Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CẦU NGUYỆN CHO SỰ PHỤC HƯNG

(BÀI GIẢNG SỐ 13 VỀ SỰ PHỤC HƯNG)
A PRAYER FOR REVIVAL
(SERMON NUMBER 13 ON REVIVAL)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 2 tháng 11 năm 2014
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Morning, November 2, 2014

“Ôi, ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống và làm rúng động các núi trước mặt Ngài, như lửa đốt củi khô, như lửa làm sôi nước, hầu cho kẻ thù nghịch biết danh Ngài, các dân tộc run rẩy trước mặt Ngài” (Ê-sai 64:1, 2).


Tiến sĩ John H. Armstrong là giám đốc của những Mục Vụ Cải Cách và Phục Hưng (Reformation and Revival Ministries). Ông là tác giả quyển sách “The Coming Evangelical Crisis.” Tiến sĩ Armstrong nói,

Sự suy sụp của xã hội Phương tây vượt quá câu hỏi hệ trọng … Chúng ta đang hiện tại đang chứng kiến sự sụp đổ của nền văn minh như chúng ta được biết. Chúng ta …nghĩ rằng những việc hiện nay là luôn luôn tồn tại như vậy. Chúng ta …đã quên mất một thời vững chắc “Bức Màn Kim Loại ‘Iron Curtain’” chỉ trong khoảng vài ngày rơi xuống (John H. Armstrong, Ph.D., Phục Hưng Thật ‘True Revival’, Nhà Xuất Bản Harvest House, 2001, trang 125, 126).

Ý của ông là nền văn minh của chúng ta có thể sẽ chấm dứt nhanh chóng như Đảng Cộng Sản Liên Xô trước kia đã chấm dứt – chỉ trong vài ngày! Tôi nghĩ nó sẽ. Tiến sĩ Armstrong đã viết điều đó mười ba năm trước đây, vào năm 2001.

Một buổi tối kia tôi đọc một bài báo đầy lo lắng trong Tạp Chí Thế Giới trước khi tôi đi ngủ. Khi tôi đi vào giấc ngủ, tôi nghĩ, “Chúng ta bây giờ đang ở trong thời đó. Nền văn minh của chúng ta bây giờ đang xuống dốc. Nó có thể sẽ xảy ra nhanh chóng như sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết.”

Thế giớ hư mất không biết, nhưng Cô-Đốc Giáo như là “keo” làm dính chặt nền văn minh của chúng ta. Nhưng những hội thánh của chúng ta thì quá yếu nên họ không thể làm điều đó được nữa. Hướng đi cho cuộc sống chúng ta đang chấm dứt trước mắt của chúng ta

.

Chúng ta đây, ở tại Los Angeles, một trong rất ít hội thánh vẩn còn nhóm thờ phượng vào tối Chúa Nhật. Hầu hết những hội thánh khác ngay cả việc nhóm cầu nguyện vào tối Thứ Tư cũng không còn nữa! Xin Chúa giúp đỡ chúng ta! Chúng ta đơn độc một mình, và chúng ta cảm thấy như vậy. Chúng ta đơn độc, và chúng ta yếu đuối. Những kẻ thù của chúng ta thì rất mạnh và náo động. Chúng ta nghe âm thanh của họ rít lên mỗi ngày. Đây có phải là đang bắt đầu cho sự kết thúc của Cơ-Đốc Giáo trong thời đại chúng ta không? Sự suy nghĩ tăm tối như vậy đã đi vào trong tâm trí của tất cả Cơ-Đốc Nhân hiện nay. Và chúng ta ngạc nhiên là chúng ta có thể làm gì. Chúng ta thấy có những hội thánh và những chứng nhân của họ đang tan rả. Chúng ta nhìn thấy sự yếu kém và trần tục của phúc âm. Đó là điều mà chúng ta lo ngại hơn bất cứ những điều gì khác.

