Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




BÍ QUYẾT CỦA SỰ PHỤC HƯNG TẠI TRUNG HOA

(BÀI GIẢNG CHO LỄ TRUNG THU CỦA NGƯỜI TRUNG HOA)
THE SECRET OF REVIVAL IN CHINA
(A SERMON GIVEN AT THE CHINESE MID-AUTUMN FESTIVAL)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 22 tháng 9 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, September 22, 2013

“Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lổ. Vì sự nhận biết Chúa Giê-su Christ là quý hơn hết; Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:7-8).


Câu số bảy cho chúng ta biết Phao-lô nhận được sự cứu rổi như thế nào,

“Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy” (Phi-líp 3:7).

Đời sống của ông bị đảo lộn khi ông được biến đổi. Điều mà ông nghĩ là tốt, thì ông coi như là xấu. Trước khi được biến đổi ông đã xem thường những Cơ-đốc Nhân và từ chối Chúa Giê-su Christ. Nhưng khi ông đã được biến đổi ông từ chối điều không tin của ông và đặt đức tin mình vào Chúa Giê-su Christ.

Có một khoãng cách thời gian giữa câu 7 và 8. Nó là giai đoạn giữa sự biến đổi của Phao-lô và thời gian ông viết thư tín nầy gởi cho người Phi-líp. Trong thời gian nầy ông đã ra đi cho những chuyến truyền giáo của ông. Nhưng bây giờ ông đang ở trong tù tại La-mã, và ông nói,

“Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lổ, vì sự nhận biết Chúa Giê-su Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:8).

Phao-lô nói rằng ông đã sống cho Chúa Giê-su Christ từ ngày mà ông đã được biến đổi. Ông chịu đựng sự mất mát mọi điều. Nhưng những điều ông mất ông xem như không có giá trị gì cả – như rơm rác. Đó là ngôn từ rất mạnh! Ông dội tất cả những điều mà ông đã từng yêu thích xuống cầu tiêu. Ông chỉ tìm kiếm một mình Chúa Giê-su Christ! Những việc gì mà ông nghĩ là quan trọng nhất trong cuộc sống, thì bây giờ ông ném chúng vào trong xọt rác! Đấng Christ là mục tiêu và cũng là mục đích duy nhất trong đời sống!

Khi tôi còn là thiếu niên, tôi đi đến nhà của một vài người bà con. Họ có rất là nhiều tiền. Nhưng đối với tôi họ giả dối và như là rỗng tuếch. Tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời chỉ cho tôi thấy rỏ điều đó. Họ có đủ mọi thứ – nhưng họ không thỏa lòng. Tôi nghĩ, “Những người nầy không có bất cứ thứ gì mà tôi muốn.”

Vài năm sau đó tôi thường đi đến chổ của những vị giáo sĩ đã về hưu ở. Cho đến bây giờ tôi cũng không quên được những gương mặt của họ trong tâm trí của tôi. Họ rất là bình an và vui vẽ! Họ không có sở hửu cái gì trong thế gian nầy. Họ phải sống trong nhà dành cho những vị giáo sĩ, bởi vì họ không có nhà riêng của mình. Nhưng họ có được những điều mà những người bà con giàu có của tôi không có – họ thỏa lòng trong cuộc sống. Họ có sự bình an trong tâm hồn. Tôi nhớ có một ông rất là già với một đầu tóc bạc trắng xóa chải ngược lại phía sau rất đẹp. Tên của ông là Foxe. Ông có cặp mắt xanh biển đậm, và giọng nói nhẹ nhàng. Ông truyền giáo tại Trung Hoa trước khi Cộng Sản lên nắm chính quyền. Tôi thầm nghĩ, “Tôi rất muốn được giống như ông ta khi tôi già, chớ không muốn giống như những người bà con của tôi”.

