Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TIẾN SĨ HYMERS NÓI VÀO KỶ NIỆM LẦN THỨ 60 TRONG CHỨC VỤ VỀ “PHƯỚC HẠNH CỦA ĐỜI SỐNG TÔI”

DR. HYMERS SPEAKS ON HIS 60TH ANNIVERSARY IN MINISTRY
"THE BLESSINGS OF MY LIFE"
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Thư Viện Richard Nixon Presidential Library,
Yorba Linda, California
tối Chúa Nhật ngày 8 tháng 4 năm 2018
A sermon preached at the Richard Nixon Presidential Library,
Yorba Linda, California
Lord’s Day Evening, April 8, 2018


Xin vui lòng đứng lên trong lúc tôi đọc câu Kinh Thánh cho đời sống tôi.

“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”
   (Phi-líp 4:13).

Bạn có thể ngồi xuống.

Có thể bạn lấy làm lạ tại sao tôi chọn Thư Viện Nixon để mừng sáu mươi năm trong chức vụ hầu việc Chúa của tôi. Khi bạn đọc tập hồi ký của tôi bạn sẽ thấy được thế nào tôi nhận một câu cho đời sống của tôi từ Tổng Thống Nixon.

“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”
   (Phi-líp 4:13).

Cha tôi rời bỏ tôi khi tôi được hai tuổi. Tôi không bao giờ được sống chung với ông nữa. Tôi chỉ sống với mẹ của tôi cho đến lúc tôi được 12 tuổi. Sau đó tôi di chuyển từ chổ nầy đến chổ khác, sống với những người bà con mà họ không ưa tôi. Tôi đã thay đổi hết thảy là 22 trường khác nhau trước khi tôi ra trung học. Tôi luôn luôn là “đứa trẻ mới.” Tôi thực sự là một đứa trẻ mồ côi. Nhưng sự mất mát lớn nhất là lớn lên mà không có cha. Tôi tự lập cho chính tôi, không có bất cứ sự giúp đở hay nguồn tài trợ nào. Nhưng tồi tệ hơn hết là, tôi không có cha để làm gương cho tôi. Vì thế tôi bắt đầu tìm đến những nhân vật lịch sử và dựng lên từ họ một người đàn ông phải như thế nào. Những người nầy trở thành những anh hùng của tôi.

Tôi phân định họ như là những kiểu mẩu của thế tục và những kiểu mẩu Cơ-Đốc. Những vị anh hùng của tôi tất cả là những người mà họ từng đối diện với những thử thách lớn lao và khắc phục chúng. Những vị anh hùng Cơ-Đốc của tôi là những người như Abraham Lincoln, John Wesley, Richard Wurmbrand và John R. Rice. Những anh hùng thế tục của tôi là Winston Churchill và Richard Nixon. Một trong những người viết tiểu sử của Nixon đã nói, “Ông ta là một người nhút nhát trong một công việc của người có tinh thần hướng ngoại. Không ngờ ông trở thành một chính trị gia thành công. Mắc cở và ham đọc sách, ông biết rằng có thể ông sẽ bị đánh gục, bị loại ra, và tuy vậy – luôn luôn và cho dù chướng ngại vật là gì – thăng lên lần nữa.” Không, ông không phải là người Cơ-đốc. Nhưng, vâng, ông luôn luôn trở lại để tranh đấu. Phi-líp 4:13 là câu trong Kinh Thánh được ưa thích của ông.

