những sự chịu khổ mà Cơ-đốc Nhân tại Hoa Kỳ từng biết. Chuột cắn chân ông trong đêm tại trong tù. Ông bị đánh đập. Giùi khắc nung làm vết rạch kinh khủng đầy cổ và thân. Ông bị đói gần chết. Và những sự ghê rợn đó kéo dài 14 năm. Điều nầy gây cho Mục sư Wurmbrand nảy sinh ra cái ông gọi là “chịu khổ học (sufferology),” học thuyết về sự đau khổ. Sau khi ông đến Mỹ (bởi phép lạ) ông dạy về nhu cầu để chuẩn bị cho sự chịu khổ trong nhiều hội thánh – bao gồm hội thánh của chúng ta. Mục sư Wurmbrand dạy rằng Cơ-đốc Nhân trong Mỹ nên chuẩn bị cho sự đau khổ. Ông nói, “Chúng ta phải làm sự chuẩn bị ngay bây giờ, trước khi chúng ta bị giam cầm. Trong tù bạn mất hết tất cả…không còn những gì làm cho đời sống dể chịu còn lại. Không ai chống lại những ai không từ bỏ sự vui thú của đời sống biết trước” (trích dẫn bởi John Piper trong Hãy Để Quốc Gia Vui Mừng ‘Let the Nations Be Glad,’ Baker Books, 2020, tr. 10).

Tiến sĩ Paul Nyquist nói, “Hãy sẳn sàng. Khi sự thay đổi văn hoá quét đất nước của chúng ta, chúng ta sớm sẽ bị thử thách để sống như những gì Kinh Thánh đã nói…phản ứng lại sự bắt bớ” (J. Paul Nyquist, Chuẩn Bị: Sống Đức tin của Bạn trong Nền Văn Hoá Ác Nghiệt Gia Tăng ‘Prepare: Living Your Faith in an Increasingly Hostile Culture,’ Nhà Xuất Bản Moody, 2015, tr. 14).

NHỮNG NGÀY CỦA NÔ-Ê SỰ BỘI ĐẠO

Chúa Jê-sus phán,

“Trong đời [Nô-ê] thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày [Nô-ê] vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, khi Con người đến cũng như vậy” (Ma-thi-ơ 24:37-39; tr. 1034).

Nhiều nhà phúc âm cho rằng những ngày của Nô-ê là thời gian của sự chịu khổ rất nặng. Nhưng còn hơn thế nữa. Những người trong thời của Nô-ê “ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu” (Ma-thi-ơ 24:38).

Điều đó y như những gì đang xảy ra tại Mỹ và thế giới Phương Tây! Trong “Thế Giới Thứ Ba” có nhiều sự bắt bớ. Tại những nơi như Trung Hoa có sự phục hưng thật. Nhưng không có tại Mỹ và Phương Tây! Tại đây người ta quan tâm đến vật chất. Họ ăn, uống, và cưới gả. Làm những điều nầy là bình thường. Nhưng còn hơn nữa. Đây là trọng tâm của đời sống họ – “ăn, uống, cưới, và gả.” Họ cho rằng đó là những điều mà họ sống để làm! Trọng tâm của họ không phải là Chúa! Mà là những vật chất của đời sống mới là quan trọng đối với họ!

HỘI THÁNH TẠI LAO-ĐI-XÊ LÀ HÌNH ẢNH CỦA
NHỮNG HỘI THÁNH TRONG NƯỚC MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY

Chúa Jê-sus phán,

“Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Lao-đi-xê rằng: Nầy là lời phán của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời: Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta. Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ. Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được. Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi” (Khải-huyền 3:14-19).

Đây là hình ảnh của một hội thánh bội đạo. Nó là một hội thánh hâm hẩm, “không nóng cũng không lạnh” (Khải-Huyền 3:16). Là một hội thánh đầy người không được biến đổi (Khải-Huyền 3:17). Là một hội thánh từ chối sự ăn năn (Khải-Huyền 3:19).

Chúng ta đã trải nghiệm hai lần lớn hội thánh tách ra trong vòng 40 năm qua. Cả hai lần đều do những người muốn làm “hâm hẩm” bỏ chúng ta. Cả hai đều trở nên “hâm hẩm” trong việc chinh phục linh hồn. Cả hai người họ từ chối Cơ-đốc Giáo cách nghiêm trang. Điều mà kéo người ta ra khỏi chúng ta, đối với họ, là vì chúng ta “quá nghiêm khắc” và họ sẽ có “niềm vui” hơn nếu họ rời khỏi chúng ta. Nhưng cả hai lần họ đều thất bại trong sự có hội thánh “nóng cháy.” Cả hai người họ nhận thấy rằng (quá trể) người của họ không thể giữ được trong môi trường “hâm hẩm.” Cuối cùng cả hai đều thất bại. Chúa Jê-sus phán, “ta sẽ nhả [mửa] ngươi ra khỏi miệng ta” (Khải-Huyền 3:16). Họ không muốn tách ra khỏi thế gian, cho nên họ trở nên bị xâm nhập bởi thế gian, xác thịt, và Ma-quỉ. Họ không muốn là người chiến sĩ Chính Thống, vì thế họ nhanh chóng trở nên người tân phúc âm hâm hẩm! Theo thuộc linh, họ nhanh chóng thành nửa sống – hoặc tệ hơn!

