Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




HAI LÝ DO TẠI SAO NHỮNG HỘI THÁNH TRONG HOA
KỲ VÀ PHƯƠNG TÂY KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM PHỤC HƯNG

THE TWO REASONS WHY THE CHURCHES IN AMERICA AND THE
WEST DON’T EXPERIENCE REVIVAL
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
Chiều Chúa Nhật, ngày 25 tháng 9 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, September 25, 2016


Chiều hôm nay tôi sẽ nói trên hai lý do chính mà những hội thánh trong Hoa Kỳ và thế giới Phương Tây không có sự phục hưng. Theo như “phục hưng” tôi có ý là kinh điển chứ không phải những cái gọi là “phục hưng” của phái Phúc Âm Mới và Ngũ Tuần trong thế kỷ 20 và phần đầu của thế kỷ 21, mà chúng ta đang sống.

Xin vui lòng lật trong Kinh Thánh của bạn đến 2 Ti-mô-thê 3:1 (trang 1280 của bản Học Kinh Thánh Scofield). Tôi muốn bạn cùng đọc với tôi 7 câu đầu của đoạn nầy.

“Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hoà thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi. Trong bọn họ có kẻ lẻn vào các nhà, quyến dụ lòng những người đàn bà mang tội lỗi, bị bao nhiêu tình dục xui khiến, vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được” (2 Ti-mô-thê 3:1-7).

Bây giờ hãy đọc câu 13.

“Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác mà cũng lầm lạc chính mìng nữa” (2 Ti-mô-thê 3:13).

Những câu nầy cho chúng ta biết về sự bội đạo lớn trong những hội thánh trong “ngày sau rốt” (3:1). Câu 2 đến câu 4 diển tả tình trạng bội đạo của đa số gọi là “Cơ-đốc Nhân” trong thời đại chúng ta. Câu 5 đưa ra lý do tại sao những “Cơ-đốc Nhân” giả nầy quá ác độc và phiến loạn,

“bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó” (2 Ti-mô-thê 3:5).

Trước khi tôi giải thích câu đó, tôi sẽ đưa ra cho bạn vài điều mà Tiến sĩ J. Vernon McGee đã nói về phân đoạn nầy. Về việc “ngày sau rốt” của câu 1 Tiến sĩ McGee nói, “Ngày sau rốt là một thuật ngữ kỹ thuật dùng… [để] nói đến những ngày sau rốt của hội thánh.” Nói về câu 1 đến 4 Tiến sĩ McGee nói, “Chúng ta có mười chín sự miêu tả khác nhau được đưa ra…Nó là [một nhóm] xấu…Chúng trình ra hình ảnh dựa vào Kinh Thánh tốt nhất của những gì đang xảy ra [trong] ngày sau rốt của hội thánh” (J. Vernon McGee, Th.D., Xuyên Qua Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ ghi chú dựa trên 2 Ti-mô-thê, đoạn 3). Rồi Tiến sĩ McGee giải thích câu 5, “Có hình thái của sự ngoan đạo, nhưng lại chối bỏ quyền phép của nó…” Tiến sĩ McGee nói, “Có hình thái của sự ngoan đạo, nhưng lại chối bỏ quyền phép nó! Họ đi theo lể nghi của tôn giáo nhưng thiếu sự sống và thực tế” (như đã trích). Những người gọi là “Cơ-đốc Nhân” có “một hình thái ngoan đạo” – nghĩa là, họ có hình dạng bên ngoài, nhưng lại chối bỏ quyền phép của nó. Đây có nghĩa là họ thật sự chưa bao giờ được biến đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời và Huyết của Đấng Christ. Điều nầy giải thích tại sao câu 7 là thật cho đa số phái Phúc Âm ngày nay. Họ “Luôn là học hỏi, và không bao giờ đến được sự nhận biết của sự thật.” Có những người giống như vậy ở tại đây tối hôm nay!

