Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




DÁM LÀ MỘT CƠ ĐỐC NHÂN CHIẾN ĐẤU!

DARE TO BE A FIGHTING CHRISTIAN!
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 10 tháng 12 năm 2017
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, December 10, 2017


Gần đây tôi đọc một bài báo thú vị trong tạp chí Thế Giới (World Magazine). Nó về câu chuyện những học sinh Trung Hoa trở nên những người truyền giảng phúc âm trong khi đang học tại Hoa Kỳ, và hầu hết trong bọn họ lại không thích hợp vào trong những hội thánh tư gia khi họ trở lại Trung Hoa. Một cô mà đã trở nên người truyền bá phúc âm trở lại Trung Hoa và giải thích vấn đề của họ. Cô nói, “Tôi đi thăm viếng một hội thánh tư gia. Nhưng thật khó để chia xẽ kinh nghiệm của tôi cho họ. Họ không thể liên quan tới được. Tôi cảm thấy đơn độc và bị áp đảo.” Bài báo nói kinh nghiệm của cô là điển hình. Nhiều người trở nên truyền bá phúc âm trong nước Mỹ thực tế chưa chuẩn bị cho những gì mà họ sẽ đối diện tại hội thánh tư gia trong đất nước của họ – áp lực từ gia đình, thời khóa biểu trong công việc làm, và truyền thống của hội thánh. “Sau hai năm có khoảng 80 phần trăm học sinh là những người truyền bá phúc âm không có đi nhà thờ nữa” (Tạp Chí Thế GiớiWorld Magazine’, 30 tháng 9 năm 2017, tr. 48). “Những dự tính của họ bị đè nát khi họ bước vào những hội thánh Trung Hoa – một số nơi không có máy lạnh và nhà thờ – nơi mà không có đáp ứng nhu cầu của họ.”

Cùng lúc đó những mục sư tại Trung Hoa thấy những học sinh trẻ nầy trở về than phiền và thách thức quyền hành của hội thánh. Họ mong muốn những hội thánh Trung Hoa trở thành giống như những hội thánh tại Hoa Kỳ mà họ từng tham dự.

Tôi thấy về điều nầy thật thú vị bởi vì trong hội thánh của chúng ta chúng ta rất kính nể những hội thánh tư gia người Hoa. Những Cơ Đốc Nhân Trung Hoa nầy sống qua sự đàn áp của Cộng Sản nhiều năm. Cũng có sự phục hưng thật sự giữa những hội thánh tư gia người Hoa. Đối với chúng ta ở hội thánh cho rằng những đứa trẻ Mỹ hóa trong hội thánh đáng lý rất yêu thích ở với những đứa bé người Hoa có tâm trí nghiêm nghị và tâm trí cởi mở trong những hội thánh tư gia! Nhưng không, những người truyền bá phúc âm Mỹ hóa “không thể liên hệ” đến những đứa trẻ thuộc linh người Hoa trong những hội thánh tư gia! “Sau hai năm có khoảng 80 phần trăm những người truyền bá phúc âm Mỹ hóa không còn đi nhà thờ nữa!”

Tại sao? Không có máy lạnh ư! Tội nghiệp bé quá! Không có nhà thờ đẹp! Tội nghiệp, tội nghiệp em ơi! Không ai đáp ứng những nhu cầu họ! Ô, ta ơi! Ô tôi ới! Tội nghiệp những bé! Chúng ta muốn được mọi thứ cho chúng ta – giống như những người truyền giảng phúc âm tại Hoa Kỳ! Chúng ta than phiền! Chúng ta đòi hỏi quyền hành nơi những lảnh đạo hội thánh – giống như những người truyền giảng phúc âm Hoa Kỳ thối hư! Chúng ta không thích thú với những buổi nhóm cầu nguyện nghiêm túc! Tại sao họ cầu nguyện quá nhiều – và quá lớn! Tại sao họ phải giảng mạnh mẽ và lớn tiếng? Tại sao họ không thể cho chúng tôi những bài học Kinh Thánh ngọt ngào nhẹ nhàng giống như họ có trong nước Mỹ?