Hãy tự hỏi mình. Vả những người đã bỏ theo Chan từng ở Trung Hoa, liệu họ có ở trong Hội Thánh Ngầm, hay họ đi đến “Hội Thánh Tam-Thể ‘Three-Self Church’” do Cộng sản chống đở? Bạn biết câu trả lời! Bạn đã biết câu trả lời rồi! Thật sự mà nói họ sẽ chạy đến hội thánh Cộng sản. Tại sao? Bởi vì họ không muốn Cơ-đốc Giáo thật. Miệng của họ thèm khát “hội thánh tân-phúc âm, êm diệu. Và đó là điều mà bội đạo Chan đã cho họ! Là một “hội thánh” tân-phúc âm, êm diệu. Bạn đã biết đó! Bạn đã biết rồi đó!!! Tôi không có nói cho bạn điều gì mới cả!!!

Tôi sẽ kết thúc sứ điệp nầy bằng sự miêu tả về sự bội đạo trong những hội thánh tân-phúc âm của thời chúng ta,

“Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi” (2 Ti-mô-thê 3:1-5).

“vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được” (2 Ti-mô-thê 3:7).

“Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ” (2 Ti-mô-thê 3:12).

“hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn. Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ” (2 Ti-mô-thê 4:2-5).

“vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy, và đã đi qua thành Tê-sa-lô-ni-ca. Cơ-rết-xen đi trong xứ Ga-li-lê, còn Tít thì đi xứ Đa-ma-ti rồi” (2 Ti-mô-thê 4:10).

“Hỡi anh em, tôi khuyên anh em coi chừng những kẻ gây nên bè đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi, vì những kẻ đó chẳng hầu việc Đấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà” (Rô-ma 16:17, 18).

Anh chị em yêu mến, Tiên tri Đa-ni-ên vĩ đại không hoàn toàn hiểu những điều tôi đã giảng dạy cho bạn tối nay. Nhưng ta ơn Đức Chúa Trời rằng Ngài đã dấy lên nhà truyền giáo tên Marvin Rosenthal để nói ra và cho chúng ta “sự hiểu biết mới về sự Cất lên. Đại Nạn và sự Đến Thứ Nhì” của Chúa Jê-sus (áo bao bìa Sự Phận Nộ Trước sự Cất Lên của Hội Thánh ‘The Pre-Wrath Rapture of the Church,’ Thomas Nelson, 1990).

Vâng, chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của sự bội đạo lớn của thời kỳ cuối. Vâng, chúng ta phải trải qua sự bắt bớ, giống như những người tại Trung Hoa đã bị, như Richard Wurmbrand đã làm, như những người khắp “Thế Giới Thứ Ba” đã bị. Nhưng những ai yêu mến Đấng Christ sẽ chiến thắng cuối cùng, vì Chúa Jê-sus phán,

“Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục ta, ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sẽ đến trong khắp thế gian, đặng thử những người ở trên đất. Ta đến mau kíp; hãy giữ lấy điều ngươi có, hầu cho không ai cất lấy mão triều thiên của ngươi. Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết trên người. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!” (Khải-Huyền 3:10-13).

Xin vui lòng đứng lên và hát câu 1, 2 và 4 bài thánh ca “Tôi Có Phải Là Chiến Sĩ Thập Tự Không? ‘Am I a Soldier of the Cross?’

Tôi phải là chiến sĩ của thập tự, là người theo Chiên Con,
Và tôi có nên sợ hải vì cớ Ngài, Hay đỏ mặt khi nói danh Ngài?

Liệu tôi được ẩm lên trời Trên niệm hoa thanh thản,
Khi người khác đánh để thắng phần thưởng, Và trôi qua những biển máu?

Thật tôi phải đánh, nếu tôi sẽ trị vì; Tăng thêm can đảm tôi, Chúa;
Tôi chịu khó nhọc, cam chịu đau đớn, Cung cấp bởi Lời Ngài.
   (“Tôi có Phải là Chiến Sĩ Thập Tự Không?
‘Am I a Soldier of the Cross?’” bởi Tiến sĩ Isaac Watts, 1674-1748).


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.