Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TA KHỨNG – HÃY SẠCH ĐI!

I WILL – BE THOU CLEAN!
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 1 tháng ba năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, March 1, 2015

“Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được. Đức Chúa Giê-su động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi. Liền khi đó, phung lặn mất, người trở nên sạch” (Mác 1:40-42).


Tôi rất thích đọc sách Phúc Âm Mác. Tên của ông trong tiếng Hê-bơ-rơ là Giăng. Mác là tên của ông trong tiếng La-tin, “Marcus” trong La-tin. Giăng Mác là người con tinh thần của Sứ-đồ Phi-e-rơ. Phi-e-rơ gọi ông, “Con tôi là Mác” (1 Phi-e-rơ 5:13). Một trong những giáo phụ đầu tiên là Papias (70-163). Papias nói rằng Mác nhận lấy Phúc Âm từ Phi-e-rơ. Papias nói, “Mác, là [thư ký] của Phi-e-rơ, ghi chép rất cẩn thận tất cả những gì [Phi-e-rơ] hồi tưởng lại.” Justin Martyr (100-165) cũng nói rằng Mác viết lại Phúc Âm nầy là từ những lời của Phi-e-rơ. Một giáo phụ khác, Eusebius (263-339) nói rằng những Cơ-Đốc Nhân đầu tiên “xin Mác đừng viết cho họ những học thuyết mà họ đã nhận [từ Phi-e-rơ].”

Mác là Phúc Âm của sự năng động vì Phi-e-rơ là một người hành động. Phúc Âm nầy được viết đặc biệt cho người La-mã, là những người được biết như là những con người hành động. Chữ “và (and)” xuất hiện 1,331 lần trong sách Phúc Âm Mác. Chữ “ngay lập tức (straightway)” hay “tức thì (immediately)” cũng xuất hiện lần nầy tới lần khác trong sách Phúc Âm Mác. Chữ “và (and)” luôn luôn dẩn đến sự hành động hơn nữa. Chú ý rằng trong năm câu dẩn đến đoạn văn của chúng ta bắt đầu là chữ “và (and).” Và tất cả ba câu trong đoạn văn nầy cũng bắt đầu với chữ “và (and).” (Trong tiếng Việt thì không có bắt đầu bằng chữ “và”.)

“Có một người phung đến cùng Ngài” (c. 40).

“Đức Chúa Giê-su động long thương xót” (c. 41).

“Sau khi Đức Chúa Giê-su phán, liền khi đó phung lặn mất, người trở nên sạch” (c. 42).

Dân La-mã tin cậy vào quyền lực và hành động. Sách Phúc Âm Mác chỉ có 16 đoạn, và chúng được gói gém lại với năng quyền và hành động của Chúa Giê-su Christ chúng ta. Đấng Christ và công việc của Ngài không cần giải nghĩa dài dòng và trích dẩn từ Cựu Ước. Phần nhiều đã được bỏ ra bởi Mác khi ông chỉ cho chúng ta thấy được năng quyền và hành động của Chúa Giê-su, đã thu hút đến thính giả La-mã của Mác.

Để ý đến bao nhiêu sự hành động được gói gém lại trong đoạn đầu của sách Mác,

Chức vụ của Giăng Báp-Tít.
Chúa Giê-su chịu phép Báp-têm.
Chúa Giê-su chịu sự cám dỗ trong đồng vắng
Chức vụ đầu tiên của Chúa Giê-su cho người Ga-li-lê.
Sự kêu gọi Phi-e-rơ và Anh-rê
Sự đuổi quỉ tại Ca-bê-na-um.
Chữa lành bệnh bà gia Phi-e-rơ
Sự giảng đạo của Chúa tại Ga-li-lê
Và sự chữa lành người phung trong phân đoạn của chúng ta.

Đấng Christ được bày tỏ như một người hành động và quyền năng. Và quyền năng và sự hành động của Ngài có thể cứu bạn trong buổi sáng nay.

Jê-sus! Danh làm say mê sợ hải chúng tôi,
Đã bảo buồn phiền ta dừng;
‘Là khúc nhạc trong tai của tội nhân,
‘Là sự sống, sức khoẻ, và bình an.
   (“Ôi Cho Ngàn Lưỡi ‘O For a Thousand Tongues’
      bởi Charles Wesley, 1707-1788).