Họ có thể nghiên cứu Kinh Thánh hằng chục năm, nhưng không bao giờ được biến đổi. Tiến sĩ Charles C. Ryrie nói nó có nghĩa là, “Họ [là] không bao giờ đến tới sự nhận biết cứu rỗi của Đấng Christ” (Học Kinh Thánh Ryrie ‘Ryrie Study Bible’; ghi chú trên câu 7). Hàng triệu người Phúc Âm đang trong tình trạng đó ngày nay. Họ là những người chưa được biến cải, là người xác thịt. 1 Cô-rinh-tô 2:14 miêu tả họ, “Vả, người có tánh xác thịt [chưa biến cải] không nhân được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời… và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.” Bây giờ tôi sẽ cho bạn hai lý do tại sao không có sự phục hưng lớn trong nước Mỹ và Tây Phương cho hơn 140 năm.

I. Trước nhất, không có sự phục hưng lớn hơn 140 năm bởi vì chúng ta hầu như báp-tem chỉ người hư mất!

Hàng triệu người Phúc Âm chưa bao giờ được biến đổi bởi vì họ đã bị đánh lừa bởi nhóm “thuyết quyết định” được đưa vào những hội thánh bởi Charles G. Finney. Sự dạy dổ của ông đã vào những hội thánh quá mạnh nên hàng triệu người suy nghĩ rằng họ đã được cứu bởi vì họ “đã làm một sự quyết định,” cầu nguyện lời của “bài cầu nguyện tội nhân,” hoặc tin một câu trong Kinh Thánh. Nhưng họ chưa được biến cải qua việc làm của Đức Thánh Linh. Việc làm đầu tiên của Thánh Linh của Đức Chúa Trời là đem tội nhân đến sự kết án của tội lỗi. Giăng 16:8, 9 chép, “Khi Ngài [Đức Thánh Linh] đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo [kết án] về tội lỗi… Về tội lỗi, vì họ không tin ta.” Trừ khi một người lạc mất đã nhận thức sâu sắc về tội lỗi của mình, người đó sẽ không bao giờ thật sự thấy nhu cầu cho Đấng Christ, sự hy sinh của Ngài trên Thập Tự Giá, và nhu cầu được tẩy sạch bởi Huyết của Đấng Christ. Nhiều lần chúng ta thấy những người nói là họ muốn được cứu rỗi, nhưng vì họ chưa nhận thức về tội lỗi của chính mình, họ không có thể tin cậy Đấng Christ.

Việc làm thứ hai của Đức Thánh Linh là làm vinh hiển Đấng Christ. Chúa Jê-sus phán, “Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi” (Giăng 16:14), hay như Chúa Jê-sus nói trong Giăng 15:26, Đức Thánh Linh “sẽ làm chứng về ta.” Sau khi trải qua nhận thức về tội lỗi, Đức Thánh Linh lúc ấy, và chỉ lúc ấy, chỉ cho tội nhận rằng chính Chúa Jê-sus mới có thể tha thứ tội lỗi của người đó. Công việc cuối cùng của sự biến cải là Đức Chúa Trời kéo tội nhân đến với Đấng Christ. Chúa Jê-sus phán, “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta…” (Giăng 6:44). Người đó nói, “Làm sao tôi có thể đến cùng Đấng Christ?” chưa có hiểu rằng người đó phải trước tiên nhận xét được về tội lỗi, và rồi thấy Đấng Christ như là hy vọng duy nhất cho sự cứu rỗi từ tội lỗi, và rồi được kéo đến Đấng Christ. Toàn bộ công việc cứu chuộc nằm trong quyền năng của Đức Chúa Trời. Môn-đồ hỏi Đức Chúa Jê-sus rằng, “Vậy thì ai được cứu?” Chúa Jê-sus đắp rằng, “Sự đó loài người không thể làm được, nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế” (Mác 10:26, 27).

