Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ PHỤC HƯNG THẬT

(BÀI GIẢNG SỐ 9 VỀ SỰ PHỤC HƯNG)
THE MAIN FEATURES OF TRUE REVIVAL
(SERMON NUMBER 9 ON REVIVAL)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L.Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng tại Hội thánh Báp-tít Tabernacle thành phố Los Angeles
Chiều Chúa Nhật ngày 24 tháng Chính năm 2014
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day, Evening, September 28, 2014


Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ đứng ra và trích lời trong sách tiên tri Giô-ên,

“Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, ta sẽ đổ Thần ta trên mọi xác thịt; Con trai và con gái các ngươi đều sẽ nói lời tiên tri, bọn trai trẻ sẽ thấy điềm lạ, Và các người già cả sẽ có chiêm bao. Phải, trong những ngày đó, ta sẽ đổ Thần ta khắp trên các đầy tớ trai và gái ta. Chúng nó đều nói lời tiên tri (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:17, 18).

Đức Chúa Trời tuôn đổ Thần “của” Ngài trong thời điểm phục hưng. Ngài phán, “Trong những ngày đó, ta sẽ tuôn đổ Thần ta.” Thật lạ khi hầu hết các bản dịch hiện đại lấy chữ “của” ra. Chắc chắn nó có ở trong bản tiếng Hy-lạp. Từ đó có nghĩa là apó trong tiếng Hy-lạp. Kinh Thánh bản dịch Geneva Cổ điển có từ “Của Thần ta.” Bản dịch King James có từ “Thần của ta.” Chỉ có NASV và NKJV là có từ đó trong bản dịch hiện đại thôi. Đó là lý do tại sao tôi không tin tưởng các bản dịch đó. Vì lý do đó mà tôi khuyên quý vị sử dụng bản dịch Kinh Thánh King James. Quý vị có thể tin cậy bản dịch này! Những bản dịch cổ điển không lấy từ ngữ ra hoặc đưa ra cái gọi là “sự tương đương năng động.” “Trong những ngày sau rốt, ta sẽ đổ Thần của ta.” Trường phái tự do cho rằng, “Bản dịch đó dành riêng cho người Hy-lạp nói tiếng Do-thái thôi.” Tôi nói, vô lý! Đó là điều mà Thần của Đức Chúa Trời viết xuống trong các trang sách Kinh Thánh Tân Ước tiếng Hy-lạp – và Ngài không nói dối. Khi Thần của Đức Chúa Trời trích dẫn lời trong bản dịch cổ điển tiếng Hy-lạp, mỗi từ đều được “hà hơi” bằng nguồn cảm hứng trong Tân Ước. “Của Thần Ta.” Tại sao nó quan trọng như vậy? Tôi sẽ cho quý vị thấy lý do tại sao. Đức Chúa Trời không tuôn đổ toàn bộ Thần của Ngài ra. Ngài sẽ đổ xuống đủ cho chúng ta cần! George Smeaton, năm 1882 cho rằng “Nghĩa bóng từ ‘Thần của ta’ (apó) không nên bị làm mất đi khi nó phân biệt giữa mức độ [ban] cho loài người và sự [vô hạn] về tài nguyên của nguồn nước” (George Smeaton, Tín Lý Của Đức Thánh Linh ‘The Doctrine of the Holy Spirit,’ 1882; tái xuất bản bởi Banner of Truth, năm 1974, tr.28). Những hội thánh môn đồ tiếp nhận sự tuôn đổ của Thánh Linh vì luôn luôn có thêm để ban phát. Liên quan đến “apó” (của), Tiến sĩ A.T. Robertson nói, “Thần Linh trong sự toàn vẹn của Ngài ở với Đức Chúa Trời” (Ngôn Từ Hình Ảnh Trong Tân Ước ‘Word Pictures in the New Testament,’ quyển 3, Nhà Xuất Bản Broadman, năm 1930, tr. 26, ghi chú trên Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:17).

