Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỨ ĐỒ PHI-E-RƠ – ĐƯỢC GỌI, BỊ CÁO TRÁCH VÀ BIẾN ĐỔI

PETER – CALLED, CONVICTED AND CONVERTED
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
Sáng Chúa Nhật, ngày 14 tháng Hai năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, February 14, 2016

“Hỡi Si-môn, Si-môn, này, quỷ Sa-tan đã đòi sàng sảy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình” (Lu-ca 22:31-32).


Hãy hỏi một vị Mục sư trung bình nào đó khi nào thì Sứ-đồ Phi-e-rơ được hoán cải. Hãy hỏi thử đi! Làm đi! Gần như hầu hết họ đều cho rằng Sứ-đồ Phi-e-rơ được hoán cải khi Đấng Christ gọi ông đi theo Ngài (Ma-thi-ơ 4:19). Một vài trong số họ có thể cho rằng Sứ-đồ Phi-e-rơ được hoán cải khi ông tuyên bố, “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời Hằng Sống,” và khi Chúa Jê-sus trả lời “chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều này đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy” (Ma-thi-ơ 16:16-17). Thế nhưng trong cả hai trường hợp đều không chứng tỏ sự hoán cải của Sứ-đồ Phi-e-rơ. Nếu ông Phi-e-rơ được cải đạo bằng cách đi theo Chúa Jê-sus, thì sự cứu chuộc là bởi công sức – vậy thì điều này không thể là cách Phi-e-rơ hoán cải. Nếu Sứ-đồ Phi-e-rơ hoán cải khi ông công khai xưng nhận Chúa Jê-sus là Đấng Cứu Thế thì đó lại sự cải đạo bởi tín lý, bởi biện luận. Ma quỷ vốn đã biết điều được tỏ ra cho Sứ-đồ Phi-e-rơ, khi chúng ta đọc thấy, “Cũng có các quỷ ra khỏi nhiều kẻ mà kêu lên rằng: Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời” (Lu-ca 4:41). Vì thế điều Sứ-đồ Phi-e-rơ biết cũng không hơn điều ma quỷ biết! Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng tôi buộc phải nói rằng Sứ-đồ Phi-e-rơ vốn chưa được hoán cải. Ông đi nghiêng ngã, chỉ cố gắng làm Cơ Đốc Nhân mà chưa được hoán cải.

Quả là một hình ảnh của Sứ-đồ Phi-e-rơ chúng ta thấy có trong các vị rao truyền Phúc Âm ngày nay! Như Phi-e-rơ, họ đi nghiêng ngã – cố gắng đi theo Đấng Christ! Họ có một số kiến thức về Đấng Christ là ai, nhưng họ chưa được hoán cải như Sứ-đồ Phi-e-rơ trước ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Nhiều vị Mục sư chính họ cũng chưa được hoán cải! Họ chỉ cố gắng đi theo Đấng Christ thôi. Họ biết rằng Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời. Nhưng họ mù tịt về thực tiễn của sự hoán cải. Tôi nghĩ đó có lẽ một trong những lý do chính mà có quá ít sự giảng dạy về Phúc Âm ngày nay. Đa số các vị Mục sư phí thời gian nhọc công hướng dẫn người chưa được hoán cải sống đời sống Cơ Đốc Nhân như thế nào! Thật nực cười! Làm thế nào mà một người “chết trong tội lỗi” lại có thể sống đời sống Cơ Đốc được? (Ê-phê-sô 2:1-5).

