Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




HUYẾT THANH TẨY

THE CLEANSING BLOOD
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng tại Hội Thánh Báp-Tít Tabernacle ở Los Angeles
Chiều Chúa Nhật, ngày 4 tháng 10, năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, October 4, 2015

“…huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”
(1 Giăng 1:7)


Giăng chỉ là một thanh niên khi Chúa Giê-su gọi ông làm Sứ-đồ. Nhưng ông là người trai trẻ kỳ diệu. Sự gần gũi của ông với Chúa Giê-su có thể được thấy trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Khi Chúa Giê-su đi sâu vào sự tối tâm Ngài để những Môn-đồ tại lề của Vườn. Ngài chỉ đem Giăng và hai người khác theo Ngài, thì Ngài “khởi sự và kinh hải và sầu não; Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lấm cho đến chết; các ngươi hãy ở đây, và tỉnh thức” (Mác 14:33-34).

Khi những tên lính đến để bắt Chúa Giê-su, những Môn-đồ bỏ rơi Ngài và chạy. Nhưng Giăng sáng hôm sau lê bước theo suốt con đường đến Đồi Sọ, theo Chúa Giê-su khi Ngài mang Thập Tự Giá đến chổ chịu khổ hình. Trong khi những người khác trốn trong sự sợ hãi, duy nhất người con trai nầy bảo vệ mẹ của Đấng Christ, đang lúc bà nhìn Con bà chết trên Thập Tự Giá. Vì thế chỉ có Giăng là Môn-đồ duy nhất đã thấy Chúa Giê-su chết ngày đó. Tất cả những người khác thì trốn với cửa khóa lại.

Chúa Giê-su nhìn xuống Giăng và mẹ của Ngài từ Thập Tự Giá. Ngài bảo Giăng phải chăm sóc bà. Ông nghe Chúa Giê-su nói, “Ta khát.” Ông nghe Chúa Giê-su phán, “Mọi việc đã được trọn,” khi Ngài chết trên Thập Tự Giá. Nhưng ngay cả lúc đó Giăng cũng không thể tự kéo mình khỏi sự chịu khổ của Đấng Cứu Chuộc. Giăng nhìn trong khi một trong những người lính với giáo đâm vào sườn của Đấng Christ. “[tức thì] máu và nước chảy ra” (Giăng 19:34). Sau này ông viết điều nầy xuống thật kỷ, “hầu cho các ngươi cũng tin” (Giăng 19:35).

Khi mẹ của tôi qua đời tôi đem Ileana và những con trai tôi vào xe và đi đến bệnh viện càng nhanh được chừng nào thì tôi cứ đi. Tôi bước vài bước vào phòng, trong một giây, tôi thấy thân suy nhược đáng thương của bà đã nằm trong bao dẻo trong. Mẹ tôi lúc nào cũng hay e thẹn về việc người ta thấy bà ăn mặc không chỉnh tề. Khi tôi thấy đôi chân của bà qua bao nhựa trong đó tôi đẩy con trai tôi ra ngoài khỏi phòng. Nhưng trong phút chốc nhìn thấy chân của bà đã in sâu vào óc của tôi mãi mãi. Đó đã là mười tám năm về trước. Tôi có thể thấy trong tâm trí của tôi như mới xảy ra hôm qua.

Và đó cũng là như vậy với Giăng. Ông thấy giáo đâm ngang sườn Ngài. Ông thấy Huyết tuôn ra từ vết thương. Ông không bao giờ quên được. Sáu mươi năm sau, là một lão rất già, là Sứ-đồ sống sót cuối cùng, Giăng vẫn suy nghĩ về Huyết của Chúa Giê-su mà ông đã thấy ngày đó. Với bàn tay run rẩy của ông già, ông đã viết nguệch ngoạc trên tờ giấy da, “…huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7). Tại sao Huyết của Chúa Giê-su quá quan trọng đối với Giăng vậy?