Tôi được Chúa ban phước lạ lùng vì là nhân chứng cho ba lần phục hưng. Tôi hoàn toàn tán thành với Iain H. Murray khi ông phát biểu, “Nhân chứng cho sự phục hưng xác quyết chứng thực về một điều gì đó chưa từng có trước đây được xảy ra” (Iain H Murray, Lễ Ngũ Tuần Ngày Nay? ‘ Pentecost Today?’ Căn Bản Kinh Thánh Cho Sự Thông Hiểu Sự Phấn Hưng ‘The Biblical Basis for Understanding Revival,’ Banner of Truth Trust, năm 1982, tr. 22). Là nhân chứng cho sự phục hưng năm 1859 tại Ulster, người dân miền Bắc Ái Nhĩ Lan cho biết, “Người ta có cảm giác như Đức Chúa Trời hà hơi trực tiếp vào họ. Trước tiên họ cảm thấy kinh hãi và sợ sệt – sau đó họ như tắm mình trong nước mắt – rồi lòng được tràn ngập trong cảm giác yêu thương không thể tả nỗi” (William Gibson, Năm Tháng Của Ân Điển, Lịch sử Phấn Hưng tại Ulster Năm 1859 ‘The Year of Grace, a History of the Ulster Revival of 1859,’ Elliott, năm 1860, tr. 432). Vào ngày 29 tháng Hai năm 1860, Mục sư D.C. Jones nói, “Chúng ta được Thánh Linh thăm viếng với một tầm mức ảnh hưởng lớn hơn bình thường. Điều đó xảy đến “như một ngọn gió ào ạt hùng mạnh,’ và…khi hội thánh ít ngờ tới nhất” (Murray, như đã trích, tr. 25). Đó là cách sự phấn hưng xảy đến vào lần thứ nhất và tôi đã chứng kiến đến lần thứ ba. Đức Thánh Linh giáng thế cách bất thần và bất ngờ đến nỗi tôi sẽ không bao giờ quên suốt đời mình!

Bây giờ, trong sự phấn hưng thật sự, có thể có chắc một vài sự kiện ngoại biên, không phải là trọng tâm. Những sự kiện này có thể xảy ra trong một vài cuộc phục hưng, nhưng nó không phải là đặc tính chính của mỗi cuộc phục hưng. Tôi sẽ xướng danh một vài điều trong đó. Những điểm này được rút ra từ nhiều chỗ trong tác phẩm của Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones, Phục Hưng ‘Revival’ (Nhà Xuất Bản Crossway, năm 1987), và từ kinh nghiệm cá nhân tôi và từ sự quan sát các cuộc phục hưng tôi đã chứng kiến.