Sau khi tôi tìm ra tại sao Tổng Thống Nixon rất thích câu Kinh Thánh đó, tôi có thể không bao giờ mà không thích ông. Ông đã vượt qua được nhiều trở ngại mà tôi thấy ông giống như là một người thân tinh thần. Trong giờ phút đen tối nhất của cuộc đời tôi, tôi thường nhủ rằng, “Nếu Richard Nixon có thể sống vượt qua được vụ Watergate, thì tôi cũng có thể vượt qua được điều nầy.” Phóng viên nhà báo Walter Cronkite nói, “Nếu bạn hay tôi là Richard Nixon, chúng ta sẽ chết chắc.” Đối với tôi ông là một nguyên mẩu của sự quyết tâm. Nixon nói, “Một người chưa xong khi người đó bị đánh bại. Người đó đã xong khi người đó bỏ cuộc.” Không có điều gì có thể ngăn trở ông. Ông đã thất bại trong kỳ tranh cử Tổng Thống với John F. Kennedy vào năm 1960. Ông cũng thất bại trong kỳ chạy đua vào làm thống đốc của tiểu bang California vào năm 1962. Ông đắc cử Tổng Thống vào năm 1968. Ông đã đuổi khỏi văn phòng vì vụ Watergate. Nhưng ông luôn luôn trở lại. Đó là tại sao, dù ông không phải là một Cơ-Đốc-Nhân, ông ấy là một trong những vị anh hùng thế tục của tôi.

Sứ đồ Phao-lô nói,

“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”
   (Phi-líp 4:13).

Điều đó không có nghĩa là tôi có thể làm tóc mọc trên đầu! Nó không có nghĩa là tôi có thể bay! Nó không có nghĩa là tôi có thể làm tốt trong môn toán học! Sứ đồ có ý nói rằng ông có thể chịu đựng được tất cả những thử thách, rằng ông có thể thực hiện tất cả mọi công việc, rằng ông có thể vượt qua mọi chướng ngại – là nhờ Đấng ban thêm sức cho ông. Và tôi thấy được điều nầy cũng đã xảy ra trong tôi. Tôi cảm tạ Chúa vì câu Kinh Thánh nầy. Nhưng tôi càng cảm tạ ơn Chúa hơn nữa vì Chúa Jê-sus Christ Ngài đã ban thêm sức cho tôi! Tôi đã thất bại trong đại học, nhưng Đấng Christ ban sức lực để trở lại và đạt được ba bằng tiến sĩ. Tôi thất bại trong việc trở nên một nhà truyền giáo, nhưng Đấng Christ làm cho tôi trở nên nguồn sức đến mọi người vòng quanh thế giới qua trang mạng của chúng ta.

Trong khi bạn đọc sách của tôi, bạn sẽ thấy tại sao Ông Griffith người đơn ca mới vừa tôn vinh là bài thánh ca tôi yêu thích. (Phỏng dịch)

Chúa đã kêu gọi chúng ta, đường đi có thể thê lương
   Và đầy nguy cơ, sầu não rải rác trên trận đường;
Nhưng Đức Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ an ủi kẻ mệt mỏi;
   Chúng ta theo Đấng Cứu Thế và không thể quay lại;
Chúa đã kêu gọi chúng ta, dù nghi ngờ và sự cám dỗ
   Có thể vây quanh hành trnìh ta, chúng ta vui ca hát:
“Tiến thẳng tới, nhìn lên,” qua nhiều nỗi đau khổ;
   Con cái của Si-ôn phải đi theo Vua của họ.
(“Chúa Đã Đến ‘The Master Hath Come’” bởi Sarah Doudney, 1841-1926).

Tôi viết tiểu sử của tôi bởi vì con trai của tôi, Robert, kêu tôi. Tôi không có thích thú viết nó bởi vì cuộc đời của tôi đầy sự bất hạnh, vùng vẫy và đau đớn. Có vài lần tôi cảm giác như muốn quăng bỏ đi bài viết bởi vì nó quá tiêu cực. Nhưng John Samuel Cagan nói, “Tiến sĩ Hymers, đừng quăng bỏ nó. Nó chỉ cần có một chương nữa thôi. Hãy kể về lúc mà mẹ của ông nói hãy ‘đếm các ơn phước của ông.’” Tôi nghe John và đã viết chương cuối, mà bây giờ tôi sẽ đưa ra trong hình thức rút gọn.

