Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CẦU NGUYỆN VÀ KIÊNG ĂN TRONG THỜI ĐẠI CỦA OBAMA

PRAYER AND FASTING IN THE AGE OF OBAMA
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 12 tháng 7 năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Evening, July 12, 2015

“Khi Đức Chúa Giê-su vào nhà rồi, môn đồ hỏi riêng Ngài rằng: Sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được? Ngài đáp rằng: Nếu không kiêng ăn và cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:28, 29).


Câu chuyện rất đơn giản. Chúa Giê-su ở trên núi. Khi Ngài xuống, Ngài thấy một đám đông vây quanh các Môn-đồ. Chúa Giê-su hỏi họ chuyện gì xảy ra. Một người bước ra khỏi đám đông và nói với Chúa Giê-su rằng con trai của ông đã bị ma quỉ ám. Ông nói ma quỉ ám con của ông làm cho nó giận dữ lên và ngất đi. Ông nói ông có xin các Môn-đồ đuổi quỉ, nhưng họ không đuổi được. Chúa Giê-su bảo đem đứa con trai của ông đến cho Ngài. Chúa Giê-su quở trách ma quỉ và phán, “Phải ra khỏi đứa trẻ nầy, đừng ám nó nữa.” Quỉ vật đứa trẻ mạnh lắm rồi ra khỏi. Chúa Giê-su nắm lấy tay đứa trẻ và nâng nó dậy, đứa bé được chữa lành. Vài phút sau đó, Chúa Giê-su vào nhà. Khi vào nhà rồi, các Môn-đồ đến và hỏi Ngài rằng, “Sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được?” (Mác 9:28).

Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói rằng, “Họ đã cố gắng hết sức, nhưng thất bại. Họ đã thành công trong những trường hợp khác. Nhưng họ cùng nhau thất bại ở đây. Và rồi trong phút chốc đặc biệt quá dể dàng với Chúa của chúng ta [Chúa Giê-su Christ] Ngài chỉ phán một lời là cậu bé được chữa lành. Họ hỏi ‘sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được?’ và [Chúa Giê-su Christ] trả lời cho họ, ‘Nếu không kiêng ăn và cầu nguyện, thì không ai có thể đuổi thứ quỉ ấy được’” (Martyn Lloyd-Jones, M.D., Phục Hưng ‘Revival’, Crossway Books, ấn bản 1994, tr. 9; chú thích trên Mác 9:28, 29).

Nguyên nhân mà các Môn-đồ không đuổi được thứ quỉ nầy là rất quan trọng. Vì nó rất quan trọng nên Thánh Linh nhấn mạnh về nó ba lần trong Tân Ước – Trong Ma-thi-ơ, trong Mác, và một lần nữa trong Lu-ca. Tiến sĩ Lloyd-Jones nói nó cũng rất quan trọng cho chúng ta ngày nay. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Nhưng trước khi tôi áp dụng nghĩa của câu chuyện nầy vào trong hội thánh của chúng ta, tôi phải đối phó với những nhà phê bình Kinh Thánh là những người đã lấy những chữ “kiêng ăn” ra khỏi hầu hết những bản dịch hiện đại.

Cho nên, trước khi tôi đi vào sứ điệp, tôi muốn nói với bạn về ba chữ chót trong câu 29 – “và kiêng ăn.” Bản Scofield tập trung vào “u” nói, “hai chữ tốt nhất MSS [bản thảo] bỏ sót ‘và kiêng ăn.’” Đây có nghĩa là ngay cả Bản Học Kinh Thánh Scotfield bảo thủ cũng bị ảnh hưởng bởi lời phê phán có tín cách phá huỷ của thế kỷ 19. Tại sao hai bản thảo cũ mà bỏ ra chữ kiêng ăn lại là “bản thảo tốt nhất”? Bản thảo chính mà nhà phê bình dùng là bản thảo Sinaiticus. Lý thuyết của những nhà phê bình là cũ nhất là lúc nào cũng là tốt nhất. Nhưng làm sao chúng ta có thể chắc chắn về lý thuyết đó?