Điều gì sai trái với những người Hoa được huấn luyện truyền giảng phúc âm ở Mỹ nầy? Đây là những gì mà Tạp Chí Thế Giới (World Magazine) đã nói là sự sai trái với những người truyền giảng phúc âm Mỹ gốc Hoa mà đã trở lại Trung Hoa – 8 trong 10 người họ không thể trình bày rõ ràng về Phúc Âm! 8 trong 10 người đã không biết gì về Phúc Âm! Họ chưa được biến đổi trong những hội thánh phúc âm tại Hoa Kỳ! Đó là lý do chính yếu về sự sai trái với những người truyền giảng Mỹ gốc Hoa nầy. Đơn giản là 8 trong 10 người họ chưa phải là Cơ Đốc Nhân thật sự! Không lạ gì khi họ không thích những Cơ Đốc Nhân thật sự trong những hội thánh tư gia tại Trung Hoa! Thứ hai, họ không có mối liên hệ cá nhân với Đức Chúa Trời, chỉ có với những người khác trong hội thánh. Nếu chỉ vì lý do bạn đến nhà thờ để tìm bạn, bạn sẽ không ở lâu được! Nếu bạn không có mối liên hệ thật sự với Chúa Jê-sus Christ, không sớm thì muộn bạn cũng rời khỏi hội thánh! Thứ ba, họ không có được dạy dổ để phục vụ Chúa trong hội thánh. Họ muốn được chăm sóc đến mà không muốn đi ra để phục vụ những người khác và đem họ đến với Chúa Jê-sus Christ!

Hết thảy những sự nầy bày tỏ sự thất bại đáng khinh, gần như hoàn toàn thất bại, của những nhà truyền giảng phúc âm Hoa Kỳ để đem những thanh niên thật sự được biến đổi và trân quý công việc của Chúa Jê-sus Christ! Mà chúng ta đã biết, có phải vậy không? Những người truyền giảng phúc âm Mỹ hoá nói, “Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ… Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta” (Khải Huyền 3:17,16). Đấng Christ phán cùng những sinh viên Mỹ hoá, kêu ngạo nầy, “Ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta!” (theo nghĩa đen). Và điều đó dẫn chúng ta đến bốn bạn trẻ trong Sách Đa-ni-ên. Đa-ni-ên, Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-Nê-gô ở 1,500 dặm xa nhà. Những trai trẻ nầy chỉ là thiếu niên, rất xa nhà, trong thành phố Ba-by-lôn tà thần. Họ có giống như những người truyền bá Phúc Âm mới yếu đuối quay về Trung Hoa hay không?

Không chỉ có bốn người trai trẻ Hê-bơ-rơ nầy bị giam cầm ở đó thôi đâu. Xin hãy mở ra Đa-ni-ên 1:3, nó nằm ở trang 898 của bản Học Kinh Thánh Scofield. Xin vui lòng đứng lên trong khi tôi đọc câu đó.

“Vua truyền cho Át-bê-na, là người làm đầu các hoạn quan mình, lấy trong con cái Y-sơ-ra-ên, trong dòng vua, và trong hàng quan sang, mà đem đến” (Đa-ni-ên 1:3).

Bây giờ xem câu 6.

“Trong bọn đó có Đa-ni-ên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria là thuộc về con cái Giu-đa” (Đa-ni-ên 1:6).

Bạn có thể ngồi xuống. Những câu đó chỉ cho thấy rằng còn có nhiều thanh niên Y-sơ-ra-ên khác cũng bị bắt giữ ở đó. Nhưng những chàng thanh niên nầy là tốt nhất. Họ được huấn luyện trong ba năm để trở thành những người khôn ngoan hầu cận Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn. Đa-ni-ên là một trong những người đó và ba người khác là Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-nê-gô. Họ đều là những thanh niên tài giỏi, là những người có kiến thức rộng, về khoa học, và thông thạo các thứ tiếng.