Trong sự biến đổi kinh điển Tin Lành, việc đầu tiên xảy ra là sự nhận thức về tội lỗi sâu sắc mà dẫn tội nhân đến tuyệt vọng về cứu lấy chính mình. Rồi tội nhân mới nhìn thấy Đấng Christ như là hy vọng duy nhất, và đến cùng Đấng Christ, như Đức Chúa Trời kéo người đó đến cùng Đấng Cứu Chuộc. Đương nhiên tất cả điều nầy bị bác bỏ bởi “thuyết quyết định” hiện đại. Ngày nay chỉ cần là nói những lời của bài cầu nguyện, hay đi tiến lên giữa các dãy ghế. Công việc của Đức Chúa Trời trong tâm hồn của con người hoàn toàn bị từ chối. Đó là lý do thứ nhất tại sao chúng ta không có sự phục hưng.

John Cagan là một chàng trai trẻ trong hội thánh chúng ta là người đã có ý định để đi vào mục vụ. Cậu ta đã được biến đổi vào tuổi 15. Tôi đưa ra nguyên bài làm chứng của cậu ta ra đây với hai lý do. Thứ nhất, bởi vì nó là sự biến cải theo “trường xưa” cách hoàn hảo, loại mà xảy ra trước khi Finney thay sự biến đổi thành chỉ là một sự quyết định, loại mà chúng ta cần cách kinh khủng ngày nay. Và, thứ hai, bởi vì một em sinh viên đại học đã cưỡng lại Đấng Christ hơn hai năm đã được biến đổi Thứ Bảy vừa qua sau khi nghe tôi đọc nó. Tôi biết được rất ít lời làm chứng mà thật sự có thể biến đổi một ai cả. Đây là lời làm chứng cứu rỗi của John Cagan.

