Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CHÚA GIÊ-SU - CHỊU KHỔ TRONG VƯỜN

JESUS – SUFFERING IN THE GARDEN
(Vietnamese)

bơỉ Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
Sáng Chúa Nhật, ngày 28, tháng Hai, năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, February 28, 2016

“Kế đó, đi đến một nơi kia, gọi là Ghết-sê-ma-nê, Đức Chúa Giê-su phán cùng môn-đồ rằng: Các ngươi hãy ngồi đây, đợi ta cầu nguyện. Ngài bèn đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi, thì Ngài khởi sự kinh hãi và sầu não. Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết; các ngươi hãy ở đây, và tỉnh thức” (Mác 14:32-34).


Đấng Christ đã dùng lễ Vượt Qua cùng Môn-đồ Ngài. Cuối bữa ăn tối, Đấng Christ trao cho họ bánh và chén – mà chúng ta gọi là “Tiệc Thánh.” Ngài phán với họ rằng bánh là thân thể của Ngài, sẽ bị đóng đinh vào sáng hôm sau. Ngài phán với họ rằng chén là huyết của Ngài, sẽ bị đổ ra để làm sạch chúng ta khỏi tội lỗi chúng ta. Rồi Chúa Giê-su và những Môn-đồ hát thánh ca, và rời khỏi phòng để đi vào trong đêm.

Họ đi xuống dốc đường phía đông của Giê-ru-sa-lem và ngang qua khe Xết-rôn. Rồi họ đi xa xa hơn, đến rìa Vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúa Giê-su để tám Môn-đồ lại ngay rìa của Vườn và bảo họ phải cầu nguyện. Rồi Ngài đi sâu vào trong Vườn, nơi mà Ngài để Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng. Chính một mình Chúa Giê-su đi sâu vào trong đêm tối, dưới cây Ô-liu. Tại nơi đó Ngài “khởi sự kinh hãi [rất kinh ngạc] và sầu não [rất đau khổ]; Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết…Và Ngài đi một đỗi xa hơn, và sấp mình xuống đất mà cầu nguyện rằng nếu có thể được, xin giờ nầy qua khỏi mình” (Mác 14:33, 35).

Giám mục J. C. Ryle của Hội Thánh Anh Quốc nói, “Lịch sử về sự thống khổ của Chúa chúng ta trong Vườn Ghết-sê-ma-nê là một phân đoạn Kinh Thánh sâu sắc và huyền bí. Nó chứa đựng những điều mà những người [nhà thần học] khôn ngoan nhất cũng không thể giải thích trọn vẹn được. Tuy nhiên nó chứa…sự thật rõ ràng về sự [rất] quan trọng” (J. C. Ryle, Lời Giải Thích về Mác ‘Expository Remarks on Mark,’ Nhà Xuất Bản Banner of Truth Trust, 1994, tr. 316; ghi chú dựa trên Mác 14:32-42).

Hãy để tâm trí chúng ta đi đến Ghết-sê-ma-nê sáng hôm nay. Sách Mác cho chúng ta biết rằng Ngài “kinh hãi” (Mác 14:33). Tiếng Hy-lạp là “ekthambeisthai” – nghĩa là “rất kinh ngạc, rất đau khổ, ngạc nhiên và hoảng sợ.” Rồi Ngài đi một đỗi xa hơn, sấp mình xuống đất”…Và Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết” (Mác 14:34, 35).

Giám mục Ryle nói, “Chỉ có một sự giải thích hợp lý duy nhất cho những sự diễn cảm nầy. Nó không phải chỉ là sự sợ hãi của đau đớn của thân thể…Mà là một cảm giác của gánh nặng to lớn về tội lỗi loài người, trong giây khắc đó bắt đầu đè trên Ngài một cách riêng biệt. Nó là cảm giác gánh nặng [nói không được] tội lỗi chúng ta và sự vi phạm trong chất lên trên Ngài. Ngài được làm thành ‘sự nguyền rủa cho chúng ta.’ Ngài mang sự sầu khổ và buồn phiền của chúng ta…Ngài trở nên ‘người mang tội lỗi cho chúng ta mà chính Ngài không biết tội lỗi.’ Bản chất thánh của Ngài cảm nhận [sâu sắc] gánh nặng gớm ghiếc phủ lên Ngài. Đây là những lý do cho sự sầu não lạ thường của Ngài. Chúng ta đáng lẻ phải thấy sự thống khổ của Chúa chúng ta trong Ghết-sê-ma-nê về sự phạm tội quá độ của tội lỗi. [Những tư tưởng của những người Phúc Âm ngày nay] nhận định quá thấp đối với tội lỗi” (Ryle, tr. 317).