Chín sự kiện quan trọng chính đều được gói gém lại trong đoạn đầu của sách Mác! Tiến sĩ McGee nói, “Có thể đoạn đầu của sách Mác chứa nhiều nội dung hơn là bất cứ đoạn nào khác trong Kinh Thánh, ngoại trừ sách Sáng-Thế-Ký đoạn 1” (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, quyển IV, Thomas Nelson, 1983, tr. 161).

Bây giờ chúng ta trở lại với đoạn văn của chúng ta, sự chữa lành người phung,

“Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được. Đức Chúa Giê-su động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi. Liền khi đó, phung lặn mất, người trở nên sạch” (Mác 1:40-42).

Chúng ta hãy nghiên cứu đến ba sự việc quan trọng từ đoạn văn nầy.

I. Thứ nhất, người bị bệnh phung.

Đoạn mười ba và mười bốn của sách Lê-vi-ký diễn tả sự khủng khiếp của bệnh phung. Nó miêu tả nhiều loại bệnh về da, bao gồm phong cùi (hay bệnh Hansen). Một nhà bình luận nói rằng người đàn ông nầy có thể bị phung thật sự, hoặc sự chữa trị sẽ không gây ra cái cảm giác được thấy trong câu bốn mươi lăm. Bản tự điển Kinh Thánh mới của Unger nói, “Có ít nghi vấn rằng hầu như Tân Ước diển tả người bị bệnh phung thực tế là bị bệnh Hansen” (Bản Tự Điển Kinh Thánh Mới của Unger ‘The New Unger’s Bible Dictionary’, Moody Press, 1988, tr. 307).

Sự nghiêm trọng của bệnh phung của người đàn ông nầy sinh ra những đốm trắng trên da và bị tê liệt. Có những vùng bị sưng lên trên thân thể của ông, và bị lở loét, có nước rỉ ra từ những vết thương đó. Rồi bệnh nầy tiếp tục làm cho tay chân của ông bị vặn vẹo và sưng lên. Bệnh nầy có thể đã gây ra sự thoái hoại, với những phần của thân thể ông thực sự bị thối rửa. Những vế thương ung hiện rỏ trên nét mặt của ông, gây ra một mặt nạ kinh khủng – trong vài trường hợp giống như “Người Voi ‘Elephant Man’” trong Victorian England, một người ghê tởm đó phải mang một cái mạng che mặt. Đa số da của người bệnh phung trở nên dày và đỏ. Đây là bệnh phung thật sự, bây giờ được biết như là bệnh Hansen. Thật khủng khiếp! (Xem Trong Tự Điển Kinh Thánh Mới của Unger ‘The New Unger’s Bible Dictionary’, như đã trích.).

Tiến sĩ Walter L. Wilson nói rằng bệnh nầy là một loại (hay hình ảnh) của tội lỗi. Nó không thể chửa được và ô-uế. Trong Kinh Thánh người bị bệnh phung phải “được sạch.” Vì bệnh hay lây nên người phung phải sống một mình. Ông phải che miệng lại và la lên rằng “Ô-uế! Ô-uế!” Ông phải bị đuổi ra ngoài trại quân hay thành phố.

Tất cả đây là sự thật của một người chưa được biến đổi. Ông ấy không thể là một thành viên trong hội thánh. Ông ấy không thể bước vào Thiên Đàng vì chứng bệnh tội lỗi của ông. (Xem Walter L. Wilson, M.D., Tự Điển của Những Loại Kinh Thánh ‘A Dictionary of Bible Types’, Nhà Xuất Bản Hendrickson, tái bản 1999, trang 257). Sách Lê-vi-ký 13:45, 46 chép,

“Vả, người đã bị vít phung rồi phải xé quần áo, đầu trần, che râu lại la rằng: Ô-uế! Ô-uế! Trọn lúc nào người có vít, thì sẽ bị ô-uế, phải ở một mình ngoài trại quân” (Lê-vi-ký 13:45, 46).

