Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




BẢY LỜI NÓI SAU CÙNG
CỦA CHÚA GIÊ-SU TRÊN THẬP TỰ GIÁ

THE SEVEN LAST WORDS
OF JESUS ON THE CROSS
(Vietnamese)

bởi Tiến sỉ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 20 tháng 3 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, March 20, 2016

“Khi đến một chổ gọi là chổ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả” (Lu-ca 23:33).


Sự đau khổ thể xác của Chúa Giê-su quá mãnh liệt. Nó bắt đầu bằng sự đánh đòn bằng roi đúng là lột những mảnh da và làm những vết cắt sâu vào lưng Ngài. Nhiều người chết vì những trận đòn như vậy. Kế đến, họ ấn chặt mão gai trên đầu Ngài. Những gai nhọn xé vào da của trán Ngài, và Máu tuôn xuống mặt Ngài. Họ cũng đánh đập vào mặt Ngài, nhổ vào Ngài, và bức từng chùm râu của Ngài bằng tay của họ. Rồi họ bắt Ngài vác cây thập tự đi trên đường phố Giê-ru-sa-lem, đến nơi hành quyết gọi là chổ Sọ. Cuối cùng, những cây đinh lớn đóng vào chân và phía dưới tay Ngài, chổ nối liền cổ tay và bàn tay. Như thế là Ngài bị đóng đinh vào Thập Tự Giá. Kinh Thánh chép:

“Mặt mài [hình dáng] người xài xể lắm [quá biến dạng] hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người [biến dạng vượt hơn chân dung loài người]” (Ê-sai 52:14).

Chúng ta đã quen thuộc để xem những diễn viên Hollywood đóng vai Chúa Giê-su trong phim ảnh. Những hình ảnh cử động không bao giờ bày tỏ điều kinh khủng sâu sắc và tính tàn bạo của sự khổ hình đầy đủ mà Chúa Giê-su chịu. Những gì chúng ta thấy trong phim không thể so sánh được với sự mà Chúa Giê-su thật sự kinh nghiệm trên Thập Tự Giá. Cho đến khi “Tình Yêu của Đấng Christ ‘The Passion of Christ’” mà chúng ta thật sự thấy sự gì đã xảy cho Ngài. Nó thật sự là khủng khiếp.

Những rãnh trên da đầu Ngài nứt ra. Máu tuôn xuống mặt và cổ của Ngài. Mắt của Ngài gần như bị sưng khép lại. Mũi của Ngài có lẽ đã bị gãy và xương gò má cũng vậy. Môi Ngài bị chảy máu và rách. Thật khó mà nhận ra Ngài.

Nhưng đó là sự chính xác mà tiên tri Ê-sai đã báo trưóc về Đầy Tớ Khổ Nạn, “Mặt mày người xài xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người” (Ê-sai 52:14). Sự chế nhạo và khạc nhổ cũng đã được đoán trước bởi tiên tri: “Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc nhổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).

Điều này đem chúng ta đến cây Thập Tự Giá. Chúa Giê-su bị đóng đinh tại đó, Máu chảy nhỏ giọt. Trong khi Ngài bị treo trên Thập Tự Giá, Ngài nói bảy lời nói ngắn. Tôi muốn chúng ta suy nghĩ về bảy lời nói sau cùng của Chúa Giê-su trên Thập Tự Giá.

I. Lời nói thứ nhất – sự tha thứ

“Khi đến một chổ gọi là chổ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Giê-su cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu-ca 23:33-34).

Đó là lý do mà Chúa Giê-su đã đi đến Thập Tự Giá – để tha thứ tội lỗi chúng ta. Ngài biết trước là Ngài sẽ bị giết trước khi Ngài vào thành Giê-ru-sa-lem. Tân Ước dạy rằng Ngài chủ tâm cho phép tự mình chịu đóng đinh trên thập tự giá để trả thay tội lỗi cho bạn.

“Vả Đấng Christ cũng vì tội lổi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẩn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 3:18).

“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3).

Chúa Giê-su cầu nguyện rằng, “lạy Cha, xin tha cho họ,” khi Ngài bị treo trên Thập Tự Giá. Đức Chúa Trời trả lời cầu nguyện của Ngài. Mỗi người, ai đặt hết lòng tin trong Chúa Giê-su đều được tha thứ. Sự chết của Ngài trên Thập Tự Giá đã trả thay tội lỗi cho bạn. Huyết Ngài đã rửa sạch tội lỗi của bạn.

II. Lời nói thứ hai – sự cứu rổi.

Hai tên trộm cướp cũng bị đóng đinh, ở hai bên Chúa Giê-su.

“Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa. Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn, lại nói rằng: Hỡi Giê-su, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi” (Lu-ca 23:39-43).

