Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐẤU TRANH CHO SỰ SỐNG CÒN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO!

PHẦN MỞ ĐẦU CỦA TIẾN SĨ R. L. HYMERS, JR.
THE FIGHT FOR LIVING CHRISTIANITY!
AN INTRODUCTION OF DR. R. L. HYMERS, JR.
(Vietnamese)

bởi Ông John Samuel Cagan
by Mr. John Samuel Cagan


Trong những thời kỳ khủng hoảng, lịch sử được làm nên bởi những ai tin vào một điều gì đó vĩ đại hơn là chính họ. Lịch sử không phải làm nên bởi người bình thường. Có một số người khát khao vào sự an toàn và sự vững chắc của một người thường. Một số khác thì họ sợ nhiều vào sự thất bại nên họ không bao giờ dám thử. Còn số khác thì họ sẽ không bao giờ thành công bất cứ điều gì to lớn vì họ không dám trả giá quá nhiều cho sự chịu đựng lâu dài. Một số người khác sẽ không bao giờ thay đổi bất cứ điều gì, họ không có sự ảnh hưởng cho thế giới nầy, và họ sẽ chết như họ chưa từng được sống. Trong thời điểm mà số người gia tăng giống như vậy, Đức Chúa Trời đã khơi dậy Tiến sĩ Hymers.

Hầu hết những ai quyết định bước vào mục vụ thì đều được ủng hộ bằng mọi cách. Tuy nhiên, Tiến sĩ Hymers, phải tự túc trong những năm đại học bằng cách đi làm ban ngày và đến trường ban đêm. Mặc dù thường bị cản ngăn bởi gia đình và bạn bè, ông vẩn giữ vững mục tiêu ước mơ trở thành người hầu việc Đức Chúa Trời, và không bỏ cuộc cho dù sự khó khăn lớn đến đâu đi nữa. Ông cố gắng chịu đựng để trở thành người giảng đạo của Đức Chúa Trời bất chấp sự tấn công của ma-quỉ và sự thương tổn tâm thần. Tiến sĩ Hymers đã chịu đựng mọi gian nan, khổ cực và thử thách cho mục đích của sự kêu gọi giảng dạy về sự chân thật của Đức Chúa Trời. Bởi vì ông đã chịu đựng được những lửa thử rèn trong đời sống, Tiến sĩ Hymers đã làm sáng chói cho sự thật.

Tiến sĩ Hymers tin chắc vào chân lý của Lời Đức Chúa Trời vì thế ông sẳn sàng đấu tranh cho nó. Ông không phải là một người dể dàng để chấp nhận sự giả dối vì nó thoải mái. Đây là tình trạng trong suốt cuộc đời của ông. Ông không phải ngồi lại và không làm gì khi Kinh Thánh bị phỉ báng tại chủng viện khước từ-Kinh Thánh của ông. Liều bỏ sự ghi danh và ra trường của ông, Tiến sĩ Hymers chống lại sự tấn công Kinh Thánh của phái tự do. Ông đóng cửa những lớp học, ông viết những bài báo đăng trong bích báo của trường, giữ sự hiệp nguyện trong phòng ngủ ở ký túc xá của ông, ông dùng tất cả những nguồn tài liệu để chống lại những sự giả dối vây hảm chân lý của Thánh Kinh. Khi ông được gọi đến Văn Phòng Giám Đốc chủng viện để bị khuyến cáo để ngừng lại tất cả những chống đối của ông về việc bảo vệ Kinh Thánh, Tiến sĩ Hymers không nhân nhượng. Thay vào đó, ông viết một quyển sách chống đối chủ nghĩa tự do trong những chủng viện. Ông đứng thẳng và mạnh dạn trong cuộc Đấu Tranh cho Kinh Thánh.

Một số người phê bình, số người khác thì than phiền, và vẫn có một số người khác thì đầu hàng, bỏ cuộc, nhưng Tiến sĩ Hymers là một người năng động. Vì mạnh mẽ tin chắc vào chân lý và Đức Chúa Trời ông sẽ rút gươm ra và tấn công vào sức mạnh của ma quỉ cho dù ông phải chết. Tiến sĩ Hymers không yêu sự sống mình quá đổi để rồi mua được nó bằng giá của xiềng xích. Ông là người của chiến tranh trong khi những người khác mua sự hòa bình bằng giá của sự nô lệ.

Khi Hollywood nhổ vào mặt của Đấng Christ, Tiến sĩ Hymers hành động đặng lau chùi mặt của Đấng Cứu Chuộc của ông. Về điều nầy, ông đã bị công kích. Ngay cả khi những bài viết trên báo chống lại ông, ông bênh vực Đấng Christ! Về điều nầy ông đã mất đi những người bạn. Tuy thế, bổn phận phải làm những gì đúng đã ép buộc Tiến sĩ Hymers hành động, để phản đối, để đánh trả.

Khi xã hội dường như thừa nhận quyền lợi của phụ nữ “được phép phá thai,” Tiến sĩ Hymers cự tuyệt để trẻ sơ sinh bị giết mà không phải đấu tranh. Thông thường con người hảo tâm và dâng hiến vào từ thiện là tốt lắm rồi, nhưng Tiến sĩ Hymers không phải là một con người bình thường. Ông và cha của tôi ngồi xuống trước cửa viện phá thai. Khi những người khác rời khỏi đó khi bị cảnh sát với dùi cui và quân hàm trên lưng ngựa đe dọa, Tiến sĩ Hymers còn lại bám chặt với niềm tin của ông. Ông sẽ không trừ tiệt từ những gì ông biết về tình thế sau cùng giữa sự sống của đứa trẻ và quyền tự do của người phụ nữ. Ông hướng dẩn hội thánh của ông toàn lực để đóng cửa hai phòng khám phá thai. Ông đứng thẳng lưng và mạnh mẽ đấu tranh chống lại nạn phá thai.