Bạn có thể nào đừng xem nhẹ tội lỗi bỏ qua sự nhóm lại, cẩu thả trong việc đọc Kinh Thánh mà lại đi chơi vi tính, xem phim khiêu dâm, khiêu vũ và say sưa. Tất cả những tội lỗi này của bạn đã phủ trên Chúa Giê-su trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Nhưng còn nữa – hơn thế nữa. Tội lỗi lớn nhất mà chồng chất trên Chúa Giê-su trong Vườn Ghết-sê-ma-nê là tội lỗi nguyên thủy của chúng ta, sự sa đoạ toàn vẹn chúng ta, đến từ chúng ta là tội nhân hoàn toàn. Là “sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến” (2 Phi-e-rơ 1:4). Là sự thật mà “[chúng ta] hết thảy đã trở nên như vật ô-uế” (Ê-sai 64:6). Là tính ích kỷ, tham lam, và sự chống lại trong bản chất chống nghịch cùng Đức Chúa Trời của chúng ta. Là “sự chăm về xác thịt [mà] nghịch với Đức Chúa Trời” của bạn chống đối nghịch lại Đức Chúa Trời và muốn sống ngoài Ngài (Rô-ma 8:7). Là tấm lòng sấu xa, ghê tởm của bạn (Rô-ma 8:7). Là tấm lòng tội lỗi của bạn, truyền xuống cho bạn từ A-đam, tội nhân đầu tiên. Nó truyền xuống từ ông ta trong gen của bạn, trong máu của bạn, và trong tâm hồn của bạn. (Rô-ma 5:12) – “Vì…như bởi sự không vâng phục của một người mà [mọi người] đều thành ra kẻ có tội” (Rô-ma 5:19).

Hãy xem những bé sơ sinh nhỏ xíu đã sanh trong tội lỗi. A. W. Pink nói, “Sự thối nát của bản chất nhân loại tự nó lộ ra trong những trẻ con…Và quả thật trong ngày tháng quá sớm! Nếu như có [thừa kế] tính tốt nào trong con người, thì nó chắc chắn sẽ tự bày tỏ [trong những bé sơ sinh], trước khi những tật xấu được hình thánh bởi sự va chạm với thế gian. Nhưng chúng ta có tìm thấy [bé sơ sinh] tốt không? Cách quá xa. Kết quả không biến đổi của sự lớn lên trong nhân loại là vừa khi họ đủ lớn [thì họ] là những người xấu xa. Họ biểu lộ sự bướng bỉnh, thù oán và trả thù. Họ khóc la và hờn dỗi cho những gì không tốt cho họ, và [giận cùng cha mẹ họ] khi bị từ chối, đôi khi thử để [cắn họ]. Được sanh ra và lớn lên trong giữa sự thật thà vẫn phạm tội [ăn cắp] trước khi họ chứng kiến hành động về sự trộm cắp. Bởi những [lầm lỗi] nầy…bản chất nhân loại được thấy [mắc tội] từ lúc ban đầu của sự tồn tại” (A. W. Pink, Sự Lượm Lặt từ Kinh Thánh, Tình Trạng Suy Đồi Hoàn Toàn của Con Người ‘Gleanings from the Scriptures, Man’s Total Depravity,’ Nhà Ấn Lót Moody, 1981, tr. 163, 164). Hội Đồng Uỷ Ban về Tội Ác của Minnesota (Minnesota Crime Commission) làm sáng tỏ một trong những bản báo cáo. “Mỗi một em bé bất đầu cuộc sống như man rợ nhỏ. Nó hoàn toàn ích kỷ và cho mình là trung tâm. Nó muốn được những gì nó muốn và phải liền ngay khi nó muốn…sự chú ý của mẹ nó, đồ chơi của bạn nó, đồng hồ của cậu nó. Không cho nó những [đồ nầy] thì nó sẽ khóc hoé lên với sự giận dữ và hung hăng, mà sẽ giết người nếu không phải vì nó không tự lực được…Đây có nghĩa là tất cả trẻ con, không phải chỉ những trẻ con nào đó, sanh ra là phạm tội, thí dụ tội nhân” (trích dẫn bởi Haddon W. Robinson, Giảng Kinh Thánh ‘Biblical Preaching,’ Nhà Xuất Bản Baker Book House, 1980, tr. 144, 145). Tiến sĩ Isaac Watts nói,

Ngay khi ta thở hơi thở đầu đời,
Hạt giống tội lỗi nẩy mầm cho sự chết;
Luật pháp Ngài đòi hỏi tấm lòng hoàn hảo,
Nhưng ta làm bẩn trong mọi phần.
   (“Thi Thiên 51 ‘Psalm 51’,” bởi Tiến sĩ Isaac Watts, 1674-1748).