Tôi nhớ có một lần tôi đi đến một ngôi nhà ở vùng Long Beach vào năm 1962. Nhà đầy ấp người – trong phòng chật kín mít. Rồi Gladys Aylward bước vào để nói chuyện. Bà là một giáo sĩ có tiếng tăm tại Trung Hoa. Bây giờ bà đã hơn bảy mươi lăm tuổi. Bà có một cập mắt vui vẻ và mừng rở nhất mà tôi nghĩ tôi chưa bao giờ thấy! Bà không có gì cả. Bà nghèo xơ nghèo xác. Nhưng bà có niềm vui mà những người bà con giàu có của tôi chưa bao giờ biết. Tôi thầm nghĩ, “Tôi không muốn giống như họ. Tôi muốn giống như Cô Aylward.” Bà đi truyền giáo tại Trung Hoa từ khi bà còn trẻ. Bà là một trong những nhà truyền giáo sau cùng tại Trung Hoa. Bà ở đó cho đến năm 1952. Khi bà rời khỏi Trung Hoa bà có đem theo một số nhiều những trẻ em Trung Hoa, bà mạo hiểm để dẩn những đứa trẻ đó vượt qua những ngọn núi nguy hiểm để đến được tự do. Phim trường Hollywood cũng đã dựng thành cuốn phim, “The Inn of the Sixth Happiness.” Họ có sửa đổi chút ít, nhưng câu chuyện chính vẩn ở trong đó. Bà đã học được tính không ích kỷ từ nơi lời Sứ-đồ Phao-lô đã nói

,

“Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Chúa Giê-su Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:7-8).

Cả đời của Cô Aylward sống như bài hát của Tiến sĩ Rice,

Thảy lòng yêu thích, thảy ước mơ dấu yêu –
   Khiến họ, Chúa Giê-su ôi, chỉ cho Ngài.
Tất cả con là, tất cả con thể –
   Nhận con, Chúa Giê-su ôi, con thuộc Ngài
(“Thảy Lòng Yêu Thích ‘All My Heart’s Love’
      bởi Dr. John R. Rice, 1895-1980).

Mục sư của tôi, Tiến sĩ Timothy Lin, ông từ Trung Hoa đến Mỹ vào năm 1940 để đạt bằng cấp Cao Học Thần Học, và bằng cấp Tiến Sĩ (Ph.D.) về tiếng Hê-bơ-rơ và những ngôn ngữ liên quan khác. Ông đến từ chức vị dạy học tại trường Đại Học, Bob Jones Unversity, để làm Mục sư của Hội Thánh First Chinese Baptist Church vào năm 1961, chỉ sau mấy tháng mà tôi gia nhập hội thánh lúc tôi được mười chin tuổi. Tiến sĩ Lin làm Báp-Têm cho tôi sau khi tôi được biến đổi tại trường Đại Học Biola. Ông cũng là trưởng của ban thẩm vấn để phong chức tôi làm Mục sư tại hội thánh Trung Hoa đó vào năm 1972. Đó là một đặc ân lớn cho tôi khi được ở trong hội thánh đó giữa thời điểm của Chuá sai phục hưng từ thập niên 1960s, và làn sóng đó kép dài đến thập niên 1970s. Tôi được hiện diện ở trong những buổi cầu nguyện được sự đổ đầy của Thánh Linh, những buổi nhóm mà người ta mở lòng mình ra để ăn năn xưng tội, và những lời làm chứng kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí đến khuya. Tôi được đặc ân giảng dạy trong một vài buổi nhóm giữa cuộc phục hưng đó. Trong một buổi nhóm mà tôi đã giàng, có 46 bạn trẻ tiếp nhận Chúa Giê-su Christ. Hầu hết, những người đó vẩn còn nhóm lại tại hội thánh đó hơn bốn mươi năm nay. Tiến sĩ Lin dạy chúng tôi rằng sự phục hưng thật sự có thể đến từ một hội thánh nếu như những thuộc viên được nên thánh và sự cầu nguyện của họ vẩn tiếp tục không ngừng cho đến khi được sự hiện diện của Chúa ở giữa họ.