Bản Scofield chú giải Lê-vi-ký 13:1 rằng, “bệnh phung nói lên tội lỗi như là (1) trong huyết quản; (2) trở nên ghê tởm trong nhiều hình thức; (3) người bệnh không thể chữa được theo phương pháp loài người” (Bài Học Kinh Thánh Scofield ‘The Scofield Study Bible’, Oxford University Press, 1917, trang 141; dựa trên Lê-vi-ký 13:1).

Bệnh phung là cái kiểu mẩu, hoặc hình ảnh, tổng thể về sự suy thoái của nhân loại. Sự suy đoài nằm trong huyết quản của chúng ta, truyền từ A-đam trải dài xuống chúng ta. Nó bắt đầu từ cái nhỏ, một chút sự chống nghịch, và cuối cùng nó trở thành kinh tởm và ghê gớm

“Vì sự chăm về xác thịt, nghịch với Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7).

Và Kinh Thánh nói,

“Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; chẳng có một người làm điều lành, dẩu một người cũng không” (Rô-ma 3:11-12).

John Wesley (1703-1791) không phải theo chủ nghĩa Ca-Vin, nhưng ông nói phân đoạn nầy rằng, những người chưa được biến đổi là “không tự lực, yếu đuối, không có ích lợi cho ngay cả chính họ và những người khác…[tất cả nhân loại] đều phục dưới quyền [tội lỗi],” dựa trên Rô-ma 3:12, 9 (John Wesley, M.A., Giải Nghĩa Trên Tân Ước ‘Explanatory Notes Upon the New Testament’, quyển II, Baker Book House, tái bản 1983, trang 33, 34; dựa trên Rô-ma 3:12, 9).

Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones (1899-1981) nói, “Nhân loại trong tội lỗi…phục dưới quyền điều khiển của tội lỗi” (Martyn Lloyd-Jones, M.D., Sự Tin Quyết, Rô-ma 5 ‘Assurance, Romans 5’, The Banner of Truth Trust, 1971, trang 306).

Tiến sĩ Isaac Watts lấy điều nầy đặt ra trong bài hát của ông,

Đức Chúa Trời ôi, tôi là người hèn hạ, hoài thai trong tội lỗi, và sanh ra không thánh sạch;
Ra từ con người mà tội lỗi của họ làm sụp đổ nhân loại, và ô uế hết thảy chúng ta.

Nhìn xem, tôi cuối xuống trước mặt Ngài; duy nơi ẩn náu tôi là sự nhân từ Ngài;
Không hình thức ngoài nào có thể làm tôi sạch, Bệnh phung nằm sâu bên trong.
   (Thi-Thiên 51 ‘Psalm 51’, bởi Isaac Watts, D.D., 1674-1748).

Tội lỗi làm mù tâm trí trong sự tối tăm. Nó làm cho bạn nghĩ, “Có quá nhiều việc phải từ bỏ. Nếu tôi trở thành một Cơ-đốc Nhân thật sự, tôi phải từ bỏ quá nhiều việc.” Vì vậy, mà bạn vẩn còn làm nô lệ cho tội lỗi, số phận tuyệt vọng và luôn trong cả cỏi đời đời. Hoặc tội lỗi làm cho bạn suy nghĩ, “Tôi có mặt trong nhà thờ mỗi Chúa Nhật. Tôi sẽ không sao.” Vì vậy mà bạn đi đến việc mắc bệnh phung của tội lỗi, không có tia hy vọng nào. Hoặc tội lỗi làm bạn nghĩ, “Tôi phải có cảm giác như thế nào đó để tỏ tôi đã được cứu.” Nhưng Kinh Thánh không bao giờ nói với chúng ta rằng chúng ta được cứu bởi cảm giác. Chúng ta được cứu bởi sự tin nhận Chúa Giê-su Christ. Một số người đã đi hơn vài tháng, và một số người sau vài năm, tìm kiếm cái cảm giác thay vì tin cậy Chúa Giê-su. Đó là cái gì mà chỉ là tấm lòng bị suy nhược bởi bệnh phung của tội lỗi! Augustus Toplady nói, trong bản nhạc của ông,

Ngạc nhiên và kiệt sức,
Tôi quay mắt nhìn bên trong;
Tấm lòng với nhiều gánh nặng tội lỗi đè bẹp,
Chổ ngồi của mọi tội lỗi.

