Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NỖI ĐAU ĐỚN CỦA VƯỜN GHẾT-SÊ-MA-NÊ

THE SORROW OF GETHSEMANE
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối thứ Bảy ngày 18 tháng 3 năm 2017
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Saturday Evening, March 18, 2017

“Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7).


Trong đêm trước khi Chúa chịu chết trên Thập Tự Giá Ngài dẫn các Môn đệ của Ngài vào trong bóng tối của Vườn Ghết-sê-ma-nê. Đêm đã về khuya, khoảng giữa đêm. Ngài để tám Môn đệ ở lại nơi bìa Vườn. Ngài dẫn Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng vào sâu hơn trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Ngài “bắt đầu kinh hãi [đau đớn tột cùng], và sầu não [phiền muộn]” (Mác 14:33). Ngài nói với ba môn đệ đó, “Linh hồn ta buồn rầu lắm [quá đau lòng], cho đến chết [đến sự chết]” (Mác 14:34). Ngài đi một đổi xa hơn và sấp mình xuống đất. Ngài cầu nguyện trong sự đau thương đó nếu có thể được “xin giờ nầy qua khỏi mình” (Mác 14:35). Trọn thời gian của sự cầu nguyện trong Vườn Ghết-sê-ma-nê độ khoảng một tiếng đồng hồ – đoạn Ngài phán với họ khi thấy họ đang ngủ, “Thế thì các ngươi không tỉnh thức với ta trong một giờ được” (Ma-thi-ơ 26:40).

Một việc kinh hãi đã xảy ra cho Chúa Jê-sus – vào lối nữa đêm trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúa Jê-sus phán, “Linh hồn ta buồn bực cho đến chết” (Ma-thi-ơ 26:38). Trong từ Hy-Lạp “perilupos” nghĩa là “sự buồn bực vây quanh.” Ngài có thể nói như trước giả Thi-Thiên, “sự đau đớn âm phủ áp hảm tôi” (Thi-Thiên 116:3). Những cơn sóng cuồn cuộn của sự đau khổ phủ trên Ngài. Trên Ngài, ở dưới Ngài, chung quanh Ngài, ngoài Ngài, và trong Ngài – tất cả là buồn rầu – ngay cả đến chết – gần như là Ngài bị giết bởi những nổi đau đớn đó! Không có cách nào để trốn khỏi sự đau đớn! Không có sự đau buồn nào xấu hơn sự đau buồn nầy! Ngài bị ép chặt bởi sự kinh hãi đó đến nổi “mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

(Phỏng dịch)
‘Đêm đã khuya, và trên bờ Ô-liu
   Ngôi sao đã mờ chiếu sáng muộn màng;
‘Đêm đã khuya trong Vườn giờ nầy,
   Đấng Cứu Thế đau đớn nguyện cầu cô đơn.

‘Đêm đã khuya, tất cả được loại bỏ,
   Đấng Cứu Thế chiến đấu sợ hải cô đơn;
Ngay cả môn đồ mà Ngài yêu thương
   Không lưu ý đau buồn, lệ rơi của Thầy.
(“Đêm Đã Khuya; và Trên Bờ Ô-liu ‘‘Tis Midnight; and on Olive’s Brow’
      bởi William B. Tappan, 1794-1849).

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jê-sus là “một người từng trãi sự buồn bực” (Ê-sai 53:3). Nhưng không phải lúc nào Ngài cũng đi vòng vòng với vẽ mặt buồn phiền. Ngài biết sự đau đớn. Ngài từng trãi sự buồn bực. Nhưng hầu hết thời gian của Ngài là một người bình an và vui vẽ. Ngài tham dự trong nhiều buổi tiệc mà người Pha-ri-si thường hay phàn nàn. Họ nói, “Ngài ăn chung với kẻ thâu thuế và người có tội” (Ma-thi-ơ 11:19, v…v…). Điều nầy cho thấy rằng Cơ Đốc Nhân thật phải là người vui vẽ thường xuyên. Đôi khi chúng ta cũng phải trãi qua những thời điểm của sự chán nản ngã lòng. Nhưng chúng ta có thể có được kinh nghiệm của sự bình an khi chúng ta nhớ lại rằng Chúa Jê-sus chiến thắng sự chết, đã sống lại khải hoàn!

