Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ CỨU RỔI QUA BA NGÔI –
BÀI GIẢNG GIÁNG SINH

SALVATION THROUGH THE TRINITY –
A CHRISTMAS SERMON
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 15 tháng 12 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, December 15, 2013

“Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rinh-tô 13:13)


Tối thứ ba vừa qua tôi đến phòng thể thao để tập và bơi lội. Lúc tôi vào hồ bơi thì trời cũng đã tối. Rồi tôi thấy một người đàn ông tôi quen biết đến bồn tắm sục (jacuzzi). Ông ta nhìn thẳng về phía trước nên không để ý tôi. Sau vài phút tôi rời hồ bơi và bước vào bồn tắm sục với ông. Chỉ có hai chúng tôi ở đó vì đêm hơi mát lạnh. Trong lúc chúng tôi trò chuyện thì tôi có một cảm giác sâu sắc sự cô đơn của ông ta. Ông ta đã về hưu và có rất nhiều tiền trong ngân hang. Ông ta đang trong tuổi sáu mươi mà chưa bao giờ lập gia đình. Ông ta đến đây cả chục năm về trước từ Phương Đông, cho nên ông không có người thân ở đây. Ông ta cũng không có bạn bè. Tôi có thể thấy được sự đau khổ trên gương mặt của ông khi ông nói cho tôi biết là ông sẽ cô đơn một mình vào dịp Giáng Sinh. Ông ta hết sức cố gắng để khoả lấp thời gian bằng cách lấy lớp đại học. Ông đang lấy bằng Thạc Sĩ, cái mà ông tất nhiên là không cần thiêt. Ông rời bỏ hội thánh chổ ông nhóm bốn mươi năm về trước rồi. Ông rất cay đắng và tức giận cùng Cơ-đốc Giáo. Ông hoàn toàn cô đơn trong thế gian nầy – không có sự thương xót, không có sự yêu thương, không có sự thông công – cùng với Đức Chúa Trời, hoặc với một người nào hết. Trong lúc tôi nghe ông nói, ông cho biết rằng ông không biết sẽ để tất cả tiền tài của ông lại cho ai khi ông chết đi. Tôi cảm thấy rất đau xót cho ông. Tôi có mời ông đến hội thánh chúng ta nhiều lần, và ông ta thật sự đến, một lần, đến dự đám cưới của con trai tôi. Nhưng ông chạy trốn ngay sau đám cưới được chấm dứt. Từ đó tôi chưa có khản năng để đem ông trở lại. Thật là một cách sống lạnh lùng, đáng sở – nhất là vào mùa Giảng Sinh!

Đó là chổ mà hết thảy đời sống kết thúc trong văn hoá tự trị, cứng rắn của chúng ta. Mỗi một đời sống mà không tập trung vào Đấng Christ và hội thánh kết thúc trong sự khốn khổ tuyệt vọng. Đó là bởi vì con đường ngoài Đấng Christ và hội thánh chỉ là sự chống vắng. Có thể là không thấy như vậy lúc bắt đầu sự sống, nhưng nó sẽ là luôn luôn như vậy ở cuối cuộc đời. Tôi đã suy nghĩ về điều nầy hơn năm mươi năm nay rồi. Tôi biết đây là sự thật bởi qua sự quan sát.

Một trong những người cậu (chú, bác, dượng) của tôi làm việc cho Chrysler, lắp ráp xe. Ông dành dụm rất nhiều tiền và mua nhà tại San Clemente, một ngoại ô đắt tiền trên bờ biển, gần San Diego. Ông chết đơn độc trong phòng ngủ tại nhà đó. Họ không tìm thi thể ông cho đến một tuần lễ – cho đến khi người hàng xóm thấy thùng thư tràn đầy và ngửi được mùi hôi thối của xác mục nát. Một người (cậu, chú, bác, dượng) khác, vợ đã qua đời, ông ta bị đột quỵ trong phòng ngủ của mình và nằm liệt ở đó một tuần lễ trước khi một người đàn ông ở nhà nghỉ Hội Tam Điểm (Masonic lodge) nhận biết ông ta lỡ cuộc họp mà ông ta thường có mặt. Họ phải đập phá cửa phòng ngủ của (cậu, chú, bác, dượng) xuống, bởi vì nó bị khoá từ bên trong. Tại đó ông ta nằm trên đống nước tiểu và phân với cây súng trong tay – tại vì ông ta sợ kẻ trộm. Một người đàn bà hàng xóm có cô con gái mà tại bệnh viện cô ta cho họ biết là đừng cho mẹ cô ta ăn nữa và để cho bà ta chết. Hết câu chuyện nầy đến câu chuyện khác. Mỗi một người mà đời sống họ chú tâm vào cuộc sống trần gian nầy sẽ chết không có hi vọng và không có Đức Chúa Trời!