Tôi đang ngồi bên cạnh giường của mẹ tôi trong bệnh viện. Đó là vài tuần sau Tạ Ơn. Chúng tôi nói về một trong những người chúng tôi yêu thích, Abraham Lincoln, và Tổng Thống Lincoln làm sao để làm Tạ Ơn là ngày lễ quốc gia. Chúng tôi hát bài ca mà chúng tôi đã hát vào lúc Lễ Tạ Ơn.

Khi bao cơn sóng gió bủa khắp chung quanh bạn đây,
Hoặc khi anh cảm thấy mất cả mọi điều đời nay,
Xin anh mau mau đếm các phước lành Thiên phụ ban,
Rồi anh ngạc nhiên thấy phước ơn Chúa luôn tuôn tràn.
Xin anh đếm các phước lành Cha luôn ban,
Xin anh hãy kể ra ơn lành từng tên!
Hãy đếm ơn trên, hãy kể tên linh ân;
Chắc chắn anh sẽ thấy các phước ơn ban tuôn tràn.
    (“Hãy Đếm Các Ơn Phước Chúa Ban ‘Count Your Blessings’
       bởi Johnson Oatman, Jr., 1856-1922).

Khi chúng tôi hát xong bài ca, Mẹ nói, “Ôi, Robert, chúng ta thật sự có rất nhiều để cảm tạ trong cuộc sống của chúng ta.” Rồi chúng tôi bắt đầu đếm các ơn phước của chúng tôi “từng cái một.” Bà bắt đầu tạ ơn cho con trai của tôi là Robert và John. Rồi bà tạ ơn cho Ileana, vợ tôi. “Cô ta thật tốt với mẹ, Robert ơi, và cô ta là một người mẹ và người vợ tốt.” Bà cảm tạ Đức Chúa Trời rằng bà đang sống trong nhà chúng tôi. Bà cảm tạ Đức Chúa Trời cho hội thánh chúng tôi. Bà cảm tạ cho những thuộc viên của chúng tôi, “từng người một.” Rồi tôi đưa ra vài điều để cảm tạ. Và chúng tôi ca lại điệp khúc.

Xin anh hãy kể ra ơn lành từng tên!
Chắc chắn anh sẽ thấy các phước ơn ban tuôn tràn.

Đêm đó đã là rất khuya. Tôi hôn bà, và trong khi tôi rời phòng bà nói một điều mà tôi còn sống chừng nào thì sẽ không bao giờ quên. Bà nói, “Robert, con là điều tốt nhất đã xảy ra cho mẹ.” Nước mắt đậm đầy lúc tôi rời khỏi phòng của bà, và đi ra khỏi bệnh viện vào đêm tối. Đó là cuộc đối thoại sau cùng giữa tôi và bà. Bà bị đột quỵ to lớn sau đó ngay trong đêm đó đã lấy mạng bà.

“Tiến sĩ Hymers ơi, đừng quăng bỏ quyển sách đó. Nó chỉ cần thêm một chương nữa thôi. Kể về thời gian mà mẹ của ông bảo hãy ‘đếm các ơn phước.’” Cho nên đây là những ơn phước lạ thường mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi trong cuộc hành hương của đời tôi.

