Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐẤNG CHRIST CỦA THẬP TỰ GIÁ

THE CHRIST OF THE CROSS
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. hymers, Jr.

Bài giảng được giảng vào sáng Chúa Nhật ngày 20 tháng 10 năm 2013
tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
A sermon preached on Lord’s Day Morning, October 20, 2013
at the Baptist Tabernacle of Los Angeles

“Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin Lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, và nhờ đạo ấy, anh em được cứu rổi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dẫu có tin cũng vô ích. Vả, trước hết tôi đã dạy dổ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:1-3).


Đây là sự trình bày ngắn gọn và rỏ ràng của Sứ-đồ Phao-lô về Phúc Âm Cơ-đốc. Chữ “phúc âm” đơn giản nghĩa là “tin tức tốt lành.” Phao-lô nói với hội thánh tại Cô-rinh-tô rằng ông đã giảng cho họ tin tức tốt lành của Phúc Âm. Ông nói họ được cứu-rỗi bởi Phúc Âm, ngoại trừ họ có sự biến đổi giả dối, “thì anh em dầu có tin cũng vô ích” (1Cô-rinh-tô 15:2). Rồi ông lập lại tin lành mà ông đã đưa ra cho họ. Phúc Âm có ba điểm đơn giản: (1) “Đấng Christ chịu chết vì tội lỗi của chúng ta, y theo Kinh Thánh.” (2) “Và Ngài đã được chôn.” (3) “Và sau ba ngày, Ngài từ kẻ chết sống lại, y theo Kinh Thánh.” Đó là Phúc Âm. Đó là tin tức tốt lành mà những mục sư chân chính đã công bố qua nhiều thế kỷ của thời gian. Khi tôi được phong chức, bằng phong chức của tôi nói rằng tôi đã được tấn phong vào “Mục Vụ Phúc Âm.” Đó có nghĩa là tôi được chỉ định hoặc biệt riêng ra chủ yếu để giảng Phúc Âm. Việc chính mà tôi phải làm trong “Mục Vụ Phúc Âm” là công bố tin lành về sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Đấng Christ. Đó là việc mà mỗi mục sư được kêu gọi, phong chức, và biệt riêng ra để làm. Và Phao-lô nói, “Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin Lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy” (1Cô-rinh-tô 15:1). Nhưng tôi phải nói vài điều về sự kêu gọi để giảng Phúc Âm (Tin Lành).

I. Thứ nhất, nhiều mục sư ngày nay làm một số việc khác hơn là lấy phúc âm làm trọng tâm trong sự giảng dạy của họ.

Có những người giảng về chính trị. Những bài giảng của họ dựa trên những gì đang xảy ra trong vòng chính trị. Những mục sư như vầy hiếm khi nhấn mạnh về sự cứu rỗi tại vì họ cho rằng không cần thiết. Họ chỉ là những con người chính trị. Nhiều năm về trước, trong hội thánh Trung Hoa, nơi mà tôi từng là thuộc viên, có một người nam trẻ tuổi cho rằng Tiến sĩ Lin nên giảng về sự chống đối Chiến Tranh Việt Nam. Cuối cùng thì anh ta rời khỏi hội thánh và đem theo vài người trẻ với anh. Họ gia nhập vào Nhà Thờ Tân Giáo của Các Thánh (All Saints Episcopal Church) tại Pasadena, ngoại ô của Los Angeles. Hội Thánh đó được xem như là hiện đại. Mục sư, Tiến sĩ George Regas, giảng gần như là mỗi Chúa Nhật chống lại chiến tranh tại Việt Nam và những đề tài chính trị khác. Nhưng sau một thời gian thì những người trẻ từ hội thánh chúng ta chán vì không có gì khác ngoài chính trị. Sau cùng, hết thảy họ đều rời hội thánh đó và trở lại đời sống theo thế gian. Theo sự hiểu biết của tôi, không có một người nào đi nhà thờ cả. Đó là trường hợp của cái gọi là hệ phái “mạch chính (mainline).” Giảng dạy chính trị tay trái không có giử được người. Mỗi một hội thánh mạch chính mất hàng chục ngàn, và có thể là hàng triệu, thuộc viên trong vài thập niên vừa qua, phần lớn là tại vì những bài giảng của họ dựa trên chính trị và việc xã hội.