Tiến sĩ Lin không bao giờ bị Mỹ hóa. Ông luôn luôn giữ một phong cách như là một mục sư tại Trung Hoa. Ông hoàn toàn dâng đời sống mình cho Chúa Giê-su Christ. Ông để ra nhiều thì giờ cho sự kiêng ăn và cầu nguyện. Tôi tin đây là điều mà tại sao Đức Chúa Trời đã đem cơn phấn hưng đến trên hội thánh, và hội thánh phát triển từ con số 80 khi tôi gia nhập vào hội thánh váo năm 1961, đã lên đến vài ngàn người sau cơn phấn hưng đó. Rồi Tiến sĩ Lin trở thành giám đốc cho Chủng Viện Thần Học Trung Hoa (China Evangelical Seminary) tại Đài Loan. Vì thế, tôi được đặc ân là một người trẻ được hiện diện ở trong phong trào mà Đức Chúa Trời đã dùng, hầu như gần giống những cơn phục hưng mà tôi đã đến “những hội thánh tư gia” trong nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tôi đã chứng kiến sự phục hưng đó như chưa bao giờ thấy, ngoại trừ một lần khác với mức độ ít hơn trong hội thánh người Da Trắng. Sự phục hưng không phải đến từ những diễn giả bên ngoài hay những thiết bị đặc biệt của Hội thánh mà Tiến sĩ Lin quản nhiệm. Sự đó đến giữa những lúc con cái Chúa thiết tha xưng nhận tội lỗi của mình, kiên trì cầu nguyện, và những bài giảng sôi nổi về tội lổi, sự phán xét, từ bỏ chính mình, và thập giá của Đấng Christ! Một trong những bài hát mà chúng tôi hát đi hát lại trong sự phục hưng đó là “Trắng Hơn Tuyết”.

Chúa Giê-su ôi, con mong được hoàn toàn trọn vẹn;
   Con muốn Ngài mãi mãi ngự trong tâm hồn con;
Bẻ gẩy mọi thần tượng, ném xa mọi kẻ thù;
   Tẩy sạch con, để con được sạch trắng hơn tuyết ấy.

Chúa Giê-su, nhìn xuống từ ngai của Ngài trên trời
   Và giúp con làm của lễ hoàn hảo dâng lên Ngài;
Con xin dâng chính con, và những gì con biết;
   Tẩy sạch con, để con được sạch trắng hơn tuyết ấy.
Trắng bạch hơn tuyết, vâng, trắng bạch hơn tuyết;
   Tẩy sạch con, để con được sạch trắng hơn tuyết ấy.
(“Trắng Bạch Hơn Tuyết ‘Whiter Than Snow’
      bởi James Nicholson, 1828-1896).

Để có kinh nghiệm thật sự trong sự biến đổi, và phục hưng thật sự, chúng ta phải theo gương của Sứ đồ Phao-lô, đã nói,

“Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Chúa Giê-su Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:7-8).

Thảy lòng yêu thích, thảy ước mơ dấu yêu –
   Khiến họ, Chúa Giê-su ôi, chỉ cho Ngài.
Tất cả con là, tất cả con thể –
   Nhận con, Chúa Giê-su ôi, con thuộc Ngài

Đứng lên và hát với tôi!

Thảy lòng yêu thích, thảy ước mơ dấu yêu –
   Khiến họ, Chúa Giê-su ôi, chỉ cho Ngài.
Tất cả con là, tất cả con thể –
   Nhận con, Chúa Giê-su ôi, con thuộc Ngài

Quý vị có thể ngồi.

Tạp chí Thế GiớiWorld Magazine’ (Ngày 5 Tháng 8 Năm 2013) có đăng rằng Mục sư Samuel Lamb (1924-2013) đã qua đời hôm tháng trước ngày 3 tháng 8 năm 2013, ở 88 tuổi. Ông là một trong những mục sư có tiếng về “hội thánh tư gia” tại Trung Hoa. Mục sư Lamb (tiếng Trung Hoa là Lin Xiangao) là con của một mục sư Báp-Tít. Ông giảng bài giảng đầu tiên là khi ông 19 tuổi. Lúc đó Trung Hoa ở dưới quyền thống trị của chính thể Cộng Sản Mao Trạch Đông, chính quyền bắt giữ Lamb vào năm 1955. Ông bị bắt với tội danh “chống phá cách mạng” vì ông không chịu tham gia nhập vào “Hội Thánh Tam Thể Three-Self Church” do Cộng Sản bảo trợ. Ông không gia nhập bởi vì một hội thánh mà Cộng Sản cai trị thì ngăn cấm việc dạy cho trẻ em dưới 18 tuổi, và không cho phép mục sư giảng về sự sống lại của Chúa Giê-su Christ và sự Trở Lại của Ngài. Sau gần hai năm ở trong tù, ông được thả ra vào năm 1957. Năm tháng sau đó, ông bị bắt lần nữa và đưa đến trại cải tạo lao động 19 năm. Vợ của ông phải làm việc ở mỏ than đá, và bà đã qua đời tại đó khi ông còn đang ở trong tù.