I. Thứ nhất, là Huyết của Chúa Giê-su Christ, Con của Đức Chúa Trời.

Không phải là huyết của bất cứ ai mà bạn biết. Tiến sĩ W. A. Criswell, hơn sáu mươi năm là mục sư của First Baptist Church tại Dallas, Texas nói,

Ngài chính là Đức Chúa Trời hiện ra trong xác thịt. Không có câu nào quan trọng hơn từ Phao-lô hơn là những lời của ông cho những người lớn Ê-phê-sô trong Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 20:28, “Anh em hãy giữ lấy mình, và…hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình.” Đó, câu nầy rành rành, hiển nhiên, mạnh mẽ tuyên bố ra, theo như một số người [như John MacArthur], rằng đó là huyết của Đức Chúa Trời đã đổ ra trên cây thập tự. Thật sự đó là huyết của Đức Chúa Trời trong xác thịt đã được hướng dẩn bởi Thánh Linh để làm sự hy sinh cho sự chuộc tội lỗi của chúng ta…cực kỳ vì thế, huyết của Đấng Christ có…làm sạch lương tâm chúng ta từ việc làm chết để hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống…Huyết của Đấng Christ, là Đấng qua Thánh Linh đời đời dâng chính mình Ngài cho Đức Chúa Trời, làm sạch chúng ta, thanh tẩy chúng ta, rữa sạch chúng ta, làm chúng ta nguyên vẹn. (W. A. Criswell, Ph.D., “Huyết của Chúa Giê-su ‘The Blood of Jesus,’Đấng Christ Thương Xót ‘The Compassionate Christ,’ Nhà Xuất Bản Crescendo Book, 1976, tr. 72).

MacArthur nói, về Công-Vu-Các-Sứ-Đồ 20:28, “Phao-lô tin rất mạnh vào sự thống nhất của Đức Chúa Cha và Chúa Giê-su Christ đến nổi ông có thể nói về sự chết của Đấng Christ như sự đổ huyết của Đức Chúa Trời – là Đấng không có hình hài do đó không có máu” (Bản Học Kinh Thánh MacArthur ‘The MacArthur Study Bible;’ ghi chú trên Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 20:28). Cho nên, Tiến sĩ MacArthur đã nói trong ý định rằng Phao-lô đã sai, rằng Đức Chúa Trời, “không có máu.” Đó là lời tuyên bố nguy hiểm, bởi vì hình như nó phá ngầm học thuyết Ba Ngôi. Chúng ta bác bỏ lời tuyên bố của MacArthur. Chúng ta đứng cùng phía với Phao-lô và Tiến sĩ Criswell, là người đã nói, “Đó là chính huyết của Đức Chúa Trời đã đổ ra trên cây thập tự” (như đã trích).

II. Thứ hai, Huyết của Chúa Giê-su Christ đã làm sạch chúng ta khỏi tội lỗi.

Sứ-đồ Giăng nói,

“và huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

Tiến sĩ McGee nói, “Chữ tẩy rửa (cleanseth) là động từ hiện tại – huyết của Đấng Christ tiếp tục tẩy rửa chúng ta khỏi mọi tội” (Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible;’ chú giải trên 1 Giăng 1:7). Đó có nghĩa là Huyết của Chúa Giê-su vẩn còn tồn tại ngày nay. Động từ hiện tại của “tẩy rửa (cleanseth)” chỉ cho chúng ta thấy rằng ngay bây giờ, trong hiện tại, Huyết của Đấng Christ đang có sẳn sàng để tẩy rửa chúng ta. MacArthur không tin điều đó. Ông nói, “Huyết theo tự nhiên của chính Đấng Christ, tự nó, không tẩy rửa khỏi tội” (Lời Dẩn Giải Tân Ước trên Hê-bơ-rơ của MacArthur ‘MacArthur New Testament Commentary on Hebrews,’ tr. 237). Đó là lời láo xược!