Rồi sau đó có một cuộc nội chiến trong hội thánh chúng ta. Một “người lảnh đạo trước kia” rời khỏi hội thánh chúng ta. Trong sự gây náo động của ông, 400 người đã rời khỏi hội thánh. Nhà thờ chúng ta gần như bị mất. Hội Thánh gần như bị phá sản. Một mục sư nổi tiếng đề nghị một loái thoát cho Tiến sĩ Hymers, đi để quản nhiệm một hội thánh lớn ở ngoại ô. Ông khuyên là cơ hội cho Tiến sĩ Hymers nhảy ra khỏi chiếc tàu đang chìm! Ông nói, “Đây là cơ hội cuối cùng của anh để đi ra.” Nhiều mục sư khác sẽ làm như vậy. Nhưng còn những tín hữu còn lại và tình trạng tài chánh hội thánh kiệt quệ – Tiến sĩ Hymers ở lại! Tiến sĩ Hymers sẵn sàng chiến đấu cho hội thánh địa phương nầy. Bởi sự can đảm thuộc linh và những người trung tín đã dâng hiến thì giờ và tiền bạc, chúng ta vẫn còn nhà thờ trong trung tâm cộng đoàn ở tại Los Angeles! Ông đã ở lại và đương đầu với thách thức không thể tưởng được bằng sự quyết tâm và can đảm như Winston Churchill đã đương đầu Hít-le trong chiến tranh cho Nền Văn Minh Phương Tây.

Tiến sĩ Hymers tin chắc về sự quan trọng của hội thánh địa phương. Tiến sĩ Hymers có thường nói rằng sự thành công của hội thánh nầy là cả đời sống ông. Ông có tình thương sâu đậm, không phải chỉ cho hội thánh nầy thôi, mà cho những hội thánh trên toàn thế giới. Năng quyền của hội thánh là sự đam mê của ông. Đăc tính của ông đã nối liền với sự sống còn của hội thánh. Ông duy chỉ có sự sẵn lòng cho mục đích của Đấng Christ và hội thánh hơn cả ngôi sao vận động viên, chính trị gia cuồng tín, và những người chiến thắng. Ông nhận biết hội thánh là cô dâu của Đấng Christ, và vì thế ông cầu nguyện, tranh đấu, và giảng dạy vì điều tốt lành của hội thánh.

Dù không được tán thành và bị nghi ngờ bởi một số người, nhiều người lãnh đạo Tin Lành vẫn giữ trung thực cùng Đức Chúa Trời đã ngưỡng mộ và ủng hộ Tiến sĩ Hymers. Trong số đó có người truyền giảng trứ danh toàn quốc và chủ bút lâu năm của “Người Rao Truyền Thánh Kinh ‘The Biblical Evangelist’,” là Tiến sĩ Robert L. Sumner. Đã từng được bao quanh bởi những nhân vật đứng đầu Cơ-đốc Nhân của thế kỷ 20, Tiến sĩ Sumner biết vài điều về đàn ông thật sự của Đức Chúa Trời. Tiến sĩ Sumner đã viết về Tiến sĩ Hymers như sau,

“Tiến sĩ Hymers thận trọng, có ý định trước để đi ra đặng thành lập một hội thánh giảng dạy-phúc âm, truyền giảng, dạy Thánh Kinh ở giữa trung tâm khu phố kinh doanh xấu xa tại Los Angeles. Nều không phải gì khác, tôi khen ngợi ông vì điều đó và vì ông không gia nhập những mục vụ rao giảng khác trong sự lẫn trốn đến những thành phố ngoại ô…Tôi cảm kích và ngưỡng mộ một người đàn ông sẵn sàng đứng chịu cho Chân Lý theo sự kêu gọi và rồi đứng vững bởi chúng, mặc dù những rỗi rãi nghịch cùng ông. Robert Leslie Hymers là tôi tớ Cơ-đốc như vậy của Đấng Christ! Ngoài mục vụ địa phương trong trung tâm thành phố tội ác nhất của Hoa Kỳ, ông cũng duy trì mục vụ quốc tế - ngay cả trên mức độ địa phương, những phục vụ của ông là dịch ‘trực tuyến’ vào cả tiếng Mễ và tiếng Trung Hoa.”

Đã từng là người rao giảng nhiều chục năm, Tiến sĩ Sumner nhận diện ra những thuộc tính mạnh mẽ để mô tả đời sống và mục vụ của Tiến sĩ Hymers!

Tiến sĩ Hymers là người có khải tượng. Ông tin rằng cho dù trong những lúc khó khăn khi tất cả hy vọng khác thất bại, Đức Chúa Trời có thể hoàn thành những việc lớn. Ông hình dung một trang mạng mà có thể cung cấp bài giảng in và những tài liệu bài giảng khác cho những mục sư và giáo sĩ vòng quanh thế giới. Loại nỗ lực nầy trước đây chưa từng thử và nghe đến. Tuy nhiên, trong sự cố gắng để làm sự khác biệt trong những nước vòng quanh thế giới, ông ngay cả thay đổi lối soạn thảo bài giảng hầu để làm thuận tiện cho công trình vĩ đại nầy.

Đa số mục vụ của ông, Tiến sĩ Hymers đã giảng từ dàn bài. Tuy vậy, ông muốn những bài giảng của ông được có sẵn đến Cơ-đốc Nhân trong những nước khác mà không có Kinh Thánh và những tài liệu bài giảng khác. Vì thế ông quyết định để bắt đầu viết bài giảng của ông ra từng lời một và giảng từ bản in. Đa số mục sư sẽ không thay đổi phương thức soạn thảo của họ sau thời gian dài trong chức vụ, nhưng Tiến sĩ Hymers là người có khải tượng. Nhiều năm sau, những bài giảng viết tay của Tiến sĩ Hymers được hầu hết mỗi nước trong thế giới đọc tới và trang mạng của ông có hơn hàng triệu rưởi người tham quan chỉ riêng trong năm 2016.

