Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ THOẢ MÃN VÀ SỰ CHỨNG MINH
ĐẠT ĐƯỢC BỞI CHÚA GIÊ-SU CHRIST

(BÀI GIẢNG SỐ 13 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
SATISFACTION AND JUSTIFICATION –
OBTAINED BY CHRIST
(SERMON NUMBER 13 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 14 tháng 4 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, April 14, 2013

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình, và người sẽ gánh lấy tội lổi họ” (Ê-sai 53:11).


Đoạn văn nầy chứa đựng đầy ý nghĩa nên mỗi chữ đều xứng đáng cho chúng ta chú ý tới. Vì thế, tôi sẽ không đi xa lạc đoạn văn nầy, mà cũng không cho nhiều minh họa để thí du. Một bài giảng là đủ để trình bày những sự thật kỳ diệu trong đoạn văn nầy; để làm cho những chữ nầy rỏ ràng dể hiểu và giản dị cho những thân hữu đến thăm viếng hội thánh của chúng ta tối nay đặng khi ra về biết cách mộc mạc nhưng thâm thúy đến ý nghĩa của những chữ đó.

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình, và người sẽ gánh lấy tội lổi họ” (Ê-sai 53:11).

Nguyện xin Chúa mở rộng tấm lòng của quý vị để nhận được chân lý trong câu đó. Qua lời nói của chúng tôi đến với quý vị khi rao giảng đoạn văn nầy, “Nghiêng tai, và đến cùng ta. Lắng nghe, thì linh hồn ngươi sẽ được sống.”

Câu nầy nói đến ba điều. Thứ nhất, Đức Chúa Giê-su Christ làm thỏa mãn sự công chính của Đức Chúa Trời. Thứ hai, sự thông biết của Chúa Giê-su Christ làm cho nhiều người được xưng công bình. Thứ ba, Ngài gánh lấy tội lổi cho những ai tin Ngài.

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình, và người sẽ gánh lấy tội lổi họ” (Ê-sai 53:11).

I. Thứ nhất, sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ làm thỏa mãn sự công bình của Đức Chúa Trời.

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn …” (Ê-sai 53:11).

Tiến Sĩ Jurgen Moltmann (1926-) là một người Đức đã bị giam làm tù nhân của chiến tranh trong trại tù Anh Quốc trong ba năm sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trong thời gian ở trong tù, ông đã bắt đầu học Kinh Thánh. Qua kinh nghiệm trong tù và đọc Kinh Thánh, ông đã viết Lịch Sử Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Sự Đóng Góp vào Thần Học Ba Ngôi ‘History and the Triune God: Contributions to Trinitarian Theology’ (Crossroad, 1992). Tiến Sĩ Moltmann là một nhà thần học tự do, và tôi chắc chắn không gán cho hầu hết những gì ông viết. Dù thế nào đi nữa, ông cũng có những hiểu biết sâu sắc. Thí dụ, Moltmann nhìn Thập Tự Giá như là một biến cố mà Đức Chúa Trời tuyên bố sự liên kết của Ngài với chủng tộc “khốn nạn” loài người. Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài cho tội nhân trên Thập Tự Giá, và Đức Chúa Trời là Con chịu khổ chia ly từ Cha, để cho Đức Chúa Trời nhận biết sự đau đớn và khổ nạn “từ trong ra ngoài.” Không phải tất cả Moltmann nhận thấy đều đúng, nhưng ông đã nói lên sự khổ nạn của những Ngôi trong Ba Ngôi tại chổ đóng đinh, và điều đó, tôi nghĩ, là một điểm quan trọng. Trong cái nhìn của tôi, đó là một điều đáng giá để suy nghĩ đến – sự khổ nạn của Ba Ngôi trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời trong lúc bị đóng đinh.

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn” (Ê-sai 53:11).

Spurgeon nói,

Trong những chữ nầy chúng ta thấy được Đức Chúa Trời là Cha quan tâm đến Con của Ngài, và bày tỏ điều đó, từ khi linh hồn Ngài chịu đựng một công việc khó nhọc, Ngài muốn đảm bảo cho Ngài một sự thưởng công cho sự chuộc tội. Thú vị làm sao khi được nhìn thấy sự làm việc của Ba Ngôi trong công việc cứu chuộc! (C.H. Spurgeon, The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1980, quyển 61, trang 301).

“Ngài” đó là, Đức Chúa Trời là Cha, “sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình” đó là, sự khốn khổ của linh hồn của Con, “và lấy làm thõa mãn.” Như Spurgeon đã nói, “Trong những chữ nầy chúng ta thấy Đức Chúa trời nói lên sự quan tâm đến Con của Ngài.”