      Tôi có thể nhớ giây phút của sự biến đổi của tôi cách sâu sắc và mật thiết mà lời như quá nhỏ nhoi so với sự khác biệt lớn lao mà Đấng Christ đã làm như thế nào. Trước khi sự biến đổi của tôi, tôi là người đây sự tức giận và căm ghét. Tôi lấy làm hãnh diện trong tội lỗi của chính tôi và tôi lấy làm thích thú gây cho người ta đau khổ, và tôi liên tưởng mình cùng những người ghét Chúa; đối với tôi tội lỗi không phải là cái “sự nhằm lẩn” để mà ân hận. Tôi đã cố ý sắp chính tôi trên con đường nầy. Đức Chúa Trời bắt đầu làm việc trên tôi trong cách mà tôi không bao giờ đoán trước khi thế giới của tôi bắt đầu sụp đổ nhanh chống chung quanh tôi. Những tuần trước sự biến đổi của tôi cảm giác như chết: Tôi không ngủ, tôi không thể cười, tôi không thể tìm được hình thức bình an. Hội thánh chúng ta có những buổi nhóm truyền giảng và tôi có thể nhớ cách rõ ràng đang chế giễu họ cũng như tôi hoàn toàn không tôn trọng mục sư và cha tôi của tôi vậy.
      Đức Thánh Linh bắt đầu rất rõ ràng cáo trách tôi về tội lỗi của tôi trong lúc đó, nhưng với tất cả toàn bộ ý chí tôi từ chối tất cả tư tưởng tôi có về Đức Chúa Trời và sự biến đổi. Tôi từ chối để suy nghĩ về nó, nhưng tôi không thể ngưng có cảm giác quá giày vò. Tới sáng Chúa Nhật, ngày 21 tháng 6 năm 2009, tôi thật quá kiệt sức. Tôi quá mệt mỏi với tất cả. Tôi bắt đầu ghét chính mình, tới ghét đến tội lỗi của tôi và nó làm tôi cảm giác như thế nào.
      Trong khi Tiến sĩ Hymers đang giảng dạy, sự kêu ngạo của tôi cố gắng ghê gớm để khước từ nó, để không nghe nó, nhưng ông càng giảng tôi thật có thể cảm nhận tất cả tội lỗi trên tâm hồn tôi. Tôi đếm từng giây xem tới khi nào bài giảng mới kết thúc, nhưng mục sự cứ tiếp tục giảng, và tội lỗi của tôi trở nên xấu hơn cách vô tận. Tôi không thể nào còn đá nghịch lại những mũi nhọn, tôi phải được cứu! Ngay khi lời kêu gọi diễn ra tôi vẫn kháng cự, nhưng tôi không thế chịu đựng được nữa. Tôi biết rằng tôi là tội nhân xấu nhất xưa nay và Đức Chúa Trời công bình để xử phạt tôi vào Địa Ngục. Tôi thật quá mệt mỏi với sự vật lộn, tôi quá mệt mỏi với mọi việc về tôi. Mục sư tư vấn cho tôi, và khuyên tôi nên đến cùng Đấng Christ, nhưng tôi không chịu. Ngay cả cho dù tất cả tội lỗi của tôi kết án tôi, tôi cũng vẫn không chịu có Đức Chúa Jê-sus. Những giây phút nầy là xấu nhất khi tôi cảm thấy tôi không được cứu và tôi sẽ phải đi vào Địa Ngục. Tôi đang “cố gắng thử” để được cứu, tôi “cố gắng thử” để tin cậy Đấng Christ và tôi không thể, tôi không thể tự ý chí đến cùng Đấng Christ, tôi không thể quyết định để trở thành Cơ-đốc Nhân, và nó làm cho tôi cảm giác quá tuyệt vọng. Tôi có thể cảm nhận được tội lỗi của tôi đẩy tôi xuống Địa Ngục tuy nhiên tôi có thể cảm nhận sự cứng đầu của tôi ép nước mắt tôi khỏi tôi. Tôi bị kẹt trong sự xung đột nầy.