Luôn luôn là kiểu mẫu mục sư mà quan tâm đến mọi người từ mọi bối cảnh, Tiến sĩ Hymers bắt đầu công việc riêng biệt để những bài giảng của ông dịch sang những ngôn ngữ khác. Lúc đầu, những bản in của bài giảng được dịch sang vài ngôn ngữ thôi. Tuy nhiên, Tiến sĩ Hymers tiếp tục với khải tượng của ông để trải ra tới toàn thế giới bất chấp chướng ngại ngôn ngữ.

Ngày nay, những bản in bài giảng của Tiến sĩ đã được dịch sang 35 ngôn ngữ! Những bài giảng nầy là nguồn phước và sự giúp ích cho giáo sĩ và những mục sư trong thế giới thứ ba. Chúng đã được dùng làm mọi cách ân điển để đánh thức và cáo trách linh hồn về nhu cầu có Chúa Jê-sus cho họ, và một số đã được biến đổi ngay khi đọc được những bài giảng. Những bài giảng được dịch sang 35 ngôn ngữ đòi hỏi khải tượng và cống hiến, nhưng nó đã được sử dụng bởi Đức Chúa Trời để làm sự ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới Cơ-đốc Nhân.

Không cần biết độ mãnh liệt của trận đánh như thế nào, Tiến sĩ Hymers đã phấn đấu để làm một người đàn ông trong vũ đài cho Đức Chúa Trời. Ông đã giảng trong phong cách nệ cổ về với sự đam mê và sự giảng dạy nồng nhiệt trong khi tất cả những người khác từ bỏ nó. Ông tin vào sự biến đổi thật sự bởi ân điển và năng quyền của Đức Chúa Trời qua đức tin trong Chúa Jê-sus Christ và sẽ không để cho những ai nghe bị sự nguy hiểm của Địa Ngục bằng chất lắng cho sự gì kém hơn.

Trong thời mà sự cầu nguyện chỉ là nghi thức, Tiến sĩ Hymers tin vào năng quyền của Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện được nhậm. Trong thời kỳ mà những người khác săn đuổi hy vọng về sự cúng hiến to lớn hơn bằng cách cướp thuộc viên từ hội thánh khác, Tiến sĩ Hymers tin vào rao giảng những người trẻ từ thế gian. Trong khi những người khác đóng hết buổi nhóm nầy đến buổi nhóm khác, Tiến sĩ Hymers tin vào tầm quan trọng và sức sống của hội thánh. Trong khi nhiều người khác thoả lòng để ăn từ cái xác thịt từ lâu đã mất sự sống và năng lực, Tiến sĩ Hymers tin vào và đấu tranh cho sự sống còn của Cơ-đốc Giáo.

Trong một chút nữa đây Tiến sĩ Hymers sẽ đến đây để giảng. Nhưng trước tiên Ông Griffith sẽ đến đây tôn vinh bài thánh ca mà Tiến sĩ Hymers yêu thích nhất, “Tinh Binh Jê-sus Tiến Lên ‘Onward, Christian Soldiers’.”

ĐẤU TRANH CHO TỐI CHÚA NHẬT

(BÀI SỐ 1 TRONG LOẠT BÀI KÊU GÀO ĐẤU TRANH)

THE BATTLE FOR SUNDAY NIGHT
(NUMBER ONE IN A SERIES OF BATTLE CRIES)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
sáng Chúa Nhật ngày 15 tháng 1 năm 2017
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Morning, January 15, 2017

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải làm điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu-đe 3).

Sáng nay chúng ta sẽ bắt đầu một loạt về tiếng khóc chiến tranh. Trong đó chúng ta sẽ “tha thiết chiến đấu cho đức tin.” Chúng ta sẽ nói lên chống lại cùng nhiều học thuyết và thực tiễn sai lầm trong những hội thánh chúng ta.

Trong năm 1963 Tổng Thống John F. Kennedy làm cho phong Churchill là người dân danh dự đầu tiên của Hoa Kỳ. Tổng Thống nói anh hùng chiến tranh già cao quý đó, “Ông đã huy động tiếng Anh và sai nó đi vào chiến trường.” Trong một diễn văn có tiếng của ông vào Đệ Chiến II Churchill nói, “Khi những động cơ to lớn đang diễn tiến trên thế giới, khuấy động tất cả tâm hồn con người, lôi kéo họ ra khỏi tổ ấm và nhà của họ, quăng bỏ sự thoải mái, giàu sang và sự theo đuổi hạnh phúc trong sự hưởng ứng về sự thúc đẩy mà rằng một thời khủng khiếp và không cưởng lại được, chúng ta học được rằng chúng ta không phải là loài thú, và rằng có cái gì đó đang xảy ra trong không gian và thời gian, và vượt xa hơn không gian và thời gian, ấy là, dù chúng ta thích hay không, đánh vần hai chữ bổn phận.”