Sự biến đổi của tên trộm cướp thứ hai đã bày tỏ rất rỏ ràng. Nó cho thấy

1. Sự cứu rổi không phải qua hình thức báp-tem hay là hội viên của nhà thờ – tên trộm không có phần gì trong cả hai điều nầy.

2. Sự cứu rổi không phải do cảm giác tốt – tên trộm nầy chỉ có cái cảm giác xấu – ông đã bị đóng đinh cùng dưới sự nhận thức tội lỗi.

3. Sự cứu rổi không phải đến bởi sự tiến tới hoặc giơ tay lên của bạn – đôi bàn tay của tên trộm đã bị đóng đinh vào thập tự giá, bàn chân của ông cũng vậy.

4. Sự cứu rổi không phải đến bởi “xin Chúa Giê-su vào lòng bạn.” Kẻ trộm sẽ rất ngạc nhiên nếu người nào đó đã nói với ông ta để làm điều đó.

5. Sự cứu rổi không phải đến bởi đọc “lời cầu nguyện của tội nhân.” Tên trộm không nói lời cầu nguyện nầy. Ông chỉ xin Chúa Giê-su nhớ đến ông.

6. Sự cứu rổi không phải đến bởi sự thay đổi đời sống. Tên trộm nầy không còn thời gian để làm điều đó.


Tên trộm nầy được cứu cũng giống như phương cách mà bạn đã được cứu:

“Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rổi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31).

Tin bằng cả tấm lòng chân thật vào Chúa Giê-su, và Ngài sẽ cứu bạn bởi dòng Huyết và sự công bình của Ngài, giống như Ngài đã cứu tên trộm bị đóng đinh trên thập tự giá.

III. Lời nói thứ ba – cảm xúc.

“Tại một bên thập tự giá của Đức Chúa Giê-su, có mẹ Ngài đứng đó, với chị mẹ Ngài là Ma-ri vợ Cô-lê-ô-ba, và Ma-ri Ma-đơ-len nữa. Đức Chúa Giê-su thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đàn bà kia, đó là con của ngươi! Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình” (Giăng 19:25-27).

Chúa Giê-su nói với Giăng chăm sóc cho mẹ Ngài. Còn nhiều điều hơn cho đời sống của Cơ Đốc Nhân sau khi được cứu. Bạn cần phải được chăm sóc. Chúa Giê-su Christ đả ủy thác người mẹ yêu dấu của Ngài cho Sứ-đồ Giăng. Ngài ủy thác bạn cho hội thánh địa phương chăm sóc. Không một ai có thể tiến tới trong cuộc sống Cơ Đốc Nhân mà không có sự chăm sóc và sự quan tâm từ hội thánh địa phương. Đó là sự thật mà thường hay bị lảng quên trong thời đại chúng ta.

“Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh [tại Giê-ru-sa-lem]” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:47).

IV. Lời nói thứ tư – nỗi thống khổ.

“Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chin, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Ước chừng giờ thứ chin, Đức Chúa Giê-su kêu lớn tiếng lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni? Nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:45-46).

Sự gào thét lên nổi thống khổ nầy của Chúa Giê-su nói lên tính chất xác thực của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha đã quay mặt, khi Đức Chúa Con mang gánh nặng tội lỗi của bạn trên Thập Tự Giá. Kinh Thánh chép:

“Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Giê-su Christ, là người” (1 Ti-mô-thê 2:5).

V. Lời nói thứ năm – sự đau đớn.

“Sau đó, Đức Chúa Giê-su biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát. Tại đó, có một cái bình đựng đầy giấm. Vậy, họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài” (Giăng 19:28-29).

Câu nầy cho chúng ta thấy sự đau đớn tột cùng mà Chúa Giê-su đã trải qua để trả thay tội lỗi chúng ta:

“Người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương” (Ê-sai 53:5).

VI. Lời nói thứ sáu – sự đền tội.

“Khi Đức Chúa Giê-su chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30).

Nhiều điều mà tôi đã nói cho tới lúc nầy có thể đã được đưa ra bởi trưởng tế Công Giáo. Nhưng trên lời nói thứ sáu nầy gắn liền với Tin Lành Cải Cách, cũng như là đức tin của người Báp-tít trải qua các thời đại. Chúa Giê-su phán, “Mọi việc đã được trọn.”

Chúa Giê-su có đúng không khi Ngài nói, “Mọi việc đã được trọn”? Hội Thánh Công Giáo nói, “không.” Họ nói Ngài phải bị đóng đinh lại lần nữa, và hiến tế lên trên lần nữa trong mỗi Lễ Mét. Nhưng Kinh Thánh nói điều đó là sai.

“Chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Giê-su Christ một lần đủ cả” (Hê-bơ-rơ 10:10).

“Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời” (Hê-bơ-rơ 10:14).

“Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lổi được. Còn như Đấng nầy [Chúa Giê-su], đã vì tội lổi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 10:11-12).