Vài năm trước đây nhà tôi và tôi cùng đến Tu Viện Thánh Catherine, tại chân Núi Si-nai. Chúng tôi thấy nơi mà bản thảo tay được tìm thấy – trong đóng gạch vụn ở tại tu viện cổ nầy. Tại cửa của tu viện chất một đống sọ người. Đây là sọ của những thầy tu đã ở đó qua những thế kỷ. Ở trong là những phòng nhóm rất âm u và Quỷ-quái chưa từng thấy. Hàng chục trứng đà điểu treo thòng xuống từ trần nhà. Nơi đó được đốt sáng bởi những cây đèn cầy mốc meo. Nơi đó giống như chổ mà quí vị thấy trong phim “Raiders of the Lost Ark”! Tôi không muốn ở một đêm tại chổ khủng khiếp như vậy! Là từ nơi âm u và ảm đạm nầy mà Tischendorf đã tìm thấy bản thảo của Phúc Âm. Sau đó vợ tôi và tôi thấy bản thảo chính tại Viên Bảo Tàng Anh ỡ Luân-đôn.

Tôi khẳng định rằng những thầy tu cổ trong tu viện đó đã bị ảnh hưởng bởi Gnosticism. Tuy nhiên là Gnostics sẽ không muốn nhấn mạnh về kiêng ăn. Đó là tại sao mà những thầy tu bởi sự ảnh hưởng của Gnostic loại bỏ chữ “kiêng ăn” ra khi họ chép tay lại Phúc Âm Mác.

Rồi có một lý do khác mà tôi tin rằng chữ “kiêng ăn” được viết vào đó bởi chính Mác. Quí vị xem đó, cái câu không có mạch lạc nếu bạn bỏ ra chữ “kiêng ăn.” Bản NIV, như tất cả những bản dịch mới đều có, “thứ quỉ ấy được đuổi ra chỉ bởi sự cầu nguyện.” Chỉ dùng trí của quí vị. Quí vị không biết là những Môn-đồ đều có cầu nguyện hay sao? Dỉ nhiên là họ có cầu nguyện! Nhưng “thứ quỉ ấy” cần cái gì đó hơn sự cầu nguyện. Điều đó không hiển nhiên hay sao? Như C. S. Lewis đã chỉ ra một trong những bài văn của ông, những nhà phê bình Kinh Thánh nên nghiên cứu văn học tiếng Anh. Nếu như họ có nghiên cứu sự cấu tạo văn chương thì họ đã nhận biết là thiếu thiếu cái gì đó. “Thứ quỉ ấy được đuổi ra chỉ bởi sự cầu nguyện”? Vô lý! Dỉ nhiên là họ có cầu nguyện rồi. Cầu nầy không mạch lạc ngoại trừ nó nói, “nếu không kiêng ăn và cầu nguyện, thì chẳng ai có thể đuổi thứ quỉ ấy ra được.”

Rồi còn lý do thứ ba. Qua suốt một lịch sử dài Cơ-đốc Giáo, Cơ-đốc Nhân đã tin rằng cần phải kiêng ăn củng như cầu nguyện, khi có những quyền lực của Sa-tan ngăn chận công việc của Đức Chúa Trời. Tất cả những người giảng đạo trong những cuộc phục hưng trong thời gian qua đều biết có những lúc họ phải kiêng ăn. Nhưng ngày nay họ đã bị dẫn đi khỏi sự kiêng ăn bởi sự loại bỏ những chữ, “cầu nguyện và kiêng ăn.” Bạn có biết rằng John Wesley kiêng ăn hai lần hoặc hơn trong một tuần vào lúc First Great Awakening không? Bạn có biết rằng Jonathan Edwards kiêng ăn ba ngày trước khi ông giảng “Tội Nhân trong Bàn Tay Thạnh Nộ Của Đức Chúa Trời ‘Sinners in the Hands of an Angry God’” không? Bài giảng nầy đã dẫn đến một sự phục hưng đặc biệt trong hội thánh của ông, mà cũng lan ra khắp New England – và rồi đến chính nước Anh. Sự phục hưng liệu có xảy ra nếu Edwards chỉ cầu nguyện mà không có kiêng ăn không? Điều nầy là chắc chắn – Đức Chúa Trời đã ban cơn phục hưng khi ông đã kiêng ăn cùng cầu nguyện! Thiếu sự kiêng ăn trong hội thánh chúng ta ngày nay có phải là một trong những lý do mà chúng ta không có sự phục hưng hay không? Ít nhất điều nầy là chắc chắn – thật rất ít nếu như có phục hưng ngày nay, và đồng thời cũng rất ít sự kiêng ăn nếu còn. Đó là cái chắc!

Và lý do thứ tư để giữ chữ “và kiêng ăn.” Luther nói về “sự tương tự” của Kinh Thánh. Ý của ông là chúng ta nên xem những phân đoạn Kinh Thánh khác để thấy nó nói gì, khi chúng ta giải nghĩa một phân đoạn. Một phân đoạn nói về sự kiêng ăn được biết nhiều đến trong Kinh Thánh là phân đoạn nào? Chắc hẳn rằng học sinh Kinh Thánh đều biết là nó nằm trong Ê-sai 58:6.