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn” (Ê-sai 53:11).

“Sự khốn khổ linh hồn của Ngài” ám chỉ đến sự đau đớn và khổ nạn bên trong của Chúa Giê-su Christ, mà Ngài kinh nghiệm trong lúc chịu đau khổ vì tội lổi chúng ta. Chúng ta đừng xem thường sự đau khổ về thể xác của Chúa Giê-su Christ. Chúng ta đừng bao giờ xem nhẹ việc Chúa Giê-su Christ bị đánh nữa sống nữa chết trước quan tổng đốc Bôn-xơ Phi-lát. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của Chúa Giê-su Christ khi Ngài bị khạc nhổ và đội mão gai trên đầu Ngài. Và chắc chắn chúng ta sẽ không xem thường tầm quan trọng của việc đóng đinh vào tay và chân, và sự đau đớn và đói khát Ngài chịu vì chúng ta trên thập tự giá. “Hơn nữa” Spurgeon nói, “sự khốn khổ linh hồn Ngài là một vấn đề trọng yếu, và vì thế đó mà đoạn văn đã nói đến … Chúa Giê-su Christ chịu khổ nạn quá [cao cả] rằng tôi không thể nào tưởng tượng được sự đau khổ của Ngài, hoặc truyền đạt chúng cho bạn bằng bất cứ hình thức nào” (Spurgeon, ibid., trang 302-303). Đã từng được nói rằng, “linh hồn đau khổ của Chúa Giê-su Christ là sự đau khổ của linh hồn Ngài (ibid., trang 302), tấm lòng đau khổn của Ngài, là phần chính yếu của sự thống khổ Ngài.

Chữ “khốn khổ” chỉ đến sự sầu khổ, khổ nạn và đau đớn mà Chúa Giê-su Christ đã kinh nghiệm trong “linh hồn của Ngài” khi gánh nặng của tội lổi con người, và sự phán xét của Đức Chúa Trời là Cha đổ xuống trên Ngài. Rỏ ràng đây là kinh nghiệm của Chúa Giê-su Christ trong vườn Ghết-sê-ma-nê, trước khi Ngài bị bắt, trước khi Ngài chịu bị dánh đập, trước khi Ngài bị đóng đinh. Và sự đó cũng bao gồm sầu khổ và đau đớn của linh hồn Ngài kéo dài đến Thập Tự Giá. Như Tiến Sĩ Gill đã nói,

Sự khốn khổ của linh hồn Ngài là công việc cực nhọc và vất vả Ngài cam chịu, cho công việc cứu rổi cho dân sự Ngài; sự vâng lời và sự chết của Ngài, sự buồn phiền và đau khổ của Ngài; đặt biệt những đau đớn như sinh đẻ của linh hồn Ngài, dưới sự ý thức của sự phán xét thánh, sự ám chỉ đến người đàn bà trong sự khốn khổ [đau đớn của sanh nở]; và tất cả sự đau đơn và khốn khổ của sự chết mà Ngài đã trãi qua (John Gill, D. D., Giải Nghĩa Cựu Ước ‘An Exposition of the Old Testament’, The Baptist Standard Bearer, tái bản 1989, quyển 5, trang 315).

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn …” (Ê-sai 53:11).

“Và lấy làm thỏa mãn” nói về sự làm nguôi cơn giận của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Cha “thỏa mãn” hay, chúng ta có thể nói, đã được nguôi ngoai.

“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lổi trở nên tội lổi vì chúng ta” (2 Cô-rinh-tô 5:21).

“Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lổi chúng ta” (1 Giăng 2:2).

“là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội (Rô-ma 3:25).

Tiến Sĩ John MacArthur, dù sai về Huyết của Chúa Giê-su Christ, nói đúng rằng,

Chữ [làm nguôi] có nghĩa “sự khuyên giải” hay “sự thỏa mãn.” Sự tế lễ chuộc tội của Chúa Giê-su trên thập tự giá đã làm thỏa mãn sự đòi hỏi của sự thánh khiết Đức Chúa Trời cho sự hình phạt tội lổi …Vì vậy Chúa Giê-su đã làm nguôi hay đã làm thỏa mãn Đức Chúa Trời (John MacArthur, D.D., Bài Học Kinh Thánh của MacArthur, Nhà Xuất Bản Word, 1997, dựa trên 1 Giăng 2:2).

