Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
BA CHỮ ĐƯA RA BÍ QUYẾT CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN!THREE WORDS GIVE THE SECRET OF THE EARLY CHURCH! bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles “Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:46, 47). |
Hội thánh chúng ta đang trên đà bị gián đoạn và chết mất. Họ đang bị mất đi hơn 88% số người trẻ tuổi từ 16 đến 30. George Barna, nhà thăm dò ý kiến nổi tiếng, đã nói cho chúng ta về điều đó đã nhiều năm. “Hội Đồng Báp-tít Nam Phương về Đời Sống Gia Đình (The Southern Baptist Council on Family Life)” đã nói, “88% những đứa trẻ trong gia đình Cơ đốc rời hội thánh ở tuổi [độ] 18, không bao giờ trở lại” (Baptist Press, 12 tháng 6, năm 2002). Cũng vậy, điều được biết rõ ràng hội thánh chúng ta rất khó để chinh phục bất cứ người trẻ nào từ thế gian. Tiến sĩ James Dobson nói, “80% của những hội thánh được tăng trưởng kết quả là từ sự chuyển đổi của tín hữu” (“Báo Tập Trung vào Gia Đình ‘Focus on the Family Newsletter’,” tháng 8 năm 1998). Jen Hatmaker, một tác giả phúc âm nói, “Không những chúng ta không thể kéo những người mới [đến với hội thánh] mà chúng ta cũng không thể giữ được những người mà chúng ta đang có nữa. Gần như phân nữa hội thánh trên nước Mỹ không có thêm được một người mới nào qua sự tăng trưởng bởi biến đổi trong năm qua…94% hội thánh không được lớn lên hoặc mất đi [người ta] trong cộng đồng mà họ phục vụ…Sự khuynh hướng rõ ràng là đi xuống, và tại tốc độ nầy, [‘sự sống còn’ của Cơ Đốc Giáo đang bị đe dọa]” (Bị Gián Đoạn: Khi Chúa Jê-sus Làm Sụp Đổ Sự Thoải Mái Cơ Đốc Giáo của Bạn ‘Interrupted: When Jesus Wrecks Your Comfortable Christianity’, NavPress, 2014, tr. 79, 80).
Bây giờ nhìn đến Báp-tít Nam Phương. Một bảng báo cáo của Carol Pipes trong tờ báo “Cali Báp-tít Nam Phương ‘California Southern Baptist’” đã nói, “Hội thánh mất đi hơn 200,000 tín hữu [trong năm qua], một năm vượt kỷ lục kể từ năm 1881 (Sơ Lược Hội Thánh Hàng Năm ‘Annual Church Profile’) …Báo cáo về sự Báp-têm đã tuột xuống tám trong mười năm qua, ít nhất là trong năm vừa qua kể từ năm 1947. Thom Ranier [nhân viên SBC] nói, ‘Nó làm tan nát lòng tôi rằng chủ đề của hệ phái chúng ta là…một sự suy tàn.’ Tiến sĩ Frank Page, [một người dẩn đầu khác trong Báp-Tít Nam Phương] nói, ‘Sự thật là, chúng ta có rất ít người trong hội thánh chúng ta lại là những người dâng ít tiền vì chúng ta [không] chinh phục được người để dẩn đến Đấng Christ, và chúng ta không huấn luyện họ trong kỷ luật thuộc linh của Chúa chúng ta.’ Ông nói tiếp, ‘Xin Chúa tha thứ chúng ta…Nguyện Chúa giúp đỡ chúng ta trở nên nghiêm túc về… môn đồ hoá như trong hội thánh ở thế kỷ đầu tiên.’” (như đã trích, tr. 4).
Những con số nầy đưa ra một sự ảm đạm, một bức tranh đình trệ của hội thánh trong nước Mỹ. Họ đang mất đi số tín hữu trong hội thánh của chính họ, và khó có thể đem vào một người nào từ một thế gian hư mất. Ngay cả những hội thánh lớn cũng đem được rất ít người được biến đổi từ một thế gian hư mất.
Đó là một hình ảnh buồn thảm của hội thánh chúng ta tại Hoa Kỳ và thế giới Phương Tây. Bây giờ so sánh hội thánh chúng ta với hội thánh đầu tiên trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ. Tôi sẽ đọc phân đoạn nầy lại lần nữa,
“Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:46, 47).