Nhưng trong Vườn Ghết-sê-ma-nê thì tất cả đã thay đổi. Sự bình an của Ngài biến mất. Sự vui mừng của Ngài đã xoáy động nên sự đau buồn. “Perilupos” – bao trùm bởi sự đau buồn; gần như phải chết bởi nó! Đây là một bức tranh của một số kinh nghiệm từng trãi trong việc xưng nhận tội lỗi.

Chúa Jê-sus ít có nói lời nào về sự đau buồn hay phiền muộn trong hết suốt cuộc đời của Ngài. Nhưng bây giờ, trong Vườn đó, tất cả đã thay đổi. Ngài kêu cầu cùng Đức Chúa Trời, “Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con” (Ma-thi-ơ 26:39). Ngài trước kia chưa bao giờ than phiền. Nhưng bây giờ “Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44). Tại sao? Tại sao? Chúa Jê-sus, điều gì làm cho Ngài đau khổ?

Tiến sĩ John Gill nói là bởi vì Sa-tan đến trong Vườn. Trong thời của chúng ta Mel Gibson, trong cuốn phim “Sự Thống Khổ của Đấng Christ ‘The Passion of the Christ’,” miêu tả Sa-tan đi vào trong Ghết-sê-ma-nê như một con rắn, đặng giày vò Chúa Jê-sus trong tăm tối. Nhưng Tiến sĩ Gill và Mel Gibson sai trên điểm nầy. Sa-tan không có trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Điều đó không có trong Kinh Thánh. Một số người trích dẫn Lu-ca 22:53, khi Chúa Jê-sus phán cùng những người lính đến Vườn để bắt Ngài, “Nhưng nầy là giờ của các người, và quyền của sự tối tăm” (Lu-ca 22:53). Họ đúng khi nói rằng điều nầy ám chỉ đến Sa-tan. Nhưng hãy chú ý rằng Đấng Christ nói điều nầy đến những lính mà đã đến bắt Ngài sau khi lời cầu nguyện của Ngài và mồ hôi như máu đào trong Ghết-sê-ma-nê. Ở khúc cuối của sự thống khổ của Ngài trong Vườn, Ngài phán cùng những người lính, “Nhưng nầy là giờ của các người [không phải giờ trong Ghết-sê-ma-nê], và quyền của sự tối tăm.” Cho nên Sa-tan đến sau sự thống khổ của Đấng Christ trong Vườn. Giu-đa trở nên bị ma-quỉ ám (thật ra, Sa-tan ám) vài ngày trước rồi. Chúng ta được biết trong Lu-ca 22:3, “Vả, quỉ Sa-tan ám vào Giu-đa.” Sa-tan đi vào trong Vườn sau sự vùng vẩy kinh khủng của Đấng Christ, trong sự chiếm hữu Giu-đa và kéo những người lính để bắt Chúa Jê-sus và đối đãi Ngài cách xấu hổ.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thắc mắc tại sao Chúa Jê-sus bị giày vò quá độ đến nổi mồ hôi của Ngài trở nên như máu khi Ngài cầu nguyện cho sự giải thoát. Tôi được thuyết phục rằng sự trả lời nằm trong phân đoạn của chúng ta. Trong Vườn, Chúa Jê-sus “cầu nguyện, xin rằng, Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con” (Ma-thi-ơ 26:39). “Chén” đó là gì? Nếu như là sự thống khổ của Ngài trên Thập Tự Giá qua ngày sau, sự cầu nguyện của Ngài không được nhậm. Nếu “chén” đây là sự giải thoát khỏi Sa-tan trong đêm đó, thì sự cầu nguyện của Ngài cũng không được nhậm, vì những người bị ám lôi Ngài đi để đóng đinh. Phân đoạn của chúng ta trong Hê-bơ-rơ 5:7 cho sự trả lời. Xin đứng lên và đọc lớn lên.

“Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7).