Một em bé la hét khi vừa mới sinh ra. Không có thú con nào làm điều đó. Chúng sẽ bị giết nhanh chóng trong rừng bởi những con thú khác nếu chúng huênh hoang và la hét như em bé loài người làm. Nhưng những em bé loài người la hét nghịch cùng Đức Chúa Trời, quyền lực, và đời sống ngay lúc sau khi họ được sanh ra. Tại sao? Bởi vì họ được sanh ra với tội lỗi bẩm sinh từ tổ phụ A-đam, đó là tại sao. Đó là tại sao bạn có khuynh hướng để chống nghịch, không đồng ý với những người lảnh đạo Cơ Đốc, đồi hỏi đường riêng, và khước từ để làm điều đúng. Đây là nguồn gốc của sự đau khổ và sự chết toàn cầu – là tội lỗi bẩm sinh. Đây là tại sao bạn phạm tội, ngay cả sau khi sự biến đổi. Cha mẹ bạn có thể nghỉ rằng bạn là Cơ Đốc Nhân non nớt, nhưng sự thật bạn là tội nhân trẻ, là người ghét làm theo thánh ý của Đức Chúa Trời!

Cộng hết tội lỗi nguyên thuỷ vào những tội lỗi mà nhân loại phạm trong tư tưởng, lời nói và hành vi thì dể cho chúng ta thấy tại sao Chúa Giê-su khích động! Ngài bị đè nát khi Đức Chúa Trời đặt tội lỗi của thế gian lên trên Ngài.

Xin vui lòng lật Kinh Thánh của bạn đến sự mô tả việc này của Lu-ca. Trong trang 1108 trong bản Học Kinh Thánh Scotfield. Sách Lu-ca 22: 44. Xin vui lòng đứng lên và đọc.

“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

Bạn có thể an toạ.

Giám mục Ryle nói, “Làm sao chúng ta [giải thích] sự thống khổ sâu xa của Chúa chúng ta chịu trong vườn? Là lý do [nào] gây sự đau đớn mãnh liệt, tâm trí lẫn thân thể, mà Ngài đã chịu? Chỉ có một câu trả lời vừa ý duy nhất. Đó là gánh nặng tội lỗi [của] thế gian đã đổ lên và bắt đầu đè trên Ngài…Là gánh nặng to lớn của những [tội lỗi] nầy làm Ngài phải chịu đựng đau khổ. Đó là cảm nhận sự vi phạm [mà] thế gian đè Ngài xuống làm Con Đức Chúa Trời đời đời đổ mồ hôi như giọt máu lớn” (J. C. Ryle, Lu-ca, Quyển 2 ‘Luke, Volume 2,’ Nhà Xuất Bản Banner of Truth Trust, xuất bản 2015, tr. 314, 315; lời ghi chú dựa trên Lu-ca 22:44).

“[Đức Chúa Trời] đã làm cho Đấng vốn vô chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta” (2 Cô-rinh-tô 5:21).

“Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6).

“Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ” (1 Phi-e-rơ 2:23).

Giám mục Ryle nói, “Chúng ta phải bám vững chắc vào học thuyết xưa rằng Đấng Christ đã ‘gánh tội lỗi chúng ta,’ lẫn trong vườn [Ghết-sê-ma-nê] và trên thập giá. Không có học thuyết nào bao giờ có thể giải thích [mồ hôi như giọt máu của Đấng Christ], hoặc vừa ý với lương tâm của con người phạm tội cả” (như đã trích). Joseph Hart nói,

Xem Con Đức Chúa Trời khổ đau,
Thở hổn hển, rên rỉ, đổ mồ hôi máu!
Những khổ đau mãnh liệt của Ngài
Thiên sứ không có ý thức thành thạo.
Chỉ chinh mình Đức Chúa Trời
Mà trọng lượng của họ biết thực sự.
   (“Khổ Đau Không Hiểu của Ngài ‘Thine Unknown Sufferings’” bởi Joseph
      Hart, 1712-1768; theo điệu nhạc “Đêm Đã Khuya, và trên Trán của Ô-li-
      ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”).

Lần nữa, Joseph Hart nói,

Con Chúa Trời mang tất cả tội tôi;
Bởi qua ân điển mới thể tin;
Nhưng những kinh khủng Ngài cảm giác
Thật quá to để phải mang.
Không gì có thể thấm nhuần qua ngươi,
Ghết-sê-ma-nê u sầu, âm u.
   (“Nhiều Nổi Khổ mà Ngài Phải Cam Chịu ‘Many Woes He Had Endured’
      bởi Joseph Hart, 1712-1768; theo điệu nhạc “Hãy Đến, Hởi Tội Nhân
      ‘Come, Ye Sinners’”).