Đừng đem chuyện Scrooge mà nói cho tôi. Chuyện đó không bao giờ có xảy ra. Không ai thay đổi như Scrooge trong chuyện “Hát Mừng Giáng Sinh ‘A Christmas Carol’” của tác giả Dickens bao giờ!

Tôi nhớ đã có xem phim, khoãng sáu mươi năm về trước, về người đàn ông bị lún từ từ xuống hố cát lầy. Ông càng vùng vẫy thì khối cát ướt mềm như bột yến mạch càng hút ông xuống. Ông la và hét to, nhưng không có một ai đến cứu. Cuối cùng thì chỉ còn có cái đầu của ông ló ra trên mặt lầy. Ông ta thở hắt ra một cái. Rồi nó kéo ông ta xuống. Tôi chỉ là con nít khi xem phim đó. Nó làm cho tim tôi đập mạnh. Tôi chộp lấy cổ của tôi. Tay tôi toát mồ hôi khi nghĩ đến việc chết chìm trong hố cát lầy!

Bạn sẽ bị hút xuống, và chìm, trong đời sống tuyệt vọng? Hay bạn sẽ trốn thoát? Như tôi thường nói, hầu hết không một ai trốn thoát sau tuổi ba mươi – gần như là không một ai! Mẹ của tôi trốn thoát được vào tuổi 80 – nhưng điều đó quá là không thường đến nổi tương đương với việc Biển Đỏ rẽ ra – hoặc phép lạ hoàn toàn không thể xảy ra!

Nếu bạn trốn thoát được cát lầy của cuộc đời thì chỉ có một cách có thể mà thôi. Mác đã nói điều tôi nói! Chỉ có một con đường duy nhất để trốn thoát cát lầy của đời sống mà thôi – chỉ một con đường! không đường nào khác! Và đây nầy –

“Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rinh-tô 13:13).

Hội Thánh tại Cô-rinh-tô đang trong tình trạng không tốt. Hội Thánh có sự chia rẽ lớn, tranh cải và phân chia, giáo lý sai, tội tình dục, và mất nhiều thành viên (13:5, 6). Phao-lô đưa ra lời chúc phước kỳ diệu đến với hết thảy họ, vì phân đoạn kết thúc bằng, “ở với anh em hết thảy.” Đây là lời cầu nguyện cho hết thảy họ bởi vì ông biết rằng không có gì khác có thể kéo họ ra khỏi cát lầy của đời sống vô vọng. Đây cũng là điều mà bạn cần.

I.    Trước tiên, bạn cần ân điển của Chúa Jê-sus Christ.

Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ… ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rinh-tô 13:13).

Ở đây là ông đang nói về Ba Ngôi. Ông đang nói về Đức Chúa Jê-sus Christ, và Đức Chúa Trời là Cha, và Đức Thánh Linh. Và ông cầu nguyện rằng “…ơn của Đức Chúa Jê-sus Christ” sẽ ở cùng họ hết thảy. Đó là việc đầu tiên mà Sứ Đồ cầu nguyện cho, vì đó là việc trước nhất mà chúng ta cần đến. Đây là lời cầu nguyện cho việc cứu rỗi qua Ba Ngôi.