Chúa Giê-su đã đền tội đầy đủ cho tội lỗi của chúng ta, một lần đủ cả trên Thập Tự Giá.

Giê-su trả hết rồi,
   Bởi Ngài tôi nợ cả;
Tội lỗi để lại vết thăm đỏ thắm,
   Ngài tẩy sạch trắng như tuyết.
(“Ngài Đền Trả Hết Rồi ‘Jesus Paid It All’” bởi Elvina M. Hall, 1820-1889).

VII. Lời nói thứ bảy – giao phó cho Đức Chúa Trời

“Đức Chúa Giê-su bèn kêu lớn rằng: Hỡi Cha, Tôi giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi” (Lu-ca 23:46).

Chúa Giê-su bày tỏ sự giao phó trọn vẹn cho Đức Chúa Trời là Cha trong câu nói cuối cùng trước sự chết. Như Spurgeon lổi lạc đã chỉ ra, đầy phản ảnh những lời nói đầu tiên của Chúa Giê-su được ghi chép lại, “Há chẳng [biết] tôi phải lo việc Cha tôi sao?” (Lu-ca 2:49). Từ đầu cho tới cuối, Chúa Giê-su làm theo thánh ý của Đức Chúa Trời.

Một trong những thầy đội mà đã đóng đinh Ngài trên cây Thập Tự Giá đứng nghe những bảy lời nói nầy. Vị thầy đội nầy đã từng thấy những sự đóng đinh, nhưng chưa bao giờ chứng kiến người nào chết như cách mà Chúa Giê-su đã chết, giảng dạy bài giảng tuyệt vời trong khi máu sống của Ngài chảy đi.

“Thầy đội thấy sự đã xảy ra, ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: Thật người nầy là người công bình” (Lu-ca 23:47).

Vị thầy đội đó nghỉ về Chúa Giê-su hơn một chút, và rồi ông nói,

“Người nầy quả thật là Con Đức Chúa Trời” (Mác 15:39).

Ngài thật là Con Đức Chúa Trời! Ngài đã sống lại – sống, trong thân thể – từ cỏi chết. Ngài đã thăng thiên về Trời. Ngài ngồi bên hửu Đức Chúa Trời. “Hãy tin Đức Chúa Giê-su Christ, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31).

Có những người cho rằng chỉ cần tin vào Đức Chúa Trời là đủ rồi. Nhưng họ đã sai. Không có một ai được cứu chỉ tin có Đức Chúa Trời không mà thôi. Chính Chúa Giê-su phán, “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Tiến sĩ A. W. Tozer từng nói, “Đấng Christ không phải là trong những phương pháp để đến cùng Đức Chúa Trời, cũng không phải là trong những cách tốt nhất; Ngài là con đường duy nhất” (Cơ-đốc Nhân Lạ Thường Đó ‘That Incredible Christian,’ tr. 135). Nếu bạn không tin cậy Chúa Giê-su, thì bạn đã lạc mất. Cho dù bạn “tốt” đến đâu, cho dù bạn có mặt ở nhà thờ thường xuyên như thế nào, hay đọc Kinh Thánh, bạn đã lạc mất nếu bạn không tin cậy vào Chúa Giê-su. “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.” Duy chỉ Chúa Giê-su cùng Huyết mới tẩy sạch bạn khỏi tội lỗi của bạn. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Mác 15:24-34.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúc Tán Đấng Chuộc Tội ‘Blessed Redeemer’
(bởi Avis Burgeson Christiansen, 1895-1985).


DÀN BÀI CỦA

BẢY LỜI NÓI CỦA CHÚA GIÊ-SU
TRÊN THẬP TỰ GIÁ

THE SEVEN LAST WORDS
OF JESUS ON THE CROSS

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Khi đến một chỗ gọi là chổ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả” (Lu-ca 23:33).

(Ê-sai 52:14; 50:6)

I.    Lời nói thứ nhất – sự tha thứ, Lu-ca 23:33-34; I Phi-e-rơ 3:18;
I Cô-rinh-tô 15:3.

II.   Lời nói thứ hai – sự cứu rỗi, Lu-ca 23:39-43; Công-Vu-Các-Sứ-Đồ 16:31.

III.  Lời nói thứ ba – cảm xúc, Giăng 19:25-27; Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:47.

IV.  Lời nói thứ tư – nỗi thống khổ, Ma-thi-ơ 27:45-46; I Ti-mô-thê 2:5.

V.   Lời nói thứ năm – sự đao đớn, Giăng 19:28-29; Ê-sai 53:5.

VI.  Lời nói thứ sáu – sự đền tội, Giăng 19:30; Hê-bơ-rơ 10:10;
Hê-bơ-rơ 10:14, 11-12.

VII. Lời nói thứ bảy – sự giao phó cho Đức Chúa Trời, Lu-ca 23:46;
Lu-ca 2:49; 23:47; Mác 15:39; Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31;
Giăng 14:6.