Thật là sự trái ngược! Họ tràn đầy sự vui mừng! Họ gặp gở nhau hàng ngày! Họ ngợi khen Đức Chúa Trời liên tục! “Và mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào hội thánh” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:47).
Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói, “Chổ để đi đến là sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ của các Sứ-đồ. Nơi đây là thuốc bổ [thuốc làm mạnh sức], nơi đây là chổ để làm tươi mát, là nơi chúng ta cảm nhận được sự sống của Đức Chúa Trời làm rung động hội thánh đầu tiên” (Cơ Đốc Giáo Xác Thực ‘Authentic Christianity’, quyển 1 (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 1-3), The Banner of Truth Trust, trang 225). Nó làm rộn ràng tấm lòng chúng ta để đọc về sự vui mừng, lòng nhiệt tâm và năng quyền trong hội thánh Thế Kỷ Đầu Tiên! Tôi được sự cảm hứng do đọc sách của Tiến sĩ Michael Green, Việc Truyền Bá Phúc Âm Trong Hội Thánh Đầu Tiên ‘Evangelism in the Early Church’ (Eerdmans, ấn bản 2003). Bởi việc đọc quyển sách nầy, cũng như đọc Sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ, tôi tìm thấy rằng có vài chữ Hy-lạp trong Tân Ước chỉ cho chúng ta bức tranh của cuộc đời của những hội thánh trong thế kỷ đầu tiên.
I. Thứ nhất, có một chữ trong tiếng Hy-lạp là chữ “kurios.”
Chữ nầy có nghĩa là “Lord (Chúa)” trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là “Chúa,” “thầy,” “chủ,” “người thống trị.” Nó là chữ mà Sứ-đồ Phi-e-rơ đã dùng khi ông nói về Chúa Jê-sus trong Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 10:36,
“Giảng tin lành về sự bình an bởi Đức Chúa Jêsus-Christ, tức là (Chúa của loài người)” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 10:36).
Hãy nghe Tiến sĩ Green khi ông nói cho chúng ta thế nào những Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã làm chứng và rao giảng về Chúa Jê-sus,
Chúng ta tìm thấy họ truyền bá tin lành rằng Chúa Jê-sus là Đấng Mê-si, hay qua Ngài mà những lời hứa xưa đã được ứng nghiệm. Chúng ta thấy họ công bố tin lành bình an qua Chúa Jê-sus, về Uy Quyền của Chúa Jê-sus, về thập tự giá của Chúa Jê-sus, về sự sống lại của Chúa Jê-sus, hay đơn giản là về chính Chúa Jê-sus…những người giảng dạy tin lành có một chủ đề và chỉ một, Chúa Jê-sus!... Origen (185-254) đã nói, “Một điều tốt là sự sống: nhưng Chúa Jê-sus là sự sống. Một điều tốt khác là ánh sang của thế gian: nhưng Chúa Jê-sus là sự sáng. Cùng một lẽ có thể nói về chân lý, cánh cửa, sự sống lại. Hết thảy điều nầy Đấng Cứu Chuộc dạy rằng chính là Ngài.” Origen “tóm lại bản chất Đấng Christ là trung tâm (Christocentric) của [Phúc Âm] đến cho cả Sứ-đồ và những người khác [những ai đã học từ họ]”…Origen đã đưa ra toàn bộ mục đích của sự giảng dạy phúc âm: “Để ghi nhớ mãi sự nhận biết về đời sống của Đấng Christ trên đất và để chủan bị cho sự trở lại lần thứ hai của Ngài” (Green, như đã trích, tr. 80,81).
Những Cơ Đốc Nhân đầu tiên không có nghe được những bài giảng để giúp đở chính mình. Họ không nghe được những bài giảng “giải kinh” giải nghĩa trên từng câu của Kinh Thánh. Cái mà họ nghe thường xuyên là về Phúc Âm – về sự chết, chôn và sống lại của “kurios,” là Chúa Jê-sus Christ! “Ngài là Chúa của loài người” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 10:36).