      Thình lình những lời của bài giảng của nhiều năm về trước đi vào tâm trí của tôi: “Đầu phục Đấng Christ! Đầu phục Đấng Christ!” Ý nghĩ rằng tôi sẽ chịu thua cho Chúa Jê-sus làm tôi quá túng quẫn hình như là mãi mãi tôi sẽ không chịu. Đức Chúa Jê-sus đã hy sinh sự sống Ngài vì tôi. Đức Chúa Jê-sus thật đã đi để chịu khổ nạn vì tôi khi tôi là kẻ địch của Ngài và tôi không chịu đầu phục Ngài. Ý tưởng nầy làm tôi tan nát; tôi phải bỏ đi tất cả. Tôi không thể kèm chế chính mình được nữa, tôi phải có Đức Chúa Jê-sus! Vào trong lúc đó tôi thuận phục Ngài và đến với Chúa Jê-sus bởi đức tin. Trong lúc đó xem hình như là tôi phải để chính mình chết đi, và rồi Đấng Christ ban sự sống cho tôi! Không có hành động hay tâm quyết của tâm trí nhưng mà với tấm lòng của tôi, bằng sự yên nghỉ đơn sơ trong Đấng Christ, Ngài đã cứu tôi! Ngài đã rửa sạch đi hết tội lỗi của tôi trong Huyết Ngài! Trong một chốc lát đó, tôi đã ngưng sự kháng cự Đấng Christ. Điều thật rõ ràng rằng việc tôi cần làm là tin cậy Ngài; tôi có thể nhận diện chính xác ngay tức khắc khi tôi thôi là tôi nữa và còn lại chỉ là Đấng Christ. Tôi phải thuận phục! Trong chốc lát đó không có cảm giác của thân thể hay ánh sáng mù quáng, tôi không cần có một cảm giác, tôi đã có Đấng Christ! Vả lại trong sự tin cậy Đấng Christ nó cảm giác như tội lỗi của tôi đã được cất ra khỏi linh hồn của tôi. Tôi đã quay bỏ tội lỗi của tôi, và tôi chỉ nhìn xem chính mình Đấng Christ! Đức Chúa Jê-sus đã cứu tôi.
       Đức Chúa Jê-sus chắc phải yêu thương tôi lắm mới tha thứ cho tội nhân không xứng đáng là người đã lớn lên trong một hội thánh tốt mà vẫn tiếp tục chống nghịch Ngài! Lời xem như không đủ để diễn tả sự biến đối và trong sự biểu lộ tình yêu của tôi cho Đấng Christ. Đấng Christ đã ban sự sống của Ngài cho tôi và vì điều nầy tôi trao tất cả của tôi cho Ngài. Đức Chúa Jê-sus đã hy sinh ngai của Ngài cho thập giá vì tôi ngay như khi tôi nhổ trên hội thánh Ngài và chế nhạo sự cứu chuộc của Ngài; làm sao tôi có thể bao giờ tuyên bố đủ tình yêu và sự nhân từ của Ngài? Đức Chúa Jê-sus đã đem sự căm ghét và sự tức giận khỏi tôi và ban cho tôi thay vào đó tình yêu. Ngài đã ban cho tôi còn hơn là sự khởi đầu mới – Ngaì ban cho tôi sự sống mới. Điều đó duy nhất chỉ bởi đức tin mà tôi biết rằng Chúa Jê-sus đã rửa sạch tội lỗi của tôi hết đi, và tôi tìm thấy chính tôi kinh ngạc thế nào trong sự thiếu bằng chứng cụ thể, nhưng tôi lúc nào cũng nhắc chính mình rằng “đức tin là sự biết chắc vững vàng những điều mình chẳng xem thấy” và tôi tìm sự bình an biết rằng sau sự suy nghĩ kỷ càng đức tin của tôi nằm trên Chúa Jê-sus. Đức Chúa Jê-susu là câu trả lời duy nhất của tôi.
      Tôi rất biết ơn vì sự ân điển của Đức Chúa Trời đã ban cho tôi, những cơ hội mà Ngài đã gia hạn cho tôi, và vì sự kéo tôi cách mạnh mẽ đến Con Ngài bởi vì tôi sẽ không bao giờ tự mình tôi đến cùng Chúa Jê-sus. Đây chỉ là những lời, nhưng đức tin nằm trong Chúa Jê-sus, vì Ngài đã thay đổi tôi. Ngài luôn luôn ở đó, Đấng Giải Phóng (Deliverer) của tôi, Đấng Yên Nghĩ (Rest) của tôi, và Đấng Cứu Chuộc tôi. Tình yêu của tôi cho Ngài xem quá nhỏ nhoi so với Ngài yêu tôi thể nào. Tôi không thể nào sống cho Ngài lâu đủ hay thành thật đủ, tôi không bao giờ làm quá nhiều cho Đấng Christ. Phục vụ Chúa Jê-sus là niềm vui mừng của tôi! Ngài đã ban cho tôi sự sống và sự bình an sau tất cả những gì tôi biết là làm thế nào để thù ghét. Đức Chúa Jê-sus là sự khát vọng và đường lối của tôi. Tôi không tự tin cậy nơi chính mình, nhưng đặc hy vọng của tôi vào chỉ mình Ngài, vì Ngài chưa bao giờ quên tôi. Đấng Christ đã đến với tôi, và vì cớ nầy tôi sẽ không rời bỏ Ngài.