Nhưng có việc gì đó khác biệt về bốn chàng thanh niên đó. Họ không muốn ăn thức ăn của vua và uống rượu của vua. Họ yêu cầu để được giữ theo luật pháp Môi-se về chế độ ăn uống. Họ có thể bị hành hình. Họ chọn đứng khó nhọc vì Đức Chúa Trời trong cung diện ngoại đạo nầy. Hãy xem câu 8. Chép rằng, “Vả, Đa-ni-ên quyết định trong lòng rằng không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn [thức ăn], và rượu vua uống.” Ba người kia cũng làm như vậy. Họ chọn điều khó vì Đức Chúa Trời. Bạn thấy đó, nó không phải chỉ là người hầu của vua huấn luyện họ. Chính Đức Chúa Trời đã huấn luyện họ để đứng vững cho Ngài và không hổ thẹn vì Ngài. Bạn có cúi đầu và cảm tạ Đức Chúa Trời cho đồ ăn mỗi lần bạn ăn không? Bạn có vẫn làm điều đó ngay cả khi bạn ở cùng những người không phải là Cơ-đốc Nhân hay không? Bạn có tiếp tục làm điều đó khi bạn ở cùng đám đông tại nhà hàng hay không? Bạn có ở trong nhà thờ vào Đêm Giáng Sinh tại tiệc lớn? Hay bạn sẽ bỏ qua buổi nhóm vào Đêm Giáng Sinh để ở trong chổ có tội lỗi? Bạn sẽ ở cùng chúng tôi trong nhà thờ vào Đêm Giao Thừa không? Hay bạn sẽ đi tham dự buổi tiệc của người ngoại? Nó đòi hỏi phải có đức tin và can đảm để đứng vững như những chàng trai trẻ đó đã làm! Tôi đã thay đổi một chữ trong bài hát.

Dám để giống như Đa-ni-ên,
   Dám để đứng một mình!
Dám để có mục đích vững chắc!
   Dám để nó được biết!

Đứng lên và hát!

Dám để giống như Đa-ni-ên,
   Dám để đứng một mình!
Dám để có mục đích vững chắc!
   Dám để nó được biết!

Bạn có thể ngồi xuống.

Bốn chàng trai trẻ đó không giống như những đứa trẻ Trung Hoa Mỹ hoá mà đã muốn những hội thánh tốt ở Trung Hoa trở nên mềm dịu và thoả hiệp như người truyền bá Phúc Âm Mỹ. Không! Không! Những trai trẻ đó tiếp tục vâng lời Đức Chúa Trời dù ai thích hay không! Đó là những loại đứa trẻ mà Đức Chúa Trời xem trọng! Ngài kính trọng họ và Ngài sẽ kính trọng bạn nếu bạn nghiêm túc như những chàng trai đó!

Bấy giờ những chàng trai nầy được một sự thử thách khác. Họ đã vượt qua sự thử thách đầu tiên bởi không ăn đồ ăn ô uế. Nên bây giờ Đức Chúa Trời đem đến cho họ sự thử thách khác – thử thách về cầu nguyện. Vua có một giấc mơ và ông muốn biết nó có ý nghĩa gì. Nhưng ông không nói cho những người thông thái biết giấc mơ là gì. Vua yêu cầu rằng họ trước tiên nói cho ông giấc mơ là gì trước khi họ giaỉ thích nó có ý nghĩa gì. Nếu họ không thể làm điều đó họ sẽ bị xé thành mảnh. Vua nói, “Các ngươi tỏ chiêm bao và lời giải nó” (2:6). Những người thông thái nói rằng không có người nào trên đất nầy có thể tỏ ra việc vua đã hỏi. Điều nầy làm cho vua tức giận và ông ra lệnh cho tất cả người thông thái trong Ba-by-lôn bị tiêu diệt. Mạng lịnh của vua được truyền ra và họ tìm Đa-ni-ên và ba bạn để giết cùng những người thông thái khác. Đa-ni-ên đi đến vua và xin cho thêm chút thời gian và ông sẽ đưa ra câu trả lời. Đa-ni-ên làm điều gì? Ông đi và đem Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-Nê-gô là ba người bạn người. Và bốn người nam nầy có một buổi nhóm cầu nguyện. Họ làm tôi nhớ đến John, Jack, Noah và Aaron, bốn người trẻ mà đã cùng tôi cầu nguyện. Họ cầu xin sự thương xót từ Đức Chúa Trời từ trên trời. Họ cầu xin Đức Chúa Trời cho họ biết giấc mơ kín nhiệm. Xem Đa-ni-ên 2:19, “Vậy, sự kín nhiệm được tỏ ra cho Đa-ni-ên trong sự hiện thấy ban đêm. Rồi Đa-ni-ên ngợi khen Chúa trên trời.” Xem Đa-ni-ên 2:23. Đa-ni-ên nói, “Hỡi Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi! Tôi cảm ơn và ngợi khen Ngài, vì Ngài đã ban cho tôi sự khôn ngoan và quyền phép, và bây giờ Ngài đã khiến tôi biết điều chúng tôi cầu hỏi Ngài, mà tỏ cho chúng tôi biết việc của vua.” Nhìn lên. Vua nói, “Ngươi có thể tỏ cho ta biết điềm chiêm bao ta đã thấy, và lời giải nó chăng?” Đa-ni-ên trả lời, “Sự kín nhiệm mà vua đã đòi, thì những bác sĩ, thuật sĩ, đồng bóng, thầy bói đều không có thể tỏ cho vua được. ‘Nhưng có một Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những điều kín nhiệm’…Đây là giấc mơ ông đã có và nó có ý như vầy.” Rồi Đa-ni-ên và ba bạn người nói cho vua biết giấc mơ kín nhiệm và ý nghĩa của nó. Bây giờ xem câu 47, “Đoạn, vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Quả thật, Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và là Chúa của các vua, chính Ngài là Đấng tỏ ra những sự kín nhiệm, vì ngươi đã có thể tỏ ra sự kín nhiệm nầy.” Bây giờ nhìn lên. Rồi vua tôn Đa-ni-ên lên sang trọng, lập người cai trị cả tỉnh Ba-by-lôn, và làm đầu các quan cai những bác sĩ của Ba-by-lôn. Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-Nê-gô cùng được địa vị cao, nhưng chàng trai trẻ Đa-ni-ên được làm tể tướng của cả Vương Quốc của Ba-by-lôn!