Những Cơ-Đốc Nhân trong thời thập niên 50 đã qua đời. Tổng thống Reagan đã chết. Francis Schaeffer đã chết. John R. Rice đã chết. Harold Lindsell, Bill Bright, W.A. Criswell, Jerry Falwell và Tiến sĩ Lloyd-Jones cũng đã chết. Billy Graham đã 96 tuổi, ngồi một mình trên chiếc xe lăn, ở xa tận trên miền đồi núi North Carolina. Chúng ta đơn độc một mình – và không có một người nào mạnh mẽ để bảo vệ chúng ta khi màng đêm tăm tối bao phủ trên nền văn minh Tây Phương.

Tiên tri Ê-sai cũng cảm thấy như vậy. Ông quay trở lại để tìm kiếm Chúa. Ông nói,

“Thật Ngài là Cha chúng tôi, dầu Áp-ra-ham chẳng biết chúng tôi, Y-sơ-ra-ên cũng chẳng nhận chúng tôi; hỡi Đức-giê-hô-va, Ngài là Cha chúng tôi, danh Ngài là Đấng Cứu chuộc chúng tôi từ trước đời đời” (Ê-sai 63:16).

Tiến sĩ Lloyd-Jones nói,

Bạn và tôi không phải đơn thuần bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời bởi truyền thống … không chỉ đơn thuần theo những người đã đi trước chúng ta. Tôi không cần biết họ là ai, cho dù họ là ông tổ của Giám Lý, hay Thanh Giáo, hoặc Cải Cách. Không, chúng ta không thể dựa vào tên của họ, Áp-ra-ham, Gia-cốp – không phải chút nào. “Chúa là Cha của chúng ta.” Cải cách không thể cứu chúng ta, ông tổ Giám Lý không thể cứu chúng ta. Có một điều nguy hiểm lớn [ngày nay] đó là chúng ta cầu đến những vị tổ tiên. Không, chỉ có Đức Chúa Trời. “Chúa là Cha của chúng ta,” và không có ai khác …Đức Chúa Trời, “danh Ngài từ trước vô cùng,” và cho đến đời đời. Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của sự chết, nhưng của sự sống, và Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống (Martyn Lloyd-Jones, M.D., Phục Hưng ‘Revival’, Crossway Books, 1987, trang 301, 302).

Tôi rất vui khi thấy nhiều người Báp-tít trở lại với những nhà Cải Cách. Nhưng, dù cho tôi quí mến nhiều những nhà cải cách, tôi biết, như Ê-sai, những nhà Cải Cách đó và những Thanh Giáo không thể cứu chúng ta! Họ không thể, ngay cả việc giúp đỡ chúng ta! Nền văn minh của chúng ta đã đi quá xa, đầy dẫy tội lổi, quá phóng đảng trụy lạc, để được cứu nhờ vào học thuyết của những người đó. Chúng ta phải trở lại với Đức Chúa Trời! Chúng ta không thể dựa vào những nhà Cải Cách, vĩ đại và đáng kính. Chúng ta phải trở lại với Đức Chúa Trời! Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể giúp chúng ta!

Nhưng không phải chúng ta chỉ đến với Đức Chúa Trời và chỉ cầu xin Ngài cứu đất nước chúng ta. Ồ, không! Dân tộc của chúng ta không phải là dân sự của Đức Chúa Trời. Họ không muốn có bất cứ quan hệ gì với Đức Chúa Trời hằng sống! Ê-sai đã nói,

“Từ lâu nay chúng tôi đã như một dân không hề được Ngài cai trị, và không còn đội danh Ngài nữa” (Ê-sai 63:19).

Ca ngợi Danh của Đức Chúa Trời! Chúng ta không muốn, cũng sẽ không tìm kiếm, “Phẩm Hạnh Đa Số ‘Moral Majority’,” “Nước Mỹ Trước Tiên,” đảng Cộng Hòa, hoặc bất cứ quyền lực nào khác trên thế giới để nương dựa vào! Chúng ta không thể phí sức vào sự cầu nguyện của chúng ta trên việc không đáng kể và vô lý! Bây giờ chúng ta phải đến và chỉ nương dựa vào cánh tay của Đức Chúa Trời! “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Cha chúng tôi, danh Ngài là đấng Cứu chuộc chúng tôi từ trước đời đời” (Ê-sai 63:16).