Rồi có những người chuyên sự giảng dạy của họ trên tâm lý. Những bài giảng từ giúp của họ cũng giống như của Robert Schuller và Joel Osteen. Họ đôi khi thảy vào một câu Kinh Thánh, nhưng đa số bài giảng của họ không có tập trung vào Kinh Thánh. Giống như Oprah Winfrey và Tiến sĩ Drew trên truyền hình, đề tài sự giảng dạy của họ là làm sao để cảm giác thoải mái và được thành công. Thứ Ba vừa rồi tôi nói chuyện với y tá người Công Giáo, cô tham dự Lễ mỗi Chúa Nhật và đồng thời cũng xem Joel Osteen trên ti-vi. Cô là người Phi làm việc tại bệnh viện nơi mà tôi phải làm phẩu thuật nhỏ. Cô có sự cau có buồn rầu trên gương mặt mỗi lần tôi nhìn cô. Tôi nói vài câu nói đùa, nhưng tôi không làm cô ta cười được. Khi tôi hỏi cô về tôn giáo của cô, thì cô cho biết là mình đi Lễ, và đồng thời cũng xem Joel Osteen mỗi Chúa Nhật, bởi vì ông ta chỉ cho biết làm sao để có sự vui vẻ! Những mục sư như vậy chỉ làm cho người ta cảm giác tốt, nhưng không có tác động gì trên đời sống cá nhân của họ, và nhất định là có rất ích hoặc không có chút gì trên sự cứu rỗi cho linh hồn đời đời của họ!

Thứ ba, có những người dạy Kinh Thánh từng câu. Bởi chưng Kinh Thánh có nhiều chủ đề, những người nầy lúc nào cũng nhảy vòng vòng, từ ý nầy đến ý kia trong bài giảng của họ. Đa số những mục sư bảo thủ giảng cách nầy ngày nay. Nhưng phần lớn không có hiệu quả. Luôn lúc nào cũng có nhiều suy nghĩ và ý nên không có thay đổi đời sống của con người. Phụ tá của tôi, Tiến sĩ Cagan, tham dự hội thánh của Tiến sĩ John MacArthur vài tháng, trước khi ông được biến đổi. Tiến sĩ MacArthur đưa ra những bình luận lý thú, nhưng Tiến sĩ Cagan không được thúc đẩy để tìm kiếm sự cứu rỗi. Ông đến rồi đi từ hội thánh đó mà chưa được cứu rỗi, mặc dù ông có sự thích thú mạnh để trở nên Cơ-đốc Nhân. Chủ đề chung chung qua suốt từng câu một trong những hội thánh có ý là học Kinh Thánh và chính nó là mục đích của sự giảng dạy. Chính Kinh Thánh là trung tâm, hơn là Đấng Christ của Kinh Thánh. Cái nầy gọi là Sandemanianism. Nhiều người trong những hội thánh như thế nầy trở nên nguội lạnh, nhưng khôn, như là người Pha-ri-si của thời xưa.

Sau cùng, có những người chuyên tâm vào cái gọi là “thờ phượng.” Điều nầy có nhiều quanh co và chiều hướng. Một mục sư bạn và tôi chứng kiến một sự “thờ phượng” thái quá mà người ta rống như sư tử, quào lẩn nhau, trong khi người khác la ó và lăn ra trên sàn như những ma quỷ không bị giam giữ. Trong một buổi “thờ phượng” khác vợ và con trai của tôi, và tôi nhìn xem người ta đúng là thờ lạy thần tượng trong lúc họ cười và nằm sấp xuông sàn. Chúng tôi cảm thấy lạc lòi và giống như là chúng tôi đang ở trong nhà thương điên! Một chổ khác, tại trường đại học Cơ-đốc, tôi thấy những cô gái nhảy múa như gái điếm trong khi những khói đỏ phung ra từ cái máy, và âm nhạc làm điếc tai. Chổ khác, ít loè loẹt hơn thì buổi “thờ phượng” trở nên dài giờ hát đi hát lại một điệp khúc cho đến khi người ta hình như là gần bị thôi miên. Trong đa số những buổi thờ phượng còn rất ít thì giờ cho sự giảng dạy thật sự. Không cần phải nói, Đấng Christ không có được ưu tiên trong những bài giảng tại những hội thánh nầy!