Để ý rằng Sứ-đồ đưa ra “ân điển” của Chúa Jê-sus Christ trước “tình yêu thương của Đức Chúa Trời.” Cũng hãy để ý rằng hoàn toàn danh xưng và danh hiệu của Chúa Jê-sus Christ đều được đưa ra, “Đức Chúa Jê-sus Christ.” Nó ám chỉ đến thần tánh của Ngài, vì Ngài là Chúa của chúng ta. Nó cũng biểu thị nhân tánh của Ngài, vì Ngài là Jê-sus. Nó chỉ đến chức vụ của Ngài, là Christ, vì Ngài là Đấng Mê-si. Ngài là Đức Chúa Jê-sus Christ. Nó là ân điển của Đấng thần nhân nầy mà chúng ta cần đến. Và là con người nầy, là Chúa Jê-sus Christ, là Đấng ban ân điển cho chúng ta. Mọi người nào đã được cứu đều biết rất rõ rằng là người ấy được cứu bởi ân điển của Chúa Jê-sus Christ.

Những ai đó lạc mất không thấy nhu cầu cần đến Đức Chúa Jê-sus Christ. Họ giày đạp Ngài dưới chân (Hê-bơ-rơ 10:29). Họ khinh dễ và chán bỏ Ngài, che mặt chẳng them xem Ngài (Ê-sai 53:3). Họ từ chối để đến cùng Ngài (Giăng 5:40). Họ ghét Ngài và ghê tởm Ngài (Ê-sai 49:7).

Người ta nói tốt về Gandhi và John Kennedy, là cả hai người đều là người ngoại tình. Họ nói tốt về Mohammed, là người bị quỉ ám, ái nhi và là kẻ giết người. Họ nói tốt về Che Guevara, là một kẻ trộm cướp và giết người. Nhưng khi họ đến với Chúa Jê-sus, họ ghét cay ghét đắng Ngài. Nếu bạn ở trong trường đại học bạn biết rằng tôi đúng. Những giáo sư đại học đúng là họ ghét Con của Đức Chúa Trời, là Chúa Jê-sus Christ!

Họ không có cấm những bộ xương và phù thủy và mèo đen vào ngày 31 tháng Mười. Họ không cấm chữ “Halloween (Lễ Ma)” khỏi những chợ và trường học. Nhưng họ lại cấm chữ “Christmas (Giãng Sinh)” ra khỏi tất cả trường học trong Hoa Kỳ, và ra khỏi nhiều chợ, bởi vì nó có chữ “Christ” trong đó. Họ yêu thích phù thủy và những bộ xương và Lễ Ma (Halloween) – nhưng họ ghét danh Christ. Và họ ghét tên “Giáng Sinh (Christmas).” Trong năm nay tôi chỉ thấy từ “Giáng Sinh” chỉ có một lần. Duy nhất một lần trong tất cả khu buôn bán ở trung tâm thành phố (downtown) của Los Angeles! Nó nói, “Chúc Mừng Giáng Sinh ‘Merry Christmas’ ở phía bên hông của nhà hang “The Pantry,” do Thị Trưởng Richard Riordan trước kia, một trong những số ít nhân vật quần chúng vẫn còn đi nhà thờ vào ngày Chúa Nhật. Từng cảm thấy ấm lòng khi thấy những cửa sổ có đèn sáng trên Toàn Thị Chính Los Angeles tạo thành hình thập tự giá vào mùa Giáng Sinh. Nhưng không còn nữa. Một nhóm nhỏ chiến sĩ vô thần giật xuống, và không có một Cơ-đốc Nhân nào có đủ can đảm để ngăn chặn họ! Ngày nay Chúa Jê-sus Christ bị khinh miệt, chế nhạo, và ghét – ngay cả vào dịp Giáng Sinh! Một đèn nê-ông quảng cáo lớn ở Quảng Trường Thời Đại (Times Square) ở New York được trả bởi “những Người Vô Thần của Hoa Kỳ.” Nó nói, “Ai cần có Đấng Christ vào Giáng Sinh? Không có ai!” Họ sẽ bị tấn công nếu họ bỏ lên, “Ai cần Mohammed vào Ramadan? Không có ai!” Họ sẽ được chính xác gán cho là chống-Xê-mít nếu họ bỏ lên, “Ai cần Do Thái vào Lễ Hội Ánh Sáng (Hanukkah)? Không có ai!” Nhưng nó KHÔNG SAO cho đúng kẻ đạo đức giả về mặt chính trị nguyền rủa Đấng Christ vào Ngày Sinh Nhật của Ngài vào Giáng Sinh! Bill O’Reilly của Tin Tức Fox nói đúng! Thật sự có “chiến tranh về Giáng Sinh”! Thật sự có chiến tranh cùng Cơ-đốc Giáo! Loài người trong tội lỗi ghét Chúa Jê-sus Christ!