Những chàng thanh niên nầy đã vượt qua được thử thách đầu tiên đó mà Đức Chúa Trời đã đưa cho họ bởi từ chối những thức ăn và rượu ô uế của vua. Họ đặt Chúa trước tiên nên thắng được thử thách nầy một cách chớp nhoáng!

Bây giờ những chàng thanh niên nầy vượt qua được thử thách thứ hai. Họ họp nhau lại và cầu nguyện với Đức Chúa Trời để tỏ bày giấc mộng của vua. Họ phó mình vào Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện và cũng đã vượt qua được thử thách thứ hai một cách chớp nhoáng!

Tôi dành thì giờ để chỉ cho bạn điều nầy vì nó rất quan trọng. Chúng tôi lắm lúc nghĩ rằng bạn có thể có năng lực nhanh chóng biến thành một Cơ Đốc Nhân. Nhưng bạn không “lao vào” trong năng quyền với Đức Chúa Trời. Bạn lớn lên trong nó. Bạn đã được cứu và rồi bạn lớn lên! Chúa Jê-sus phán,

“Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc lớn” (Lu-ca 16:10).

Nếu bạn trung tín trong việc nhỏ như có mặt trong nhà thờ vào đêm Giáng Sinh và đêm Giao Thừa, rồi sau đó, bạn sẽ trung tín trong những việc lớn hơn!

Những chàng thanh niên nầy kiên quyết trong những gì họ ăn. Họ vượt qua được thử thách đó. Họ cũng kiên quyết trong sự cầu nguyện. Họ cũng vượt qua luôn sự thử thách đó.

Sau đó họ gặp những sự thử thách lớn hơn. Họ cúi xuống thờ lạy pho tượng vàng của vua, hay là họ sẳn sàng để bị thiêu sống trong lò lửa hực vì không cúi xuống thờ lạy? Họ đã vượt qua được những sự thử thách nhỏ. Vì vậy sau nầy họ có thể nói mạnh mẽ,

“Nầy, hỡi vua! Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua” (Đa-ni-ên 3:17).

Họ học được bằng cách vượt qua những thử thách nhỏ thì Đức Chúa Trời sẽ giải thoát họ khỏi thử thách lớn của lò lửa hực!

Cũng bởi sự cầu nguyện nghiêm túc họ đã được cứu khỏi bị giết bởi vua. Sau đó, khi vua hăm doạ để thẩy Đa-ni-ên vào trong hang sư tử gầm hét, Đa-ni-ên đã được giữ an toàn, vì Đức Chúa Trời sai thiên sứ để bịt miệng sư tử lại! Chúa Jê-sus đã ở trong lò lửa hực và cứu họ. Chúa Jê-sus là thiên sứ. Chúa Jê-sus đã ở trong hang sư tử khi Đa-ni-ên bị quăng vào đó. Ông có đức tin để đứng nghịch cùng Ma-quỉ. Kinh Thánh chép, “Hãy chuẩn bị mà gặp Đức Chúa Trời ngươi.” Nếu bạn không chuẩn bị, bạn sẽ thua cho Ma-quỉ và từ chối Chúa!