Tôi lấy làm kỳ lạ rằng ông đã sai về Huyết, nhưng đúng về sự làm nguôi! Vì thế, chúng ta thấy sự làm nguôi, sự thõa mãn cho sự phán xét của Đức Chúa Trời cùng tội lổi, kinh nghiệm bởi Chúa Giê-su trong sự đau đớn của Ngài. Sự thống khổ của Chúa Giê-su “đã làm thỏa mãn” sự công bình của Đức Chúa Trời, sự làm nguôi, sự giải hòa, sự phẩn nộ của Ngài cùng tội lỗi.

“Đức Chúa Trời [Cha] đã làm cho Đấng [Con] vốn chẳng biết tội lổi trở nên tội lổi vì chúng ta; hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 5:21).

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn …” (Ê-sai 53:11).

Sự đau khổ của Chúa Giê-su Christ làm thỏa mãn sự công chính của Đức Chúa Trời, làm cho chúng ta có thể được sự cứu rổi.

II. Thứ hai, sự thông biết về Chúa Giê-su Christ đem đến cho nhiều người được xưng công bình.

Xin chúng ta đứng lên và đọc lớn đoạn văn, chấm dứt ở chữ, “nhiều người được xưng công bình.”

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình …” (Ê-sai 53:11).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Tiên Tri Ê-sai ám chỉ Chúa Giê-su Christ là “đầy tớ” của Đức Chúa Trời trong Ê-sai 52:13. Và ở đây, trong đoạn văn của chúng ta, Chúa Giê-su Christ được gọi là “đầy tớ ngay thẳng” của Đức Chúa Trời. Đấng Christ là ngay thẳng vì Ngài “không biết tội lỗi” (2 Cô-rinh-tô 5:21). Ngài là Con vô tội của Đức Chúa Trời, là “đầy tớ ngay thẳng” của Đức Chúa Trời là Cha.

Chúa Giê-su Christ sẽ làm cho “nhiều người được xưng công bình” (câu 11). Đây là trọng tâm của Phúc Âm. Chúng ta không tự mình xưng công bình bằng cách vâng lời luật pháp của Đức Chúa Trời được, bởi

“vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài” (Rô-ma 3:20).

Chúng ta không tự xưng công bình bởi vì chúng ta là con người xác thịt tội lổi. Chúng ta chỉ có thể được coi là công bình do sự chuộc tội bởi sự công bình của Chúa Giê-su Christ cho chúng ta. “Sự gánh tội” là một điều kiện hợp lệ. Chúng ta được hợp lệ xưng công bình do sự chuộc tội bởi sự công bình của Chúa Giê-su Christ cho chúng ta. “Đầy tớ công bình của Đức Chúa Trời [sẽ] làm cho nhiều người được xưng công bình” (Ê-sai 53:11) do sự chuộc tội của sự công bình Ngài cho họ!

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình …” (Ê-sai 53:11).

John Trapp nhắc cho chúng ta biết rằng Hồng Y Contarenus bị xử tử bởi một người Công Giáo Hồng Y khác, Pighius. Bởi vì Contarenus đã tin theo từng chữ câu nầy, thì họ cho ông là người “Tin Lành” và bị xử tử vì đức tin của ông rằng “sự công bình của con người [là] bởi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời và công lao của Chúa Giê-su Christ” (John Trapp, Chú Giải Cựu Ước và Tân Ước, tái bản 1997, quyển III, trang 410-411, dựa trên Ê-sai 53:11). Nhưng Hồng Y Contarenus là đúng! Và những hồng y khác là sai!

“Đầy tớ công bình của ta [sẽ] làm cho nhiều người được xưng công bình.” Những chữ đó có đáng giá cho chúng ta chết không? Quả thật, rất đáng giá! Đó là trọng tâm của đức tin của Báp-Tít và Tin Lành! Chúng ta không thể tự xưng công bình như quyết nghị của những người theo Finney, và giáo hội Công Giáo đã dạy! Ô, không!

“Người ta được xưng công bình chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Ga-la-ti 2:16).

“Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẩn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình” (Ga-la-ti 3:24).

Đó là Chúa Giê-su Christ, “đầy tớ ngay thẳng” của Đức Chúa Trời là Đấng làm cho nhiều người được xưng công bình!