Hơn 20 năm phía sau song sắt, ông được thả ra. Lập tức ông mở “hội thánh tư gia” tại Guangzhou. Ông vẩn không chịu hợp tác với Cộng Sản để gia nhập “Hội Thánh Tam Thể ‘Three-Self Church’.” Ông khẳng định rằng Cơ-đốc Nhân vâng lời chính quyền khi nó không đi ngược lại với Kinh Thánh. Nhưng ông nói, “Luật pháp của Đức Chúa Trời quan trọng hơn luật pháp của con người.”

Dưới sự lảnh đạo của ông, hội thánh tư gia tăng lên từ 400 thuộc viên trong năm 1997 đến 4,000 người hôm nay. Một đoạn tin tức ngắn được quay trong hội thánh năm 2011 cho thấy Mục Sư Lamb đang giảng trong một phòng chính đầy ấp người. Bài giảng được trực tiếp thâu hình qua những phòng nhóm phụ khác trong nhà thờ. Mỗi phòng đều chật ních tín hữu trong hội thánh của ông. Khi buổi nhóm chấm dứt, đám đông tràn đầy qua những cửa và đầy khắp những đường lộ chung quanh nhà thờ.

Chính quyền Cộng Sản biết rỏ về hội thánh không đăng ký nầy, nhưng không còn cố gắng để đóng cửa nó nữa. Năm 1997, mục sư Lamb nói với một nhà bình luận người Mỹ tến Cal Thomas rằng là bởi vì họ đã học được một bài. Ông nói, “Mỗi lần họ bắt giữ tôi và đem tôi bỏ tù là mỗi lần hội thánh được lớn lên. Sự bắt bớ là điều tốt cho chúng ta. Họ càng bắt bớ chúng ta, thì hội thánh càng tăng trưởng. Đó là lịch sự của hội thánh.”

Thái độ của Trung Hoa đối với hội thánh tư gia khác nhau ở từng vùng. Trong khi một vài chổ, như hội thánh của Mục sư Lamb, vui mừng trong tự do thì một số ở nơi khác vẩn đương đầu với những sự quấy rối. Vào tháng 7 năm 2013, Công An tấn công bất ngờ hai hội thánh tư gia tại tỉnh Xinjiang. Họ bắt người lảnh đạo và gán cho ông tội danh “hội họp bất hợp pháp”.

Mục sư Lamb thường nói với những người lảnh đạo hội thánh tư gia tại Trung Hoa rằng sự đau khổ là một phần của đời sống Cơ-đốc Nhân. Ông nói, “Chúng ta phải sửa soạn để chịu khổ. Chúng ta phải chuẩn bị cho thật tế là chúng ta có thể bị bắt. Trước khi tôi bị bắt bỏ tù, tôi đã chuẩn bị một bao đựng quần áo, giày dép, và kem đánh răng. Ngày nay, chính quyền không còn làm phiền chúng ta, nhưng ngày mai sự việc có thể khác. Tôi cầu xin Chúa cho chúng ta nhận được sức mạnh để đứng vững.” Mục sư Lamb đã biết và nói rằng, “Càng bắt bớ, càng tăng trưởng.”

Ngày nay phỏng đoán ước lượng có trên 100 triệu tín hữu ở trong các hội thánh tư gia tại Trung Hoa. Con số nầy có mặt trên khắp nước trung Hoa, bao gồm cả trong những thành phố lớn, và những trường đại học. Ước tính ngày nay trong những trường đại học lớn cứ 10 học sinh thì có 1 học sinh là Cơ-đốc Nhân, với hàng chục ngàn người được biến đổi mỗi năm! Con số nầy bao gồm những người chuyên nghiệp, các bác sĩ, những luật sư, giáo sư, và ngay cả một số đảng viên Cộng Sản (theo David Aikman, Ph.D., Chúa Giê-su Tại Beijing: Cơ-đốc Giáo Biến Đổi Trung Hoa và Thay Đổi Sự Cân Bằng Toàn Cầu của Quyền Lực Như Thế Ngào (Jesus in Beijing: How Christianity is Transforming China and Changing the Global Balance of Power), Nhà Xuất Bản Regnery, Inc., 2003; xuất bản năm 2006).