Có người từ hội thánh khác đã phê bình tôi vì tôi kết luận mỗi bài giảng bằng sự chết và sự sống lại của Chúa Jê-sus Christ. Tôi suy nghĩ đến điều đó một thời gian rất lâu. Rồi tôi nhớ lại điều mà Spurgeon đã nói, “Tôi lấy ra một phân đoạn, giải thích nó, và sau đó làm đường con ông [đường thẳng] đến thập tự giá.” Spurgeon, rất giống như những Cơ Đốc Nhân đầu tiên, hoàn toàn lấy Chúa làm trung tâm điểm – đặt trọng tâm trên chính Chúa Jê-sus Christ, là Chúa Jê-sus Christ! Hội Thánh đầu tiên có thể thường hát theo tinh thần đó,
Ngài là Vua, Chúa muôn loài,
Ngài đã sống đắc thắng cỏi chết
Chúa rất quyền oai.
Mọi đầu gối sẽ quỳ, mọi môi lưỡi xưng nhận,
Chính Jê-sus Christ Chúa ta.
(“Ngài Là Chúa ‘He is Lord’” bởi Marvin V. Frey, 1918-1992).
Hãy hát với tôi!
Ngài là Vua, Chúa muôn loài,
Ngài đã sống đắc thắng cỏi chết
Chúa rất quyền oai.
Mọi đầu gối sẽ quỳ, mọi môi lưỡi xưng nhận,
Chính Jê-sus Christ Chúa ta.
Chữ thứ nhất, “kurios,” chỉ cho thấy Chúa Jê-sus Christ là trọng tâm như là điểm chính của thông điệp họ và Chúa của sự sống họ! Không lạ gì khi Sứ-đồ Phao-lô nói,
“Chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 1:23).
“Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 2:2).
Chúng ta phải tiếp tục giảng dạy Chúa Jê-sus Christ bị đóng đinh và sống lại từ cỏi chết. Đó phải là sứ điệp chính của chúng ta, từ trước đến giờ và mãi mãi! Tôi biết hầu hết những hội thánh không làm điều đó thường xuyên. Và đó là nguyên do chính mà họ đang chết dần ngày nay!
Những người Hồi Giáo cực đoan kêu gọi người ta đến với họ và chết. Hàng ngàn thanh niên tại Hoa Kỳ và Phương Tây đang làm như vậy. ISIS kêu gọi họ đến và ôm bom tự sát, và đi giết hại nhiều người. Đây không phải là những gì Chúa Jê-sus Christ làm. Ngài kêu gọi bạn đến với Ngài để nhận tặng phẩm của sự sống đời đời. Chúa Jê-sus Christ phán, “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ” (Giăng 10:28). Và Chúa Jê-sus Christ kêu gọi bạn trở thành môn đồ của Ngài. Chúa Jê-sus Christ phán, “Nếu bất cứ người nào [ai] muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Ma-thi-ơ 16:24). Chúa Jê-sus Christ kêu gọi bạn đến và bước vào hội thánh chúng tôi và trở thành những người chiến thắng linh hồn. Ngài kêu gọi bạn giúp đỡ chúng tôi để đem những người khác vào để nhận được sự cứu rổi!
Tôi đang kêu gọi bạn là những người trẻ để trở thành những Cơ Đốc Nhân cấp tiến! Vâng, tôi muốn bạn là một người cột trụ! Là một môn đồ! Là người hữu dụng cho Chúa Jê-sus Christ – và cho hội thánh của Đức Chúa Trời Toàn Năng! Đến vào sáng Chúa Nhật. Đi ra để chinh phục linh hồn với chúng tôi vào chiều Chúa Nhật. Trở lại vào tối Chúa Nhật. Trở thành những môn đồ tận hiến cho Chúa Jê-sus Christ! Hãy làm điều đó! Hãy làm điều đó! Không phải là tới lúc mục sư Báp-tít nói cho những người trẻ của chúng ta điều đó hay sao? Hãy vác thập tự giá bạn và theo Chúa Jê-sus Christ! Là một môn đồ! Là một lính chiến trong quân đội Chúa Jê-sus Christ! Nó là số 8 trong thánh ca của bạn. Hãy hát!
Tinh binh Jê-sus tiến lên, xung phong vào trận tuyến,
Cờ thập tự Chúa Jê-sus phất lảnh đạo binh thiêng;
Kìa đại tướng Christ trước ta, thêm can đảm ta tiến;
Nhất tâm nhìn xem lá cờ, quyết xông pha trận tuyền.