Nhưng điều đó xảy ra thế nào? Làm sao Chúa Giê-su Christ “làm cho nhiều người được xưng công bình”? Có phải Ngài làm cho họ được xưng công bình bởi việc làm riêng của họ, là bỏ một số tội lỗi nào đó không? Không! Đó là Giáo Hội Công Giáo và nhóm theo chủ nghĩa phán quyết! Có phải Ngài xưng họ là công bình vì họ nói bài “cầu nguyện của tội nhân” hoặc “đi lên” sao bài giảng không? Không! Đó là Giáo Hội Công Giáo và nhóm theo chủ nghĩa phán quyết! Có phải họ được xưng công bình bởi vì họ học biết được “chương trình cứu rổi” và thuộc lòng Giăng 3:16, và cầu nguyện bài “cầu nguyện của tội nhân” không? Không! Đó cũng là của Giáo Hội Công Giáo, và những người theo nhóm chủ nghĩa phán quyết!

Rồi, thế nào bạn có thể được xưng công bình? Làm thế nào bạn mới được trong sạch và ngay thẳng trong cái nhìn của Đức Chúa Trời? Đó là câu hỏi đời đời! Đó là câu hỏi tuyệt hay của Binh-đát trong Sách Gióp! Ông nói,

“Làm sao loài người được công bình trước mặt Đức Chúa Trời? Kẻ nào bị người nữ sinh ra, sao cho là trong sạch được?” (Gióp 25:4).

Và câu trả lời đã reo lên cho chúng ta trong những chữ của đoạn văn nầy,

“lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình” (Ê-sai 53:11).

Hay, như Spurgeon đã dịch nó ra là, “bởi sự thông hiểu của Ngài sẽ làm cho nhiều đầy tớ ngay thẳng của tôi được xưng công bình” (C. H. Spurgeon, The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1980, quyển 63, trang 117). Và Spurgeon nói,

Cả đời của tôi nhận lấy kết quả về sự chuộc tội của Chúa Giê-su Christ là biết Ngài và tin Ngài – không phải bởi việc làm …“Bởi công việc của luật pháp sẽ không được xưng là công bình.” “Bởi luật pháp là sự hiểu biết của tội lổi.” Ân điển và bình an đến từ Đức Chúa Giê-su Christ,” và họ đến với chúng ta qua sự tin nhận hoặc qua sự hiểu biết – bởi sự hiểu biết Ngài …qua Ngài …chúng ta được xưng công bình” (ibid.).

“Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (Rô-ma 4:5).

“Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rổi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31).

“Lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình” (Ê-sai 53:11).

Sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ làm thõa mãn sự công bình của Đức Chúa Trời. Nhận biết chính Chúa Giê-su Christ mang đến sự xưng công bình cho nhiều người. Và –

III. Thứ ba, Đấng Christ gánh lấy tội lổi cho tất cả tội nhân

Xin vui lòng đứng lên và đọc lại đoạn văn lần nữa, chú ý cẩn thận đến sáu chữ sau cùng.

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình, và người sẽ gánh lấy tội lổi họ” (Ê-sai 53:11).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Chúa Giê-su Christ sẽ làm “nhiều người được xưng công bình, vì Ngài sẽ gánh lấy tội lổi họ.” Đó là, Ngài sẽ mang lấy tội lổi của họ. Đó là tất cả cớ cho sự xưng công bình của chúng ta, tất cả nền tảng của sự chuộc tội và sự cứu rổi chúng ta, được bày tỏ ra trong những chữ nầy, “và người gánh lấy tội lổi họ.” Ê-sai 53:5 chép,

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (Ê-sai 53:5).

 

Ê-sai 53:6 chép,

“Đức-Giê-Hô-Va đã làm cho tội lổi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6).

Ê-sai 53:8 chép,

“Là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt” (Ê-sai 53:8).

Và 1 Phi-e-rơ 2:23 chép,

“Ngài gánh tội lổi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ” (1 Phi-e-rơ 2:23).

Như Spurgeon đã diễn dịch đoạn văn của chúng ta như sau, “… bởi sự thông biết của Ngài sẽ làm cho nhiều đầy tớ ngay thẳng của ta được xưng công bình.”

Bạn đã nhận điểm thứ nhất của Phúc Âm về Đấng Christ – rỏ ràng và dễ hiểu. Sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ làm thỏa mãn sự công bình của Đức Chúa Trời. Nhận biết chính Chúa Giê-su Christ đem lại sự xưng công bình. Chúa Giê-su Christ gánh lấy tội lổi mang đến sự hoàn thành công tác cứu chuộc cho tội nhân là những ai tin nhận Ngài bằng đức tin. Một Phúc Âm kỳ diệu! Một sự cứu chuộc lạ lùng! Không có điều gì xảy ra giống như vậy từ trước tới nay và về sau nữa, qua suốt cả lịch sử!

“Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình, và người sẽ gánh lấy tội lổi họ” (Ê-sai 53:11).

Một buổi tối kia Wesley và tôi đang đọc về một diễn viên kịch John Carradine trên trang mạng. Ông đã xuất hiện trên 300 cuốn phim, hơn bất cứ một diễn viên nào khác. Khi ông qua đời tại Milan, Ý Đại Lợi, thân xác ông được đặt trong một cái quan tài để tại nhà của một trong những người con trai của ông. Đứa con trai đó đã uống quá chén. Anh mở quan tài ra và đổ rượu vào miệng của người cha đã chết rồi.

Bây giờ, tôi muốn hỏi bạn, có thể nào người chết đó nếm được thứ rượu đó không? Dĩ nhiên là không! Và khi tôi nói với bạn về tất cả những việc diệu kỳ mà Chúa Giê-su Christ đã làm để cứu vớt chúng ta, bạn không thể nào nếm được nó. Tại sao không? Bởi vì tâm linh của bạn đã chết. Như Kinh Thánh đã nói, bạn đã “bị chết trong tội lổi” (Ê-phê-sô 2:5). Đó là xác thịt tội lỗi. Bạn đã chết với những việc của Chúa Giê-su Christ. Bạn không thể nếm điều đó. Bạn không có cảm nhận được điều đó. Đối với những việc của Đức Chúa Trời, bạn đã chết giống như thân xác của John Carradine trong chiếc quan tài đó. Chúa Giê-su Christ sẽ ban cho bạn một đời sống nếu không là bạn sẽ đi vào sự hư mất đời đời! Bạn phải thốt lên, “Khốn nạn cho tôi, ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rô-ma 7:24)

.

Khi người nam hay người nữ thốt lên được như vậy, từ trong sâu thẳm của tấm lòng, họ đã gần đến được sự cứu rổi. Bạn có thốt lên được như vậy không? Bạn có cảm nhận rằng đối với Đức Chúa Trời là bạn đã chết, và chỉ có Chúa Giê-su Christ mới có thể cứu được bạn không? Bạn đã được biến đổi trong Chúa Giê-su Christ chưa? Nếu không, bạn có muốn tìm đến Chúa Giê-su Christ, là Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng đã cất tội lổi ra khỏi thế gian không? Bạn có muốn tìm đến với Ngài, và tin nhận Ngài ngay bây giờ không? Một lần nữa hãy nghe những lời mà ông Griffith đã hát lúc nãy

,

Nếu bạn đang mong được tự do khỏi tội lỗi,
   Nhìn đến Chiên Con của Đức Chúa Trời;
Ngài, vì chuộc lỗi bạn, chết trên Gô-gô-tha,
   Nhìn đến Chiên Con Đức Chúa Trời.
Nhìn đến Chiên Con Đức Chúa Trời, Nhìn đến Chiên Con Đức Chúa Trời,
   Vì chỉ chính mình Ngài sẽ cứu chuộc bạn,
Nhìn đến Chiên Con Đức Chúa Trời.
   (“Nhìn Đến Chiên Con của Đức Chúa Trời ‘Look to the Lamb of God’
      bởi H. G. Jackson, 1838-1914).

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác Sĩ Kreighton L. Chan: Ê-sai 53:1-11.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Nhìn Đến Chiên Con của Đức Chúa Trời” (bởi H.G. Jackson, 1838-1914).


DÀN BÀI CỦA

SỰ CHUỘC TỘI VÀ SỰ CHỨNG MINH
ĐẠT ĐƯỢC BỞI CHÚA GIÊ-SU CHRIST

(BÀI GIẢNG SỐ 13 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Người sẽ thấy sự kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn; tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình, và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ” (Ê-sai 53:11).

I.   Thứ nhất, sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ làm thõa mãn sự công
bình của Đức Chúa Trời, Ê-sai 53:11a; 2 Cô-rinh-tô 5:21; 1 Giăng 2:2; Rôma 3:25.

II.  Thứ hai, sự thông biết của Chúa Giê-su Christ đem đến cho nhiều người
được xưng công bình, Ê-sai 53:11b; 52:13; 2 Cô-rinh-tô 5:21;
Rô-ma 3:20; Ga-la-ti 2:16; 3:24; Gióp 25:4; Rô-ma 4: 5;
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31.

III. Thứ ba, Ngài gánh lấy tội lổi cho tất cả tội nhân, Ê-sai 53:11c; Ê-sai
53:5, 6, 8; 1 Phi-e-rơ 2:24; Ê-phê-sô 2:5; Rô-ma 7:24.