Quyển sách của Tiến sĩ Aikman được cống hiến “Để nhớ lại tất cả những Cơ-đốc Nhân, người Trung Hoa và nước ngoài, là những người đã chết tại Trung Hoa là những người tử vì đạo vì niềm tin của họ, từ năm 635 sau công nguyên cho đến Hiện Đại.” “Thảy lòng Yêu Thích” – xin hãy hát!

Thảy lòng yêu thích, thảy ước mơ dấu yêu –
   Khiến họ, Chúa Giê-su ôi, chỉ cho Ngài.
Tất cả con là, tất cả con thể –
   Nhận con, Chúa Giê-su ôi, con thuộc Ngài

Ngọn lửa phục hưng bừng cháy rực lên và hàng triệu người đã chạy đến với Chúa Giê-su tại Trung Hoa. Nhưng chúng ta không bao giờ nên quên huyết, mồ hôi và nước mắt đã đổ ra để mở đường cho phước hạnh của Đức Chúa Trời đổ xuống trên họ. Đây là những câu chuyện của ba vị mục sư người Trung Hoa. Họ đã theo gương của Phao-lô, “mọi sự như rơm rác” để họ có thể “được Đấng Christ.”

Thứ nhất, là một mục sư không tên từ thập niên năm 1960, giữa thời gian đẩm máu của “Cuộc Cách Mạng Văn Hóa.” Mục sư nầy đã bị buộc tròng vào cổ và bị ép bởi những người Cộng Sản để đứng trên mặt của ba cái bàn đã chất chồng trên nhau. Vợ của mục sư, con của mục sư, và những người trong gia đình được công an mời đến để chứng kiến sự việc. Một vị sĩ quan nói với ông, “Anh có hai sự chọn lựa! Một là anh vẩn tiếp tục tin cậy vào Chúa Giê-su, hoặc là anh từ chối Chúa Giê-su. Anh chọn đi!”

Mục sư già đó nhìn thẳng vào mắt của những người trong gia đình và những bạn bè của ông, nhưng ông đã biết ông phải làm điều gì. Ông nói, “Cho dù ông cắt đầu tôi xuống và huyết của tôi chảy lênh láng trên đất, tôi sẽ không bao giờ chối bỏ Chúa Giê-su.” Lập tức viên sĩ quan đó đá mạnh vào cái bàn ở dưới, làm cho kết cấu sập xuống. Trong phút chốc dây tròng siết chặc cổ của ông, và mục sư đó về với Chúa Giê-su mãi mãi (Nước Sống ‘Living Water’, Zondervan, 2008, trang 17).

Câu chuyện thứ hai, tôi sẽ cho bạn biết thêm về Mục sư Samuel Lamb. Ông được thả ra sau một năm ở trong tù vào năm 1958, khi ấy ông được 33 tuổi. Ông bị cấm không được giảng dạy nữa. Nhưng trong mấy tháng, ông cũng cứ giảng dạy! Ông bị bắt lại một lần nữa và bị phán ở tù hai mươi năm. Ông bị đưa đi lao động hai mươi năm trong một mỏ than với thời tiết lạnh rất khắc nghiệt. Phần đông những tù nhân đều bị chết, nhưng bằng cách nào đó trong ân điển của Chúa ông sống trong suốt thời gian đó. Khi ông được thả ra thì ông được cho biết là vợ và cha của ông đã qua đời. Mẹ của ông thì bị bệnh rất nặng và qua đời không lâu sau đó. Thay vì ông trốn khỏi Trung Hoa để sang Hồng Kông, hay một nơi nào khác dể dàng hơn, Mục sư Lamb trở lại Guangzhou, tập họp một số tín hữu trước kia, và mở hội thánh củ của ông trở lại. Mặc dù trước những sự khủng khiếp của những năm ở trong tù, và sự mất mác người thân trong gia đình, gương mặt ông vẩn luôn tươi tỉnh khi tôi thấy ông giảng trên video không lâu trước đây (Thập Giá Thắm Đỏ ‘Crimson Cross’, xuất bản bởi Back to Jerusalem, năm 2012, trang 65, 66).