Ôi, lạy Chúa, nguyện Đấng giúp tôi mãi,
   Là ước vọng lúc hậu lai,
Nơi bảo toàn giữa going tố dội vang,
   Là nhà muôn thuở bình an.

Nương dựa bống ngai Chúa thái an bấy,
   Cho thánh dân thỏa long thay!
Duy cánh tay Chúa bao phủ ngày đêm,
   Lòng càng được vững vàng them.
(“Đấng Xưa Giúp Chúng Tôi ‘O God, Our Help in Ages Past’
      bởi Isaac Watts, D.D., 1674-1748).

Bây giờ, chúng ta đến với đoạn văn. Đó là Đức Chúa Trời mà tiên tri đã quay mặt. Đó là Đức Chúa Trời mà ông có vẻ khao khát cầu xin khi ông cầu nguyện,

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …” (Ê- sai 64:1).

Dân sự của Đức Chúa Trời đang ở trong tình trạng rất tồi tệ khi lời cầu nguyện nầy được đưa ra. Họ đã rơi vào chổ tột cùng của sự sợ hãi và buồn khổ. Tiên tri Ê-sai không cầu nguyện cho họ được sự hưng thịnh. Ông không cầu nguyện cho tâm trí của họ được bình an. Ông cũng không cầu nguyện cho họ được thành công! Ông không giống như Joel Osteen! Ông biết đó không phải là việc quan trọng họ cần. Ê-sai biết nhu cầu chính yếu và cần thiết của họ là sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở giữa họ. Và vì thế ông cầu nguyện một lời cầu nguyện hết sức cao quí được ghi lại trong Kinh Thánh,

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …” (Ê-sai 64:1).

Rất ít khi nào tôi phản đối với Tiến sĩ J. Vernon McGee. Nhưng tôi không đồng ý với ông trong sự giải thích câu nầy. Ông nói, “Ê-sai nói tiên tri về sự cầu nguyện của Y-sơ-ra-ên giữa thời điểm của Cơn Đại Nạn” (Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, quyển III, trang 342; dựa trên Ê-sai 64:1). Không, đây không phải là lời tiên tri về sự cầu nguyện của Y-sơ-ra-ên cho sự trở lại của Chúa Giê-su Christ trong Cơn Đại Nạn. Có thể họ sẽ cầu nguyện cho điều đó, nhưng nó không phải dung làm ý chính cho đoạn văn. Tiên tri Ê-sai cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho sự ngự xuống ngay bây giờ! Cả hai Spurgeon và Tiến sĩ Lloyd-Jones đều nói rằng đây là sự cầu xin cho Đức Thánh Linh ngự xuống.

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …” (Ê-sai 64:1).

Tiến sĩ Lloyd-Jones nói, “Tôi không do dự để [nói] rằng đây là sự cầu nguyện cơ bản trong việc kết nối với sự phục hưng … một sự đặc biệt, riêng biệt, lời cầu nguyện khẩn nài cho sự thăm viếng của Thánh Linh Đức Chúa Trời trên sự phục hưng. Không có gì tốt hơn để diễn tả sự thỉnh cầu cơ bản hơn là bài hát của Cowper.

Ôi xé nát từng trời, hãy ngự xuống nhanh,
Và làm ngàn tấm lòng thuộc về Ngài.

…đó là những gì đã xảy ra trong sự phục hưng” (Martyn Lloyd-Jones, M.D., Phục Hưng ‘Revival’, như đã trích, trang 305).