Nhiều vị Mục sư e ngại có người khác giảng về Phúc Âm cho tín hữu hội thánh họ! Tôi được mời giảng Phúc Âm cho một hội thánh miền Nam. Hôm đó là ngày Lễ Mẹ. Tôi nghĩ mình sẽ giảng một bài giảng nhẹ nhàng hầu không khuấy động ai, vì tôi chỉ là khách mời của Hội Thánh. Tôi nghĩ mình chỉ sẽ nói về sự cải đạo của mẹ tôi. Tôi chỉ giảng cho Hội thánh khoảng chừng từ 12 đến 15 phút. Tôi kể cho Hội thánh nghe về người mẹ thương yêu của mình đã đặt niềm tin nơi Chúa Jê-sus và được cứu như thế nào. Quan sát phản ứng từ hội chúng, bạn có lẽ tưởng là tôi đã giảng suốt hai giờ đồng hồ về Địa Ngục cho họ không bằng! Vị Mục sư và vợ mình thật sự đã trốn ra ngoài mà thậm chí không bắt tay tôi nữa. Tín hữu Hội thánh đứng dậy và nhìn vợ tôi và tôi như thể tôi đã giảng một tín lý mới lạ lùng nào mà họ chưa từng được nghe! Cuối cùng, một cụ bà tiến đến và bắt tay chúng tôi. Bà mỉm cười và nói, “Thật là một bài giảng diệu kỳ. Tôi đã không được nghe bài giảng như vậy trong nhiều năm rồi!” Thật ra đó chẳng phải là bài giảng gì cả! Nó chỉ là một lời chứng ngắn 12 hay 13 phút về sự cải đạo của người mẹ thương yêu của tôi mà thôi!

Khi vợ chồng chúng tôi lái xe khỏi hội thánh, tôi nghĩ, “Tình hình tệ đến như vậy sao? Chúng ta đang ở trong địa phận sâu tuốt của miền Nam, trong một Hội thánh Báp-tít gốc, vậy mà họ khó chịu và “ngạc nhiên” chỉ vì một câu chuyện cải đạo đơn giản của mẹ tôi!

Trong một hội thánh Báp-tít gốc khác, tôi giảng một bài giảng ngắn về sự cải đạo của tôi. Sau đó, một cụ bà xin vợ tôi nếu được, xin tôi làm chứng dẫn dắt người chồng già nua của mình đến với Đấng Christ. Vợ tôi đề nghị bà nên đến mời vị Mục Sư Quản Nhiệm của bà đến dẫn dắt ông tin Chúa. Bà nói, “Ô, ông ta không làm đâu. Tôi đã yêu cầu ông ta nhiều lần rồi. Tôi nghĩ ông ta sợ làm cho chồng tôi giận lên.”

Thật là tệ như vậy sao, Tiến Sĩ Hymers? Vâng, đúng như vậy! Thật sự kinh khủng! Ngay cả những vị Mục sư giỏi nhất cũng lười diễn đạt, không diễn cảm, không cảm xúc và không có lòng trắc ẩn – chỉ để lấp đầy nửa tiếng đồng hồ trong giờ thờ phượng Chúa ngày Chúa Nhật, cho những linh hồn đang đói thuộc linh ăn đồ ăn loãng loẹt! Một vị Mục sư trung bình rao giảng lời Chúa như những vị linh mục dòng Tân giáo nửa sống nửa chết. Các vị Mục sư Báp-tít chúng ta cũng không khá gì hơn. Tín hữu nhắm mắt và ngủ gục trong giờ gọi là thờ phượng “giải nghĩa”. Họ không thách thức giới trẻ và không đem niềm hy vọng nào đến với người bị lạc mất. Những vị Mục sư như vậy không khác nào người giữ viện bảo tàng! Không hơn gì người thầu đám tang! Xin Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta! Tín hữu hội thánh Chúa của chúng ta không phải sắp sửa chết – mà họ đã chết rồi! Hiện ai đang rao giảng về Phúc Âm Huyết Báu vậy? Ai đang rao giảng như sấm truyền “Quý vị cần được tái sanh” giờ đây? Có ai dám đứng dậy chào đón sứ điệp về Thập Tự Giá và việc cải đạo cho người có tội không? Một vài bà phụ nữ đứng tuổi trong nhà thờ có thể không thích như vậy! Ôi, chúng ta không nên quấy rầy quý bà đó! Thế nên thanh niên hội thánh trốn khỏi nhà thờ giống như chuột bơi thoát khỏi chiếc tàu bị đắm vậy!

Tôi tin rằng hội thánh Chúa chúng ta sẽ không bao giờ tạo được một tác động lớn cho đất nước mình nếu không có những bài giảng Phúc Âm xưa cũ! Hội thánh chúng ta có rất nhiều thanh niên độ tuổi đại học! Tôi giảng về tội lỗi – về Địa Ngục – và sự cải đạo thật sự trong mỗi ngày Chúa Nhật! Thanh niên ngoài hội thánh như bị thôi miên! Họ chưa bao giờ nghe những điều như thế! Và chúng ta cũng có nhiều thanh niên đã cải đạo. Trong khoảng vài tuần qua, chúng ta đã nhận được bảy người cải đạo – những thanh niên từ bối cảnh gia đình không tin Chúa.