“và huyết của Đức Chúa Giê-su Christ, Con Ngài, làm sạch [động từ hiện tại] mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói,

Phúc Âm của chúng ta là phúc âm về huyết; huyết là nên tảng; không có nó thì không có gì cả (Cách về sự Giải Hòa, Ê-phê-sô 2 ‘The Way of Reconciliation, Ephesians 2,’ Banner of Truth Trust, tr. 240).

Lần nữa, Tiến sĩ Lloyd-Jones nói,

Sự thử thách cuối cùng là xem một người có thật sự giảng phúc âm hay không, là nhận biết sự nhấn mạnh người đó đặt trên ‘huyết.’ Chỉ nói về cây thập tự và sự chết không thì không phải là đủ; sự thử thách là ‘huyết’ (như đã trích, tr. 331).

Tiến sĩ C. L. Cagan là mục sư phụ tá tại hội thánh chúng ta. Trước khi Tiến sĩ Cagan được biến đổi ông đã tham gia hội thánh của John MacArthur, mỗi Chúa Nhật khoãng hơn một năm. Tiến sĩ Cagan nói, “Tôi ngồi dưới sự giảng dạy của ông ta trước khi tôi được biến đổi. Ông ấy là mục sư của tôi. Ông ta dạy tôi Kinh Thánh…Tôi còn nhớ rất nhiều chi tiết cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tôi chưa được biến đổi dưới sự giảng dạy của ông ta…hình thức uy quyền của Tiến sĩ MacArthur về chủ nghĩa quyết định đến với tôi như là sự cứu rỗi bởi việc làm…Tôi tin rằng chúng ta phải rõ ràng về Huyết của Đấng Christ trong sự giảng dạy của người truyền bá phúc âm…nếu chúng ta muốn giảng những bài giảng phúc âm vĩ đại mà Đức Chúa Trời có thể dùng để biến đổi nhiều linh hồn” (Giảng Dạy đến Một Quốc Gia Đang Chết ‘Preaching to a Dying Nation,’ Hội Thánh Báp-Tít Tabernacle ở Los Angeles, 1999, tr. 183, 184).

Tôi hoàn toàn đồng ý với Tiến sĩ Lloyd-Jones rằng, “Chỉ nói về cây thập tự và sự chết [của Đấng Christ] không thì không đủ…Sự thử thách cuối cùng là xem một người có thật sự giảng dạy phúc âm hay không, là nhận biết sự nhấn mạnh người đó đặt trên ‘huyết.’” A-men! Tôi vui mừng khi Tiến sĩ Lloyd-Jones nói điều đó! Tôi rao giảng Phúc Âm gần 58 năm nay. Tôi biết bởi kinh nghiệm rằng tội nhân lạc mắt cần để nghe rằng Chúa Giê-su có thể làm sạch họ khỏi mọi tội bằng Huyết của Ngài. Họ sẽ không được cứu, như luật pháp, bằng những bài giảng về Địa Ngục, hoặc bài giảng về lời tiên tri Kinh Thánh – những điều nầy cũng OK lúc đầu, nhưng khi chúng ta “bắt tay vào việc” – chíng công việc biến đổi – chúng ta phải giảng những bài giảng về Huyết của Đấng Cứu Chuộc.

Bài giảng về Huyết không phải chỉ dành cho những người lạc mất. Tôi có khi nghĩ, “Ôi Chúa! Làm sao con có thể sống một ngày không có Huyết của Con Ngài!” Không có gì làm phấn khởi tấm lòng con, trong giờ buồn rầu, như Huyết của Chúa Giê-su Christ! Nó là thịt và nước trong những lúc đau buồn và phiền muộn.

Nhờ Chúa cứu tôi, tôi mãi xướng ca,
   Thật là lùng, là lùng xưa nay!
Nhờ huyết báu được hòa với Chúa Cha;
   Thật là lùng thuở nay ai tày!
Là lùng thay, Giê-su tôi, Giê-su tôi, là lùng vô đối!
   Là lùng bấy, Chúa Giê-su, Chúa độc nhất muôn muôn đời!