1.   Nói Tiếng Lạ (Luỡi). Trong lần phục hưng đầu tiên, tại Lễ Ngũ Tuần, chúng ta được học là người ta “khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Công-Vụ-Các- Sứ-Đồ 2:4). Nhiều người bạn Ngũ Tuần đã hướng dẫn rằng đây là điểm trọng tâm, mỗi lần phục hưng phải được bao gồm đặc điểm này. Tuy nhiên, có hai lý do chính để phản bác điều này: (1) “Lưỡi” trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ đoạn 2 không phải là lời nói huyền hoặc. Nó là ngoại ngữ thật sự. Điều này được nói rõ trong Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:6-11, “..mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:6). “Vậy thì, sao chúng ta nghe ai nấy đều nói tiếng riêng của chúng ta sanh đẻ?” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:8). Sau đó, một loạt các nhóm ngôn ngữ được liệt kê, được kết thúc bằng câu “chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:11). Chứng tỏ rằng họ đã không nói lời huyền hoặc, như hội thánh Ngũ Tuần và giáo phái Thuyết Phục hiện đang làm. Tôi biết họ bị thu hút bằng một câu Kinh Thánh khác trong cách họ thực hành nói tiếng lạ. Nhưng tôi không bàn đến điều này ở đây. Cách đơn giản, tôi nói rằng những người tại lễ Ngũ Tuần nói tiếng nước ngoài, “như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:4). Tôi hoàn toàn không nghi ngờ đây là một phép lạ. Nhưng đó không phải là trọng điểm của cuộc phục hưng, vì những cuộc phục hưng khác được thuật lại trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ không có điều này xảy ra. (2) Lời nói huyền hoặc đã không xuất hiện trong các cuộc Phục hưng trước khi những cuộc phấn hưng giả tạo khởi đầu trong thế kỷ thứ 20, ngay cả dưới sự thái quá của Finney. Xin tiếp tục lắng nghe. Quý vị có thể đồng ý với tôi khi nghe hết những điều tôi trình bày. Sự phục hưng giả tạo bao gồm hết thảy các dạng loại của “chủ nghĩa phán quyết,” không phải chỉ phong trào Ngũ Tuần và Thuyết Phục là phần duy nhất của sự phục hưng “giả tạo” trong thời chúng ta mà thôi. Sự phục hưng “giả tạo” thời hiện đại có nguồn gốc từ “chủ nghĩa phán quyết” trong nhiều dạng. Tôi cũng biết rõ một số người theo phong trào Ngũ Tuần và Thuyết phục được cứu. Tuy nhiên, nói tiếng lạ chưa bao giờ là một phần của lịch sử phục hưng Tin Lành trước thế kỷ thứ hai mươi, như một số học giả Ngũ Tuần thừa nhận.

2.  “Lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:3). Sự kiện này chỉ diễn ra một lần. Nó không xuất hiện trong bất cứ một cuộc phục hưng nào khác được thuật lại trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ, hoặc trong lịch sử hội thánh Cơ-Đốc.

3.   Tà ma kêu lớn tiếng mà ra khỏi người bị ám (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:7) cùng nhiều người được chữa lành (8:7). Cả hai đặc điểm đều không xuất hiện tại cuộc phục hưng Ngũ Tuần! Vì thế, một lần nữa, điều này không phải là đặc tính chính của sự phục hưng. Vì nó không được ghi lại trong các cuộc phục hưng trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ. Tôi có được biết về cái gọi là “cuộc phấn hưng nụ cười” lấy những điều trên làm trọng tâm, nhưng họ đã nhầm lẫn. Hàng trăm cuộc phục hưng xuất hiện trong lịch sử Cơ-Đốc Giáo không có những sự việc này xảy ra – những cuộc phục hưng trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ cũng vậy.

4.   Việc các Sứ đồ bị bắt giam sau khi rao giảng được thuật lại trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 4:1-4. Nhưng sự giam cầm này không đi cùng với các cuộc phục hưng khác được ghi lại trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ. Điều này thỉnh thoảng có xảy ra trong lịch sử Cơ-Đốc Giáo, nhưng không phải là luôn luôn. Vì thế chúng tôi kết luận sự giam cầm người giảng đạo không phải là đặc tính chính của sự phục hưng.

5.   Nơi nhóm lại rúng động trong Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 4:31. Tôi biết điều này có xảy ra vào lúc bắt đầu cuộc phục hưng tại đảo Lewis nơi Duncan Campbell đã giảng đạo vào những năm cuối của thập niên 1940. Nhưng điều này không xảy ra tại các chỗ khác trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ, và cũng không được ghi lại trong lịch sử phục hưng. Thế nên, chúng tôi kết luận nơi thờ phượng rúng động không phải là đặc tính chính của sự phục hưng.

6.   Đốt sách tại Ê-phê-sô ghi trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 19:19, 20. Vâng, tại Ê-phê-sô người ta mang sách ma thuật đến và đốt nó đi trong cuộc phục hưng, “Ấy vậy, nhờ quyền phép của Chúa, đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 19:20). Tôi đã chứng kiến điều này ở Hội Thánh Báp-tít gốc vùng Virginia. Nhưng họ không đốt sách trong cuộc phục hưng tôi chứng kiến tại Hội Thánh First Báp-tít người Hoa. Nó không xảy ra với các cuộc phục hưng khác được ghi lại trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ. Vì thế, tôi kết luận điều này chỉ là sự xuất hiện ngoại biên, không phải là đặc tính chính của sự phục hưng.