“Ngài ngự xuống” có nghĩa là gì? Tôi sẽ nói với bạn nó có nghĩa gì. Tôi phải trở lại Los Angeles sau khi thành lập một Hội Thánh trong vùng Mill Valley, phía Bắc của San Francisco. Họ gọi và mời tôi giảng trong một buổi nhóm với chủ đề là “Ngài Hội của Con Trai” Tôi bay đến San Francisco và phải mất vài tiếng lái xe đi xa về hướng Bắc. Buổi nhóm tổ chức tại trên một cánh đồng. Khi chúng tôi đến, tôi cảm giác như có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Khi tôi bước ra khỏi xe, tôi rất ngạc nhiên khi thấy hang trăm các bạn trẻ ở đó. Sau vài bài hát, tôi đã được giới thiệu. Tôi đứng trước một đám đông lớn và tuyên bố bài giảng của tôi trên mi-rô. Lúc bấy giờ trời đã tối, không phải hoàng hôn, nhưng rất tối. Mi-rô và đèn điện đều được dùng từ một máy phát điện di động. Ngay sau khi tôi đọc đoạn văn, tất cả điện đều bị cúp. Mi-rô không dùng được nữa. Tất cả đèn đều tắt. Trời tối đen như mực đến nổi tôi không thể thấy được tay của tôi nữa. Tôi suy nghĩ, “Tôi có thể làm gì được đây?” Tại đây có hang tram và hang tram bạn trẻ đang ngồi trên đất. Hầu hết những người nầy chưa bao giờ ngồi trong nhà thờ. Tôi muốn nói điều gì đây? Tôi có thể làm gì được trong bóng tối dày đặc? Rồi Đức Chúa Trời ngự xuống!

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …”

Tôi có thể chỉ biết nói rằng Đức Chúa Trời ngự xuống với năng quyền mà bạn có thể cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Tôi bắt đầu giảng bằng cả lồng ngực của tôi. Không có một ánh đèn nào. Không có mi-rô. Không có nhu cần nào cả! Đức Chúa Trời hiện diện nơi đó đang làm công việc của Ngài trong bóng tối đen của đêm tối. Tôi cứ giảng mà không cần phải suy nghĩ gì. Lời nói cứ tuôn ra như dòng nước lũ từ miệng của tôi! Các bạn trẻ tuyệt đối yên lặng. Không có nghe tiếng động nào khác ngoài âm thanh của tôi. Tôi chấm dứt bài giảng và, trong một hay hai giây gì đó, tôi tự hỏi phải làm gì kế tiếp. Ngay sau đó, tôi nghe một tiếng động. Máy phát điện hoạt động trở lại. Các đèn trên cánh đồng thình lình phát sáng lên – mi-rô hoạt động tốt trở lại. Tôi đưa ra lời mời gọi đơn giản. Tôi giựt mình khi thấy hàng trăm những người Híp-pi hư mất tiến về phía tôi, nhiều người họ đã khóc. Không có nhạc. Không có tiếng động, ngoại trừ âm thanh của những bước chân họ tiến đến và quỳ xuống trên đất. Chúng tôi lưu lại một thời gian dài sau đó, hướng dẩn họ. Bạn của tôi, Mục sư Mark Buckley, còn nhớ một buổi tối khó quên đó – một buổi tối mà tất cả đèn điện đều tắt và Đức Chúa Trời ngự xuống – và nhiều người Híp-pi và nghiện thuốc đã tìm được sự bình an trong Đức Chúa Trời qua Huyết của Chúa Giê-su Christ! Qua những cuộc phục hưng giống như vậy mà hơn bốn mươi hội thánh nổi lên – khấp nơi trên nước Mỹ, Châu Âu, Châu Á, và Phi Châu! Đức Chúa Trời đã làm điều đó, và Đức Chúa Trời có thể làm điều đó nữa! Có thể là lời của Spurgeon đã nói, “Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm công việc của Đức Chúa Trời.”

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …”

Tại Hội Thánh First Baptist Người Trung Hoa, vào năm 1969, bạn có thể cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời trước khi bạn bước vào trong nhà thờ. Không gì là kỳ quái cả. Nhưng có Đức Chúa Trời ở đó. Tôi chỉ có thể diễn tả một phần nào như là luồng điện trong không khí! Kinh Thánh gọi đó là “sự vinh hiển” của Đức Chúa Trời. Nó được dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ, chữ đó có nghĩa là “sức nặng” Bạn có thể cảm nhận được sự vinh hiển – sức nặng của Đức Chúa Trời, trong không khí!