Chính chúng ta đã từng trãi qua nhiều chiến tranh. Chúng ta trả giá cho, đã phân phối, và gữi đến mọi hội thánh Báp-tít Nam Phương trong Hoa Kỳ những sự dạy dổ sai lầm đáng sợ mà đã được dạy cho sinh viên mục sư trong chủng viện của họ. Người vợ trẻ tuổi gốc Mễ của tôi lúc đó đang có thai hơn sáu tháng khi cô ta phát văn phẩm nầy ra tại Đại Hội Báp-tít Nam Phương ở Pittsburgh, Pennsylvania. Dù họ có thể thấy cô ta nhỏ và mang thai nặng nề, những ông trưởng thành vò nát văn phẩm và còn phung vào mặt cô. Khi chúng tôi trở về phòng người vợ đáng thương của tôi hỏi một câu mà tôi không thể trả lời. Cô ta hỏi, “Robert, làm sao mà những người nầy có thể xưng là Cơ-đốc Nhân thật?” Đa số họ như là quỉ từ Địa Ngục hơn là người Báp-tít Nam Phương. Họ đã giận điên lên cùng cô ta bởi vì cô ta phát ra những câu từ những giáo sư trong chủng viện caủ họ mà nói rằng thân thể của Chúa Jê-sus không có sống lại từ sự chết – nhưng đã bị cắn xé bởi những chó rừng, rằng không có người nào là Môi-se, và rằng những thư tín của Phao-lô là giả mạo, không phải viết bởi Sứ-đồ. Nhưng chúng tôi tiếp tục mua văn chương và gửi nó đi và phát ra hết năm nầy đến năm nọ – cho đến khi cuối cùng chúng tôi đắc thắng và những giáo sư giả bị ma-quỉ ám đó bị đuổi ra khỏi tất cả chủng viện Báp-tít Nam Phương trong Hoa Kỳ. Với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng tôi thắng cuộc chiến đó!

Trong khi những nhóm khác thu góp tiền bạc (mà họ bỏ vào túi riêng) để ngăn chặn giết con nít trong sự tàn sát phá thai khủng khiếp – trong lúc họ chỉ thu góp tiền cho riêng họ, hội thánh chúng ta gửi người ra và thật sự đống xuống hai phòng mặch đẩm máu đó! Trong một trường hợp Tiến sĩ Cagan và tôi ngồi trên hè đường trước một trong những phòng mạch đó – và chúng tôi ở đó trong lúc cảnh sát trên lưng ngựa vây quanh chúng tôi và hăm doạ sẽ cồng chúng tôi và bỏ vào tù. Nhưng khi họ thấy chúng tôi không xê dịch, họ quay đầu ngựa và bỏ đi. Lần nữa, với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng tôi lại thắng cuộc chiến đó

!

Khi Lew Wasserman, người đứng đầu hảng Universal Pictures, sản xuất một phim bẩn thỉu, phim miêu tả Đấng Christ ăn ở cùng Ma-ri Ma-đơ-len, chúng tôi đến trước nhà của Wasserman tại Beverly Hills để phản đối. Sự phản đối của chúng tôi được đăng trang đầu trong những tờ báo vòng quanh thế giới, Anh, Tây Ban Nha, Do Thái, và Pháp, và ngay cả phát tia lửa dấy loạn nghịch cùng phim ở Hy-lạp! Những sự phản đối khác nhau của chúng tôi được lên chương trình trên truyền hình hơn suốt hai tuần – vào mỗi buổi tối. Universal Pictures trở nên quá sợ đối với những sự thể hiện nên họ không bao giờ dám sản xuất phim mà nói xấu Đấng Christ nữa! Lần nữa, nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng tôi thắng cuộc chiến đó!

Khi một người tên Peter S. Ruckman bắt đầu dạy rằng những chữ của bản Kinh Thánh King James không thể sai lầm được, và ngay cả hiệu chỉnh Hy-lạp và Hê-bơ-rơ từ chổ mà họ được dịch, hằng ngàn hội thánh bị tách ra bởi dị giáo của Ruckman. Tôi viết một cuốn sách tên “Chủ Nghĩa Ruckman bị Vạch Trần ‘Ruckmanism Exposed’” – đã phát hành khắp nơi đến những hội thánh. Ngày nay vấn đề đó hầu như chết, phần lớn là do nơi quyển sách đó, bạn cũng có thể độc nó trên trang mạng chúng ta tại www.sermonsfortheworld.com. Và, vâng, trong cuộc chiến nghịch cùng học thuyết ác của Chủ Nghĩa Ruckman đó, với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng tôi đã đắc thắng nữa!

Rồi một người đàn ông tên Richard Olivas bỏ chúng ta và đem đi cùng ông 400 người khỏi từ hội thánh chúng ta. Tôi dẫn người của của chúng ta đứng dậy và trả $16,000 mỗi tháng vượt trên sự dâng hiến và hứa nguyện, cho đến khi cơ sở được cứu, và kế hoạch của Oliva để tiêu diệt hội thánh chúng ta bị ngừng lại. Tuy thế lần nữa, với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng ta đã thắng cuộc chiến đó!

Nhưng ngay nay chúng ta đang ở trong một cuộc chiến huy hiểm hơn – một chiến tranh xảo quyệt mà có thể sau cùng tiêu diệt hầu hết những hội thánh chúng ta. Và là nhiệm vụ của tôi là một đầy tớ của Đấng Christ để cảnh báo nghịch cùng nó. Nó đang tàn phá và tiêu diệt những hội thánh chúng ta. Nó là học thuyết giả của Chủ Nghĩa Lao-đi-sê. Nó là quan niệm rằng những hội thánh chúng ta nên đống những buổi nhóm chiều Chúa Nhật. Nghịch cùng học thuyết sai lầm và nguy hiểm nầy chúng ta “tha thiết chiến đấu” (Giu-đe 3). Chúng ta sẽ chiến đấu cùng nó hết mình.