Một trong những cách chúng ta có thể học về sự cải đạo thực thụ là nghiên cứu sự cải đạo trong Kinh Thánh. Tôi sẽ làm điều này sáng hôm nay. Chúng ta sẽ suy nghĩ về sự cải đạo của Si-môn Phi-e-rơ. Sứ-đồ Phi-e-rơ là một trong những Cơ Đốc Nhân vĩ đại của mọi thời đại. Thế nhưng ông ta đã được hoán cải như thế nào? Ông đã trở thành Cơ Đốc Nhân ra sao?

I. Trước tiên, Phi-e-rơ được kêu gọi.

Sách Phúc Âm Ma-thi-ơ chép,

“Khi Ngài đang đi dọc theo mé biển Ga-li-lê, thấy hai anh em kia, là Si-môn, cũng gọi là Phi-e-rơ, với em là Anh-rê, đương thả luới dưới biển, vì hai anh em vốn là người đánh cá. Ngài phán cùng hai người rằng: “Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người. Hai anh em liền bỏ lưới mà theo Ngài” (Ma-thi-ơ 4:18-20).

Thấy dễ dàng quá! Hoặc dường như là vậy. Họ rời bỏ lưới đánh cá ngay lập tức, và đi theo Đấng Christ. Tại sao lại quá dễ dàng đối với Phi-e-rơ như vậy? Kinh Thánh chép,

“Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến” (Thi Thiên 110:3).

Những người Đức Chúa Trời đã chọn để cứu sẵn sàng đi bước đầu tiên, như Phi-e-rơ đã làm.

Ngay khi tôi viết câu này, vợ tôi mang đến cho tôi một tấm bưu thiếp từ ga-ra xe. Tôi lập tức nhận ngay ra nó. Tấm bưu thiếp có hình hội thánh đầu tiên tôi sinh hoạt ở Huntington Park. Dấu bưu điện nằm khoảng cuối thập niên 1950, trước khi tôi được cải đạo. Tấm bưu thiếp từ Bà Bocker, Hiệu Trưởng Trường Chúa Nhật của Hội thánh gởi cho tôi. Bà viết,

Bob thân mến,

Tôi mong rằng em không bị bệnh, như nhiều người khác trong hội thánh chúng ta. Chúng tôi nhớ đến em, vì thế xin hãy trở lại với chúng tôi, không cần biết lý do gì làm em đi xa.

      Bà Bocker

Người đàn bà tốt bụng đó đã cố gắng kéo tôi trở về với hội thánh. Tôi khi ấy chỉ là một thanh thiếu niên, thích chơi bời. Nhưng tôi để ý đến ngày gởi trên tấm bưu thiếp. Chỉ một vài tháng sau đó, thì bạn không thể nào giữ tôi ngoài nhà thờ được. Điều gì đã xảy ra chỉ trong một vài tháng đó? Tôi chỉ có thể nói rằng Đức Chúa Trời đã gọi tôi với lời kêu gọi quyền đầy hiệu lực. Tôi được kêu gọi tình nguyện đến trong quyền phép của Ngài.

“Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến” (Thi Thiên 110:3).

Khi Đức Chúa Trời kéo tôi lại với Ngài, tôi không cần phải có Bà Bocker hoặc bất cứ ai đó tìm cách kéo tôi trở lại với nhà thờ. Khi quyền năng Đức Chúa Trời kéo tôi, bạn không thể nào giữ tôi ngoài nhà thờ được với sức kéo của cả một đội ngũ ngựa kéo đâu!