Trước hơn hết, tôi cảm tạ ơn Đức Chúa Trời rằng mẹ của tôi cuối cùng cũng nhận được sự cứu rỗi. Bà đã tám mươi tuổi và tôi tưởng rằng bà sẽ không bao giờ được biến đổi. Tôi cùng với Ileana và hai đứa con trai ở New York, nơi tôi đang giảng dạy trong vài hội thánh. Trong khi tôi đang đi qua đi lại trong phòng của chúng tôi, thì tôi cầu nguyện cho mẹ tôi nhận được sự cứu rỗi. Rồi, thình lình, tôi biết bà sẽ được cứu. Tôi đã “cầu nguyện không thôi” như những người xưa nói. Tôi điện thoại cho Tiến sĩ Cagan và mời ông đi đến và hướng dẫn Mẹ đến với Đấng Christ. Trước kia bà chưa bao giờ nghe ông. Nhưng lúc nầy bà tin cậy Chúa Jê-sus. Thật là một phép lạ, cũng như tất cả sự biến đổi thật khác. Ngày đó bà ngưng hút thuốc và uống rượu. Tôi được nghe từ những bác sĩ rằng một người bỏ rượu cách đột nhiên như vậy sẽ bị chứng co giật trừ phi người đó uống thuốc Phenobarbital, để chống co giật. Nhưng bà lại không cần. Điều đó thật là phép lạ. Từ đó bà không bao giờ hút một điếu thuốc nữa và cũng không bao giờ uống rượu nữa. Bà đọc Kinh Thánh qua mấy lần và đi cùng tôi đến nhà thờ bốn lần trong một tuần. Tôi làm báp-tem cho bà vào ngày 4 tháng Bảy, ngày lễ bà thích nhất. Tôi cảm tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự biến đổi của mẹ tôi.

Thứ hai, tôi cảm tạ ơn Đức Chúa Trời ban cho tôi Ileana, người vợ khả ái của tôi. Cô đến dự buổi lễ thành hôn do tôi làm lễ. Trước buổi lễ tôi giảng bài giảng ngắn về Giăng 3:16. Đó là bài giảng đầu tiên cô được nghe trong nhà thờ Tin Lành. Cô đáp lại lời kêu gọi và được cứu ngay lập tức! Lần đầu tiên tôi cầu hôn cô ta, cô ta trả lời “không.” Tôi rất đau buồn. Orlando và Irene Vazquez (cũng có mặt tại đây tối nay) đã mời tôi đi cùng họ đến Puerto Rico. Tôi nhận lời đi, nhưng tôi vẫn nghĩ về Ileana. Cô ta cũng nghĩ về tôi. Cô ta nói, “Tôi hi vọng anh ta sẽ cầu hôn tôi lần nữa.” Tôi cầu hôn lần nữa, và lần nầy cô ta trả lời, “bằng lòng.” Chúng tôi đã thành hôn được ba mươi lăm năm. Tôi cảm tạ ơn Đức Chúa Trời ban cho tôi người vợ xinh xắn dể thương mỗi ngày! Cô ta viết thư cho tôi nói rằng, “Robert, em yêu anh bằng tất cả tấm lòng và tâm hồn. Thương mến luôn luôn, Ileana.” Cô ta giống như người nữ tiết hạnh trong Châm Ngôn 31. Bạn chỉ cần đọc chương đó để thấy nó mô tả người vợ yêu quí của tôi, Ileana. Tôi sẽ yêu mến cô ta trong tấm lòng tôi mãi mãi. Ba của cô ta cũng có ở đây tối nay. Ông ta đến đây từ Guatemala xa xôi. Cám ơn Ông Cuellar! Và anh/em trai của cô ta cùng gia đình cũng có mặt ở đây. Cám ơn Erwin!

Thứ ba, tôi cảm tạ ơn Đức Chúa Trời đã ban cho tôi hai người con trai là Robert và John. Họ là anh em sanh đôi, và bây giờ họ được ba mươi bốn tuổi. Họ đều tốt nghiệp của Trường Đại Học Tiểu Ban California tại Northridge. Robert đã cưới một cô gái Hàn Quốc xinh đẹp tên Jin. Cha mẹ của cô có mặt ở đây tối nay, và anh/em trai cùng vợ cũng có hiện diện. Cám ơn tất cả đã đến! Robert và Jin là cha mẹ của hai cô con gái, Hannah và Sarah. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban cho tôi những cháu gái xinh đẹp.