Bạn có thể đồng ngồi. Nên, câu nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jê-sus cầu xin lời cầu nguyện nầy “trong những ngày còn trong xác thịt” – tức là, khi Ngài đương sống trên trần gian nầy. Ngài cầu nguyện bằng “sự kêu cầu tha thiết và nước mắt” để được cứu khỏi sự chết – cho nên sự cầu nguyện nầy được cầu xin trước khi Ngài bị đóng đinh. Câu Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết rằng sự cầu nguyện của Ngài được nghe, và Đức Chúa Trời đã cứu Ngài khỏi sự chết trong Vườn Ghết-sê-ma-nê! Tiến sĩ Oliver Buswell, thần học gia nổi tiếng, nói như vầy,

Sự đổ mồ hôi nhiều cực độ như Lu-ca đã mô tả [trong Vườn Ghết-sê-ma-nê] là đặc thù của trạng thái sửng sốt mà người bị thiệt hại trong sự nguy hiểm sắp sụp đổ và ngay cả đến chết…Chúa Jê-sus Christ chúng ta, nhận biết chính thân thể Ngài đang trong trang thái sửng sốt cực độ, cầu xin sự giải thoát khỏi cái chết trong Vườn, đặng Ngài có thể hoàn thành mục đích của Ngài trên thập giá (J. Oliver Buswell, Ph.D., Hệ Thống Thần Học của Tôn Giáo Cơ-đốc ‘Systematic theology of the Christian Religion’, Nhà Xuất Bản Zondervan, 1971, phần 3, tr. 62).

Tiến sĩ John R. Rice nói hầu như giống như vậy,

Chúa Jê-sus buồn phiền và nặng nề và linh hồn Ngài “buồn bực cho đến chết,” đó là, theo nghĩa chết vì nỗi đau buồn…Chúa Jê-sus cầu xin rằng chén của sự chết được cất đi khỏi Ngài đêm đó đặng Ngài có thể sống để chết trên thập giá ngày hôm sau (John R. Rice, D.D., Phúc Âm Theo Ma-thi-ơ ‘The Gospel According to Matthew,’ Sword of the Lord, 1980, tr. 441).

Tiến sĩ Buswell nói,

Sự giải thích nầy sẽ hài hoà với Hê-bơ-rơ 5:7, và nó đối với tôi xem như là sự giải thích duy nhất mà sẽ hài hoà (như đã trích).

Tiến sĩ Rice nói,

Điều nầy làm sáng tỏ trong Hê-bơ-rơ 5:7 mà chúng ta được biết rằng Chúa Jê-sus “dâng lên lời cầu nguyện và sự nài xin bằng sự khóc lóc lớn tiếng và nước mắt đến Đức Chúa Cha có quyền cứu Ngài khỏi sự chết, và đã được nghe trong đó Ngài sợ.” Sắp sửa chết trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Jê-sus cầu xin chén sự chết lìa khỏi Ngài đêm đó đặng Ngài có thể sống để chết trên thập giá ngày hôm sau. Kinh Thánh chép rằng “Ngài được nhậm”! Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của Ngài (như đã trích).

“Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7).

Nhìn xem Con Trời đau khổ,
   Thở hổn hển, rên rỉ, mồ hôi máu!
Ân điển thiêng liêng sâu đậm bao la!
   Jê-sus, thật tình yêu thiêng liêng!
(“Sự Đau khổ của Ngài không Ai Biết ‘Thine Unknown Sufferings’
      bởi Joseph Hart, 1712-1768).

Nhưng chúng ta vẫn phải giải thích tại sao Chúa Jê-sus đã chịu đau đớn quá nhiều trong buổi tối đó. Đây là những gì mà tôi tin rằng đã xảy ra cho Chúa Jê-sus trong Vườn. Tôi tin tại đó mà

“… Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6).

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta” (Ê-sai 53:4).

Nhưng Ngài mang chúng khi nào? Ngài mang chúng từ trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, và mang đến Thập Tự Giá sáng bữa sau.

“Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ,” (1 Phi-e-rơ 2:23).

Nhưng tội lỗi của chúng ta chất “trên thân thể Ngài” buổi tối trước đó, trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Ngài mang tội lỗi chúng ta từ Vườn Ghết-sê-ma-nê đến Thập tự Giá! Ngài làm nguôi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Ngài chăm chú nó.

Một mình Đấng Cứu Thế cầu nguyện trong Ghết-sê-ma-nê tôi tăm;
   Một mình Ngài uống chén đắng đau thương, Và đau đớn vì tội tôi;
Cô đơn, một mình, Ngài mang gánh hết tất cả;
   Ngài bỏ Chính Mình để cứu của Ngài;
Ngài đớn đau, tuông huyết, chết, Cô đơn, một mình.
   (“Một Mình ‘Alone’” bởi Ben H. Price, 1914).