Và đây cũng là cách của Phi-e-rơ. Ông chưa được cứu. Tôi cũng chưa được cứu lúc Bà Bocker gởi tôi tấm bưu thiếp đó. Quyền năng của Đức Chúa Trời khiến lòng tôi sẵn sàng – vì thế điều này cũng xảy ra với Phi-e-rơ. Ông vẫn còn bị lạc mất như tôi vậy, nhưng Đức Chúa Trời khiến lòng ông sẵn sàng theo Chúa Jê-sus. Và vì thế Phi-e-rơ đã lập tức rời bỏ nghề đánh cá và theo Chúa Jê-sus. Nhưng không có nghĩa là ông đã được cứu.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số thanh niên chúng ta mời gọi đến với Hội thánh họ liền đến nhanh chóng không? Vì quyền năng của Đức Chúa Trời kéo họ đến đó. Nhưng không có nghĩa là họ đã được cứu. Chúa Jê-sus phán, “Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn” (Ma-thi-ơ 22:14). Đức Chúa Trời gọi nhiều người. Ngài gọi bạn sáng hôm nay. Bạn cho chúng tôi biết danh tánh và số điện thoại của mình. Đó là tại sao chúng tôi đem xe đến rước bạn. “Nhiều người được gọi” – như chính bạn đã được gọi. “Nhưng ít người được chọn.” Tôi quả không hiểu điều này. Nhưng tôi biết qua kinh nghiệm lâu năm, Đức Chúa Trời sẽ kéo bạn lại gần nếu bạn là người Chúa chọn, và Ngài sẽ giữ bạn lại ở đây, cầm giữ bạn cho đến khi được hoán cải! Nếu bạn không phải là người Chúa chọn, chẳng bao lầu bạn sẽ rời hội thánh – vì “nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn”!

Được cứu chỉ bởi ân điển,
   Đó là lý cớ của tôi,
Chúa Jê-sus chết cho tội chúng ta,
   Và Chúa Jê-sus chết cho tội tôi,

(“Ân Điển! Thật là Thanh Âm Quyến Rũ” Phi-líp Doddrige, 1702-1751;
      Mục sư hát điệp khúc).

II. Thứ nhì, Phi-e-rơ bị cáo trách.

Tôi nhảy qua giai đoạn ba năm Sứ-đồ Phi-e-rơ theo Chúa Jê-sus. Phi-e-rơ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong suốt ba năm đó. Nhưng chỉ có một điều duy nhất gây tác động cho cuộc đời ông là sự nhận biết Đức Chúa Jê-sus là ai. Tôi có nhắc điều này trước, vào đầu bài giảng này. Phi-e-rơ nói, “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời Hằng sống.” “Bấy giờ Đức Chúa Jê-sus phán cùng người rằng…vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều này đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy” (Ma-thi-ơ 16:16, 17).

Đây được gọi là “sự soi sáng.” Nó có thể xảy ra trước khi cải đạo, trong khi cải đạo, và sau khi cải đạo! Trong trường hợp của Phi-e-rơ, Đức Chúa Trời giải minh sự thật về Đấng Christ trước khi Phi-e-rơ được hoán cải. Đó cũng là điều xảy ra cho tôi. Nhiều năm liền, tôi nghĩ Đấng Christ là người tốt, bị kẻ thù hãm hại và giết như một vị tử vì đạo. Chỉ một vài ngày trước khi tôi được hoán cải, Đức Chúa Trời tiết lộ cho tôi biết Chúa Jê-sus chính là Đức Chúa Trời hiện thân. Điều này xảy ra cho tôi khi đang hát bài thánh ca của Charles Wesley – “Ân điển tuyệt vời, làm thế nào mà Đức Chúa Trời lại chết vì tôi?” Bài thánh ca đó soi sáng tâm trí tôi, dù tôi chưa được hoán cải. Phi-e-rơ cũng đã chưa được hoán cải!

Bây giờ, hãy giở ra sách Lu-ca 18:31-34 và bạn sẽ thấy rõ ràng là Phi-e-rơ và các Môn đồ khác chưa được cứu.

“Kế đó, Đức Chúa Jê-sus đem mười hai sứ đồ riêng ra mà phán rằng: Này chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, mọi điều mà các đấng tiên tri đã chép về Con người sẽ ứng nghiệm. Vì Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại; họ sẽ nhạo báng Ngài, mắng nhiếc Ngài, nhổ trên Ngài, sau khi đánh đòn rồi, thì giết Ngài đi; đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại. Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ, nên không rõ ý Đức Chúa Jê-sus nói là gì.” (Lu-ca 18:31-34).