Trong Ma-thi-ơ 25:5 Đức Chúa Jê-sus cho một sự miêu tả hoàn hảo về tình trạng của hội thánh chúng ta. Cả triệu người phái Phúc Âm và người theo trào lưu chính thống đang thiu thiu ngủ và ngủ mê. Sự đến lần thứ hai của Đấng Christ đang kéo đến rất gần, nhưng hội thánh chúng ta đang ngủ mê! Nay chúng ta thấy hết hội thánh nầy đến hội thánh khác đóng cửa những buổi nhóm chiều. Tôi tin chắc rằng đây là một trong những dấu hiệu của ngày sau cùng – những hội thánh đang ngủ đóng cửa của họ – lúc thời kỳ kéo gần cuối – và thế gian như chúng ta biết nó đến sự kết thúc. Chúa Jê-sus phán,

“Vì chàng rễ đến trể, nên các nàng thảy đều buồn ngũ và ngũ gục” (Ma-thi-ơ 25:5).

Cho dù lời tiên tri hình như nghịch cùng chúng ta – chúng ta sẽ đấu tranh tiếp – và một số sẽ nghe và được cứu.

Đóng cửa nhóm chiều Chúa Nhật là khuynh hướng mới nhất giữa vòng Báp-tít và số khác của mỗi sọc. Báp-tít Nam Phương và Báp-tít độc lập, những hội thánh BBFI “cấp tiến,” và ngay cả vài hội thánh cơ bản của Bob Jones, đang đóng những cửa sau buổi nhóm sáng Chúa Nhật – từ đầu nầy của nước Hoa Kỳ đến đầu kia. Nhóm chiều Chúa Nhật đang nhanh chóng trở thành điều quá khứ.

Điều nầy chỉ ra bệnh kinh niên của những hội thánh chúng ta. Điều nầy nhất định không phải là dấu hiệu tốt. Cũng như bất cứ bệnh kinh niên khác, không có phương thuốc mà bác sĩ có thể ghi toa cho đến khi bệnh tình được chẩn đoán chính xác. Trong bài giảng nầy, như một bác sĩ, chúng ta sẽ khám bệnh nhân (những hội thánh mà đóng buổi nhóm chiều) và chẩn đoán lý do – và rồi đề xuất cách chữa – thuốc và điều trị. Bệnh của những hội thánh có thể chẩn đoán trong bốn cách.

I. Thứ nhất, đóng cửa nhóm tối Chúa Nhật trong hội thánh của chúng ta chỉ trong thời gian gần đây nhất việc nầy xảy ra trong khuynh hướng của Tin Lành nói chung.

Hội Thánh Giám Lý bắt đầu đóng cửa nhóm tối Chúa Nhật khoảng thời gian 1910. Hội thánh Trưởng Lảo thì bắt đầu đóng cửa nhóm tối Chúa Nhật khoảng năm 1925. Hội Thánh Báp-tít Mỹ (trước kia được biết như là Báp-tít Bắc Mỹ) bắt đầu đóng cửa buổi nhóm tối của họ vào khoảng năm 1945. Báp-tít Nam Phương thì bắt đầu đóng cửa khoảng năm 1985. Nên nhớ rằng Giám Lý, Trưởng Lảo và Báp-tít Mỹ tin vào Kinh Thánh cũng như là bất cứ hội thánh Báp-tít Chính Thống nào khi khuynh hướng nầy bắt đầu giữa “sự tiến triển” các mục sư của hệ phái họ.

Hãy nhìn đến Giám Lý, Trưởng Lão và Báp-tít Mỹ ngày nay! Danh sách hội viên của họ rút lại trong những năm nầy đến năm nọ. Cả ba hệ phái đó đã mất đi hàng trăm, hàng ngàn hội viên kể từ năm 1900. Hàng ngàn hội thánh của họ đóng cửa hoàn toàn. Đóng cửa nhóm tối Chúa Nhật đã không giúp được họ. Nó chỉ là bước tuột xuống của sự suy tàn.

Hơn nữa ngày nay có nhiều hội thánh Báp-tít độc lập nghĩ rằng họ “ở trên một khía cạnh” của một tư tưởng đổi mới và tân tiến khi họ theo y đường lối tàn lụi của Giám Lý, Trưởng Lão và Báp-tít Mỹ. Một mục sư của hội thánh Báp-tít Độc Lập tên là Jim Baize, ở gần San Diego, California đã nói, “tôi đã có một bước tiến căn bản! Tôi đóng cửa buổi nhóm tối Chúa Nhật của chúng tôi!” Ông nghĩ điều nầy sẽ giúp đỡ được hội thánh của ông, nhưng tôi nghĩ nó sẽ mang đến sự nguy hiểm cho hội thánh của ông. Tôi gọi mục sư đó giống như là một kẻ phản bội – một kẻ phản bội mục đích của Đấng Christ! Điều mà những người nầy đang làm là giống như những gì đã làm rồi trong “đường chính” của hội thánh mà tôi nói đến. Báp-tít Nam Phương bây giờ đang mất đi 200,000 người mỗi năm. Một trong những lý do đó là nhiều hội thánh của họ đã nghĩ nhóm tối Chúa Nhật.

Một lần Winston Churchill đã nói, “Nghiên cứu lịch sử! Nghiên cứu lịch sử!” Ông nói, “Nhìn về phía sau càng xa bạn sẽ thấy càng xa về phía trước.” Đó là tại sao nó quan trọng để nhận biết điều gì xảy ra đến “đường chính” Tin Lành và những hội thánh Báp-tít khi họ nghĩ nhóm tối Chúa Nhật trong quá khứ. Nó quan trọng để thấy như thế nào điều nầy đã giúp đem đến sự chuyển nhượng, sự tan rã, và cuối cùng sự chết của họ.

Ngày nay, hội thánh “đường chính” truyền thống chỉ là mảnh nhỏ còn lại của cái gì trong quá khứ mà thôi. Trước tiên họ dẹp buổi nhóm cầu nguyện. Rồi họ bỏ buổi nhóm tối. Bây giờ họ bỏ linh hồn! Điều nầy sẽ là kết quả không thể tránh được giữa vòng Báp-tít và những người khác đi theo đường hướng giống như vậy trong thời điểm của chúng ta.