Tôi đã không có ca bài hát cứu nầy đã nhiều năm, nhưng nó đến với tôi trong đêm tối! Tôi đã hát nó và hát nó, cho đến khi tấm lòng tôi tràn đầy sự vui mừng! Hãy hát nó với tôi! Bài ca số 7 trong tập ca của quý vị.

Nhờ Chúa cứu tôi, tôi mãi xướng ca,
   Thật là lùng, là lùng xưa nay!
Nhờ huyết báu được hoà với Chúa Cha;
   Thật là lùng thuở nay ai tày!
Là lùng thay, Giê-su tôi, Giê-su tôi, là lùng vô đối!
   Là lùng bấy, Chúa Giê-su, Chúa độc nhất muôn muôn đời!
(“Kỳ Diệu Thay, Christ Chuộc Tôi! ‘What a Wonderful Saviour!’
       bởi Elisha A. Hoffman, 1839-1929).

Tôi đã tìm bài ca đó trong cuốn Thánh Ca của tôi mà không tìm được. Rồi tôi moi ra bản củ của Thánh Ca Báp-Tít từ 50 năm về trước, Thánh Ca mà chúng ta dùng tại Hội Thánh Báp-Tít Trung Hoa Đầu Tiên (First Chinese Baptist Church). Và nó nằm tại đó! Nó giống như là gặp lại người bạn củ sau nhiều năm không gặp. Nước mắt rưng trong đôi mắt tôi trong khi tôi hát. Hãy hát cách chặm rãi!

Nhờ Chúa cứu tôi, tôi mải xướng ca,
   Thật là lùng, là lùng xưa nay!
Nhờ huyết báu được hoà với Chúa Cha;
   Thật là lùng thuở nay ai tày!
Là lùng thay Giê-su tôi, Giê-su tôi, là lùng vô đối!
   Là lùng bầy, Chúa Giê-su, Chúa độc nhất muôn muôn đời!

Tôi được cho biết bởi những người được gọi là “chuyên gia” rằng tôi phải giảng theo “cách giải thích” từ một loạt câu Kinh Thánh! Nhưng tôi không thể nào nghe theo những “chuyên gia” đó! Có lẽ tôi nên, nhưng tôi không làm được! Tôi phải hút hết tuỷ ra khỏi xương của một câu – hay một phần của một câu – như cha ông của chúng ta đã làm, những người Thanh Giáo và những người rao giảng phúc âm nổi tiếng theo họ, như Whitefield, và Wesley, và John Cennick, Daniel Rowland, và Howell Harris – xin Chúa ban phước trên ông! – và Joseph Parker, và Spurgeon, Hoàng Tử của những Mục Sư. Như họ, tôi phải giảng từ một hai câu – hoặc chỉ là một phần của câu. Tôi không thể nào để cho sự giảng dạy của tôi lạc lối từ một chủ đề nầy đến chủ đề khác. Tôi muốn thịt, và tôi muốn tuỷ trong xương! Những cái đó nuôi dưỡng linh hồn tôi – và bạn! Tuỷ trong xương!

“và huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

Sa-tan đến và thì thầm với tôi, “Họ sẽ không xem ngươi là một mục sư có tiếng nếu ngươi làm điều đó.” Tôi quăng câu trả lời của tôi vào hắn – “Sao tôi phải quan tâm đến tôi là “mục sư có tiếng” hay không? Tôi không quan tâm gì về đièu đó cả.” Mục tiêu và sự ao ước của tôi, vinh dự và vui sướng của tôi, là thấy một tội nhân đến với suối nước, và được tẩy sạch khỏi mọi tội lỗi bởi Huyết quý báu của Chúa Giê-su Christ.