Ôi vô số mọi tư tưởng gian ác,
Chứa sự cảm tình xấu xa!
Nghi ngờ, tính tự phụ, lừa dối khéo léo,
Kiêu hãnh, đố kỵ, sợ hải mù quáng.
   (“Tấm Lòng ‘The Heart’” bởi Augustus Toplady, 1740-1778).

Lần nữa, Tiến sĩ Watts nói,

“Những hình thức bên ngoài không làm tôi sạch được;
Bệnh phung nằm sâu bên trong.”

Bạn nói lên những lời gọi là bài “cầu nguyện của tội nhân” cũng không có kết quả gì. Một người bạn trẻ nói với chúng tôi, “Tôi chỉ nói bài cầu nguyện đó để được ra ngoài chơi!” Sự việc như vậy không thể cứu bất cứ người nào! Những người khác “bước tới” giờ cuối của sự thờ phượng để “dâng hiến” chính họ. Đó cũng không phải là điều tốt. Những điều nầy là sai phạm và vô ích “hình thức bên ngoài.”

“Những hình thức bên ngoài không làm tôi sạch được;
Bệnh phung nằm sâu bên trong.”

Đó là trường hợp của người phung nghèo khổ nầy trong phân đoạn của chúng ta. Ông bị bệnh phung. Ông biết rằng ông không thể làm hay nói điều gì để bệnh phung được sạch.

II. Thứ hai, người phung đến với Chúa Giê-su.

“Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được” (Mác 1:40).

Tin chắc rằng là người phung ngheo khổ nầy đã từng có nghe nói về Chúa Giê-su. John Wesley nói ông nầy có thể cũng đã được nghe chính Chúa Giê-su giảng dạy. Wesley nói, “Có lẻ người phung nầy, ông [không thể] hòa nhập với dân chúng, đã có nghe Chúa của chúng ta từ đằng xa” (như đã trích). Ông Wesley biết điều đó, vì có hàng ngàn người đến nghe ông giảng từ đằng xa – và đã được cứu! Đây là một phần của bức thư mà đã viết cho Ông Wesley vào năm 1745,

Tôi không biết chính tôi cho đến khi tôi được nghe anh của ông [Charles] và ông. Rồi sau đó tôi nhận biết rằng tôi là người chưa tin, không ai có thể cứu tôi ngoài Chúa Giê-su Christ. Tôi kêu cầu cùng Ngài, và Ngài đã nghe tôi và nói với lòng tôi những lời đầy năng quyền, “hãy đi cho bình an, tội lỗi con đã được tha.” (John Wesley, M.A., Công Việc của John Wesley ‘The Works of John Wesley’, quyển I, Baker Book House, tái bản 1979, trang 527).

Và đó là những gì Chúa Giê-su đã làm cho người phung nghèo khổ nầy. Và Ngài sẽ làm điều giống như vậy cho bạn khi bạn hạ mình và tin nhận Ngài, như người phung đã làm.

III. Thứ ba, người phung được sạch.

Tôi phải nói một vài lời ở đây về Ngũ Tuần và “những người chửa bệnh” có sức lôi cuốn. Khi đặc trọng tâm vào sự chữa trị thể xác, thì quyền năng của Phúc Âm bị che khuất, và thường là bị loại ra khỏi luôn. Chúng ta không nên tập trung vào sự chữa trị thân xác con người. Chúa Giê-su đã chịu chết trên cây Thập Tự để cứu chúng ta từ bệnh phung của tội lỗi, không phải chữa trị chúng ta từ bệnh đau tai hay bệnh viêm hạch! Nói đến “những người chữa bệnh” Tiến Sĩ A.W. Tozer (1897-1963) nói,

Nó đã dẩn đến sự phơi bày xấu hổ, một khuynh hướng bị lệ thuộc trên kinh nghiệm thay vì vào Chúa Giê-su Christ và thường là một sự thiếu kém khả năng để phân biệt công việc của xác thịt và công việc của Thánh Linh (A. W. Tozer, D.D., Những Chìa Khóa của Một Đời Sống Sâu Sắc ‘Keys to the Deeper Life’, Nhà Xuất Bản Zondervan, n.d., trang 41, 42).