7.   Công khai xưng tội. Đúng, người ta công khai xưng nhận tội lỗi mình phạm trong một vài cuộc phục hưng. Thỉnh thoảng điều này diễn ra – trong cuộc phục hưng năm 1904 tại xứ Wales, tại đại học Asbury, Kentucky năm 1960, tại Hội Thánh First Báp-tít người Hoa và một vài nơi khác nữa. Nhưng họ không làm điều này trong ngày Lễ Ngũ Tuần, hay giai đoạn Tỉnh Thức Vĩ Đại Đầu Tiên, hoặc nhiều cuộc phục hưng khác cũng không. Vì thế, chúng tôi kết luận rằng công khai xưng nhận tội lỗi, trước hội thánh, cũng là sự kiện ngoại biên, không phải là đặc tính chính của sự phục hưng.

8.   La hét và ngã xuống nền nhà. Vâng, điều này có xảy ra vài lần trong cuộc phục hưng tại Northampton, trong hội thánh của Jonathan Edwards, và trong một vài lần nhóm họp do Tiến sĩ Asahel Nettleton chủ trì thời Đệ Nhị Tỉnh Thức. Nhưng điều này không thường xảy ra dưới mục vụ của George Whitefield, mặc dù có lúc xuất hiện nơi ông giảng trong cuộc phục hưng vĩ đại tại Cambuslang, Scotland. Điều này lại không phải là đặc tính của giai đoạn Đệ Tam Tỉnh Thức dưới sự dẫn dắt của C.H. Spurgeon ở Luân Đôn. Nó không xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần theo như tôi biết trong Kinh Thánh. Vì thế, la hét và ngã xuống trên nền nhà không phải là đặc tính chính của sự phục hưng. Nó có thể xảy ra, nhưng không cần phải có trong sự phục hưng. Và việc người ta “bị chết tâm linh” khi nhà truyền giáo đụng vào trán không xảy ra trong các cuộc phấn hưng tôi đã từng chứng kiến, cũng không xảy ra trong hầu hết lịch sử phục hưng (Xem chương sáu sách của Iain Murray, Lễ Ngũ Tuần Ngày Nay? Căn Bản Kinh Thánh cho Sự Thông Hiểu Phục Hưng ‘The Basis for Understanding Revival,’ Banner of Truth, năm 1998, tr. 134-169).


Tôi không nói những điều trên không bao giờ xảy ra, nhưng nó nhất định không phải là trọng tâm, không đúng sự thật trong mỗi cuộc phục hưng trải qua nhiều thế kỷ. Nếu chúng ta tìm kiếm những điều này, thường thì chúng ta sẽ nhận thấy được rằng mình đã và đang bị lừa, hoặc là do cuồng tín hoặc là do chính Ma Quỷ! Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói, “Chúng ta không được đề cao điều căn bản và trung tâm khi điều này lại thuộc về ngoại vi” (Sự Phục Hưng ‘Revival,’ Crossway Books, năm 1987, tr. 60). Một trong những cuộc họp khó chịu nhất tôi từng được tham dự gọi là “Phục Hưng Nụ Cười” tổ chức tại Florida, khi người ta cho rằng nụ cười là đặc tính trọng tâm của sự phục hưng! Tiến sĩ Arthur B. Houk và tôi được chứng kiến một phiên bản “phục hưng” một đêm kỳ dị lầm lạc khác tại Pasadena, California, nơi người ta gầm gừ như sư tử và la hét như khỉ! Tôi không thể đoan chắc tại sao người ta lại có thể nghĩ rằng điều này giúp được họ chứ! Nó không gì khác hơn là cuồng loạn đại chúng. Đấng Christ ở đâu trong tất cả những loại hình như vậy?