Xông lên tinh binh Jê-sus, đi như xông trận tuyến,
Cờ thập giá luôn phất cao, quyết tiến ra trận tiền.
(“Tinh Binh Jê-sus Tiến Lên ‘Onward, Christian Soldiers’”
bởi Sabine Baring-Gould, 1834-1924).
Và điều đó dẫn chúng ta đến chữ thứ hai của Hy-lạp trong Tân Ước.
II. Thứ hai, có một chữ trong tiếng Hy-lạp là chữ “agape.”
W.E. Vine nói rằng agapē là “chữ chỉ về bản chất của Cơ Đốc Giáo.” Nó có nghĩa tình yêu cho ra từ chính bản thân. Chúa Jê-sus dùng chữ nầy khi Ngài nói với các Môn đồ đầu tiên. Chúa Jê-sus phán,
“Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (Giăng 13: 34, 35).
Tiến sĩ Timothy Lin là mục sư của tôi cho nhiều năm trong hội thánh người Hoa. Tiến sĩ Lin nói,
Những Sứ-đồ đã nhận mạng lệnh về tình yêu nầy trực tiếp từ Chúa chúng ta, và sau đó họ thực hành…liên tục. Kết quả, “Trong thấy những Cơ-đốc Nhân yêu thương lẫn nhau là thế nào!” đã trở thành lời bình luận thán phục từ [thân hửu]. Ngày nay “yêu thương lẫn nhau” chỉ là một khẩu hiệu hội thánh hô lên cách máy móc… [vì thế] thật không thể nào để Đức Chúa Trời ở cùng [họ]. Cầu xin Đức Chúa Trời nhân từ trên chúng ta! (Timothy Lin, S.T.M., Ph.D., Bí Quyết Tăng Trưởng Hội Thánh ‘The Secret of Church Growth’, FCBC, 1992, tr. 33).
Tiến sĩ Michael Green, trong quyển sách của ông dựa trên những Cơ Đốc Nhân trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai, nói đến điều nầy. Tiến sĩ Green nói rằng Cơ Đốc Giáo lôi cuốn đến những người Rô-ma theo tà thần vì “năng quyền của những Cơ Đốc Nhân nầy là phải yêu thương lẫn nhau” (Michael Green, Truyền Giảng Phúc Âm Trong Hội Thánh Đầu Tiên ‘Evangelism in the Early Church’, Eerdmans, 2003, tr. 158).
III. Thứ ba, có một chữ trong tiếng Hy-lạp là chữ “koinonia.”
Nó có nghĩa là thông công, tình bạn, bạn tốt, bạn hữu. Thông công là sự mở rộng của tình yêu vô điều kiện đến mỗi người lẫn nhau trong hội thánh.
Có vài mục sư nói với tôi rằng chúng ta đừng để những người chưa tin Chúa thông công với chúng ta. Trong một khía cạnh nào đó họ nói đúng. Kinh Thánh chép, “Chớ dự vào công việc vô ích của sự tối tăm, thà quở trách chúng nó thì hơn” (Ê-phê-sô 5:11). Câu đó đã làm cho nhiều người trong những hội thánh khác bị lẫn lộn. Họ nghĩ nó có nghĩa là họ nên giữ “trẻ em trong hội thánh” tránh xa những người mới. Tiến sĩ J. Vernon McGee chú giải tốt về điều nầy. Cơ bản nó giống như những gì Tiến sĩ Thomas Hale đã nói, “Phao-lô nói chúng ta chớ dự vào [“công việc của sự tối tăm”]; ông ấy không có nói chúng ta chớ dự vào công việc với [người hư mất] …xét cho cùng, chính Chúa Jê-sus cũng ngồi ăn chung với những kẻ có tội” (Thomas Hale, M.D., Ứng Dụng Theo Chú Giải Tân Ước ‘The Applied New Testament Commentary’, Nhà Xuất Bản Kingsway, ấn bản 1997, tr. 780; dựa trên Ê-phê-sô 5:11).