“Con Người sầu não,” thật là danh
   Vì Con Đức Chúa trời đã đến
Tội nhân suy đồi giác ngộ
   Ha-lê-lu-gia! Đấng Cứu Chuộc lạ thay!

Mang hổ thẹn, chế giễu thô sơ,
   Thay chổ tôi Ngài đứng chịu án;
Đánh dấu sự tha thứ tôi bằng Huyết Ngài,
   Ha-lê-lu-gai! Đấng Cứu Chuộc Lạ Thay!
(“Ha-lê-lu-gia! Đấng Cứu Chuộc Lạ Thay! ‘Hallelujah! What a Saviour!’
      bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).

Ô, tôi cảm thấy buồn làm sao khi tôi nghĩ đến có một số bạn trẻ, là những người có mặt trong hội thánh chúng ta mỗi Chúa Nhật, nhưng không yêu Chúa Jê-sus đủ để có thể tin cậy Ngài! Ô, làm thế nào bạn mới có thể kinh nghiệm được ân điển của Đức Chúa Trời nếu bạn đứng phía bên Ma quỉ? Làm thế nào bạn được cứu nếu bạn tiếp tục xem thường Chúa Jê-sus, nếu bạn không yêu Ngài đủ để tin cậy Ngài! Làm thế nào bạn có được kinh nghiệm ân điển và ân huệ của Đức Chúa Trời nếu bạn tiếp tục từ khước Chúa Jê-sus Christ? Một ngày nào đó bạn cũng sẽ giống như ông già đó ở trong jacuzzi – cô đơn, không hy vọng, trong Giáng Sinh.

Ân điển là điều chính xác cho mỗi một tội nhân phàm tội, ô-uế, không tự lực cần đến! Không ai ngoài Chúa Jê-sus có ân điển mà bạn cần. Đến với Ngài bây giờ, trước khi quá trễ! Rồi bạn sẽ có khả năng nói được như Sứ-đồ Phi-e-rơ,

“chúng ta tin rằng nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, chúng ta được cứu” (Công-vụ-các-sứ-đồ 15:11).

II. Thứ hai, bạn cần tình yêu thương của Đức Chúa Trời.

“Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, … ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rinh-tô 13:13).

Tiến sĩ Charles Hodge, một nhà thần học vĩ đại ở thế kỷ 19 đã nói, “Trong một cái nhìn [chỉ một cách nhìn vào] về tình yêu thương của Đức Chúa Trời là nguồn của sự chuộc tội. Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài trong sự ban Con Ngài cho chúng ta,

“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8).

Nhưng trong cái nhìn khác [nhìn với một khía cạnh khác] về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là do ân điển và công việc của Chúa Jê-sus Christ. Đó là, sự biểu lộ của tình yêu đó trong sự tha thứ, sự thánh hóa và sự cứu rỗi của loài người, là khuynh hướng trên công việc của Chúa Jê-sus Christ. Chúng ta được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời bởi sự chết của Con Ngài. Sự chết của Ngài là sự thoả mãn cho tội lỗi chúng ta là điều cần thiết cốt để giới thiệu chúng ta thật sự vào sự thông công với Đức Chúa Trời và cũng có phần trong tình yêu của Ngài. Vì thế Sứ-đồ đã đặt ân điển của Chúa Jê-sus Christ trước tình yêu thương của Đức Chúa Trời, như, trong ý nghĩa được nhắc đến, một sự cần thiết để biểu lộ nó” (Charles Hodge, Ph.D., 1 và 2 Cô-rinh-tô, The Banner of Truth Trust, tái bản 2000, trang 689; dựa trên 2 Cô-rinh-tô 13:13).

Như William R. Newell đã viết,

Oh, the love that drew salvation’s plan!
   Oh, the grace that brought it down to man!
Oh, the mighty gulf that God did span at Calvary!
   (“At Calvary” bởi William R. Newell, 1868-1956).