Và “Đấng Christ” mà họ thường nói đến trong những buổi thờ phượng nầy không phải là Đấng Christ thật chút nào. Đấng Christ khách quan của Phúc Âm bị biến đổi vào trong những cảm giác chủ quan của cá nhân mỗi người. Trong quyển sách thấm thía, Cơ-đốc Giáo Không Có Chúa ‘Christless Christianity,’ của Tiến sĩ Michael Horton nói rằng,

     Cho dù chúng ta có nói nhiều về sự quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-su Christ, hình như trên thật tế thì không có sự quan hệ chút nào, ngoại trừ với bản thân…Chúa Giê-su thật sự trở nên sự thay đổi trước đây của tôi (Michael Horton, Ph.D., Baker Books, 2008, trang 43).

Một người nam trẻ tuổi mà tôi gập gần đây nói với tôi, “Tôi không cần Kinh Thánh hay nhà thờ. Tôi có mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ, và đó là tất cả tôi cần.” Đa số sự giảng dạy ngày nay tạo cho con người như vậy, là người mà tin rằng tư tưởng và cảm giác của họ là Đấng Christ. Đó là một Christ khác! Đó không phải là Phúc Âm mà Phao-lô nói đến trong đoạn văn của chúng ta! Sự suy nghĩ đó, và những ý sai lầm khác, đến từ quá nhiều mục sư làm những việc thành ra khác thay vì Phúc Âm là trọng tâm của sự giảng dạy của họ. Sứ-đồ Phao-lô nói, “ một Tin Lành khác với Tin Lành mà anh em đã được” (2 Cô-rinh-tô 11:4). Tất cả mà tôi nói đến trong điểm nầy là trọng tâm về “tin lành khác.” Phao-lô đã nói trong phân đoạn của chúng ta,

“Vả, trước hết tôi đã dạy dổ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3).

Đó là Phúc Âm!

II. Thứ hai, trọng tâm của Phúc Âm là Thập Tự Giá của Đấng Christ.

Trong tất cả loại giảng dạy mà tôi đã nhắc đến, thập tự giá của Đấng Christ không phải là trọng tâm – không phải là điểm chính – không phải là nền tảng của Cơ-đốc Giáo. Tiến sĩ W. A. Criswell nói,

     Lấy sự chết của Đấng Christ từ…thông điệp thì không còn gì lại. Mục sư không còn chiếm hữu “tin lành,” phúc âm của sự tha thứ tội lỗi của chúng ta nữa…Vậy, trong những cái nầy…Cơ-đốc Giáo nào là Cơ-đốc Giáo của Tân Ước? Chắc chắn là Cơ-đốc Giáo của thập tự giá. (W. A. Criswell, Ph.D., Trong Sự Bảo Vệ Đức Tin ‘In Defense of the Faith,’ Nhà Xuất Bản Zondervan, 1967, trang 67).

Sứ đồ Phao-lô nói,

“Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta” (Ga-la-ti 6:14).

“Đấng Christ chết cho tội lỗi của chúng ta.” Đó là chủ đề chính về sự giảng dạy của Phao-lô. Thật ra, ông với hội thánh tại Cô-rinh-tô rằng, “Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Giê-su Christ, và Đức Chúa giê-su Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 2:2). Nếu như Cơ-đốc Giáo của Kinh Thánh, thì đó là Cơ-đốc Giáo của cây thập tự. Spurgeon vĩ đại, “hoàng tử của những mục sư,” nói rằng, “Tâm hồn của Phúc Âm là sự chuộc tội, và tính chất của sự chuộc tội là sự hy sinh thay thế của Đấng Christ trên cây thập tự.