Người con trai kia của tôi là John Wesley, tôi đặc tên theo một mục sư Mỹ lổi lạc. Robert và John cả hai tham dự mỗi một buổi nhóm của hội thánh chúng ta. Wesley là một người đàn ông cầu nguyện. Nó cầu nguyện và đọc Kinh Thánh, thường là cả hằng giờ. Nó là một Cơ-đốc Nhân tốt và là người bạn của tôi. Tôi rất vui lòng với hai người con trai của tôi. Họ thật là một phước hạnh diệu kỳ cho vợ chồng tôi.

Tôi cảm tạ ơn Đức Chúa Trời vì Tiến sĩ Christopher Cagan. Ông là người anh em mà tôi không bao giờ có. Ông là người bạn tốt nhất và cũng lạ người đồng công cộng tác gần gủi nhất. Chúng tôi rất tôn trọng nhau đến nổi chúng tôi chưa bao giờ gọi tên nhau. Ngay cả khi chỉ có hai chúng tôi, tôi luôn luôn xưng ông là Tiến sĩ Cagan và ông cũng xưng tôi là Tiến sĩ Hymers. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời ban cho tôi một người bạn khôn ngoan và trung tín. Chúng tôi hiểu nhau. Chúng tôi đều là người nhút nhát, và cả hai chúng tôi dành nhiều thì giờ riêng biệt trong sự cầu nguyện và nghiên cứu Kinh Thánh. Ông thì suy nghĩ theo tính cách khoa học và toán học. Tôi suy nghĩ theo tính cách huyền bí và trực giác. Nhưng chúng tôi hoàn toàn thoải mái khi làm việc với nhau. Chúng tôi là cộng tác sự, giống như Holmes và Watson, hay Johnson và Boswell (có người thêm vô, “Như Laurel và Hardy hay Abbott và Costello,” những danh hài xưa).

Tôi là người sáng kiến và ông ta là người củng cố. Tôi là người tâm trí văn chương. Ông ta là người tâm trí toán học. Ông ta xem tôi là người lãnh đạo. Tôi xem ông ta như là người thiên tài. Sự công tác giữa hai chúng tôi là một ơn phước cho cả hai chúng tôi. Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời đã ban Tiến sĩ Christopher Cagan.

Tôi tạ ơn Chúa vì John Samuel Cagan. Cậu ta là con trai lớn của Tiến sĩ và Bà Cagan. John là người trẻ tuổi đang hướng dẫn buổi nhóm nầy. Cậu ta đã được phong chức là mục sư Báp-tít hôm qua. Cho nên bây giờ cậu ta là Mục sư John Samuel Cagan! Ông là một mục sư và là người cố vấn rất giỏi. Tôi xem John như là “con trai” của tôi trong mục vụ. Ông ấy đang ở trong năm thứ hai tại chủng viện Talbot School of Theology in Biola University. Ông ta rất thông minh. Không lạ gì, vì cha của ông ta có hai bằng Tiến sĩ và mẹ của ông ta, Judy là một bác sĩ. John là sinh viên. Ông dự định lấy bằng Tiến sĩ Thần Học. Lúc 24 tuổi John đã giảng tại đại hội truyền bá phúc âm ở Ấn Độ, Dominican Republic, và ba quốc gia ở Phi Châu. Ông giảng tại hội thánh chúng ta mỗi sáng Chúa Nhật. Chúng tôi họp lại vào mỗi chiều thứ Năm, để trao đổi về thần học và công tác mục vụ. Tôi tạ ơn Chúa vì John. Ông sẽ tiếp nối tôi để làm mục sư của hội thánh chúng ta. Ông là bạn của tôi. Nó đơn giản là như vậy.

Tôi tạ ơn Chúa vì Noah Song. Ông là một “mục sư trẻ” khác của tôi. Noah sẽ xong chương trình đại học của ông và sẽ đi vào chủng viện. Ông và John Cagan là một đội ngũ tốt, và họ sẽ hướng dẩn hội thánh của chúng ta trong tương lai.

