Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ DIỄN TẢ VỀ SỰ ĐỀN TỘI

(BÀI GIẢNG SỐ 9 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
A DESCRIPTION OF THE ATONEMENT
(SERMON NUMBER 9 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 7 tháng 4 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, April 7, 2013

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt” (Ê-sai 53:8).


Trong câu trước Ê-sai nói với chúng ta về sự yên lặng của Chúa Giê-su Christ,

“Như chiên con bị dắt tới hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông; người chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7).

Tiến Sĩ Edward J. Young nói, “Có sự nhấn mạnh đến sự yên lặng chịu đựng của Chúa Giê-su Christ trong sự thương khó của Ngài, bây giờ tiên tri Ê-sai lại diễn tả chi tiết hơn về sự khổ nạn đó” (Edward J. Young, Ph.D., Sách Tiên Tri Ê-sai, Eerdmans, 1972, quyển 3, trang 351).

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt” (Ê-sai 53:8).

Câu nầy tự nhiên chia ra 3 điểm chính (1) Sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ, (2) Những người cùng thời đại với Chúa Giê-su Christ, và (3) Chúa Giê-su Christ chịu chết thay cho tội lổi của chúng ta.

I. Thứ nhất, đoạn văn cho một sự diễn tả về sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ.

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán …người đã bị dứt khỏi đất người sống” (Ê-sai 53:8).

Chúa Giê-su Christ bị bắt tại trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Những lính canh đền thờ dẩn Ngài đến các thầy tế lễ cả. Họ đem Ngài đến trước mặt Cai-phe, là thầy cả thượng phẩm, và đến trước Sanhedrin, là tòa án tối cao Do Thái. Tại nơi tòa án nầy Ngài đã bị lên án bởi những người làm chứng dối, Chúa Giê-su nói,

“Về sau các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống” (Ma-thi-ơ 26:64).

Rồi thầy cả thượng phẩm nói,

“Các ngươi vừa nghe lời phạm thượng đó, thì nghĩ làm sao? Chúng trả lời rằng: Nó đáng chết! Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ vã Ngài” (Ma-thi-ơ 26:66-67).

“Đến sáng mai, các thầy tế lễ cả và các trưởng lảo trong dân hội nghị nghịch cùng Đức Chúa Giê-su để giết Ngài” (Ma-thi-ơ 27:1).

Nhưng theo luật La-mã, họ không có quyền làm điều nầy, vì vậy,

“họ đem nộp cho Phi-lát, là quan tổng đốc [La-mã]”
       (Ma-thi-ơ 27:2).

Phi-lát hỏi Chúa Giê-su,

“và khiến đánh đòn Đức Chúa Giê-su, đoạn giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự” (Ma-thi-ơ 27:26).

Vì thế, phần đoạn văn nầy được đáp ứng đầy đủ,

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán, [trước thầy cả thượng phẩm, và trước Phi-lát] … người đã bị dứt khỏi đất người sống, [bởi sự chết trên cây thập tự]” (Ê-sai 53:8).

Đức Chúa Giê-su bị bắt điệu đến tòa án tối cao của người Do Thái Sanhedrim và Phi-lát đã làm trọn bản án đó bởi những chữ, “Ngài bị ức hiếp.” Trước sự xét xử của Cai-phe, và của Phi-lát, làm trọn câu “và bị xử đoán.” Ngài bị ức hiếp và xử đoán cho đến đồi gọi là Gô-gô-tha, nơi mà Ngài phải chịu đóng đinh và chịu chết trên Thập Tự Giá, vì vậy mà đã làm trọn câu, “Ngài đã bị dứt khỏi đất người sống.”

Tiến Sĩ John Gill (1697-1771) nói,

Ngài bị khốn khổ và bị xử đoán; đó là, sự sống của Ngài bị đối xử theo một lối hung bạo, dưới một hình thức công bình giả dối; nhưng trái lại [thật sự] một việc [tồi tệ nhất] một sự không công bằng mà Ngài phải gánh chịu; một sự kết án sai trái đối với Ngài, những nhân chứng giả đã [được đút lót hối lộ để đưa ra những lời thề giả dối, vì thế mà họ cùng nhau giả dối mà chống lại Ngài], và sự sống của Ngài bị xử đoán dưới những tay độc ác [như đã chép] trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:32, [“Người đã bị kéo đi như con chiên đến hàng làm thịt. Lại như chiên con [câm] trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng mở miệng”]. Trong sự xử đoán nhục mạ mà Ngài phải gánh chịu. Ngài [không nhận được] sự công bằng. (John Gill, D. D., Giải Nghĩa Sách Cựu Ước, The Baptist Standard Bearer, tái bản 1989, quyển V, trang 314).