Ngày nay nhiều hội thánh dùng dấu hiệu chim bồ câu để tiêu biểu cho đức tin của họ. Đối với tôi đó là sự sai lầm. Chim bồ câu tiêu biểu cho Đức Thánh Linh. Nhưng Đức Thánh Linh không phải là ngôi chính trong Ba Ngôi trong thông điệp của Phúc Âm. Trong chương mười sáu của sách Giăng, Chúa Giê-su nói rằng Đức Thánh Linh “không nói tự mình” (Giăng 16:13). Lần nữa, Chúa Giê-su nói, “Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta” (Giăng 16:14). Công việc của Đức Thánh Linh là không phải đem sự chú ý cho chính Ngài, nhưng đúng hơn là đem vinh hiển cho Đấng Christ. Vì thế một hội thánh mà thông điệp chú tâm vào Đức Thánh Linh không thì thật sự không phải là hội thánh làm theo Kinh Thánh. Sứ-đồ Phao-lô nói rằng Đấng Christ phải được đứng đầu trong tất cả mục vụ và trong tất cả sự giảng dạy của chúng ta. Ông nói rằng Đấng Christ

“. . . chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng. [trong mọi thứ Ngài đứng đầu hàng]. Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài, và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình…” (Cô-lô-se 1:18-20).

Chúng ta được sự tha thứ cho tội lỗi, và hoà bình cùng Đức Chúa Trời, “qua dòng huyết của Ngài trên thập tự” – và chỉ qua Huyết Báu của Ngài trên thập tự giá!

Nầy anh đến với Giê-su nhận quyền huyết chí thánh,
   Chiên Con có lấy huyết phiếu anh sạch chưa?
Đã quyết tin nơi ơn Chúa hay chưa được trọn thành,
   Chiên Con đã gội lòng anh thuần bạch chưa?
Huyết Chiên Con, bôi sạch lòng
   Anh đã sạch do sông huyết tẩy thanh chưa?
Áo anh nay tinh như tuyết hay đương đầy bụi hồng,
   Chiên Con đã gội lòng anh thuần bạch chưa?
(“Huyết Chiên Con Bôi sạch Lòng ‘Are You Washed in The Blood’
      bởi Elisha A. Hoffman 1839-1929).

Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao,
   Cho tôi sạch trong hơn tuyết;
ấy chẳng nhờ chi khác đâu,
   hoàn toàn nhờ huyết báu Chúa Giê-su.
(“Huyết Chúa Mầu Nhiệm Biết Bao ‘Nothing But the Blood’
bởi Robert Lowry, 1826-1899).

“Vả trước hết tôi đã dạy dổ anh em điều mà chính tôi đã nhận lảnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta …” (1 Cô-rinh-tô 15:3).

Tiến sĩ Criswell nói,

     Ý ông muốn nói gì bởi những chữ “nhưng trước hết”? Sự nói đến của ông không có liên quan nhiều đến thời gian mà là tầm quan trọng…Học thuyết về sự chịu thay để đền tội cho chúng ta bằng cái chết của Đấng Christ [trong chổ của tội nhân] là yếu tố của ân điển, là trái tim của Phúc Âm. Không có sự thật nào đứng cao như vậy…Tất cả học thuyết của Kinh Thánh dẩn đến thập tự giá.
     Một người phê bình có một lần nói với Charles Haddon Spurgeon, “Tất cả bài giảng của ông nghe giống nhau,” và vị mục sư người Anh nổi tiếng khắp thế giới đáp lại, “Vâng, tôi lấy phân đoạn của tôi bất cứ chổ nào trong Kinh Thánh và làm đường chim bay (beeline) [đi thẳng] đến cây thập tự.” Không có sự tha thứ nào mà không có sự đền tội; không có sự miễn giảm nào mà không có đổ máu; không có sự hoà giải nào mà không có sự trả giá…
     Sự giảng về cái chết để chuộc tội của Đấng Christ là học thuyết đặc biệt, quả quyết của Tân Ước. Điều nầy phân biệt đức tin của chúng ta từ tất cả những tôn giáo khác. Thông điệp Cơ-đốc là nét đặc biệt của sự chuộc tội. Mục đích cơ bản là để cứu con người từ cảnh nô lệ và xét xử của tội lỗi…Nó là trước tiên và trên hết là Phúc Âm của sự chuộc tội, là lời loan báo về tin tức tốt lành rằng Đức Chúa Trời vì Đấng Christ mà tha tội chúng ta (W. A. Criswell, Ph.D., Trong Sự Bảo Vệ Đức Tin ‘In Defense of the Faith,’ ibid., trang 68-70).