Đây là lần thứ ba mà Chúa Jê-sus giải nghĩa Phúc Âm cho Phi-e-rơ và các người khác. Đấng Christ sẽ bị đánh đập, bị giết đi, và ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Đó là Phúc Âm – sứ điệp căn bản của Cơ Đốc Giáo, như được công bố trong sách I Cô-rinh-tô 15:1-4. Nhưng Phi-e-rơ không hiểu những điều này, và lời này “đã được giấu kín” khỏi ông. Phi-e-rơ đã không tin vào Phúc Âm!

Nếu bạn chưa được cứu – có phải trường hợp của bạn giống với Phi-e-rơ không? Bạn được “gọi” đến nhà thờ này. Bạn đến đây do cha mẹ mình hoặc một ai đó. Bạn đến với bữa tiệc sinh nhật. Bạn ăn trưa và tối với chúng tôi mỗi Chúa Nhật. Ngay cả chúng tôi gởi bạn đi ra chứng đạo. Bạn nghe tôi giảng hai lần mỗi Chúa Nhật. Bạn nghe tôi giảng về sự đóng đinh trên thập tự của Chúa Jê-sus, về Huyết Báu Ngài, và như thế nào Chúa sống lại từ kẻ chết. Thế nhưng tâm trí bạn trôi dạt nơi khác khi tôi nói về dòng Huyết Báu của Đấng Christ và sự phục sinh của Ngài. Bạn nghe đi nghe lại nhưng điều đó không “nắm bắt” bạn. Nó dường như không thật và quan trọng! Bất cứ gì bạn suy nghĩ – có vẻ không rõ lắm tại sao điều này lại quan trọng đến như vậy. Bạn cũng giống như Phi-e-rơ trước khi ông bị cáo trách về tội lỗi mình!

“Sau khi đánh đòn rồi, thì giết Ngài đi, đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại. Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ, nên không rõ ý Đức Chúa Jê-sus là gì” (Lu-ca 18:33-34).

Bây giờ xin bạn đứng dậy và giở Kinh Thánh sách Lu-ca 22:31. Nó nằm ở trang 1108 bản Kinh Thánh Scofield.

“Hỡi Si-môn, Si-môn, này quỷ Sa-tăng đã đòi sàng sảy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình. Phi-e-rơ thưa rằng: Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù, đồng chết. Đức Chúa Jê-sus đáp rằng: Hỡi Phi-e-rơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay khi gà chưa gáy, người sẽ ba lần chối không biết ta” (Lu-ca 22:31-34).

Bạn có thể ngồi xuống.

Tôi đang đọc một cuốn sách rất hay tựa đề, Si-môn Phi-e-rơ trong Kinh Thánh và Ký Ức ‘Simon Peter in Scripture and Memory’ (Hàn Lâm Viện Baker, 2012). Nó được Tiến sĩ Markus Bockmuehl viết. Ông ta là giáo sư về bộ môn Thánh Kinh và Tiền Cơ Đốc Giáo tại Đại Học Oxford ở Anh Quốc. Vị học giả nổi tiếng này đi thẳng vào vấn đề. Ông ta không ngần ngại chỉ cho chúng ta biết rằng Phi-e-rơ vẫn chưa hoán cải vào đêm trước khi Chúa Jê-sus bị đóng đinh trên thập tự. Và ông ta đã hoàn toàn đúng! Những người giải nghĩa Kinh Thánh khác thì dựng hàng rào che giấu nó, hoặc bỏ qua chi tiết này. Nhưng với Tiến sĩ Bockmuehl thì không! Ông đã diễn giải cách rõ ràng! Hãy nghe ông ta nói.

“Hỡi Si-môn, Si-môn, này quỷ Sa-tăng đã đòi sàng sảy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình” (Lu-ca 22:31-32).

Tiến sĩ Bockmuehl nói,

“Có một sự liên quan rõ ràng ở đây là sự tranh chiến của Phi-e-rơ [sớm đến] chống lại Sa-tăn, mà ông sẽ bị thử thách nghiêm trọng [và đã thất bại], cho nên mới có sự việc ‘quay trở về.’ Cũng đáng để nhấn mạnh ở đây là ‘thời điểm quay trở lại,’ mặc dù được nhiều dịch giả ưa chuộng, lại không có sự hỗ trợ trong tiếng Hy-lạp” (Tiến sĩ Bockmuehl, như đã trích, tr. 156-157).