Tôi tạ ơn Chúa vì Noah, Aaron Yancy và Jack Ngann. Họ là những người mới được phong chức chấp sự của chúng ta. Aaron là bạn thân của tôi. Ông chăm sóc tôi như là gà mẹ với chỉ một con gà con. Ông là một trong những người bạn gần gủi nhất của tôi. Jack Ngann đã lập gia đình và có hai con trai. Và đây có một việc mà bạn có thể không biết. Tôi chưa xong đâu! Năm sau, tôi dự định sẽ mở một hội thánh mới người Hoa tại nhà của Jack Ngann.

John Cagan, Noah Song, Aaron Yancy, Jack Ngann và Ben Griffith là những người đồng sự cầu nguyện với tôi. Chúng tôi gặp nhau mỗi tối thứ Tư để cùng nhau cầu nguyện tại nhà của tôi. Tôi tạ ơn Chúa vì những người nầy. Họ đã giúp đỡ tôi trãi qua những lúc khó khăn, đặc biệt là trong thời gian trị bệnh ung thư của tôi.

Tôi tạ ơn Chúa vì Bác sĩ Chan, Bà Salazar và “39 người.” Bác sĩ Chan là mục sư phụ tá của chúng tôi, lo về việc chứng đạo và mục vụ trên điện thoại của chúng ta. Bà Salazar lo về mục vụ cho người Tây Ban Nha của chúng ta. Nhóm “39” là những người đáng tin cậy đã cứu hội thánh của chúng ta khỏi bị phá sản giữa sự chia rẽ lớn trong hội thánh. Tôi tạ ơn Chúa vì mỗi một người họ. Tôi tạ ơn Chúa vì ông Abel Prudhomme. Ông là người đã ngăn chận sự chia rẽ hội thánh. Và tôi tạ ơn Chúa vì Virgel và Beverly Nickell. Họ là một cặp đã cho chúng ta vay đa số tiền để mua nhà thờ nầy. Họ không bao giờ do dự trong việc giúp đỡ chúng ta. Họ bây giờ là những tín hữu được kính trọng của hội thánh chúng ta.

Hội thánh chúng ta được thành lập bởi phân nữa là giới trẻ dưới ba mươi tuổi. Tôi luôn hân hạnh vì được làm mục sư cho giới trẻ. Nhóm người mà chúng ta có bây giờ là những người tốt nhất mà tôi biết. Chúng ta có một đội ngũ chấp sự phi thường. Có tám người được phong chức chấp sự, và cứ mỗi hai năm chúng ta luân phiên họ. Aaron Yancy là Chấp Sự Trưởng thường trực, là người duy nhất không có luân phiên. Tôi tạ ơn Chúa vì những người nầy.

Những người lớn tuổi trong hội thánh chúng ta đã ủng hộ rất nhiều cho những việc chúng ta làm. Họ có mặt trong mỗi buổi nhóm. Họ sốt sắng cầu nguyện, và siêng năng làm việc để xây dựng hội thánh chúng ta. Tôi không sợ hãi gì khi phải giao lại giờ thờ phượng sáng Chúa Nhật cho John Cagan và cha của ông đảm trách, trong khi tôi đi đến Montebello để bắt đầu mở hội thánh mới người Hoa. Tôi hoàn toàn tin tưởng họ. Tôi sẽ trở lại hội thánh mẹ để giảng mỗi tối Chúa Nhật.

Cả đời của tôi xoay quanh những người trong hội thánh chúng ta. Họ là “người thân” của tôi. Nó cho tôi niềm vui mừng lớn là một gia trưởng một gia đình diệu kỳ. Chúa Jê-sus phán,

“Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”
    (Giăng 13:35).