Ơn yêu thương muôn đời người ơi chớ quên!
   Chúa đã đến thế gian cho người nghĩ yên!
Ôi thiên cung dương trần từ đây nối liên qua Gô-gô-tha!
   (“Nơi Gô-gô-tha ‘At Calvary’” bởi William R. Newell, 1868-1956).

Đó không phải là phương cách mà chúng ta kinh nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời sao? Tiến sĩ Lenski chỉ ra rằng “Giai cấp con người được ví sánh như là thứ tự các món quà đặc biệt của họ.” Trước tiên chúng ta nhận ân điển của Chúa Jê-sus Christ, và rồi chúng ta kinh nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Chúng ta nhận ân điển của Chúa Jê-sus Christ trước hết, rồi chúng ta biết được tình yêu thương của Đức Chúa Trời (R. C. H. Lenski, Ph.D., Giãi Nghĩa Thư tín 1 & 2 Cô-rinh-tô của Thánh Phao-lô ‘The Interpretation of St. Paul’s First and Second Epistles to the Corinthians’, Nhà Xuất Bản Angsburg, ấn bản 1969, tr. 1339; dựa trên 2 Cô-rinh-tô 13:13).

Đó là kinh nghiệm cá nhân của tôi, và nó (hay cũng sẽ là) của bạn. Tôi được kéo đến Chúa Jê-sus trước hết. Chỉ sau khi tôi từng trãi được ân điển của Chúa Jê-sus Christ, tôi mới bắt đầu biết và hiểu được tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Nếu bạn vẫn còn đang lạc mất, bạn phải đến với Chúa Jê-sus trước tiên. Sau khi bạn đến với Chúa Jê-sus Christ bạn sẽ bắt đầu biết được tình yêu thương của Đức Chúa Trời! Tiến sĩ Lenski nói, “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời chiếm giữ vị trí thứ hai trong sự chúc phước nầy” (như đã trích). Thứ nhất, bạn phải đến với Chúa Jê-sus Christ. Rồi sau đó bạn sẽ biết được tình yêu thương của Đức Chúa Trời! Đó là phương cách mà tội nhân được cứu! Đến với Chúa Jê-sus, rồi bạn sẽ bắt đầu biết Đức Chúa Trời yêu bạn là dường nào!

Tôi suy nghĩ lần nữa về ông già ở tại phòng tập thể dục đó. Những năm trước đây ông xa cách Chúa Jê-sus Christ và hội thánh của ông – và bây giờ ông cô độc một mình trong thế gian giữa mùa Giáng Sinh – không có tình yêu thương của Đức Chúa Trời! Đừng để chuyện đó xảy ra cho bạn! Hãy đến với Chúa Jê-sus Christ ngay bây giờ, và bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm được tình yêu thương của Đức Chúa Trời!

III. Thứ ba, bạn cần sự giao thông của Đức Thánh Linh.

“Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rinh-tô 13:13).

Trong tiếng Hy-lạp chữ koinonia ấm áp và thân thiện được dịch ở đây là “tương giao.” Nó có nghĩa “liên hiệp với” hay “thông công.” Tôi phải trích dẩn từ Tiến sĩ Lenski ở đây một lần nữa, vì ông nói rất đẹp và rất tốt. Ông nói,

Đức Thánh Linh hạ mình xuống trước chúng ta và ôm chúng ta lại trong sự thông công của Ngài với trọn tất cả ân điển và tình yêu thương. Không phải từ ở xa sự đón chúng ta nhưng là trong sự liên hiệp vượt quá sự hiểu biết chúng ta (như đã trúch, tr. 1341).

Elisha Hoffman nói sự tương giao hay sự thông công với Đức Thánh Linh như là “Nương Cánh Vĩnh Sanh.” Lắng nghe,

Phước bấy mối giao thân, phước bấy mối vui thần,
   Giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh;
Lớn bấy chốn an thân, lớn bấy phước siêu trần,
   Giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vỉnh sinh.
Quyếtt nương, nương vào, bình an vượt bao nguy biến khiếp kinh;
   Quyết nương, nương vào, giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh.
(“Nương Cánh Vĩnh Sinh ‘Leaning on the Everlasting Arms’
      bởi Elisha A. Hoffman, 1839-1929).