Bởi thế các bản dịch NIV, NASV, ESV và một số bản dịch hiện đại khác đã dịch sai. “Ý tưởng ‘quay trở lại’ dù được nhiều dịch giả ưa chuộng, lại không có sự hỗ trợ nào trong tiếng Hy-lạp.” Tiến sĩ Bockmuehl tiếp tục cho rằng trong ngôn ngữ Hy-lạp, từ “epistrephō” nên được dịch thành “đã hoán cải” ở đây. Vì thế, một lần nữa, tôi nhận thấy bản dịch KJV là chính xác và bản dịch hiện đại rất mơ hồ, xáo trộn! Nhưng Tiến sĩ Bockmuehl tiếp tục trình bày,

“Khi nào, ở đâu, hoặc sự quay trở về [cải đạo] của Phi-e-rơ xảy ra như thế nào? Ở đây chúng ta đi đến chỗ trọng yếu của vấn đề. Ngay cả trong đêm cuối cùng của Ngài trên đất, Chúa Jê-sus trong Lu-ca [vẫn còn nói về] sự hối cải của Phi-e-rơ như điều trong tương lai” (như đã trích, tr. 156).

“Trong sách Lu-ca 22:32, sự cải đạo của Phi-e-rơ dường như nằm trong tương lai” (như đã trích).

Đến khi ngươi đã hối cải [tương lai]” (như đã trích, tr. 156). “Chúa Jê-sus rõ ràng trông chờ nơi sự hối cải của Phi-e-rơ như điều vẫn còn trong tương lai” (như đã trích, tr. 158).

Nhưng Phi-e-rơ tự tin cho rằng ông không cần phải được hối cải. Ông nói,

“Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết” (Lu-ca 22:33)

Chúa Jê-sus trả lời, “Hỡi Phi-e-rơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay, khi [gà] chưa gáy, ngươi sẽ ba lần chối không biết ta” (Lu-ca 22:34). Phi-e-rơ cho rằng ông có thể chống lại Ma quỷ và sống cho Đấng Christ mà không cần phải được hoán cải (epistrephō). Thật là một sai lầm cho Phi-e-rơ! Và cũng sai lầm cho bạn!

Họ bắt Chúa Jê-sus và giải Ngài đến nhà của thầy tế lễ thượng phẩm. “Phi-e-rơ đi theo Ngài xa xa” (Lu-ca 22:54). Phi-e-rơ ngồi lẫn chung với người ta bên ngoài. Một cô gái trẻ kêu lên, “Người này vốn ở cùng người ấy [Chúa Jê-sus]” (Lu-ca 22:56). Phi-e-rơ đáp, “Tôi không biết người này.” Sau một lúc, một người đàn ông nói Phi-e-rơ là một trong những người theo Chúa Jê-sus. Phi-e-rơ đáp, “Này, ta không phải là người như ngươi nói đâu.” Một giờ đồng hồ sau, người thứ ba chỉ vào Phi-e-rơ và nói, “Người này cũng từng đi với ông ta.” Phi-e-rơ đáp, “Này, ta không biết nhà ngươi nói gì nữa.” Trong khi Phi-e-rơ còn đang trả lời thì gà gáy.

Vợ tôi và tôi đã từng đến thành Giê-ru-sa-lem nơi sự việc này xảy ra. Người hướng dẫn chỉ cho chúng tôi biết nơi Chúa Jê-sus đứng và nơi Phi-e-rơ đứng. Và Chúa Jê-sus quay mặt lại và nhìn Phi-e-rơ. Và Phi-e-rơ nhìn thẳng vào trong mắt Chúa Jê-sus.

“Rồi Phi-e-rơ ra ngoài, khóc lóc thảm thiết” (Lu-ca 22:62).

Bây giờ, cuối cùng thì Phi-e-rơ bị cáo trách vì tội lỗi. Không có hy vọng nào nơi sự hối cải của bạn cho đến khi bạn kinh nghiệm được sự cáo trách, ít nhất cũng đại loại như Phi-e-rơ có.