Tôi thích những gì Tiến sĩ Green nói về hội thánh trong thế kỷ đầu tiên. Ông nói, “Không có gì kín giấu từ những người hỏi về học thuyết; không có gì giấu diếm về sự thông công” (như đã trích, tr. 218). “Những người tà giáo chưa được biến đổi đã được mang vào trong hội thánh, và có sự thông công, mặc dù đã ba năm họ chưa làm báp-tem” (như đã trích).
Những hội thánh Báp-tít của chúng ta ngày nay làm ngược lại. Họ nhanh chóng làm báp-tem cho những người trẻ, nhưng họ lại không muốn con em của họ có sự thông công với chúng. Hội thánh đâu tiên đã làm đúng.
Jack Hyles có hai toà nhà. Một cái nhà dành cho những đứa trẻ mới là những đứa được xe đưa tới. Họ có một buổi thờ phượng riêng! Nhưng hội thánh “thật sự” thì nhóm trong toà nhà chính. “Những đứa trẻ trong hội thánh” được giữ xa khỏi những đứa trẻ mới. Họ sợ những đứa trẻ mới nầy sẽ làm hư hỏng những đứa trẻ “quí báu” trong hội thánh của họ!
Khi lần đầu tiên tôi bước đến nhà thờ lúc còn niên thiếu, tôi nhận thấy rằng những đứa trẻ trong hội thánh đã làm nhiều việc để có thể làm cho tôi bị hư hỏng! Tôi nghe họ nói về những việc làm còn xấu xa hơn những đứa trẻ hư mất trong thế gian đã làm. Vì thế mà phương cách giữ riêng những đứa trẻ ngoài hội thánh là không có trong Kinh Thánh, và nó không phải là việc mà hội thánh đầu tiên đã làm, khi mà họ đi ra giảng dạy cho hàng triệu người cho Chúa Jê-sus Christ!
Tôi nói chúng ta cần phải giải thoát một vài ý kiến của “lớp Trường Chúa Nhật” của chúng ta. Hãy đem những đứa trẻ chưa được cứu vào. Cho chúng một bữa ăn ngon. Làm cho chúng một bữa tiệc Sinh Nhật. Dành cho chúng một thì giờ tốt – “xét cho cùng, chính Chúa Jê-sus Christ ngồi ăn chung với những kẻ có tội” (Thomas Hale, như đã trích). Hát bài hát “Dắt Về Chúa ‘Bring Them In’”!
Dắt về Chúa, dắt về Chúa,
Giữa chốn ác tội kíp đem chiên ra;
Dắt về Chúa, dắt về Chúa,
Ráng dắt những chiên lạc đến nơi Cha.
(“Dắt Về Chúa ‘Bring Them In’” bởi Alexcenah Thomas, thế kỷ 19).
Những nhà lảnh đạo tôn giáo già, gắt gỏng tìm lỗi nơi Chúa Jê-sus. Ma-thi-ơ là người thu thuế. Chúa Jê-sus kêu gọi ông, và Ma-thi-ơ theo Ngài. Rồi sau đó Ma-thi-ơ mỡ một buổi tiệc lớn để khoảng đãi tại nhà ông. Chúa Jê-sus và mười hai Môn-đồ Ngài cũng ở đó. Có nhiều người thu thuế và kẻ có tội cũng đến và ngồi ăn chung với Chúa Jê-sus. Những nhà lảnh đạo tôn giáo nghĩ rằng Chúa Jê-sus đã làm sai. Họ nói, “Tại sao Ngài lại ăn chung với kẻ có tội?” Chúa Jê-sus trả lời, “Ta [đã] đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội” (Ma-thi-ơ 9:13).
Những mục sư nào mà sợ rằng có quá nhiều kẻ có tội thì họ cũng nên nghĩ về điều đó! Tôi nói, “Đem những kẻ có tội vào! Ráng hết sức mình đem họ vào càng nhiều càng tốt! Càng nhiều càng vui!” Đem họ vào ngay trong sự thông công, giống như Chúa Jê-sus đã làm, giống như hội thánh đầu tiên đã làm! “Dắt Về Chúa.” Hãy hát!
Dắt về Chúa, dắt về Chúa,
Giữa chốn ác tội kíp đem chiên ra;
Dắt về Chúa, dắt về Chúa,
Ráng dắt những chiên lạc đến nơi Cha.