Mẹ của tôi yêu thích bài nhạc thánh ca cũ đó. Chúng tôi hát với nhau nhiều lần sau khi bà ấy được cứu. Đó là sự tương giao, đó là sự thông công, chúng tôi có cùng Đức Thánh Linh khi chúng tôi được cứu bởi Chúa Jê-sus! Phước bấy mối giao thân, phước bấy mối vui thần, giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh!

“Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy. A-men.” (2 Cô-rinh-tô 13:13).

Tiến sĩ Hodge nói, “Phân đoạn nầy là một sự công nhận rõ ràng của thần học Ba Ngôi, là nền tảng thần học của Cơ-Đốc Giáo. Vì một Cơ Đốc Nhân là một người đeo đuổi và vui mừng với ân điển của Chúa Jê-sus, tình yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự tương giao của Thánh Linh” (như đã trích, tr. 690).

Tôi cảm thấy rất hối tiếc cho ông già đó tại phòng tập thể dục của tôi khi ông bước ra ngoài jacuzzi và đi vào trong đêm tối. Ông hụt mất sự vui mừng của sự nhận biết Phước Hạnh Ba Ngôi. Mục sư nổi tiếng Tiến sĩ W. A. Criswell noi rất hay,

Khi một người thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật, khi người ấy cúi xuống trước Chúa Jê-sus Christ, khi lòng người ấy chấp nhận ấn chứng của Thánh Linh là Đấng hướng đến sự cứu rỗi ân điển của Chúa Jê-sus, người ấy được tán dương, người ấy được nâng lên, người ấy được soi sáng. Mọi việc đó đều liên quan đến đời sống của người ấy được thánh hóa và được tạo dựng thiêng liêng và thánh. Có một Đức Chúa Trời và danh xưng của Ngài là Đức Chúa Trời Cha chúng ta, và Đức Chúa Trời Đấng Cứu Chuộc chúng ta, và Đức Chúa Trời trong tâm hồn chúng ta sự cảm động của ân điển và nhân chứng của Thánh Linh. A-men. (W.A. Criswell, Ph.D., Thần Học Vĩ Đại của Kinh Thánh Quyển 2 ‘Great Doctrines of the Bible – Volume 2’, Nhà Xuất Bản Zondervan, 1982, tr. 77).

Tôi cầu xin Chúa cho bạn sẽ đến với Chúa Jê-sus tối nay. Ngài sẽ cứu bạn từ một đời sống hư hỏng của ích kỷ và tội lỗi. Ngài sẽ rửa sạch bạn với Huyết Ngài đã đổ ra trên Thập Tự Giá. Đến với Chúa Jê-sus và bạn sẽ biết được tình yêu thương của Đức Chúa Trời, và ấm lòng với sự tương giao của Đức Thánh Linh.

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự đến với Chúa Jê-sus, vui lòng rời khỏi hàng ghế của bạn ngay bây giờ và đi về phía sau hậu trường. Tiến sĩ Cagan sẽ dẫn bạn đến phòng khác, nơi đó chúng ta có thể nói chuyện và cầu nguyện. Bác sĩ Chan, xin vui lòng đến đây và cầu nguyện cho những ai tin nhận Chúa Jê-sus tối nay. A-men.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: 2 Cô-rinh-tô 3:11-13.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Ô Bết-Lê-Hem Ấp Nhỏ ‘O Little Town of Bethlehem” (bởi Phillips Brooks, 1835-1893).


DÀN BÀI CỦA

SỰ CỨU RỖI QUA BA NGÔI –
BÀI GIẢNG GIÁNG SINH

SALVATION THROUGH THE TRINITY –
A CHRISTMAS SERMON

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

“Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rinh-tô 13:13).

I.   Thứ nhất, bạn cần ân điển của Chúa Jê-sus Christ, 2 Cô-rinh-tô 13:13a;
Hê-bơ-rơ 10:29; Ê-sai 53:3; Giăng 5:40; Ê-sai 49:7;
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 15:11.

II.  Thứ hai, bạn cần tình yêu thương của Đức Chúa Trời,
2 Cô-rinh-tô 13:13b; Rô-ma 5:8.

III. Thứ ba, bạn cần sự giao thông của Đức Thánh Linh,
II Cô-rinh-tô 13:13c.