Nhà Tiến sĩ lổi lạc John Gill (1697-1771) đã nói một cách chính xác,

Lúc nầy Ngài bị bầm, và bị để sầu khổ bởi Cha Ngài: sự buồn phiền bắt đầu, vì chúng không kết thúc tại đây, nhưng trên thập giá…và sẽ rất nặng nề; với gánh nặng tội lỗi của dân Ngài, và cảm giác sự thạnh nộ thiêng liêng, mà Ngài quá bị siết chặt và bị áp đảo, rằng thần linh Ngài hầu gần tan biến; Ngài sắp bị ngất đi, chìm và chết; tim Ngài yếu dần…linh hồn Ngài bị vây quanh bởi tội lỗi của dân sự Ngài; tất cả điều nầy đoạt Ngài và bao quanh Ngài…sự buồn phiền về sự chết và địa ngục vây quanh Ngài khắp bốn bề, đến mức mà sự an ủi ở mức độ nhỏ nhất cũng không loạt đến Ngài…cho nên linh hồn Ngài bị áp đảo bởi sự buồn phiền, tấm lòng vĩ đại của Ngài sẳn sàng bị vở; Ngài được đèm ngang hàng, phải như là, đến buội sự chết; nhưng sự buồn phiền của Ngài cũng không rời khỏi Ngài, cho đến khi linh hồn và thân xác của Ngài phân ly với nhau (John Gill, D.D., Sự Giải Thích về Tân Ước ‘An Exposition of the New Testament,’ The Baptist Standard Bearer, quyển I, tr. 334)

Vì thế chúng ta học những gì mà Chúa Jê-sus đã làm để cứu chúng ta ra khỏi sự phận nộ của Đức Chúa Trời, thoát khỏi sự đoán xét tội lỗi, và hình phạt đời đời trong Địa Ngục. Ngài chịu khổ trong chổ của chúng ta, thay thế cho chúng ta. Sự đau đớn mà Ngài chịu, thế chổ cho chúng ta, bắt đầu trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, nơi mà Ngài gánh chịu tội lỗi chúng ta và mang nó đến Thập Tự Giá sáng hôm sau.

Các bạn tôi ơi, chúng ta đang tiến đến ngày Lễ Kỉ Niệm Chúa Phục Sinh, cái ngày mà Chúa Jê-sus đã sống lại từ phần mộ. Nhưng sự sống lại từ kẻ chết của Ngài sẽ không có ý nghĩa gì đối với bạn ngoại trừ bạn thừa nhận rằng Ngài đã chịu đau đớn kinh khiếp trong Vườn Ghết-sê-ma-nê và trên Thập Tự Giá là để cứu bạn ra khỏi sự hình phạt do tội lỗi của bạn. Bạn phải làm gì cho Chúa Jê-sus để chịu thế cho bạn? Bạn phải quỳ xuống chân Ngài và tin nhận Ngài!

Giờ được chiêm ngưởng thập giá quí hóa
   Nơi Đông Cung Thánh xưz chịu hình đây,
Lòng thật coi phú quí thảy lỗ cả,
   Quyết bỏ hết kiêu ngạo tâm tánh nầy.

Nguyền Giê-xu giúp tôi chẳng khoe khoang,
   Duy khoe ơn Chúa bỏ mình vì tôi;
Mọi vật hư ảo xưa mãi mê man,
   Nay đem dâng nơi thập tự giá rồi.

Mình Ngài lưu huyết dường khoác xích y,
   Tay, chân đinh đóng khổ hình vì tôi;
Đời nầy tôi kể mình đã chết đi,
   Cõi thế đối tôi thật như chết rồi.

Dầu rằng tôi có toàn cả thế giới,
   Đem dâng cho Chúa vẩn hèn mọn thay;
Kỳ diệu thay ái tình Chúa thắm tươi,
   Xui tôi vui dâng hồn, thân, cả rày.
(“Giờ Được Chiêm Ngưỡng Thập Giá ‘When I Survey the Wondrous Cross’
       bởi Isaac Watts, D.D., 1674-1748).

Tin nhận Chúa Jê-sus tối nay và tội lỗi bạn sẽ được trả bởi sự thống khổ và sự chết của Ngài thế chổ của bạn – trên Thập Tự Giá. Huyết Ngài sẽ rửa sạch tội lỗi bạn ngay khi bạn tin nhận Ngài!


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đơn Ca Trước Bài Giảng:
“‘Đêm Đã Khuya, và Trên Bờ Ô-liu ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’
(bởi William B. Tappan, 1794-1849).