Đó là những lời của John Samuel Cagan về sự biến đổi của mình lúc 15 tuổi. Bây giờ cậu ta dự định đi vào mục vụ. Những xảy ra cho John Cagan những xảy ra trong sự biến đổi thật sự!

Đa số mục sư ngày nay sẽ lập tức cho người đó đọc bài cầu nguyện, rồi làm báp-tem cho người đó – và làm người đó trở thành một trong hàng triệu người hư mất trong hội thánh! Lý do đầu tiên mà chúng ta không có sự phục hưng ngày nay là vì những mục sư không để Chúa làm việc trong lòng của tội nhân. Họ bắt lấy tội nhân khỏi cộng việc của Chúa và báp-tem người hư mất! Tôi tin rằng hầu hết tất cả báp-tem ngày nay điều là báp-tem của những người lạc mất. Đó là lý do thứ nhất mà chúng ta không có sự phục hung! Hầu như mọi người được công bố đã được cứu và được báp-tem ngoài sự biến đổi thật! Tôi thừa nhận rằng chính tôi đã từng phạm vào tội đó. Đức Chúa Trời đã tha thứ cho tôi. Còn gì khác mà Chúa từ chối không cho chúng ta sự phục hưng hơn 140 năm? Còn gì khác? Vậy, còn một lý do nữa!

II. Thứ hai, đã không có sự phục hưng hơn 140 năm bởi vì chúng ta nhấn mạnh Đức Thánh Linh hơn là Cơ-đốc Nhân xưng nhận tội lỗi của họ và được tẩy sạch bởi Huyết của Chúa Jê-sus.

Điều nầy là cái mà tôi đã biết rồi. Nhưng nó trở nên rõ ràng hơn cho tôi thời gian gần đây. Tôi đã từng chứng kiến ba cái phục hưng. Cái đầu tiên cho đến giờ là mạnh mẽ nhất – và nó không dựa trên “Lễ Báp-tem” của Đức Thánh Linh, nói tiếng lạ, chữa bệnh, hay những phép lạ. Nó hoàn toàn dựa trên Cơ-đốc Nhân xưng nhận tội lỗi mình ra và được tẩy sạch làm mới lại bởi Huyết của Đấng Christ.

Trong những hội thánh của chúng ta ngày nay, người mà thật sự được biến đổi vẫn còn nắm giữ tội lỗi – tội lỗi của tấm lòng, tội lỗi của tâm thần, tội lỗi của thể xác. Trong sự phục hưng đầu tiên tôi thấy, gần như toàn thể hội thánh xưng nhận tội lỗi của họ ra trước Đức Chúa Trời tại bàn thờ, và khóc lóc cay đắng cho tới khi Đức Chúa Trời ban cho họ sự bình an qua Huyết của Chúa Jê-sus. Sứ-đồ Giăng nói,

“Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (1 Giăng 1:9).

Và Đức Chúa Trời làm sạch mọi tội lỗi của Cơ-đốc Nhân như thế nào? “…và huyết của Đức Chúa Jê-sus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

Trước tiên, xưng nhận tất cả tội lỗi, bên trong và bên ngoài. Thứ hai, tẩy sạch tội lỗi của chúng ta bằng Huyết của Chúa Jê-sus. Nghe như đơn giản, phải không? Tuy nhiên có bao nhiêu hội thánh nhấn mạnh điều đó ngày nay? Tôi thật không biết một cái nào đã làm điều đó. Và đó là lý do thứ hai mà chúng ta không có một sự phục hưng nào cho hơn 140 năm!

Hãy nghe những lời của Brian Edwards, là người đã nghiên cứu rất nhiều về chủ đề của phục hưng thật sự. Ông nói,

Phục hưng…bắt đầu bằng sự nhận thức về tội lỗi cách khủng khiếp. Nó thường là hình thức của sự nhận thức về tội lỗi mà làm phiền muộn những ai đã đọc về sự phục hưng. Đôi khi kịnh nghiệm là tan nát. Con người khóc cách không ngăn được, và còn tệ hơn nữa! Nhưng thật không có cái việc như phục hưng [thật sự] mà không có nước mắt về sự nhật thức và nỗi đau đớn (Edwards, Phục Hưng ‘Revival’, Nhà Xuất Bản Evangelical, 2004, tr. 115).

Không có sự phục hưng mà không có sự nhận thức về tội lỗi cách sâu sắc, khó chịu, và khiêm tốn (Edwards, như đã trích, tr. 116).