Tôi biết chắc ý của Rhys Bevan Jones khi ông diễn tả sự phục hưng tại Wales,

Toàn thể nơi đó trong một phúc chốc đã tràn ngập sự vinh hiển của Đức Chúa Trời cách lạ lùng – một người đã dùng chữ “lạ lùng” cách thận trọng; sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời đã bày tỏ rõ rang cho nên chính diễn giả đã bị áp đảo; tòa giảng nơi ông đứng tràn ngập vinh quang của Thượng Đế đã làm ông phải rút lui! Rồi đó; chúng ta hãy để như vậy thôi. Chữ không thể mà chỉ bắt chước một kinh nghiệm (Brian H. Edwards, Phục Hưng! Con Người Hòa Với Đức Chúa Trời ‘Revival! A People Saturated with God’, Evangelical Press, ấn bản 1991, trang 134).

Vào tháng Giêng, năm 1907, khi Đức Chúa Trời ngự xuống giữa dân sự của Ngài tại Bắc Hàn, một nhà truyền giáo nói rằng, “Mỗi người cảm giác được khi bước vào trong nhà thờ, căn phòng đó tràn ngập sự hiện diện của Đức Chúa Trời… Buổi tối tại Pyongyang [có] cảm giác như là có sự gần gủi của Đức Chúa Trờimà không thể diễ tả” (Edwards, như đã trích, trang 135, 136). Brian Edwards đã nói, “Thường thường là do sự lạ lùng về sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã mang đến sự xưng tội trong hội thánh. Khi sự hiện diện của Đức Chúa Trời là một thực tế không thể chối cải, thì chúng ta ở trong sự phục hưng” (Edwards, như đã trích). Tiến sĩ Armstrong đã nói, “Cả người tin lẩn người chưa tin có ý nhận thức rằng Đức Chúa Trời hiện diện đầy quyền năng” khi sự phục hưng đến (Armstrong, như đã trích, trang 53).

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …”

Tôi hy vọng rằng một số người trong chúng ta sẽ đến cùng nhau và cầu nguyện những lời như Ê-sai 64:1. Tôi hy vọng rằng một số người chúng ta sẽ mở Kinh Thánh mình ra trong câu đó, khi bạn ở một mình, và bạn lấy những lời nầy của tiên tri làm lời cầu nguyện riêng cho chính bạn. Cầu nguyện cho Đức Chúa Trời ngự xuống trong hội thánh của chúng ta với quyền năng phục hưng! Chúa ban phước cho bạn!

Ai sẽ cần cầu nguyện cho? Hầu hết là cho các bạn là những người chưa được biến đổi. Chúng tôi sẽ cầu nguyện rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho bạn nhận thức sâu sắc về tội lỗi của mình. Bạn sẽ không bao giờ cảm nhận được nhu cầu cần đến Chúa Giê-su cho đến khi bạn nhận thức được sự tối tăm tội lỗi trong chính tấm lòng và tâm trí của bạn. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho Đức Thánh Linh ngự xuống để làm cho bạn cảm nhận mình là con người tội lỗi và hư mất. Rồi, đồng thời, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho bạn để bạn tin nhận Chúa Giê-su và Huyết báu của Ngài có thể tẩy sạch hết tội lỗi của bạn. Đó là những điều mà chúng tôi sẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời để làm việc trong đời sống bạn. Bác sĩ Chan, xin thay cho chúng tôi mà cầu nguyện. A-men!

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Ê-sai 64:1-4.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
   “Jê-sus, Nơi Con Dân Ngài Gặp Gỡ ‘Jesus, Where’er Thy People Meet’
      (bởi William Cowper, 1731-1800; theo điệu “Tôn Vinh Chân Thần Doxology’”).