Tôi biết hai vị mục sư Báp-Tít là những người lạc mất. Đời sống của họ tỏ cho thấy là họ chưa được tái sinh, chưa được biến đổi, chưa bao giờ được cứu. Tôi biết người thứ nhất đọc nhiều bài giảng của tôi. Tôi gặp vị mục sư lạc mất thứ nhì tại chổ “viếng thăm” linh cửu của mục sư người Hoa, là người bạn thân thiết nhiều năm. Sau khi tôi đã viếng thăm linh cửu của ông rồi tôi bước ra khỏi phòng. Tôi mặt đối mặt với vị mục sư lạc mất này. Tôi đã biết ông rất nhiều năm. Người đáng tội nghiệp nầy đã mất hết tất cả chỉ vì ông ta theo đuổi sự ham thích không được chế ngự của mình. Tôi bắt tay với ông. Tôi hỏi thâm sức khoẻ của ông ta. Rồi tôi nói, “Tôi muốn ông đọc những bài giảng của tôi ở trên mạng lưới.” Ông cười và nói, “Ông nói đùa hả? Tôi đọc những bài giảng đó trên trang mạng của ông mỗi tuần!” Tim tôi nhảy vui mừng! Người tội nghiệp đó đã là bạn của tôi cả nữa thế kỷ! Tôi không thể làm ông thất vọng được! Tôi không thể làm bạn thất vọng được! Tôi không thể cho mình là một “mục sư tài giỏi.” Tôi không thể làm ông thất vọng! Tôi không thể làm bạn thất vọng! Tôi phải nói cho những tội nhân lạc mất xa gần nghe,

“…và huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

Nhờ Chúa cứu tôi, tôi mải xướng ca,
   Thật là lùng, là lùng xưa nay!
Nhờ huyết bàu được hòa với Chúa Cha;
   Thật là lùng thuở nay ai tày!
Là lùng thay, Giê-su tôi, Giê-su tôi, là lùng vô đối!
   Là lùng bấy, Chúa Giê-su, Chúa độc nhất muôn muôn đời!

Tôi biết cảm giác lạc mất là như thế nào! Tôi càng biết cảm giác của một mục sư lạc mất là như thế nào – bởi vì tôi từng là người mục sư lạc mất cả ba năm dài, từ lúc tôi “dâng mình để giảng dạy” lúc 17 tuổi cho đến khi tôi được cứu vào lúc 20 tuổi. Đó là một cảm giác rất kinh khủng để lạc mất như vậy. Nó như là Địa Ngục ở trần gian, khép khỏi cổng tương giao với Chúa, không bao giờ chắc chắn, không bao giờ nắm chắc, luôn luôn sợ sự bất hạnh, lúc nào cũng lên án chính mình! Ôi, bạn yêu dấu, hãy gọi điện thoại cho tôi. Tôi sẽ không rút phép thông công linh hồn của bạn – hay sẽ quay mặt khỏi bạn. Hãy gọi điện thoại cho tôi và tôi sẽ hết sức mình để chỉ cho bạn con đường khác, con đường giảng hoà – con đường thanh tẩy và đời sống mới – con đường của Huyết của Đức Chúa Giê-su Christ, Con của Đức Chúa Trời! Tôi đánh mất con đường đó hơn ba năm. Bạn có thể đã đánh mất nó lâu hơn tôi. Tại sao còn đợi nữa? Bạn biết bạn không có Huyết của Đấng Christ. Nào, hãy đến và tắm trong nó. Tiên tri nói cùng Na-man, người bị phung, “Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giô-đanh, và ngươi sẽ được sạch” (2 Các-Vua 5:10, 14). Và tôi nói với bạn tối nay, “Hãy đi tắm mình một lần trong Huyết của Đức Chúa Giê-su, và bạn sẽ được sạch mãi mãi!