Và William Williams nói,

Gánh nặng tội lỗi to tác của nhân loại nàm trên Đấng Cứu Chuộc;
Bằng khổ đau làm áo quần, Ngài vì tội nhân mà sắp xếp,
Bởi tội nhân mà sắp xếp.
   (“Yêu Thương trong Đau Đớn ‘Love in Agony’” bởi William Williams, 1759;
      theo điệu nhạc “Ngọt Ngào Oai Nghiêm Ngự trên Ngai ‘Majestic
      Sweetness Sits Enthroned’”).

“Trong cơn rất đau thương, Ngài cẩu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

“Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6).

Đây là khởi đầu việc đền tội thay thế của Đấng Christ. “Thay thế” có nghĩa là chịu đau khổ của một người thay chổ cho một người khác. Đấng Christ chịu khổ thay chổ cho bạn, cho tội lỗi của bạn, bởi vì Ngài không có tội lỗi của chính Ngài. Đấng Christ trở nên người gánh tội lỗi chúng ta trong Ghết-sê-ma-nê ở dưới cây Ô-liu trong giữa đêm. Ngài sẽ bị đóng đinh vào thập tự vào sáng, làm giá chuộc tội lỗi cho bạn một lần đủ cả. Làm sao bạn có thể khước từ tình yêu như vậy – tình yêu mà Chúa Giê-su ban cho bạn? Làm sao bạn có thể làm cứng tấm lòng của bạn mà khước từ tình yêu như vậy? Đây chính là Đức Chúa Trời là Con, chịu đớn đau thế chổ cho bạn, để chuộc tội lỗi của bạn. Bạn có quá cứng lòng và lạnh lùng đến đỗi tình yêu của Ngài không có ý nghĩa gì đối với bạn?

Tôi một lần gập một người lo cho đám tang cố để mướn tôi lo cho đám tang cho những người không có mục sư. Ông ta mời tôi đi ăn trưa. Là một bữa ăn kỳ lạ nhất mà tôi chưa từng có. Ông ta có một nét kỳ quặc trên mặt khi ông kể cho tôi rằng ông thường xuyên ăn bánh xăng uych trong khi lo cho những tử thi trong nhà xác. Tôi không nhận công việc làm đó! Tôi chạy khỏi nhà hàng đó trong sự khiếp sợ. Làm sao một người có thể ăn bánh xăng uych trong lúc ướp xác chết được? Thật khủng khiếp! Sau đó tôi nhận thức rằng tâm trí của ông ta trở nên quá lạnh lùng và cứng đến nổi nó không còn làm cho ông khó chịu nữa. Tôi có thể hỏi bạn, bạn có trở nên quá lạnh lùng và cứng lòng đến nổi khi bạn nghe Chúa Giê-su chịu đau khổ cho bạn mà bạn không còn cảm động nữa? Bạn có trở nên kỳ lạ đến nổi khi tôi nói về đau đớn của Chúa Giê-su để chuộc tội lỗi của bạn và nó không có ý nghĩa gì đối với bạn? Bạn có trở nên chay lỳ như những tên lính đóng đinh Chúa Giê-su trên Thập Tự Giá – và đánh cá cho áo của Ngài trong khi Ngài chết gần bên? Ôi, nguyện xin là không phải! Tôi nài nỉ cùng bạn sáng hôm nay hãy tin cậy Đấng Cứu Chuộc và được tẩy sạch tội lỗi của bạn bởi dòng Huyết thánh của Ngài!

Bạn bảo “Có quá nhiều điều phải hy sinh.” Ôi, nguyện xin bạn ngừng nghe theo Ma-quỉ! Không có gì trên thế gian nầy quan trọng hơn điều nầy!

Cuối cùng! vậy Đấng Cứu Chuộc có tuôn huyết? Và Vua tôi có chết không?
Ngài có hiến dâng đầu thánh đó cho loài giun trùng như tôi?

Nhưng [giọt lệ] đau buồn [không thể] trả nợ yêu thương tôi thiếu;
Đây, Chúa, con trao chính con đây, con chỉ có thể làm thế.
   (“Cuối Cùng! Đấng Cứu Chuộc Tôi có Tuôn Huyết Không? ‘Alas! And Did
      My Saviour Bleed?’” bởi Tiến sĩ Isaac Watts, 1674-1748).

Bạn có sẳn sàng tin nhận Chúa Giê-su chưa? Bạn có sẳn sàng trao chính bạn cho Ngài không? Trong lòng bạn có cảm động bằng tình yêu cho Ngài không? Nếu không, xin đừng đi. Nhưng, nếu bạn có, thì mời bạn ra phía sau hậu trường ngay bây giờ và Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một nơi yên tĩnh đễ chúng ta trò chuyện. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng do Ông Able Prudhomme: Mác 14:32-34.
Đơn Ca Trước Bài Giảng do Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Nhiều Nỗi Khổ Mà Ngài Phải Cam Chịu ‘Many Woes He Had Endured’
(bởi Joseph Hart, 1712-1768).