II. Thứ hai, đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật trong hội thánh chúng ta là một trong những kết quả của “chủ nghĩa kiên định.”

Như chúng tôi đã chỉ ra trong sách, Bội Đạo của Ngày Nay ‘Today’s Apostasy’, Charles G. Finney phổ biến “chủ nghĩa kiên quyết” trong những hội thánh Tin Lành và Báp-tít khoảng giữa thế kỷ 19. “Chủ nghĩa kiên quyết” của Finney đã thay thế sự biến đổi theo Thánh Kinh như là công việc của Đức Chúa Trời trong tâm linh của nhân loại với ý tưởng rằng con người được cứu bằng cách làm “sự quyết định cho Đấng Christ” hời hợt. Chỉ là sự cầu nguyện hay sự đáp ứng theo tự nhiên thay chổ của ý tưởng xa xưa của sự biến đổi theo Thánh Kinh căn bản. Kết quả, là những hội thánh Tin Lành và Báp-tít nhanh chóng chứa đầy hàng triệu thuộc viên hư mất trên danh sách. Những người chưa được biến đổi không muốn đi nhà thờ hai lần trong ngày Chúa Nhật – cho nên buổi nhóm tối Chúa Nhật biến mất trong những hội thánh nầy vài chục năm sau khi cách thức của Finney được chấp nhận. Những người chưa được biến đổi sẽ không đến nhóm tối Chúa Nhật! Một sự lặp lại chính xác về điều nầy bây giờ đang xảy ra trong những hội thánh “bảo thủ” ngang qua nước Mỷ.

Chẳng một hội thánh Báp-tít nào tôi tham dự khi còn trẻ có tất cả mọi người hiện diện vào tối Chúa Nhật. Chúng ta lúc nào cũng hiểu rằng những người đó kém cam kết hơn, hoặc chưa bao giờ thật sự được biến đổi, sẽ không ở đó. Nhưng chúng ta vẫn cứ làm. Những buổi nhóm tối Chúa Nhật của lớp trẻ của tôi là những buổi nhóm luôn là tốt nhất. Tôn vinh cũng tốt nhất. Những bài giảng cũng mạnh mẻ hơn. Nó là bởi vì những thuộc viên lạc mất của hội thánh không có đó để kéo tinh thần của mọi người xuống. Đó là điều mà tôi nghĩ, nhìn lại ngang qua sáu mươi năm qua.

Trong chính hội thánh chúng ta ngày nay, tất cả mọi người trở lại vào tối Chúa Nhật. Tôi tin rằng đây là bởi vì họ đã được huấn luyện để làm điều đó. Nhưng tôi cũng tin rằng đó là kết quả của sự chăm sóc tỉ mỉ để được chắc chắn rằng mỗi người có sự biến đổi thật sự trước khi họ trở thành thuộc viên của hội thánh chúng ta. Tôi thà là làm cho một ai đó đợi để thật sự được biến đổi hơn là nhanh chóng báp-tem một người hư mất khác, một người mà không đến hội thánh vào tối Chúa Nhật!

“Chủ nghĩa kiên quyết” đã tràn đầy danh sách chúng ta với những người hư mất – và bây giờ chúng ta phải trả giá. Họ không muốn đến vào tối Chúa Nhật bởi vì họ không được cứu! Đó là một trong những lý do Báp-tít Nam Phương mất gần nữa triệu thuộc viên trong hai năm qua!

III. Thứ ba, đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật đem lại vài kết quả bất ngờ.

Tôi tin chắc rằng có nhiều kết quả xấu hơn những điều tôi sẽ nhắc đến. Nhưng đây là vài điều tôi nghĩ đến.

1.  Những hội thánh mà đóng buổi nhóm vào tối Chúa Nhật mở cửa cho người của họ đi thăm những hội thánh khác mà sẽ dẫn họ đi lạc lối. Một vị mục sư gần đây dẹp buổi nhóm tối Chúa Nhật của ông nói, “Nó cho tôi có thì giờ để đi đến những hội thánh khác.” Ông cho rằng đó là tuyệt vời rằng ông có thể đi nghe những mục sư khác giảng vào tối Chúa Nhật. Nhưng tôi nghĩ, “Con thuộc viên của ông thì sao? Không phải một số họ cũng có ý tưởng đó sao?” Và điều gì sẽ xảy ra cho những người đó? Hãy nhớ rằng, những người tốt nhất vẫn muốn đi tối Chúa Nhật. Nhưng họ sẽ đi đâu? Họ có đi đến hội thánh có uy tín ở gốc đường kia không? Họ có bị dẫn đi lạc lối bởi giáo sư Kinh Thánh phúc âm mới với sứ điệp “khôn khéo,” bên kia đường không? Tôi nói rằng một số họ sẽ – và rằng chúng ta sẽ mất một số người tốt nhất của chúng ta nếu chúng ta dẹp buổi nhóm tối Chúa Nhật.