“Rồi Phi-e-rơ đi ra ngoài, khóc lóc thảm thiết” (Lu-ca 22:62).

III. Thứ Ba, Phi-e-rơ được biến đổi

Xin mở ra sách Lu-ca đoạn 24:34. Dường như câu này có vẻ không quan trọng, nhưng Tiến sĩ Bockmuehl nói đây là lúc Phi-e-rơ được biến đổi. “Chúa Jê-sus xây mặt lại ngó Phi-e-rơ để cáo trách ông về tội lỗi mình (Lu-ca 22:61), và điều Phi-e-rơ trong buổi sáng Phục Sinh thấy Chúa Jê-sus hiện ra (Lu-ca 24:34) giúp ông quay về với sự sáng từ trong bóng tối” (Bockmuehl, tr. 163). Sứ-đồ Phao-lô cũng kể cho chúng ta biết về việc Phi-e-rơ gặp Chúa Jê-sus buổi sáng Phục Sinh. Phao-lô chép, “Và…Ngài đã hiện ra cho Sê-pha [Phi-e-rơ], sau lại hiện ra cho mười hai Sứ-đồ” (I Cô-rinh-tô 15:5).

Tại sao Kinh Thánh lại cho chúng ta biết nhiều về sự kêu gọi của Phi-e-rơ, sự vấp ngã, thiếu đức tin, và sự mù lòa về Phúc Âm cũng như sự thương khó của Chúa Jê-sus? Tại sao lại có cả nguyên một chương sách kể về chuyện Phi-e-rơ chối bỏ Đấng Christ và khóc lóc thảm thiết trong sự cáo trách? Và rồi, sau tất cải những điều đó, Kinh Thánh lại chỉ cho chúng ta một câu Kinh Thánh nhỏ kể về sự biến đổi của Phi-e-rơ. “Chúa đã thật sự đã sống lại, và đã hiện ra cho Si-môn [Phi-e-rơ].” Tại sau vậy – bởi vì sự vấp ngã và cáo trách là những điều quan trọng nhất trong tiến trình hoán cải thực thụ. Cho đến khi bạn được dẫn tới chỗ mà mình phải “đi ra, khóc lóc thảm thiết” vì tội lỗi của mình, không thì chẳng có hy vọng nhiều cho bạn đâu. Cho đến khi bạn cảm thấy được điều Phi-e-rơ đã làm, thì Phúc Âm vẫn còn vô nghĩa với bạn! Bạn chắc chắn sẽ chết trong tội lỗi mình. Bạn cần phải nhận thấy nhu cầu cần Chúa Jê-sus trước khi bạn tin cậy Ngài và được tẩy sạch tội lỗi mình qua dòng Huyết của Ngài. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng do Ông Able Prudhomme: Lu-ca 22:31-34.
Đơn Ca Trước Bài Giảng do Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Ân điển! Thật là Một Thánh Âm Quyến Rũ ‘Grace! ‘Tis a Charming Sound’”
   (bởi Phi-lip Doddridge, 1702-1751; điệp khúc do Mục sư)


DÀN BÀI CỦA

SỨ ĐỒ PHI-E-RƠ – ĐƯỢC GỌI, BỊ CÁO TRÁCH VÀ BIẾN ĐỔI

PETER – CALLED, CONVICTED AND CONVERTED

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Hỡi Si-môn, Si-môn, nầy quỷ Sa-tan đã đòi sàng sẩy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho người, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình” (Lu-ca 22:31-32).

(Ma-thi-ơ 4:19; 16:16, 17; Lu-ca 4:41; Ê-phê-sô 2:1, 5)

I.   Trước hết, Phi-e-rơ được gọi, Ma-thi-ơ 4:18-20; Thi Thiên 110:3;
Ma-thi-ơ 20:16; 22:14.

II.  Thứ nhì, Phi-e-rơ bị cáo trách, Ma-thi-ơ 16:16, 17; Lu-ca 18:31-34;
Lu-ca 22:31-34; 54, 56, 62.

III. Thứ Ba, Phi-e-rơ được biến đổi, Lu-ca 24:34; I Cô-rinh-tô 15:5.