Tôi không thể nghĩ đến một điều gì tốt hơn để chấm dứt thông điệp nầy hơn là kể cho bạn một câu chuyện thật. Khi tôi đang giảng trong một Hội Thánh Open Door trong tỉnh Marin, tôi luôn đem một nhóm bạn trẻ đến San Francisco mỗi tối thứ Sáu và thứ Bảy. Tôi giảng lộ thiên trong khi họ phát truyền đạo đơn. Chúng tôi thường đi đến khu vực North Beach của thành phố. Nó là một chổ rất tồi, nơi mà người ta dùng thuốc, và có vài ổ “điệu múa thoát y.” Tôi thường đứng giảng trên lề đường đứng trước ổ thoát y gọi là “Vườn Ê-đen”!!!

Một buổi tối nọ có vài đứa trẻ đem đến cho tôi một người thanh niên trẻ. Ông nói với tôi là ông nghiện thứ heroin rất đắt tiền. Ông nói với tôi là ông muốn cai nghiện nó. Trong khi tôi nói chuyện với ông thì tôi cảm thấy rằng ông rất thành thật. Tối đó tôi bảo ông lên xe của tôi và đi với tôi về chung cư tôi đang ở. Tôi để ông ở trong nhà bếp, khóa cửa phòng ngũ của tôi lại, và đi ngũ.

Qua vài ngày sau đó ông ta trãi qua từng cơn giật giả khủng khiếp trên sàn nhà bếp. Cuối cùng ông trầm lại một chút và hỏi tôi có người nào có cây đàn ghi-ta không. Tôi cho những đứa trẻ của chúng ta mang đến cho ông một cây đàn. Ông ngồi trên sàn nhà đó gảy đàn hết vài ngày. Rồi sau đó ông hỏi mượn quyển thánh ca. Chúng tôi đem đến cho ông và ông bắt đầu sáng tác một điệu nhạc mới cho một trong những bài thánh ca. Tôi quên mất tên thật của cậu trẻ. Tôi luôn gọi ông là DA, tên tắt của nghiện thuốc (drug addict)!

Rồi một ngày DA nói với tôi, “hãy nghe điều nầy.” Ông cầm cây đàn ghi-ta lên, mở quyển thánh ca ra, và hát bài thánh ca của Albert Midlane (1825-1909), “Làm Sống Lại Công Việc Ngài ‘Revive Thy Work’” theo điệu nhạc mới của ông. Thật tuyệt! Chúng ta hát bài hát đó theo điệu nhạc của DA cho đến ngày nay!

Làm sống lại công việc Ngài, Chúa ôi! Tay năng quyền Ngài làm không;
   Phán với tiếng làm kẻ chết sống lại, và làm cho dân Ngài nghe.
Làm sống lại! Làm sống lại! Ban cho cơn mưa tươi mới;
   Vinh hiển sẽ thuộc về chính Ngài; Ơn phước sẽ thuộc chúng con.
(“Làm Sống Lại Công Việc Ngài ‘Revive Thy Work’
       bởi Albert Midlane, 1825-1909).

Khi tôi trở lại Los Angeles, tôi mất liên lạc với DA. Cuộc sống tiếp diển và cuối cùng hội thánh của chúng ta được thành lập trong cái nhà thờ mà chúng ta có hiện nay. Chuông điện thoại reo lên trong một buổi tối. Tôi vào trong văn phòng và trả lời, “Xin chào.” Tiếng trong điện thoại vang lên, “Dạ chào, Tiến sĩ Hymers, đây là DA.” Tôi hỏi, “Ai?” Ông trả lời, “DA. Ông có nhớ, Người Nghiện Thuốc – DA.” Tôi sắp bật té ngữa ra. Tôi đã không nghe tiếng nói nầy gần ba mươi năm! Tôi nói, “Anh ở đâu?” Ông trả lời, “Tôi ở Florida, tôi đã lập gia đình. Tôi có vài đứa con, và một người vợ tốt. Và tôi dạy Trường Chúa Nhật trong hội thánh của chúng tôi.”