Bạn phải rèn luyện ngay bây giờ mới có thể đứng lên và điếm. Đa-ni-ên cũng vậy. Bạn cũng phải vậy, nếu bạn hy vọng để thoát khỏi lửa!

Đó là tại sao bạn phải bắt đầu sự rèn luyện ngay bây giờ! Không phải sau nầy, nhưng là bây giờ! Bạn không thình lình trở thành một người vĩ đại về đức tin! Không! Nó đòi hỏi sự luyện tập! Hãy nghe Bác sĩ Chan nói thế nào về vợ của tôi, là Bà Hymers. Bác sĩ Chan nói, “Bà Hymers không có trở thành Cơ-đốc Nhân vĩ đại qua đêm. Bà tăng trưởng qua nhiều năm bởi trung tín trong sự hầu việc Chúa. Lúc còn là phụ nữ trẻ bà đã lao mình vào mục vụ của hội thánh và không cầm giữ lại điều gì. Đức Chúa Trời đã dùng bà cách lớn lao bởi điều nầy.” Bà bắt đầu phục vụ trong hội thánh hết mình vào năm 16 tuổi. Bây giờ, nhiều năm sau, bà là khổng lồ của đức tin. Nếu bạn không nghiêm túc và trung tín ngay bây giờ, với công việc nhỏ mà bạn có, bạn sẽ không thình lình là người chiến thắng linh hồn to lớn và là chiến sỉ cầu nguyện trong tương lai được.

Không có con đường tắt cho Đa-ni-ên và ba bạn người – và cũng không có con đường tắt cho bạn. Bắt đầu bây giờ bằng cách nghiêm túc và sốt sắng phấn đấu để bước vào Đấng Christ. Nếu bạn lười biếng ngay từ đầu, bạn sẽ không bao giờ trở thành Cơ-Đốc Nhân tốt sau nầy. Phấn đấu hết mình để bước vào Đấng Christ ngay bây giờ. Có ai đó nói, “Bắt đầu tốt thì đã làm được phân nửa.” Bà Hymers đã quay khỏi tội lỗi và tin cậy Chúa Jê-sus ngay lúc đầu tiên bà nghe tôi giảng Phúc Âm! Cũng như Tiến sĩ Judith Cagan. Cũng như Bác sĩ Kreighton Chan. Cũng như Bà Melissa Sanders. Cũng như Ông Ben Griffith. Hèn gì họ đều là những Cơ-Đốc Nhân mạnh mẽ ngày nay! Một người phụ nữ nhìn tôi bằng đầy sự ngạc nhiên rằng họ được cứu quá nhanh. Chính bà lạc mất tại đây đã nhiều năm. Bà hỏi, “Làm sao họ có thể làm điều đó nhanh như vậy?” Họ nghiêm túc còn bà thì không có nghiêm túc. Đó là tại sao! Nếu bạn lãng phí thời gian đâu đâu và không phấn đấu tích cực để vào vương quốc lúc ban đầu, bạn sẽ luôn luôn là người phái phúc âm mới yếu đuối, như những đứa trẻ Trung Hoa đã bị làm cho suy đoài bởi tham dự vào những hội thánh phái phúc âm mới yếu đuối và uỷ mị. Kinh Thánh chép, “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jê-sus Christ” (2 Ti-mô-thê 2:3). Dám làm giống như Đa-ni-ên! Hãy hát nó!

Dám làm giống như Đa-ni-ên,
   Dám để đứng một mình!
Dám để có mục đích vững chắc!
   Dám để nó được biết!

Chắc tôi phải đánh, nếu tôi sẽ trị vì;
   Thêm cho con can đảm, Chúa ôi!
Con chịu cực nhọc, cam chịu đau đớn,
   Khuyến khích bởi Lời Ngài.
(“Tôi Có Phải là Chiến Binh Thập Tự? ‘Am I a Soldier of the Cross?’
      bởi Dr. Isaac Watts, 1674-1748).

“Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời!” (1 Ti-mô-thê 6:12).