Như đoạn văn nói,

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán …người đã bị dứt khỏi đất người sống …” (Ê-sai 53:8).

II. Thứ hai, đoạn văn cho sự diễn tả về những người cùng thời đại với Chúa Giê-su Christ.

Phần giữa của đoạn văn là một mệnh đề khó mà có thể giải thích,

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng? Người đã bị dứt khỏi đất người sống …” (Ê-sai 53:8).

“Trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét?” Tiến Sĩ Gill nói rằng câu nầy nói “của lứa tuổi [hoặc cái thế hệ đồng thời với Ngài sống], và những người đàn ông sống trong thời đại Ngài, là những người có hành động giã man với Ngài, và ác độc mà họ đã phạm, không có môi miệng nào diễn tả [đầy đủ], hoặc ngòi bút nào của con người có thể diễn tả [đầy đủ] được” (Gill, ibid.). Nó đem nước mắt đến lòng của chúng ta, khi chúng ta đọc tới sự ác độc và không công bằng mà họ đã hành hại Con của Đức Chúa Trời! Như Joseph Hart (1712-1768) đã sáng tác qua bài Thánh ca buồn (phỏng dịch),

Nhìn Giê-su đứng lặng yên thể nào,
   Bị nhục mạ [nơi đáng kinh sợ nầy]!
Tội nhân giới hạn đôi tay Đấng Quyền Năng,
   Và nhổ vào mặt của Đấng Tạo Hoá.

Bởi gai đầu Ngài bị rạch và đổ huyết,
   Dòng huyết chảy đến hết thảy bộ phận,
Lưng Ngài bị rôi da thắt nút quất,
   Nhưng lằn roi nhọn hơn xé lòng Ngài.

Đóng đinh trần truồng trên cây nguyền rủa,
   Phơi bày ra cho đất và trời ở trên,
Cảnh tượng của vết thương và huyết,
   Tình yêu bị tổn thương thật thần kỳ!
(“Khổ Nạn Của Ngài ‘His Passion’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
     sửa bởi Mục Sư; theo giai điệu “Tis Midnight, and on Olive’s Brow”).

John Trapp (1601-1669) nói, “Ai có thể thốt ra hay diễn đạt những người đồng thời với Ngài? [Ai có thể diễn đạt] sự ác độc của con người trong thời mà Ngài sống trên đất?” (John Trapp, Giải Nghĩa Tân Cựu Ước, Transki Xuất Bản, tái bản 1997, quyển 3, trang 410).

Điều đó thì rất khó để giải thích, trong ngôn ngữ của loài người, tại sao những người lãnh đạo Do-Thái đó muốn đóng đinh Chúa Giê-su, và tại sao những tên lính La-mã, “lấy cây sậy đánh đầu Ngài, nhổ trên Ngài … và đem Ngài ra đóng đinh trên cây thập tự” (Mác 15:19-20).

“Dầu trong Ngài chẳng tìm thấy cớ gì đáng chết, họ cứ xin Phi-lát giết Ngài đi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 13:28).

Như John Trapp đã đặt ra, “Ai có thể thốt ra hay diễn đạt những người đồng thời với Ngài? …sự ác độc của con người trong thời mà Ngài sống trên đất.”

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán: Trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng? Người đã bị dứt khỏi đất người sống …” (Ê-sai 53:8).

Tiến Sĩ Young nói, “Động từ [tuyên bố declare] bao hàm một sự ngẫm nghĩ hoặc cho ra một sự suy nghĩ nghiêm túc đến một việc gì đó …Họ nên có sự nhận xét [ý nghĩa về sự chết của Ngài], nhưng họ thì không có” (Young, ibid., trang 352).

Có gì khác hơn ngày nay? Hàng triệu người đã nghe về sự chết của Chúa Giê-su trên Thập Tự Giá mà không có sự suy nghĩ nghiêm túc đến nó. “Họ phải có sự nhận xét, nhưng họ không làm điều đó.” Ai mà suy nghĩ sâu xa về Chúa Giê-su Christ bị đóng dinh? Bạn có không? Bạn có để thời gian ra để nghĩ về sự chết của Chúa Giê-su Christ và có ý nghĩa gì đối với bạn không?