III. Thứ ba, Đấng Christ của thập tự giá cứu chúng ta từ tội lổi.

Những người Hồi Giáo tin vào Chúa Giê-su – trong một khía cạnh. Họ gọi Ngài là “I-sa.” Ngay cả Kinh Cô-ran (Koran) cũng nói Ngài sanh bởi nữ đồng trinh. Kinh cũng nói Ngài thăng thiên về Trời. Một số người dại nghĩ rằng như vậy đã đủ rồi. Nhưng hàng trăm người trẻ ở trong thế giới Hồi Giáo đang xoay khỏi “I-sa” Giê-su của Kinh Cô-ran. Đa số họ xoay về Chúa Giê-su của Kinh Thánh ngày nay hơn những thời gian qua. Họ hầu như lúc nào cũng trải qua sự bắt bớ và đau khổ để tin nhận Chúa Giê-su của Cơ-đốc Giáo. Tại sao họ đau khổ, ngay cả trải qua sự hành hạ, để tin nhận Chúa Giê-su? Tôi cho bạn biết tại sao! Giê-su của Kinh Cô-ran không có chết trên cây thập tự giá để đền tội cho chúng ta – đó là tại sao! Kinh Cô-ran nói Ngài không có chết trên cây thập tự để cứu chúng ta! Nhưng Kinh Cô-ran không có cho họ biết làm sao để được sự tha tội. Kinh chỉ cho họ biết phải làm điều lành, và vâng phục luật lệ, nhưng nó không có cho họ biết làm sao để được tha tội và được nhận làm con của Đức Chúa Trời. Kinh Cô-ran không thể nào nói cho họ biết điều đó, bởi vì Kinh Cô-ran phủ nhận rằng Chúa Giê-su chết trên cây thập tự giá! Họ chịu khổ sự bắt bớ rất lớn để tin nhận vào Chúa Giê-su của chúng ta bởi vì chính Ngài ban cho họ hòa bình cùng Đức Chúa Trời, “và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình” (Cô-lô-se 1:20).

Bạn có chịu trải qua sự bắt bớ và hành hạ để tin nhận Đấng Christ của cây thập tự giá không? Bạn có chịu mạo hiểm tánh mạng của mình để tìm sự hòa bình cùng Đức Chúa Trời “bởi huyết [trên] thập tự giá” không? Họ có. Họ chịu như vậy mỗi ngày. Bạn có chịu trải qua ngọn lửa căm ghét của Hồi Giáo để tìm sự tha thứ cho tội lỗi của bạn qua Huyết của Đấng Christ đổ ra để cứu chuộc bạn trên cây thập tự giá không? Họ có. Họ chịu như vậy mổi ngày.

Trong tạp chí của Mục sư Wurmbrand thời gian trước tôi thấy gương mặt của một cô gái Hồi Giáo ở In-đô-nê-xi-a. Họ tạt a-xit vào mặt của cô khi cô tin nhận Chúa Giê-su. Gương mặt của cô bây giờ trông thật gớm ghiếc, gần như vượt qua sự diển tả. Nhưng cô ta vẩn cười. Họ nói cô ta lúc nào cũng vui cười. Cô cảm thấy rằng mất gương mặt để được thập tự giá của Đấng Christ là xứng đáng. Tại sao? Tại vì,

“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3).

Khi tôi được bình tịnh dường sông chảy theo đường đời,
   Hoặc lắm thống bi như ba đào sôi –
Hoàn cảnh dẩu ra sao, Christ khuyên cứ nói sắt đinh,
   Linh hồn ôi, ta yên ninh, thật yên ninh!
(“Tâm Linh Tôi Yên Ninh Thay ‘It Is Well With My Soul’
      bởi H. G. Spafford, 1828-1888).