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng [lòi tói] hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẽ gảy mọi ách hay sao?” (Ê-sai 58:6).

Chúa Giê-su biết Ê-sai rất rành. Ngài nói từ Ê-sai 61: 1,2 khi Ngài giảng trong nhà hội tại Na-xa-rét. Chắn chắn Chúa Giê-su ít nhất là ám chỉ đến Ê-sai 58:6 khi Ngài phán, “Nếu không kiên ăn và cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:29).

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng [lòi tói] hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẽ gảy mọi ách hay sao?” (Ê-sai 58:6).

Như với Ê-sai, Chúa Giê-su nói cho Môn-đồ rằng sự cầu nguyện và kiêng ăn có thể “thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do” – và bẽ những ách của Sa-tan! Đó là “sự tương tự” của Kinh Thánh! Đó là để chính Kinh Thánh làm sự chú thích trên phân đoạn của chúng ta. Tôi cảm thấy chắc rằng Luther sẽ có sự đồng ý với tôi trên điểm nầy.

Lý do thứ năm cho sự chấp nhận “và kiêng ăn” đến từ thực tế rằng những ai mà đuổi quỉ ra lúc nào cũng dạy rằng sự kiêng ăn có giúp ích trong những trường hợp đích xác. Người đáng tôn kính John Wesley, nói đến phân đoạn tương đương trong Ma-thi-ơ 17: 21, nói rằng, “Nhưng thứ quỉ nầy nếu không cầu nguyện và không kiêng ăn thì chẳng trừ nó được – đây thật là một lời chứng hiệu lực về sự kiêng ăn, khi thêm cho sự cầu nguyện tha thiết. Những thứ quỉ mà Sứ-đồ đã đuổi ra trước đây không có sự kiêng ăn” nhưng thứ quỉ nầy nếu không cầu nguyện và không kiêng ăn thì chẳng trừ nó được (John Wesley, M. A., Những Ghi Chú trên Tân Ước của Wesley ‘Wesley’s Notes on the New Testament’, Baker Book House, 1983, quyển I; ghi chú trên Ma-thi-ơ 17:21).

John Wesley (1703-1791) biết nhiều về sự giải thoát từ ma-quỉ trong chức vụ dài là người sáng lập Giám Lý Wesleyan.

Bác sĩ Thomas Hale là bác sĩ y khoa truyền giáo tại Thái Lan. Đã từng đối diện với ma-quỉ nhiều lần trong cánh đồng truyền giáo, Bác sĩ Hale, trong bài bình luận biện hộ cho sự kiêng ăn. Lời chú thích sách Mác 9:29, Bác sĩ Hale nói, “Trong vài hoàn cảnh có khi cần phải kiêng ăn mới có thể nhận được sự thỉnh cầu của chúng ta từ Chúa…Khi, bằng cách kiêng ăn, chúng ta bày tỏ cho Chúa rằng chúng ta thành thật…Ngài sẽ đáp lại sự cầu nguyện của chúng ta bằng cách là ban cho chúng ta một phạm vi năng lực lớn hơn và sự khôn ngoan và ơn phước thánh linh.” Sau khi đối diện với ma-quỉ trong cánh đồng truyên giáo, Bác sĩ Hale nói rằng chúng ta nên giữ lại “và kiêng ăn” trong phân đoạn. (Thomas Hale, M.D., Sự Áp Dụng Lời Bình Luận Tân Ước ‘The Applied New Testament Commentary’, Nhà Xuất Bản Kingsway, 1997, tr. 265; ghi chú trên Mác 9:29).

Bây giờ tôi cho bạn lý do thứ sáu cũng là sau cùng để giữ “và kiêng ăn.” Chỉ có hai bản thảo viết tay bỏ ra những chữ đó, nhưng thật tế còn hàng trăm bản thảo tay, những bản thảo rất cổ xưa có những chữ đó ở trong. Những nhà phê bình quyết định căn cứ vào hai bản thảo mà bỏ những chữ đó ra và bỏ quên tất cả hàng trăm bản thảo cổ xưa mà có những chữ đó. Nguyện Chúa giúp chúng ta! Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ có cơn phục hưng ngoại trừ chúng ta trở lại sự kiêng ăn kèm theo sự cầu nguyện!