“Ai có thể …mô tả những người đồng thời với Ngài? …sự ác độc của con người sống đồng thời với Ngài,” John Trapp đã nói. Và rồi những người đóng đinh Chúa Giê-su cũng rất giống với những người chưa được thay đổi ngày nay. Con người ngày nay không muốn suy nghĩ nghiêm túc đặc biệt về sự chết của Chúa Giê-su Christ. Khi cuốn phim “The Passion of the Christ ‘Sự Khổ Nạn Của Chúa Giê-su Christ’” được chiếu ra trong những rạp hát nhiều tin tức từ những nhà bình luận nói rằng cuốn phim đó có một sức ảnh hưởng sâu sắc đến người xem nó. Họ nói nó sẽ kích thích cho sự phục hưng của Phúc Âm. Một số người nói nó phim sẽ thu hút một số đông giới trẻ đến với những hội thánh

.

Cuốn phim cho ra đời năm 2004. Đó đã là chín năm về trước. Chúng ta đã có nhiều thời gian để xem thấy những nhà bình luận đó có nói đúng hay không. Tính chất xác thực khủng khiếp về Chúa Giê-su Christ chịu khổ nạn trong phim đã làm ảnh hưởng tâm lý rất nhiều đến những người xem. Nhưng chúng ta có thể thấy đến cuối cùng nó không gây ấn tượng lâu dài cho những ai xem nó. Họ trở về với cuộc sống riêng tư của họ và tiếp tục sống trong tội lổi.

Bạn thấy không, đó là thực chất của tội lổi. Người chưa được biến đổi chỉ có cảm động chút ít về sự đau khổ của Chúa Giê-su Christ. Nhưng, nó chỉ là một sự ăn năn sơ sài. Rồi họ trở lại ngay phung phí rất nhiều thì giời “lướt trên mạng lưới,” cho sự tham lam để có nhiều tiền bạc cho họ, cho đời sống vô thần của họ, miệt mài trong những trò chơi điện tử, không đi nhóm thờ phượng trong ngày Chúa Nhật, suy nghĩ rất ít về Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên họ, và Chúa Giê-su Christ là Đấng chịu chết trên Thập Tự Giá để cứu họ. “Những kẻ đồng thời với Ngài có ai suy xét?” Tại sao? Những người sống trong thời Chúa Giê-su chịu khổ nạn gần như cũng giống như những người sống đương thời trong thời đại của bạn hôm nay! Họ là nhóm người tư kỷ, vô thần phóng đảng trụy lạc, sống không gì khác hơn là vui thú trong tội lổi. Và đó không phải là hoàn toàn những hình ảnh trong thời đại của bạn hay sao? Và nếu bạn thật sự trung thực với chính mình, những điều đó có hoàn toàn diễn tả về bạn không? Tóm lại, bạn để ra bao nhiêu thì giờ suy nghĩ về Đức Chúa Trời. Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thì giờ cho sự cầu nguyện? Huyết của sự khổ nạn của Chúa Giê-su ảnh hưởng thế nào trên đời sống mỗi ngày của bạn? Nếu bạn trung thực với chính mình, tôi nghĩ bạn sẽ phải nói rằng bạn không có khác gì với những người trong thời đại mà đã từ chối Chúa Giê-su Christ, đóng đinh Ngài, và đi trên con đường sống ích kỷ cho riêng họ. Đó là thực chất của tội lổi. Đó là bản chất tự nhiên của tội lổi. Đó là bằng chứng bạn là tội nhân, và rằng bạn rất giống như những người phạm tội trong thời của Chúa Giê-su Christ. Ngay cả việc bạn đi đến Hội Thánh nầy mỗi Chúa Nhật, bạn chỉ là “hình người bề ngoài nhân đức” (2 Ti-mô-thê 3:5). Đó có phải là sự thật về bạn không? Đó có thật sự là bạn “phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không”? (Rô-ma 3:23). Khi tất cả những điều nầy đều là sự thật về bạn, thì làm sao bạn có thể trốn khỏi sự trừng phạt và phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng được? Mục Sư Iain H. Murray, trong quyển sách mới xuất bản của ông về đời sống của Tiến Sĩ Martyn Lloyd-Jones, có nói,

      Để Tiến Sĩ Lloyd-Jones giảng dạy về hiểm họa thực tế về tội lổi của con người trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là giảng dạy chắc chắn về sự phán xét thiêng liêng, sự phán xét đã xảy ra trên người chưa được biến đổi và là sự trừng phạt hầu đến cho tội nhân trong địa ngục …đó là chổ “nghiến răng và lửa không hề tắt” (Iain H. Murray, Đời Sống của Martyn Lloyd-Jones, The Banner of Truth Trust, 2013, trang 317).