Tôi cười lên sung sướng! Tôi hát trong suốt đoạn đường về nhà tối đó! Có những lúc giống như điều nầy đã làm cho tôi vui mừng mà tôi đã đi qua trong suốt 60 năm qua trong chức vụ. Nó đáng giá cho tất cả sự đau khổ và khó nhọc! Chinh phục được người trẻ, giống như DA, đã làm cho tôi vui mừng trọn vẹn!

Sự đau đớn và buồn bã đã tan ngay khi tôi nghĩ đến tất cả các bạn trẻ là những người đã được cứu. Sáu mươi năm trong chức vụ của tôi đã cho tôi những thời gian tốt đẹp và sung sướng. Tôi không muốn đổi mục vụ nầy cho bất cứ điều gì khác!

Như thường lệ, tôi phải dành ra vài phút để giải thích về Phúc Âm. Chúa Jê-sus từ trời đến với một mục đích chính – Ngài đến để chịu chết trên Thập Tự Giá để trả thay tội lỗi cho chúng ta. Ngài sống lại trong thân xác con người, bằng thịt bằng xương, trong buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh. Ngài đổ Huyết báu Ngài để rửa sạch tội lỗi chúng ta. Ngài kêu gọi chúng ta tin nhận Ngài, để chúng ta được rửa sạch tội lỗi.

Tôi cố gắng để đạt đến sự cứu rổi cho tôi bởi việc sống chân chính. Tôi là người Pha-ri-si. Nhưng vào ngày 28 tháng 9 năm 1961 tại Trường Đại Học Biola, tôi đã tin nhận Chúa Jê-sus. Bài hát nầy đã đem tôi đến với Chúa Jê-sus Christ;

(Phỏng dịch):
Hồng tôi nằm giam cầm lâu nay
   Bị buột trong tội lỗi và đêm tối của xát thịt.
Mắt Ngài truyền tia nắng làm tươi lại,
   Thức dậy, ngục tù bừng lên ánh sáng.
Xiềng xích tôi rơi, tấm lòng được phóng thích,
   Tôi dậy, đi tới, và bước theo Ngài.
Tình yêu diệu kỳ! Làm sao có thể
   Rằng Ngài, Chúa tôi, phải chết vì tôi?
(“Và Có Thể Nào? ‘And Can It Be?’” bởi Charles Wesley, 1707-1788).

Chúa Jê-sus là hiện thân của Đức Chúa Trời. Ngài chết cho tôi. Tôi nghĩ về Ngài trong một đường hướng mới. Tôi tin nhận Chúa Jê-sus Christ. Đó là lời cầu nguyện của tôi cho bạn tin nhận Chúa Jê-sus và được cứu. Rồi phải chắc chắn được gia nhập vào trong một hội thánh tin Kinh Thánh và sống một đời sống cho Chúa Jê-sus Christ.

Và tôi nói cho tất cả các bạn, “Nguyện Chúa ban phước cho các bạn cũng như Ngài đã ban phước cho tôi chống lại tất cả những kỳ hoặc và chống lại tất cả những sự sợ hãi.” Tôi không có gì vui hơn là được nghe con cháu của tôi bước đi trong lẽ thật” (3 Giăng 4). A-men.

Bây giờ tôi sẽ giao chương trình lại cho Mục sư John Cagan, để kết thúc buổi thờ phượng hôm nay. (John tuyên bố mừng sinh nhật của Tiến sĩ và bà Hymers với hai cái bánh, và hát “Mừng Sinh Nhật.”)


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông John Wesley Hymers: Thi-Thiên 27:1-14.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa Phải Mang Thập Giá Một Mình Sao? ‘Must Jesus Bear the Cross Alone?’”
(bởi Thomas Shepherd, 1665-1739; dòng đầu và dòng cuối)/
“Chúa Ta Đã Đến ‘The Master Hath Come’”
(bởi Sarah Doudney, 1841-1926; hai dòng cuối).