2.  Hội thánh mà đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật mất một trong những cơ hội rao giảng phúc âm lớn nhất trong tuần. Một vị mục sư kể tôi nghe về một hội thánh đã đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật của họ. Thay vào đó, họ cho thuộc viên cái bánh mì xăng uých sau giờ thờ phượng sáng và đem họ trở vào phòng thính giả để có buổi nhóm khác. Làm như vậy họ có thể đi về nhà vào 2:00 giờ trưa Chúa Nhật. “Họ cũng nhận được bao nhiêu Kinh Thánh đó,” vị mục sư bảo với tôi. Nhưng mục đích tối Chúa Nhật là “để cho họ có thêm Kinh Thánh” thôi sao? Không, nó không phải đâu! Cho rất nhiều năm những hội thánh tốt đã làm tối Chúa Nhật thành buổi nhóm truyền giảng. Tôi tin rằng đây là một trong những điểm mạnh lớn nhất của những hội thánh Báp-tít trong thời gian qua. Họ đã được khuyến khích để đem người thân lạc mất, bạn bè, và những người quen đến đặng nghe Phúc Âm vào tối Chúa Nhật. Điều đó cho ho người tốt của hội thánh hết buổi trưa Chúa Nhật để “gôm” người lạc mất cho buổi nhóm chiều. Bạn có thể cho tín hữu buổi ăn sau giờ thờ phượng sáng, tiếp theo là thêm sự học Kinh Thánh, nhưng nó sẽ hủy diệt sự truyền giảng phúc âm mà đã gốp phần xây dựng hội thánh Báp-tít chúng ta vào những tối Chúa Nhật! Một mục sư bạn của tôi nói cho tôi biết người nam mạnh mẻ nhất trong hội thánh của là kết quả của sự “ghé vào” trong buổi nhóm tối Chúa Nhật khi ông là người lạc mất. Có bao nhiêu người giống như ông ta bạn sẽ mất nếu bạn bỏ qua cơ hội truyền giảng lớn nầy bằng cách đóng buổi nhóm vào tối Chúa Nhật?

3.  Hội thánh mà đóng buổi nhóm chiều Chúa Nhật mất cơ hội to lớn để với ra và môn đồ hoá những người trẻ. Người trẻ muốn đi ra ngoài lúc tối. Nhớ rằng, đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật chỉ sẽ lôi cuốn người lớn tuổi, là những người chỉ muốn ở nhà, xem ti-vi, và đi ngủ sớm. Thường thường là những người đám cưới rồi và những người lớn tuổi không muốn có sự nhóm lại vào tối Chúa Nhật. Nhưng những người trẻ sẽ không biết phải làm gì với chính họ. Tôi cho rằng hội thánh địa phương nên là “ngôi nhà thứ hai” cho thanh thiếu niên và người trẻ. Tôi tin rằng tương lai của hội thánh chúng ta là ở cùng với họ. Người lớn tuổi hơn có thể muốn đi về nhà sớm. Nhưng tương lai của hội thánh là ở trong bàn tay của những người trẻ tuổi. Tôi tin rằng nhóm tối Chúa Nhật nên được thiết lập trong trí đặc biệt cho những người trẻ tuổi. Chúng ta có thể được sự chú ý của họ, thắng họ về cho Đấng Christ, và huấn luyện họ cho sự phục vụ hội thánh địa phương, nếu chúng ta có những buổi nhóm tối Chúa Nhật tập trung vào thanh niên. Về mặt khác, nếu chúng ta đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật, những hội thánh chúng ta sớm muộn gì chỉ còn những bà tốc xanh, tụm vào một cơ sở hầu-gần trống rỗng khoảng một tiếng vào sáng Chúa Nhật – như hội thánh Giám Lý chỉ quanh gốc đường – mà họ đã đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật năm sáu chục năm về trước. Tôi tin rằng những hội thánh mà bỏ đóng cửa nhóm chiều sẽ ở trong tình trạng như vậy vài năm tới đây ngoại trừ chúng ta chú tâm sự giảng dạy vào những người trẻ mỗi tối Chúa Nhật!

IV. Thứ tư, đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật ngăn chặn chúng ta khỏi có sự phục hưng thật sự.

Tôi chỉ có thể chạm vào điều nầy, nhưng tôi từng độc đủ lịch sử về sự phục hưng để rằng chúng thường đến vào tối. Thật tế sự phục hưng thường được ban xuống từ Đức Chúa Trời vào tối Chúa Nhật!

Tiến sĩ A. W. Tozer viết một sứ điệp được gọi là “Sanh Sau Nữa Đêm ‘Born After Midnight’.” Trong đó ông nói:

Có một số sự thật đáng kể trong ý tưởng rằng phục hưng được sanh vào nữa đêm, cho sự phục hưng…đến chỉ cho những ai rất muốn chúng…Và nó có thể còn hơn là linh hồn hiếm có mà ép đi vào kinh nghiệm bất thường [của phục hưng] với tới sau nữa đêm (A. W. Tozer, “Sanh Sau Nữa Đêm ‘Born After Midnight’,” trong Khá Nhất của A. W. Tozer ‘The Best of A. W. Tozer’, sưu tập bởi Warren W. Wiersbe, Baker, 1978, tr. 37-39).

Xin đừng phê bình ngớ ngẩn rằng tôi nói những buổi nhóm chiều của chúng ta nên lúc nào cũng tới nữa đêm.

Tuy nhiên, tôi từng có kinh nghiệm hiếm có chứng kiến những phục hưng kinh điển ở tại hai hội thánh Báp-tít, kết quả có hàng trăm sự biến đổi. Cả hai điều có buổi nhóm chiều cho tới nữa đêm. Một trong những hội thánh nầy thêm vài ngàn người trong vòng khoảng ba năm phục hưng mà Đức Chúa Trời ban. Nhiều buổi nhóm hợp tới giữa khuya. Hội thánh kia thêm vào năm trăm người trong vòng ba tháng. Cái phục hưng thứ nhì Chúa ban bắt đầu vào buổi nhóm chiều Chúa Nhật. Hội thánh đầu tiên có những buổi nhóm chiều và ngay cả những buổi chiều trong tuần nữa. Họ kinh nghiệm sự phục hưng từ Trời!