III. Thứ ba, đoạn văn diễn tả sâu sắc ý nghĩa chịu khổ của Chúa Giê-su Christ.

Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn Ê-sai 53:8, chú ý cẩn thận đến mệnh đề chót, “là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt.”

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt?” (Ê-sai 53:8).

Quí vị có thể ngồi xuống.

Tiến Sĩ Merrill F. Unger nói,

Mười bảy thế kỷ trôi qua [Đấng Mê-si được diễn dịch trong Ê-sai 53] chỉ được diễn giãi giữa vòng Cơ Đốc nhân mà thôi [và] những lảnh đạo Do Thái Giáo. [Người Do Thái sau nầy] cố ý bỏ qua cái nhìn đó của phân đoạn bởi vì sự hoàn thành rỏ rệt trong Đấng Christ (Unger, ibid., trang 1,293).

Nhiều nhà thần học Do Thái ngày nay nói rằng toàn bộ chương năm mươi ba của sách tiên tri Ê-sai hàm ý nói về sự chịu khổ của dân tộc Do Thái, chớ không phải nói về Đấng Christ. Mặc dù người Do Thái đã chịu khổ khủng khiếp dưới bàn tay của những Cơ Đốc Nhân giả, điều nầy không thể là ý nghĩa thật sự của đoạn văn chúng ta, vì nó rỏ ràng đã nói, “là vì cớ [tội lổi] dân ta đáng chịu đánh phạt” (Ê-sai 53:8). Mệnh đề nầy, “Là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt,” Tiến Sĩ Henry M. Morris nói, “Ngài chết cho ‘dân ta’ – đó là, Y-sơ-ra-ên – chỉ đến [Đấng Christ] trong đoạn nầy không phải là Y-sơ-ra-ên, như nhiều người khẳng định” (Henry M. Morris. Ph.D., Người Bảo Vệ Bài Học Kinh Thánh ‘The Defender’s Study Bible,’ Word Xuất Bản, 1995, trang 767). Vì thế, ý nghĩa thật sự không phải là người Do Thái bị đánh đập, nhưng Chúa Giê-su Christ chịu đánh đập thế chổ cho họ, cho tội lổi của họ, để trả thay tội lổi cho họ, và cho chúng ta. Ngài bị đóng đinh để đền tội cho chúng ta!

Tiến Sĩ John Gill nói những chữ “Là vì cớ tội lổi dân ta đáng bị đánh phạt,” ứng dụng cho người Do Thái và cũng cho những Cơ Đốc Nhân đã được lựa chọn – cho thấy rằng Đấng Christ chịu đánh đập cho tội lổi của Y-sơ-ra-ên và cho tội lổi của “dân Ngài” là những Cơ Đốc Nhân (Gill, ibid., trang 314). Tôi nghĩ rằng Tiến Sĩ Gill đã đưa ra những ý nghĩa thật sự của những chữ nầy,

“là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt” (Ê-sai 53:8).

Đấng Christ bị “đánh đập” trên Thập Tự Giá để đền tội cho dân Ngài, cho cả người Giu-đa và cả dân ngoại. Sự chết của Ngài là sự chết thay thế, Đấng Christ chịu chết để đền tội cho chúng ta. Điều đó là sự làm dịu lại từ sự giận dữ của Đức Chúa Trời đối với tội nhân.

Nhưng có một điều kiện. Để sự đền tội của Đấng Christ có giá trị, bạn phải tin nhận Ngài bằng đức tin. Sự đền tội của Chúa Giê-su Christ trên Thập Tự Giá sẽ không cứu bất cứ người nào không tin nhận Chúa Giê-su. Chỉ khi nào bạn đầu phục Chúa Giê-su thì tội lổi của bạn như vết nhơ trong sổ của Đức Chúa Trời được thanh tẩy qua Huyết báu của Đấng Cứu Chuộc.