Đó, tôi đã đưa ra cho bạn sáu lý do để không chấp thuận những bản dịch mới về câu nầy! Tôi không bao giờ giảng từ chúng. Tôi không tin chúng. Đó là tại sao tôi chỉ giảng từ bản Kinh Thánh King James mà thôi. Đó là tại sao tôi muốn bạn thuộc lòng những câu từ Kinh Thánh King James, và lúc nào cũng đọc Kinh Thánh hằng ngày từ bản King James. Bạn sẽ đước phước và bạn có thể tin cậy nó!

“Nếu không kiêng ăn và cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:29).

Bầy giờ, cho hết bài giảng nầy tôi sẽ trả lời hai câu hỏi:


(1) “Thứ nầy” là gì?

(2) Làm sao chúng ta có thể khắc phục “thứ nầy” được?


Tôi không muốn phí thời gian để chứng minh với bạn rằng ma-quỉ và Sa-tan có tồn tại. Nếu như bạn là người chiến thắng linh hồn thì bạn đã biết, bởi qua kinh nghiệm, sự thực tại của ma-quỉ. Cho nên tôi sẽ tiến tới mà không có cố để thuyết phục bạn về sự tồn tại của chúng.

“Thứ nầy” ám chỉ đến những ma-quỉ mà ngăn chận chúng ta, mà chúng ta hình như không thể khắc phục bởi phương pháp bình thường. Kinh Thánh dạy rằng ma-quỉ làm mù “lòng họ, hầu cho họ không trông thấy” (2 Cô-rinh-tô 4:4). Và đó là sự thật cho tất cả mọi người trên thế gian nầy trước khi sự biến đổi. Chúng ta từng đối diện với thứ “đó” cả một thời gian dài. Và chúng ta thường thấy thứ “đó” được khắc phục bởi Đấng Christ trong sự cầu nguyện của chúng ta.

Chúng ta cũng biết thứ “đó” bức lời ra khỏi tấm lòng của người chưa tin – “về sau ma-quỉ đến cướp lấy đạo từ trong lòng họ” (Lu-ca 8:12). Và chúng ta cũng thường thấy thứ “đó” được khắc phục bởi Đấng Christ trong sự đáp lại của lời cầu nguyện của chúng ta.

Sa-tan đã sai ma-quỉ để làm hai điều đó từ ban đầu của sáng thế. Nó đã làm mù tâm trí của A-đam và Ê-va trong Vườn Ê-đên. Nó bức lời ra khỏi tấm lòng của họ trong thời gian đầu đó.

Ít hay nhiều gì chúng ta có thể nói rằng đó là hai phương pháp chính mà Sa-tan làm nô lệ con người ở nước Mỷ và Phương Tây cho đến khi thời đại tân tiến. Cho đến thời đại tân tiến con người nói chung là tin vào Đức Chúa Trời. Con người nói chung là tin vào Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời. Tâm trí của họ đã bị làm mù. Đạo đã bị bức ra từ tấm lòng của họ. Nhưng họ vẩn tin, trong cách chung chung, vào Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Chúng ta có thể nói họ là những đàn ông đàn bà “trước văn minh.” Như người trước văn minh, họ không đến với Cơ-đốc Giáo với tâm trí ý định hay phê phán. Họ có thể không tin cậy Đấng Christ – nhưng họ không chỉ trích bằng cách nói những việc như “không có Đức Chúa Trời,” hay “Đức Chúa Trời đã chết rồi” – và vân vân. Như thế bạn chỉ cần làm với những người trước tân tiến là rao giảng Phúc Âm và cầu nguyện cho họ. Nó tương đối là dễ.

Nhưng rồi chúng ta bước vào thời điểm “hiện đại.” Thời điểm nầy có thể nói là được truy nguyên đến cái gọi là Thời Đại Ánh Sáng (Enlightenment), mà bắt đầu vào gần cuối thế kỷ thứ 17 và tiếp theo là Voltaire (1694-1778). Vào thời điểm đó con người bắt đầu thiên về vật chất và phê phán về Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Nhưng tâm trí chỉ trích chưa xâm nhập đến người thường cho đến thế kỷ 19. “Tâm trí hiên đại” phải “chứng minh” mọi việc bởi cái gọi “hệ thống khảo cứu.” Mọi thứ thuộc linh đều bị phê bình. Trong bài giảng của ông trong Giăng 3:16 Billy Graham, người nổi tiếng nói rằng, “Bạn không thể bỏ Chúa vào ống thí nghiệm.” Ông giảng cho “người hiện đại.” Nhưng thời điểm “hiện đại” cười đồng ý là đã mất biến cùng thế hệ Híp-pi.