Thứ ba, là mục sư của tôi, Tiến sĩ Timothy Lin (1911-2009). Vợ trước của Tiến sĩ Lin và đứa con gái của ông đã bị bắn chết trước mặt ông bởi những người lính Nhật Bổn không lâu trước Thế Chiến Thứ Hai. Vợ sau của ông, Gracie, là bạn của tôi. Bà ở cùng Tiến sĩ Lin khi ông giảng tại Hội thánh Trưởng Lảo của người Hoa tại San Francisco. Trong một buổi xế chiều trước giờ thờ phượng, Bà Lin đã bị tai biến mạch máu nảo. Ông cùng đi với bà đến bệnh viện trên xe cứu thương. Bà đã qua đời vài tiếng đồng hồ sau đó. Tiến sĩ Lin tức tốc gọi xe tắc xi trở lại nhà thờ để giảng như đã dự định. Sau bài giảng tín hữu trong hội thánh rất là ngạc nhiên khi biết rằng vợ của ông đã qua đời chỉ vài phút trước giờ thờ phượng. Tôi biết rất rỏ Tiến sĩ Lin yêu vợ của ông như thế nào. Khi tôi nghe câu chuyện đó, nó đã là một ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi không còn bao giờ có thể coi công tác mục vụ như là một “công việc làm” nữa. Tôi học biết từ gương của Tiến sĩ Lin rằng sự chăn bầy là một đời sống hứa nguyện sống hoặc sự chết!

Cả ba câu chuyện nầy của ba vị mục sư già người Trung Hoa là họ coi tất cả mọi việc “như rơm rác” hầu cho họ “được Đấng Christ.” Những người trẻ tại Mỹ thường có gương của những mục sư làm biếng và thế gian trong tâm trí của họ. Đó là một trong những lý do chính tại sao không có được sự phục hưng trong nước Mỹ. Nhưng những người trẻ tại Trung Hoa có gương của những người giống như ba vị mục sư đó trong lòng của họ. Hèn chi những Cơ-đốc Nhân trẻ sẳn sàng hy sinh mọi thứ vì Đấng Christ! Làm sao mà những Cơ-đốc Nhân trẻ tại Trung Hoa đó không nói như Phao-lô, “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Giê-su Christ là quý hơn hết; Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” được chứ (Phi-líp 3:8). Hèn chi Trung Hoa bây giờ, đang kinh nghiệm một cơn phấn hưng vĩ đại trong lịch sử của Cơ-đốc Giáo.

Bạn sẽ giống như họ không? Bạn có thể coi mọi điều “như rơm rác” để bạn “được Đấng Christ” không? Điều gì đã giữ bạn lại để không bước đến Đấng Christ? Kể nó như là rơm rác! Kể nó như là rơm rác! Đấng Christ đã chịu chết trên Thập Tự Giá để trả thay tội lỗi cho bạn, và sau ba ngày đã sống lại từ kẻ chết để ban cho bạn sự sống. Bạn sẽ hiến dâng đời sống bạn cho Chúa Giê-su Christ bây giờ không? Hát lại một lần nữa!

Thảy lòng yêu thích, thảy ước mơ dấu yêu –
   Khiến họ, Chúa Giê-su ôi, chỉ cho Ngài.
Tất cả con là, tất cả con thể –
   Nhận con, Chúa Giê-su ôi, con thuộc Ngài

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự hiến dâng chính mình để trở thành một cơ đốc nhân thật sự, xin vui lòng đi về phía sau hội trường ngay bây giờ. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng yên lặng để trao đổi với nhau và cầu nguyện. Nếu bạn thích thú để trở thành một cơ đốc nhân thật sự, xin đi ra phía sau hội trường ngay bây giờ. Bác sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai tin nhận Chúa Giê-su Christ sáng nay. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Phi-líp 3:7-11.
Đơn ca trước bài giảng bởi ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Thảy Lòng Yêu Thích ‘All My Heart’s Love’ (bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980).