Bạn có thể biết tất cả sự thật trong câu nầy nhưng vẩn bị hư mất. Ma quỷ cũng có kiến thức để hiểu biết những sự thật nầy, nhưng nó không được cứu. Sứ Đồ Gia-cơ nói rằng, “Ma quỷ [yêu ma] cũng tin như vậy, và run sợ” (Gia-cơ 2:19). Ma quỷ chỉ “hiểu biết trong đầu” về sự chết để chuộc tội của Chúa Giê-su Christ. Bạn phải bước xa hơn nữa nếu bạn muốn được cứu. Bạn phải đầu phục Chúa Giê-su Christ và tin cậy Ngài. Bạn phải được biến đổi bởi hành động ân điển của Đức Chúa Trời, hoặc bạn sẽ đi vào Địa Ngục với những gì bạn thuộc lòng về sự đóng đinh của Ngài.

Lắng nghe Tiến Sĩ A. W. Tozer nói chống lại “chủ nghĩa quyết định” và trong sự thuận ý của sự biến đổi thật sự. Tiến Sĩ Tozer nói,

Toàn bộ sự thực hiện về sự biến đổi của tôn giáo được xây dựng theo tính cách máy móc và không có tinh thần. Đức tin bây giờ có thể thực hành mà không có chao đảo đến đời sống đạo đức và không có sự ngượng nghịu đến cái tôi Adamic ego. Đấng Christ có thể được “chấp nhận” mà không cần tạo tình yêu đặc biệt nào để dành cho Ngài trong tâm hồn của người nhận (A. W. Tozer, D.D., Việc Tốt Nhất của A.W. Tozer ‘The Best of A. W. Tozer,’ Baker Book House, 1979, trang 14).

“Toàn bộ sự thực hiện về sự biến đổi của tôn giáo được xây dựng theo tính cách máy móc và không có tinh thần” – , tôi có thể nói thêm rằng nó thường thường là Vô Thần Christless! “Những người của chủ nghĩa quyết định” chỉ là muốn bạn cầu nguyện cách ngắn gọn, làm báp-têm, và nhanh chóng làm cho xong. Thường thường sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-su Christ thì hiếm khi đề cập đến. Thường xuyên là họ loại bỏ ra ngoài! Đây không phải là những gì Kinh Thánh dạy. Kinh Thánh dạy rằng bạn phải cảm nhận tội lổi của bạn, và biết rằng không có cách nào để trốn khỏi tội lổi và những hậu quả của nó ngoại trừ là chạy đến với Chúa Giê-su Christ, đặt con người bất toàn của mình vào Ngài, và tin cậy Ngài với tận cả tấm lòng. Rồi, như vậy, bạn mới có được cái kinh nghiệm như những gì mà tiên tri Ê-sai đã nói,

“Là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt” (Ê-sai 53:8).

Khi bạn tuyên xưng đức tin của mình với Chúa Giê-su Christ, Huyết của Ngài sẽ rửa sạch tội lổi của bạn và bạn sẽ được biến đổi – nhưng chưa được trước khi điều đó xảy ra cho bạn. Không, không bao giờ điều đó phải xảy ra trước! Bạn phải tin nhận Chúa Giê-su Christ nếu bạn muốn được cứu rổi!

Xin chúng ta cùng nhau đứng lên. Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự tin nhận Chúa Giê-su Christ, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế ngay bây giờ và đi về phía sau hội trường. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến phòng yên tịnh để chúng tôi có thể nói chuyện với bạn về sự đầu phục Chúa Giê-su Christ và được rửa sạch tội lổi bởi Huyết Thánh của Ngài! Ông Lee, xin vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai đáp ứng. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác Sĩ Kreighton L. Chan: Ê-sai 53:1-8.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa Chí Ái Blessed Redeemer
(bởi Avis B. Christiansen, 1895-1985).


DÀN BÀI CỦA

SỰ DIỄN TẢ VỀ SỰ ĐỀN TỘI

(BÀI GIẢNG SỐ 9 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
A DESCRIPTION OF THE ATONEMENT
(SERMON NUMBER 9 ON ISAIAH 53)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lổi dân ta đáng chịu đánh phạt” (Ê-sai 53:8).

(Ê-sai 53:7)

I.   Thứ nhất, đoạn văn cho sự diễn tả về sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ,
Ê-sai 53:8a; Ma-thi-ơ 26:64, 66-67; 27:1-2, 26; Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:32.

II.  Thứ hai, đoạn văn diễn tả về những người đồng thời với Chúa Giê- su Christ,
Ê-sai 53:8b; Mác 15:19-20; Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 13:28; II Ti-mô-thê 3:5;
Rô-ma 3:23.

III. Thứ ba, đoạn văn diễn tả sâu sắc ý nghĩa chịu khổ của Chúa Giê-su Christ,
Ê-sai 53:8c; Gia-cơ 2:19.