9.   Quý vị không thể “tạo” nên sự phục hưng. Đó là “trường phái định đoạt”. Ngay cả việc kiêng ăn và cầu nguyện cũng không bảo đảm cho một sự phục hưng. Việc giảng dạy rằng phục hưng tùy thuộc vào hành động của Cơ Đốc Nhân đến từ Charles G. Finney (1792-1875). Sự dạy dỗ này gây nguy hại vì tạo cho tín hữu ý nghĩ sự phục hưng tùy thuộc vào họ thay vì vào Đức Chúa Trời. Chỉ một mình Đức Chúa Trời định đoạt thời điểm Ngài ban cho sự phục hưng. Chúng ta có thể và nên cầu nguyện cho sự phục hưng. Nhưng duy chỉ Đức Chúa Trời mới định đoạt khi nào Ngài sẽ ban cho sự phục hưng mà thôi. Không có điều gì chúng ta làm để bảo đảm có một sự phục hưng. Hoàn toàn nằm trong tay Chúa. “Quyền năng thuộc về Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 62:11) (Xem Iain H. Murray, Ngũ Tuần Ngày Nay? ‘Pentecost Today?’ The Banner of Truth, năm 1998, tr. 8-16).


Như vậy, điều gì xảy ra trong sự phục hưng thật? Đặc tính chính của sự Phục hưng thật là gì? Tiến sĩ Lloyd-Jones liệt kê nhiều điều đi chung với phục hưng thật. Ông đã dựa trên một vài điều từ sự nghiên cứu về Thời của Ngũ Tuần, về đặc tính chính trong sách ông viết, Sự Phục Hưng ‘Revival’ (như có trích, tr. 204-211).

1.   Đức Chúa Trời đến giữa con cái Chúa. Mọi người đều nhận biết được sự hiện hữu của Ngài, sự vinh quang và quyền năng của Ngài. Đó là điều xảy ra cho một cuộc phấn hưng mà Hội thánh Chúa chưa bao giờ kinh nghiệm, trong một ước lượng, hay trong một mức độ nào đó. (Quý vị không cần phải được báo trước là Đức Chúa Trời hiện diện tại đó. Quý vị biết chắc Ngài đang hiện diện! Đó là kinh nghiệm của riêng tôi trong những lần phục hưng tôi chứng kiến. Một cảm giác sợ hãi và kinh ngạc. Con cái Chúa ngập tràn một cảm giác sững sờ, cảm nhận mọi sự hiện hữu của Đức Chúa Trời thánh khiết).

2.   Như kết quả của điều trên, Hội thánh được ban cho một sự đảm bảo về chân lý. Con cái Chúa biết đích xác và đoan chắc về chân lý Kinh Thánh. Điều này là kinh nghiệm phổ quát trong cuộc phục hưng.

3.   Hội thánh Chúa tràn ngập niềm vui và ngợi khen. Mọi người bỗng dưng nhận biết Đức Chúa Trời đã đến hiện diện giữa họ. “Khuôn mặt họ thể hiện điều đó. Họ đang được biến hóa. Khuôn mặt họ ngời lên vẻ thiên thượng, toát ra niềm vui và tôn ngợi...Thánh Linh chiếu rọi toàn bộ con người họ và ban cho một niềm vui ‘không thể tả, và đầy vinh hiển” (Lloyd-Jones, đã trích, tr. 206)

4.   Khi sự phục hưng đến, quý vị không cần phải khuyến khích mọi người đến nhà thờ thờ phượng và nghe giảng. Họ cứ đến. Họ đến mỗi tối, và họ có thể ở lại hàng giờ, như họ đã làm trong ngày lễ Ngũ Tuần.

5.   Năng quyền mới và sự táo bạo được thể hiện trong bài giảng. Năng quyền rao giảng Phúc Âm là đặc tính trong mọi cuộc phấn hưng. Quyền năng mới được từng trải qua giảng dạy. Người ta lắng nghe như thể cuộc đời họ đang phụ thuộc vào đó vậy. Khi phục hưng đến, chỉ riêng sự giảng dạy sẽ kéo mọi người đến.