Ngày nay chúng ta sống trong thời điểm mà nhà triết học gọi là “sau-hiện đại” – thời điểm sau chủ nghĩa tân thời. Tâm trí sau hiện đại của những người trẻ ngày nay là không luân lý. Không có đạo đức. Họ có một ít khái niệm về “hiệu chỉnh về mặt chính trị,” nhưng không có nền tảng đạo đức thật sự. “Điều đó đúng cho bạn, nhưng không phải cho tôi.” Không có tiêu chuẩn đạo đức về sự đúng sai. “Nếu nó cảm thấy đúng thì nó là đúng” là khẩu hiệu của sau hiện đại. Thay vì nói rằng “không có Đức Chúa Trời” như những người hiện đại nói – họ nói “Nếu Đức Chúa Trời là thật với bạn, tốt – nhưng hãy để tôi có thần riêng của tôi.” Nói cách khác, là không có tiêu chuẩn. Những gì làm được cho bạn là tốt – nhưng chỉ cho bạn.

Đó là “thứ nầy” – đó là những gì người trẻ nghĩ ngày nay – trong những tư tưởng không rỏ ràng, thay đổi, không chắc chắn, “cái gì đúng cho bạn.” Đó là “thứ nầy.” Đó là ma-quỉ mà chúng ta nghịch cùng lúc nầy! Tôi nghe những người lớn tuổi nói, và nói đúng, rằng từ khi Obama thì có sự tối tăm. Mọi việc cảm giác đều khác. Không có gí là chắc chắn hay vững vàng. Vâng, bạn có thể gọi đó là quỉ thần “Obama,” là ma-quỉ sau hiện đại mà đã ném tất cả những gì cửu – và không cho cái gì để thay vào. Điều đó có ảnh hưởng hội thánh chúng ta không? Ô, có! Báp-tít Nam Phương đã mất 2,000 hội thánh trong năm vừa qua! Chưa từng nghe bao giờ! Không có gì giống như vậy bao giờ! Tiến sĩ Lloyd-Jones nói, “Chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang chiến đấu cho mạng sống của chúng ta nghịch cùng quyền lực kinh khủng nào đó. Chúng ta đang nghịch cùng kẻ thù mạnh mẽ” (Nghiên Cứu trong Bài Giảng trên Núi ‘Studies in the Sermon on the Mount’, phần 2, tr. 148).

“Thứ nầy” quá mạnh cho chúng ta. Nó không thể nào được khắc phục chỉ bởi sự cầu nguyện không. Không – chúng ta phải có “cầu nguyện và kiêng ăn” bằng không tất cả sự cố gắng rao giảng của chúng ta đều thất bại. Vì thế tôi cầu hỏi bạn nên kiêng ăn và cầu nguyện Thứ Bảy tuần tới. Đừng kiêng ăn nếu bạn có bệnh nội khoa. Nên đi xem bác sĩ nếu bạn có nghi vấn về nội khoa. Nếu bạn kiêng ăn với chúng tôi, nên nhớ phải uống nước cho nhiều, khoảng một ly cho mỗi tiếng. Chúng ta sẽ kết thúc sự kiêng ăn vào Thứ Bảy lúc 5:30 chiều cùng buổi ăn tại nhà thờ. “Nếu không cầu nguyện và kiêng ăn, thì chẳng ai đuổi thứ quí ấy ra được.” Bạn hãy nhớ cầu nguyện vài lần ngày Thứ Bảy để Chúa đem vào những người lạc mất và giữ họ lại đây, và kéo họ đến với Đấng Christ để nhận được sự cứu rỗi qua Huyết và sự công bình của Ngài. Lạy Cha Thánh trên trời, nguyện lời cầu xin được nhậm. Trong Danh Chúa Giê-su, A-men.

Nếu như bài giảng nầy đem nguồn phước đến bạn xin hãy gởi điện thư đến Tiến sĩ Hymers và nói cho ông biết. Cũng xin hãy cho ông biết bạn viết từ nước nào. Điện thư (email) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). Bạn cũng có thể viết thư tay bằng bất cứ ngôn ngữ nào đến Tiến sĩ Hymers, nhưng bằng tiếng Anh nếu có thể.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Mác 9:14-29.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“O For a Thousand Tongues to Sing” (bởi Charles Wesley, 1707-1788;
theo điệu nhạc “O Set Ye Open Unto Me).