Người truyền giảng phúc âm mới lười biếng thì không bao giờ là một hội viên tốt trong hội thánh được! Họ hoàn toàn không tin là chủ nghĩa truyền giảng phúc âm mới, yếu đuối của họ là sai! Đó chính là tại sao những người truyền giảng phúc âm mới ít khi được cứu. Và họ không bao giờ được cứu ngay lần đầu họ nghe Phúc Âm. Bạn phải tranh đấu với họ nhiều năm trước khi họ thừa nhận tôn giáo của họ là sai. Đó chính là tại sao họ không bao giờ là thuộc viên tốt của hội thánh! Không bao giờ! Không bao giờ! Không bao giờ! Nếu bạn quá lười biếng để tranh đấu cho con đường đến Đấng Christ, bạn sẽ không có khả năng để tranh đấu cho điều gì khác đáng giá trong đời sống Cơ-đốc Nhân! Có phải tôi đang nói về sự cứu rỗi bởi việc làm không? Không, tôi không nói vậy. Tôi đang nói đến sự cứu chuộc bởi ân điển, ân điển mà kéo bạn để tranh đấu con đường vượt sự nghi ngờ và sợ hải của bạn. Tôi đang nói về đức tin đã tranh đấu con đường đến Đấng Christ, và rồi tiếp tục để tranh đấu vì cớ cho hội thánh của Đấng Christ. Tiến sĩ R. A. Torrey có một bài giảng tựa đề – “Đang Cần, Cơ-đốc Nhân Chiến Đấu!” Làm một người từ ban đầu! Nếu bạn làm biếng về việc trở nên một Cơ-đốc Nhân – bạn sẽ lười biếng suốt cuộc đời của bạn! Đang Cần – Cơ-đốc Nhân Chiến Đấu!” Đó là loại người mà chúng ta có tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle. Nếu bạn muốn một Cơ-đốc Giáo lười biếng, thì hãy đi nhà thờ khác! Có rất nhiều nhà thờ truyền bá phúc âm mới yếu đuối! Cứ chọn một cái và đi! Cứ chọn một cái mà đi! Cứ chọn một cái mà đi! Hãy rời khỏi đây và đi đến một cái đó!

Nhưng đợi đó! Tôi chưa xong! Tôi thật không muốn bạn đi. Tôi mong muốn bạn ở lại và được cứu! BÂY GIỜ LẮNG NGHE TÔI MỘT CÁCH CẨN THẬN. ĐÂY LÀ PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA BÀI GIẢNG NẾU NHƯ BẠN CHƯA ĐƯỢC CỨU. TẬP TRUNG VÀO NHỮNG GÌ TÔI ĐANG NÓI VỚI BẠN BÂY GIỜ. LẮNG NGHE ĐIỀU NẦY NHƯ BẠN CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC NGHE TRƯỚC KIA!

Nhà vua đã ném ba chàng thanh niên đó vào lò lửa hực đang cháy. Họ không còn hi vọng gì nữa. Có phải bạn cảm thấy như vậy ngay lúc nầy không? Bạn ở trong tình trạng tuyệt vọng. Bạn không thể cứu lấy chính mình. Thực tế, bạn không còn trông mong gì để được cứu. “Tôi không giống như Bác sĩ Chan hay Ông Griffith hoặc Judy Cagan hay bà Hymers.” Bạn cảm thấy tuyệt vọng. Bạn biết rằng bạn đang đi vào trong lò lửa Địa Ngục và bạn không thể làm được điều gì để cứu lấy mình! Nhưng, chờ đó! Khi nhà vua nhìn vào trong lò lửa hực đó ông không chỉ nhìn thấy ba người. Ông nhìn thấy bốn người trong lò lửa hực, “bước đi giữa lửa mà chẳng bị thương; và hình dung của người thứ tư giống như một Con Trai của Đức Chúa Trời” (Đa-ni-ên 3:25). Spurgeon nói đúng. Người thứ tư trong lò lửa là Chúa Jê-sus – Con Đức Chúa Trời. Chúa Jê-sus ở đó trong lò lửa với họ. Chúa Jê-sus ở đó để cứu những chàng thanh niên đó ra khỏi lửa! Kinh Thánh chép rằng “Lửa không có quyền” để đốt cháy họ (Đa-ni-ên 3:27). Chúa Jê-sus ở với họ và Chúa Jê-sus cứu họ từ lò lửa và từ Địa Ngục.