Hai hội thánh Báp-tít nầy có được kinh nghiệm phục hưng phước hạnh nầy không nếu họ đóng những buổi nhóm chiều? Không, họ sẽ không có! Như Tiến sĩ Tozer đã nói, phục hưng chỉ đến “cho những ai rất muốn nó.” Nếu chúng ta rất muốn sự phục hưng, chúng ta sẽ không đóng mỗi một buổi nhóm, nơi mà Đức Chúa Trời thường xuyên ban xuống những phục hưng.

Ở tại hội thánh chúng ta Chúa ban cho sự phục hưng diệu kỳ năm vừa qua. Hai mươi chín người trẻ đã được cứu trong vòng vài đêm – và ở trong hội thánh chúng ta bởi vì họ thật sự được biến đổi. Hầu hết tất cả những buổi nhóm đó là vào buổi tối.

Bây giờ tôi sẽ nói sơ qua đến những ai ở đây sáng nay mà chưa được cứu. Bạn có băn khoăn về việc cứu rỗi không? Bạn có bị cáo trách về tội lỗi không? Bạn có muốn Đức Chúa Jê-sus cứu bạn khỏi tội lỗi và Địa Ngục không? Vậy tôi nài nỉ bạn bằng cả tấm lòng của tôi hãy trở lại tối nay. John Cagan sẽ giảng “Trận Chiến cho Linh Hồn Lạc Mất ‘The Battle for Lost Souls’.” Nó là một bài giảng mà sẽ thách thức bạn – một bài giảng sẽ giúp cho bạn tìm được Chúa Jê-sus và được cứu khỏi tội lỗi của bạn bởi Huyết Thánh Khiết của Ngài! Chắc chắn phải trở lại và nghe bài giảng năng động của John tối nay!

Nhưng tại sao phải về nhà bây giờ khi chưa được cứu? Hãy quay khỏi tội lỗi của bạn và tin cậy Chúa Jê-sus ngay bây giờ! Chúa Jê-sus sẽ tẩy sạch bạn khỏi tội lỗi của bạn ngay bây giờ khi bạn tin cậy Ngài và chỉ duy Ngài!

Xin đồng đứng lên và tôn vinh thánh ca số 7, “Huyết Chúa Mầu Nhiệm Biết Bao ‘Nothing But the Blood’. Trong khi chúng ta tôn vinh, tôi muốn bạn tiến lên phía trước và quỳ xuống trong sự cầu nguyện. Tiến sĩ Cagan, John Cagan, và tôi sẽ ở đây để cố vấn cùng bạn và cầu nguyện với bạn xin Đức Chúa Trời kéo bạn đến với Chúa Jê-sus. Vì chỉ có Chúa Jê-sus mới có thể cứu bạn khỏi tội lỗi của bạn bằng sự thanh tẩy bạn được sạch trong Huyết Ngài đổ trên Thập Tự để cứu bạn. Các cứ tiến lên trong khi chúng ta hát. Xin đứng lên và tôn vinh thánh ca số 7 trong tập nhạc của bạn. “Huyết Chúa Mầu Nhiệm Biết Bao ‘Nothing But the Blood’” và nó là số 7 trong tập nhạc.

Lòng tội nầy sao cho trắng băng? Còn gì ngoài ra Huyết Chúa Jê-sus;
   Bình tịnh nầy phương chi chữa chăng? Còn gì ngoài ra Huyết Chúa Jê-sus.
Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao! Cho tôi sạch trong hơn tuyết;
   Ấy chẳng nhờ chi khác đâu, Hoàn toàn nhờ huyết báu Chúa Jê-sus.

Mọi tội tình tôi nay Chúa tha, Điều nhờ quyền trong Huyết Chúa Jê-sus;
   Rày hoàn toàn thoát ách quỉ ma, Điều nhờ quyền trong Huyết Chúa Jê-sus.
Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao! Cho tôi sạch trong hơn tuyết;
   Ấy chẳng nhờ chi khác đâu, Hoàn toàn nhờ Huyết báu Chúa Jê-sus.

Tội được sạch không do khổ tu, Bèn là nhờ duy Huyết Chúa Jê-sus;
   Việc từ thiện không thể cứu ai? Hoàn toàn nhờ duy Huyết Chúa Jê-sus.
Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao! Cho tôi sạch trong hơn tuyết;
   Ấy chẳng nhờ chi khác đâu, Hoàn toàn nhờ Huyết báu Chúa Jê-sus.
(“Huyết Chúa Mầu Nhiệm Biết Bao ‘Nothing But the Blood’
      bởi Robert Lowry, 1826-1899).

KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Giu-đe 1-4.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Tinh Binh Jê-sus Tiến Lên ‘Onward, Christian Soldiers’”
(bởi Sabine Baring-Gould, 1834-1924).


DÀN BÀI CỦA

ĐẤU TRANH CHO TỐI CHÚA NHẬT

(BÀI SỐ 1 TRONG LOẠT BÀI KÊU GÀO ĐẤU TRANH)

THE BATTLE FOR SUNDAY NIGHT
(NUMBER ONE IN A SERIES OF BATTLE CRIES)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải làm điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu-đe 3).

(Ma-thi-ơ 25:5)

I.    Thứ nhất, đóng cửa nhóm tối Chúa Nhật trong hội thánh chúng ta chỉ là thời gian gần đây nhất mà đã xảy ra trong khuynh hướng Tin Lành nói chung.

II.   Thứ hai, đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật trong hội thánh chúng ta là một trong những kết quả của “chủ nghĩa kiên quyết.”

III.  Thứ ba, đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật đem lại vài kết quả bất ngờ.

IV.  Thứ tư, đóng buổi nhóm tối Chúa Nhật ngăn chặn chúng ta khỏi có sự phục hưng thật sự.