Sự phục hung tôi đã chứng kiến bắt đầu với vài người Cơ-đốc Nhân khóc lóc và xưng nhận tội lỗi của họ ra. Chẳng bao lâu thì hơn vài tiếng đồng hồ toàn bộ nhà thờ chứa đầy người khóc lóc, xưng nhận tội của họ, và vài tiếng thở dài êm nhẹ. Tất cả chỉ vậy thôi. Không có tiếng lạ. Không có đầy dẩy Thánh Linh. Không có chữa lành bệnh. Không giết trong Thánh Linh. Chỉ những sự xưng nhận tội, khóc lóc, cầu nguyện, và hát nhỏ nhẹ. Sự việc diễn tiếp cho vài tiếng đồng hồ.

Rồi nó sẽ ngưng một ngày hoặc hai – nhưng rồi Đức Thánh Linh sẽ đến lần nửa – lần nữa và lần nữa trong khoảng cách cho hơn ba năm. Tới khi mà sự phục hưng kết thúc thì có trên 3,000 người thêm vào trong hội thánh, một hội thánh mà bắt đầu bằng số ít hơn 150 người. Và họ phải có bốn xuất nhóm, thay vì một, mỗi sáng Chúa Nhật, cộng thêm hai xuất nhóm vào chiều Chúa Nhật.

Nhưng tôi không tin rằng chúng ta phải cầu xin cho sự phục hưng chỉ vì để được thêm người vào trong hội thánh của chúng ta. Động cơ thật sự nên phải là để có một hội thánh thánh khiết! Chúng ta phải có một hội thánh thánh khiết!

Chúng ta đã từng có cuộc chiến dịch lớn. Chúng ta từng có những chương trình truyền hình Cơ-đốc. Chúng ta điều kinh nghiệm. Nhưng chúng ta đã không có một sự phục hưng kinh điển, lịch sử trong nước Mỹ cho hơn 140 năm! Chúng ta đã bị phân tâm bởi những sự việc khác. Chúng ta chưa đã không có để Đức Thánh Linh cáo trách Cơ-đốc Nhân như chúng ta về tội lỗi của chúng ta. Chúng ta chưa kêu cầu cùng Chúa Jê-sus để làm sạch chúng ta trở nên mới bằng Huyết báo thánh của Ngài!

Chúng ta có cái “chạm” về phục hưng trong hội thánh chúng ta. Trong khoãng 4 đêm nhóm họp lại có 11 người được biến đổi, được kiểm xét lại hai lần bởi Tiến sĩ Cagan, là người chuyên nghiệp. Và ông nói tất cả 11 người họ điều đã được biến đổi. Chúng ta cũng có khoãng 8 Cơ-đốc Nhân đã xưng nhận tội lỗi của họ và cầu khẩn bằng nước mắt hằng đêm. Chúng ta chưa bao giờ có những buổi nhóm họp như vậy trong 41 năm từ khi hội thánh chúng ta bắt đầu.