Vâng, tôi tin rằng Đức Chúa Trời có thể chữa lành thân xác của chúng ta. Tôi khẳng định rằng Ngài có thể! Nhưng nếu như chúng ta phải chọn lựa giữa sự chữa lành thể xác và sự chữa lành tâm linh tội lỗi nhơ nhớp của chúng ta thì sao? Đối với tôi, sự chọn lựa sẽ dể dàng. Thân xác của chúng ta sẽ qua đi một ngày không lâu. Nhưng linh hồn của chúng ta thì đến vô tận đời đời. Rất dể dàng để thấy cái nào là quan trọng hơn!

Trong câu chuyện nhỏ nhặt của sự chửa trị người bị bệnh phung, chúng ta thấy không những chữa trị về thể xác, mà còn chữa trị luôn cả tâm linh. Chúng ta có thể chắc chắn tóm lược được sự dạy dổ của Đấng Christ,

“Người nào nếu được cả thiên hạ [bao gồm thân xác khỏe mạnh], mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?” (Mác 8:36).

Không, ông nầy biết rằng bệnh phung của ông là một dấu hiệu của một cái gì sâu thẳm hơn. Ông không xin Chúa Giê-su chửa lành ông. Ông nói, “Lạy Chúa, nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được.” Ông không “tìm kiếm cho miếng thịt héo rụi đó” thôi. “Bệnh phung nằm sâu thẩm bên trong.” Và đó là tại sao Chúa Giê-su nhanh chóng cứu vớt ông cách diệu kỳ.

“Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được” (Mác 1:40).

“Đức Chúa Giê-su động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi” (Mác 1:41).

Liền khi đó “người trở nên sạch” (Mác 1:42).

Đó chỉ đến quyền năng của Phúc Âm. Chúa Giê-su đổ Huyết Ngài ra trên Thập Tự Giá để rửa sạch tội lỗi bạn. Chúa Giê-su sống lại từ cỏi chết để ban cho bạn đời sống mới. Khi bạn đến với Chúa Giê-su bằng đức tin, giống như người đàn ông nầy, Chúa Giê-su sẽ cứu bạn “ngay lập tức,” liền khi đó! Đối với tôi, đó là thông điệp vĩ đại nhất của Kinh thánh! “Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được.” “Ta khứng; hãy sạch đi” – người phung được sạch! Đó là Phúc Âm! Đó là tin tức tốt lành của sự cứu rổi! Đó là hy vọng duy nhất của bạn! “Lạy Giê-su, nếu Ngài khứng, có thể khiến tôi sạch được.” “Ta khứng; hãy sạch đi.” Hãy đến với Chúa Giê-su. Tin cậy Ngài. Rất dể dàng để tin nhận Chúa Giê-su. Ngài sẽ làm sạch bạn trong một lát! – giống như Ngài đã làm cho người đàn ông nầy! Không cần phải chờ đợi lâu dài! Tin nhận Chúa Giê-su và được sạch! Cha ơi, con cầu nguyện cho một người nào đó sẽ tin nhận Chúa sáng nay, và rửa sạch họ qua Huyết của Ngài! A-men.

Và tôi biết, Vâng, tôi biết,
   Huyết Chúa Giê-su có thể rửa sạch tội nhân xấu xa,
Và tôi biết, Vâng, tôi biết,
   Huyết Chúa Giê-su có thể rửa sạch tội nhân xấu xa.
(“Vâng, Tôi Biết! ‘Yes, I Know’” bởi Anna W. Waterman, 1920).

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Mác 1:40-42.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Vâng, Tôi Biết! ‘Yes, I Know!” (bởi Anna W. Waterman, 1920).


DÀN BÀI CỦA

TA KHỨNG – HÃY SẠCH ĐI!

bời Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được. Đức Chúa Giê-su động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: ta khứng, hãy sạch đi. Liền khi đó, phung lặn mất, người trở nên sạch” (Mác 1:40-42).

(1 Phi-e-rơ 5:13)

I.   Thứ nhất, có một người phung, Lê-vi-ký 13:45, 46; Rô-ma 8:7;
Rô-ma 3:11-12.

II.  Thứ hai, người phung đến với Chúa Giê-su, Mác 1:40.

III. Thứ ba, người phung được sạch, Mác 8:36; 1:40, 41, 42.