“…và huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

Nhờ Chúa cứu chuộc, tôi mãi xướng ca,
   Thật lạ lùng, là lùng xưa nay!
Nhờ huyết báu được hòa với Chúa Cha;
   Thật lạ lùng thuở nay ai tày!
Lạ lùng thay, Giê-su tôi, Giê-su tôi, là lùng vô đối!
   Là lùng bấy, Chúa Giê-su, Chúa độc nhất muôn muôn đời!

John Sung là một người Trung Hoa trẻ tuổi và thông minh đến Hoa Kỳ để học. Nhưng cậu cảm thấy cậu chính là người thất bại. Cậu đã thất bại để trở thành người mà ba cậu mong muốn. Cậu thất bại với một cô mà cậu quen ở chủng viện. Cậu đã thất bại trong việc tìm sự bình an. Cậu bị giày vò bởi sự xấu hổ. Cậu ở trong sự xung đột thuộc linh cách mãnh liệt. Rồi, một buổi chiều trong tháng Hai, cậu thấy những tội lỗi của cuộc đời của cậu trải ra trước mặt. Lúc đầu hình như là không có cách để giải thoát khỏi chúng và cậu phải đi vào Địa Ngục. Cậu cố để quên những tội lỗi của mình, nhưng không làm được. Chúng đâm xuyên qua tim cậu. Cậu ta đi đến rương và moi quyển Kinh Thánh ra. Cậu ta lật đến sự chịu khổ nạn của Chúa Giê-su trong Lu-ca, chương 23. Cảnh Chúa Giê-su chết trên Cây Thập Tự vì tội lỗi của cậu quá mãnh liệt đến đỏi có vẻ như cậu đang ở dưới chân Cây Thập Tự, nài xin để được rửa sạch khỏi tội lỗi của cậu bằng Huyết báu. Cậu ta tiếp tục khóc và cầu nguyện cho đến nữa đêm. Rồi cậu ta nghe tiếng nói trong tim, “Con, tội lỗi của con đã được tha.” Tất cả gánh nặng của tội lỗi có vẻ như rơi xuống một lúc từ đôi vai. Cảm giác nhẹ nhàng mãnh liệt đến với cậu và cậu nhảy lên chân và la “Ha-lê-lu-gia!” Cậu vội vả chạy ra hành lang của nhà ở tập thể (dormitory) vừa la vừa ngơi khen Đức Chúa Trời vì sự giải cứu (phỏng theo Tiểu Sử của John Sung ‘A Biography of John Sung’ bởi Leslie T. Lyall, Phái Đoàn Truyền Giáo Giao Hảo Hải Ngoại và Nội Địa Trung Hoa ‘China Inland Mission Overseas Missionary Fellowship’, 1965, tái bản, tr. 33, 34). Cậu ta trở thành mục sư rao giảng Phúc Âm có tiếng mà Trung Hoa từng biết!

“…và huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta (1 Giăng 1:7).

Tôi nài xin cùng bạn tối hôm nay hãy đến với Đức Chúa Giê-su. Hãy bỏ đi hết tất cả sự nghi ngờ và sợ hải. Đến với Đấng Cứu Chuộc. Được rửa sạch bởi Huyết báu của Ngài. A-men. Bác sĩ Chan, xin vui lòng dẩn chúng ta vào sự cầu nguyện.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Lu-ca 23:39-47.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Kỳ Diệu Thay, Christ Chuộc Tôi! ‘What a Wonderful Saviour!’
(bởi Elisha A. Hoffman, 1839-1929).


DÀN BÀI CỦA

HUYẾT THANH TẨY

THE CLEANSING BLOOD

bởi Dr. R. L. Hymers, Jr.

“…và huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

(Mác 14:33, 34; Giăng 9:34, 35)

I.   Thứ nhất, là Huyết của Đức Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa
Trời, Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 20:28.

II.  Thứ nhì, là Huyết của Đức Chúa Giê-su đã làm sạch mọi tội
chúng ta, 1 Giăng 1:7.