Lắng nghe những lời sống, đầy năng quyền của hội thánh Thế Kỷ Đầu Tiên,
“Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công [koinonia!] của anh em, mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:42, 47).
Jack Hyles, và người con trai thông dâm của ông, và người con rể gian dâm cùng thiếu nữ dưới tuổi vị thành niên của ông – họ là những người phải nên ở trong toà nhà “kia”! Giữ họ khỏi xa, họ có thể gây hại những đứa trẻ chưa được cứu! Giữ những lảnh đạo mục vụ “chó” khỏi những người trẻ hư mất! Và đem những người trẻ lạc mất vào ngay nhà thờ chính. Đúng đó, đem người lạc mất vào – và để những người Báp-tít Pha-ri-si, và những đứa hư hổn trong Trường Chúa Nhật của họ ở ngoài! Đem những đứa trẻ lạc mất vô và chúng ta sẽ có một buổi ăn tối và buổi tiệc sinh nhật – và xem những hoạt hoạ Popeye xưa! A-men! Và hãy nghe vị mục sư cao tuổi nầy, và hát vài bài thánh ca, vổ tay và thốt lên “A-men” – và hưởng thụ thời gian vui vẻ!
Ba chữ Hy-lạp đó cho chúng ta thấy một hội thánh sống động, quyền năng! “Kurios” – Chúa – Đấng Christ là Kurios của chúng ta! Ngài là Chúa chúng ta. Trở lại và học về Đấng Christ, và đi theo Đấng Christ, và kính yêu Đấng Christ bằng hết tấm lòng của bạn! “Agapē” – “Tình yêu Cơ-đốc Nhân! Hãy trở lại và chúng tôi sẽ yêu thương bạn. Và chúng tôi cũng rất khao khát được bạn yêu thương chúng tôi. Những người Hippies có nói về “yêu vào.” Họ gọi Woodstock là “yêu vào.” “Yêu vào” thật sự là tại trong hội thánh nầy. Hãy trở lại với sự yêu vào của chúng tôi! Nó sẽ làm cho Woodstock ra như một buổi ăn ngoài trời của Trường Chúa Nhật! Và rồi đến chữ “koinonia.” Nó có nghĩa thông công, tình hữu nghị, tình bạn bè, người bạn tốt đi cùng! Koinonia là sự thông công. Thông công là sự mở rộng của tình yêu “agape” trong hội thánh địa phương!
Giờ, chúng tôi đang ở đây! Chúng tôi đang chờ đợi bạn! Đến vào sáng Chúa Nhật tới! Đến vào tối Chúa Nhật tới! Trở lại tối thứ Bảy! Đến và giúp chúng tôi đem những người khác vào! Đến và giúp chúng tôi làm hội thánh nầy là nơi những người trẻ có được niềm vui; nơi những người trẻ có thể trở nên môn đồ Đấng Christ – và tinh binh thập tự! A-men! Hát thánh ca số tám – “Tinh Binh Jê-sus Tiến Lên!” Hãy hát!
Tinh binh Jê-sus tiến lên, xung phong vào trận tuyến,
Cờ thập tự Chúa Jê-sus phất lảnh đạo binh thiêng;
Kìa đại tướng Christ trước ta, thêm can đảm ta tiến;
Nhất tâm nhìn xem lá cờ, quyết xông pha trận tuyền.
Xông lên tinh binh Jê-sus, đi như xông trận tuyến,
Cờ thập giá luôn phất cao, quyết tiến ra trận tiền.
Bác sĩ Chan, xin dẫn chúng ta vào sự cầu nguyện.
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC.
Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào.
Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây).
Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông,
đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Một Nền Tảng của Hội Thánh ‘The Church’s One Foundation’”
(bởi Samuel J. Stone, 1839-1900).
DÀN BÀI CỦA BA CHỮ ĐƯA RA BÍ QUYẾT CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN! THREE WORDS GIVE THE SECRET OF THE EARLY CHURCH! bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. “Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:46, 47) .I. Thứ nhất, có một chữ trong tiếng Hy-lạp là chữ “kurios,” II. Thứ hai, có một chữ trong tiếng Hy-lạp là chữ “agapē,” III. Thứ ba, có một chữ trong tiếng Hy-lạp là chữ “koinonia,” |