Bạn thân mến, Chúa Jê-sus cũng sẽ cứu bạn. Ngài có lòng thương xót bạn. Ngài yêu bạn. Cho dù đức tin bạn nhỏ như thế nào, Chúa Jê-sus cũng có đủ năng quyền. Và Chúa Jê-sus đứng về phía bạn! Kinh Thánh nói vậy! Kinh Thánh chép, “Chúa Jê-sus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (1 Ti-mô-thê 1:15).

Tôi không cần biết ngay bây giờ bạn cảm thấy tuyệt vọng như thế nào. Trong thực tế, bạn càng cảm thấy tuyệt vọng chừng nào thì tốt chừng nấy! Tại sao? Vì nó có nghĩa là bạn có thể sẳn sàng để Chúa Jê-sus làm tất cả cho việc cứu chuộc. Bạn không thể tự cứu lấy mình. Bạn biết là bạn không thể. Bạn biết bạn không thể làm tốt đủ hay mạnh mẽ đủ. Tốt! Bây giờ hãy để Chúa Jê-sus là người thứ tư trong lò lửa với bạn. Hãy để Ngài cứu bạn.

Bạn nói, “Tôi không đủ đức tin.” Tôi biết. Nhưng dù sao đi nữa Chúa Jê-sus sẽ cứu bạn. Chúa Jê-sus đã cứu tôi khi tôi không còn hi vọng gì để được cứu. Ngài đến với tôi và cứu tôi trong lò lửa của sự nghi ngờ và sợ hãi. Chúa Jê-sus đã chịu chết trên Thập Tự Giá để cứu bạn. Chúa Jê-sus đã sống lại từ kẻ chết để cứu bạn. Chúa Jê-sus ở đây với bạn tối nay. Ngài sẽ đến với bạn trong lò lửa nghi ngờ và sợ hãi của bạn. Ngài sẽ ban cho bạn sự bình an và hi vọng. Tôi biết bạn sẽ không tin điều đó. Nhưng với ra cùng Ngài và Ngài ở đây với bạn. Đừng nhìn vào chính bạn. Hãy nhìn đến Ngài. Tin cậy Ngài với chỉ một đức tin nhỏ bé, chỉ vậy thôi. Không cần phải nhiều! Chỉ một chút tin thôi. Ngài ở đây trong lò lửa với bạn. Chỉ tin cậy nơi Ngài thì mọi sự đều được tốt. Bạn không cần phải cho là tin nó. Chỉ tin tôi. Tôi biết Ngài sẽ cứu bạn. Hãy để đức tin của tôi giúp bạn. Hãy để tôi giúp bạn tin nhận Chúa Jê-sus và tất cả sẽ được tốt. “Tiến sĩ Hymers tin rằng Chúa Jê-sus sẽ cứu tôi, vì vậy tôi sẻ tin mục sư và cũng tin cậy Chúa Jê-sus nữa!” “Chỉ tin nơi Ngài, duy nhờ cậy Ngài, đừng bê trể rày mai. Chúa chắc cứu anh, anh đừng ngại rày, Ngài vui cứu anh ngay.” “Nhưng,” bạn nói, “Trước kia Ngài chưa cứu tôi.” Nó có thể dường như là vậy, nhưng Ngài sẽ cứu anh bây giờ.

Người tội nên vội quay bước bữa nay, chạy đến với Jê-sus ngay,
Tin quyết Chúa đã thay anh lâm hình, lòng liền được Chúa tái sanh.
Chỉ tin nơi Ngài duy nhờ cậy Ngài, đừng bê trể rày mai,
Chúa chắc cứu anh, anh đừng ngại rày, Ngài vui cứu anh ngay.
   (“Chỉ Tin Nơi Ngài ‘Only Trust Him’” bởi John H. Stockton, 1813-1877).

Lánh khỏi cái tôn giáo phúc âm mới yếu đuối của bạn. Lánh khỏi nó ngay bây giờ! Và tin nhận Chúa Jê-sus để được cứu khỏi tội lỗi – bởi Huyết Ngài đã đổ ra trên Thập Tự Giá!


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
      (“Dám Làm Đa-ni-ên ‘Dare to be a Daniel’” bởi Philip P. Bliss, 1838-1876;
được sửa đổi bởi Tiến sĩ Hymers).