6.   Khi phục hưng đến, mọi người sẽ tự cáo về tội lỗi minh. Người lạc mất cũng tự cáo về tội lỗi mình đến nỗi trải qua sự đau đớn. Tôi nghĩ rằng đây có lẽ là một bằng chứng mạnh nhất mà Đức Chúa Trời ban sự phục hưng cho hội thánh. Người lạnh nhạt và thờ ơ trở nên “cảnh báo và sợ hãi” về tội lỗi mình. (Lloyd-Jones, như đã trích, tr. 209). Đây là bằng chứng Đức Thánh Linh đến để tuyên án họ “về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét” (Giăng 16:8). Tại lễ Ngũ Tuần, người ta tự cáo tội lỗi mình đến nỗi kêu khóc lớn lên, “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” (Công Vụ 2:37). Điều này xảy ra tại mỗi cuộc phục hưng thật. Nơi nào không có sự tự cáo về tội lỗi, nơi đó có sự phục hưng giả tạo. Phải có sự tự cáo về tội lỗi, điều này đúng cho tất cả mọi cuộc phục hưng (Lloyd-Jones, như đã trích, tr. 209).

7.   Người ta sẽ tin Đấng Christ và tìm kiếm sự tha thứ tội lỗi. Họ chợt nhận biết rằng Chúa Jê-sus là nguồn cứu rỗi duy nhất của mình. Họ không chỉ đơn giản “quyết định”. Thay vào đó, họ chạy trốn đến Chúa Jê-sus và “nhận” lấy đời sống mới, họ rời bỏ đời sống cũ vì họ đã được Chúa Jê-sus cứu. Họ nói nhiều về tình yêu của Đấng Christ và Huyết Chúa Jê-sus. Dòng Huyết chuộc tội của Đấng Christ là trung điểm trong mọi cuộc phục hưng.

8.   Người tin Chúa gia nhập Hội thánh. Họ được “cứu thêm vào hội thánh” (Công Vụ 2:47). Không cần thiết phải “theo dõi” họ trong cuộc phục hưng. Người cải đạo tự động gia nhập Hội thánh - quý vị sẽ không thể nào ngăn trở họ đến nhóm! Tôi đã thấy điều này trong lần phục hưng đầu tiên tôi chứng kiến, và trong những lần khác. Quý vị không cần phải nhắc nhở người cải đạo. Họ được quyền năng Đức Chúa Trời kéo đến sinh hoạt Hội thánh. Tiến sĩ Lloyd-Jones nói, “Khi Đức Thánh Linh đến trong năng quyền, người đến trong một giờ đồng hồ nhiều hơn cả năm mươi năm hoặc một trăm năm nếu đó là kết quả [công việc] của tôi…Cầu xin Đức Chúa Trời có lòng thương xót và xin thương xót, tuôn đổ Thần linh Ngài lần nữa trên chúng ta” (Lloyd-Jones, như đã trích, tr. 210, 211).


Quý bạn hữu thân mến, chúng ta hiện không ở trong thời điểm phục hưng của Hội thánh, nhưng Đức Thánh Linh đang đem một số người đến với Chúa Jê-sus hôm nay. Tôi cầu nguyện cho quý bạn sẽ tin Chúa Jê-sus sớm. Chúa Jê-sus đã chết trên Thập Tự để cứu quý vị khỏi tội lỗi. Ngài đã đổ Huyết báu Ngài để tẩy sạch quý vị khỏi tội lỗi. Ngài đã sống lại từ cõi chết để ban cho quý vị sự sống đời đời. Tôi cầu xin quý vị hãy tin Chúa Jê-sus ngay bây giờ, ngay cả trước khi sự phục hưng đến. Xin Bác sĩ Chan hướng dẫn chúng tôi trong lời cầu nguyện. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Công-V ụ-Các-Sứ Đồ 8:5-8.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Hơi Thở Cuộc Sống” (bởi Bessie P. Head, 1850-1936).