Nhưng rồi tôi phạm tội. Tiến sĩ Cagan bảo tôi đừng gọi nó là “tội.” Nhưng tôi nghĩ là tôi đã phạm tội. Tôi trở nên kêu ngạo, kêu ngạo vì chúng ta đã có sự phục hưng! Sự phục hưng thật sự chỉ mới bắt đầu. Nhưng tôi đã ngưng giảng dạy về sự cáo trách và Huyết của Chúa Jê-sus. Tôi đã chuyển giao buổi nhóm qua cho người khác, và sự nhấn mạnh quay khỏi Chúa Jê-sus vào Đức Thánh Linh. Tôi đáng lý phải nhớ rằng Chúa Jê-sus đã nói về Đức Thánh Linh như thế nào, “…ấy chính Ngài sẽ làm chứng về ta” (Giăng 15:26). Tôi không bao giờ nên để cho người khác vào và giảng về Đức Thánh Linh. Những điều đó là tội lỗi của tôi. Tôi lỗi kêu ngạo và tội lỗi đoán chừng. Và tôi xưng nó ra trước các bạn tối nay. Xin, mọi người, hãy cầu nguyện để Đức Chúa Trời tha thứ tội sao lãng Chúa Jê-sus và sự xưng nhận tội của tôi (họ cầu nguyện). Bây giờ xin hãy cầu xin rằng Đức Chúa Trời sẽ trở lại cùng chúng ta, như Ngài đã làm trong sự phục hưng đầu tiên mà tôi đã chứng kiến. Cầu xin cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời trở lại cùng chúng ta. Xin hãy cầu nguyện bằng nước mắt, như họ đã làm tại Trung Hoa (họ cầu nguyện). Xin đồng đứng lên và tôn vinh, “Ha-lê-lu-gia, Đấng Cứu Chuộc ‘Hallelujah, What a Saviour’.” Bây giờ hãy hát “Thần Linh của Chúa Sống ‘Spirit of the Living God’.” Bây giờ hãy hát “Kiểm Con, Chúa Ôi ‘Search Me, O God.’” Bây giờ hãy hát câu đầu và câu cuối của “Đổ Đầy Tâm Con ‘Fill All My Vision’.” Cô Nguyễn, xin vui lòng cầu xin Chúa đến lần nữa. Tại đây vẫn còn nhiều người hư mất và sa sút. Cầu xin Chúa đến với họ.

Những ai mà muốn cầu nguyện cho sự phục hưng để đến với bạn, hãy đứng và cầu xin Đức Chúa Trời để đến một lần nữa. Hãy cầu nguyện như họ đã làm trong Trung Hoa. Những ai muốn xưng tội lỗi của họ ra, hãy tiến tới đền thờ. Những ai muốn được tẩy sạch bởi Huyết của Chúa Jê-sus, hãy đến đây và xưng nhận tội lỗi của mình. Những ai muốn Chúa Jê-sus cứu chuộc họ, cũng hãy đến. Một người Báp-tít Nam Phương không chuyên môn mà đã tham dự hội thánh chúng ta 25 năm qua như người lạc mất, đã đến và tin cậy Chúa Jê-sus trong sự kinh nghiệm của sự biến đổi thật sự. A-men.

KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Aaron Yancy: II Ti-mô-thê 3:1-5.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith: “Theo Cùng Xa Hơn
‘Farther Along’” (bởi W. B. Stevens, 1862-1940;
cải biên và thay đổi bởi Barney E. Warren, 1867-1951).


DÀN BÀI CỦA

HAI LÝ DO TẠI SAO NHỮNG HỘI THÁNH TRONG HOA
KỲ VÀ PHƯƠNG TÂY KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM PHỤC HƯNG

THE TWO REASONS WHY THE CHURCHES IN AMERICA AND THE WEST DON’T EXPERIENCE REVIVAL

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hoà thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thây phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Nhưng kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi. Trong bọn họ có kẻ lẻn vào các nhà, quyến dụ lòng những người đàn bà mang tội lỗi, bị bao nhiêu tình dục xui khiến, vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được.” (2 Ti-mô-thê 3:1-7).

(II Ti-mô-thê 3:13, 5; I Cô-rinh-tô 2:14)

I.   Thứ nhất, không có sự phục hưng lớn nào hơn 140 năm bởi vì
chúng ta hầu như chỉ báp-tem duy người hư mất! Giăng 16:8, 9, 14;
15:26; 6:44; Mác 10:26, 27.

II.  Thứ hai, đã không có sự phục hưng hơn 140 năm bởi vì chúng ta
nhấn mạnh Đức Thánh Linh hơn là Cơ-đốc Nhân xưng tội lỗi họ
và được tẩy sạch bởi Huyết của Chúa Jê-sus, I Giăng 1:9, 7;
Giăng 15:26.