Vâng, Đấng Christ thăng thiên về Trời. Nhưng Kinh Cô-ran nói điều đó! Nếu bạn có sự thăng thiên của Chúa Giê-su về trời mà không có cây thập tự – thì bạn không có sự cứu rỗi. Bạn phải có cây thập tự giá! Vì trên cây thập tự giá mà Chúa Giê-su trả giá cho tội lỗi của bạn. Không có thập tự giá thì không có sự đền tội, và không có hòa bình cùng Đức Chúa Trời. Chỉ có Đấng Christ của cây thập tự giá mới cứu bạn khỏi tội lỗi! Chỉ có Đấng Christ của cây thập tự giá đổ Huyết thánh của Ngài để tẩy sạch bạn khỏi mội tội lỗi. Vâng,

“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3).

Hàng triệu người tử vì đạo và các thánh có nói, “Tôi sẽ trao chính tôi vì Đấng Christ của cây thập tự giá! Tôi sẽ trao tay và chân của tôi vì Đấng Christ của cây thập tự giá! Tôi sẽ trao chính thân thể của tôi cho thú dử vì Đấng Christ của cậy thập tự giá! Tôi sẽ trao cả đời sống của tôi vì Đấng Christ của cây thập tự giá!”

Họ gặp gươm thép của bạo chúa,
   Bườm đẫm máu của sư tử;
Cuối đầu, sự chết kề ngay cổ:
   Ai sẽ theo đuôi của họ?
(“Con Đức Chúa Trời Tiến Vào Trận Chiến
      The Son of God Goes Forth to War’” bởi Reginald Heber, 1783-1826).

Họ nói tất cả điều nầy xứng đáng và còn hơn nữa để tội lỗi họ được tha và tẩy sạch bởi Đấng Christ của cây thập tự giá.

Bạn có chịu tiếp nhận Đấng Christ không? Bạn sẽ tin cậy Ngài bây giờ, ngay buổi sáng hôm nay? Bạn sẽ nói như Tiến sĩ Watts, “Lạy Chúa, con xin trao chính mình con, con chỉ có thể làm điều đó”? Bạn nói, “Tôi sẳn sàng trao chính tôi cho Đấng Christ của cây thập tự giá, là Đấng chịu chết để cứu tôi từ tội lỗi của tôi.” Thì hảy rời khỏi hàng ghế của bạn và đi về phía sau hậu trường. Tiến sĩ Cagan sẽ đưa bạn đến một phòng khác, nơi mà bạn có thể hiến dâng cuộc đời của bạn cho Ngài, là Đấng đã chịu chết để cứu bạn khỏi tội lỗi. Hảy đi ra phía sau của hậu trường ngay bây giờ. Bác sĩ Chan, xin đến đây cầu nguyện để có một ai chịu tin nhận Đấng Christ của cây thập tự giá sáng nay. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: 1 Cô-rinh-tô 15:1-4.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Thập Tự Xưa ‘The Old Rugged Cross’” (bởi George Bennard, 1873-1958) .


DÀN BÀI CỦA

ĐẤNG CHRIST CỦA THẬP TỰ GIÁ

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin Lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, và nhờ đạo ấy, anh em được cứu rổi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, dầu anh em có tin cũng vô ích. Vả, trước hết tôi đã dạy dổ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:1-3).

I.   Thứ nhất, nhiều mục sư ngày nay làm một số việc khác hơn là lấy
Phúc Âm làm trọng tâm trong sự giảng dạy của họ, 2 Cô-rinh-
tô 11:4.

II.  Thứ hai, trọng tâm của Phúc Âm là thập tự giá của Đấng Christ,
Ga-la-ti 6:14; 1 Cô-rinh-tô 2:2; Giăng 16:13, 14;
Cô-lô-se 1:18-20.

III. Thứ ba, Đấng Christ của thập tự giá cứu chúng ta từ tội lổi,
Cô-lô-se 1:20.