Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐẤNG CHRIST – BỊ TỪ CHỐI BỞI QUẦN CHÚNG

(BÀI GIẢNG SỐ 3 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI CHƯƠNG 53)
CHRIST – REJECTED BY THE MASSES
(SERMON NUMBER 3 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 10 tháng 3 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, March 10, 2013


“Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta? Và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rể ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được” (Ê-sai 53:1-2).

Ê-sai nói rằng chỉ có một số ít người tin vào thông điệp của Ngài về Người Đầy Tớ chịu khổ của Đức Chúa Trời, và chỉ có một số ít người kinh nghiệm được trong ân điển của Ngài. Sứ đồ Giăng trích dẩn trong Ê-sai 53:1 để diển tả đến sự không tin của hầu hết người Do-Thái trong thời của Chúa Giê-su Christ.

“Và, dẩu Ngài đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài. Để được ứng nghiệm lời nầy của đấng tiên tri Ê-sai: Lạy Chúa, ai đã tin lời giảng chúng tôi? Và cánh tay Chúa đã tỏ ra cho ai? (Giăng 12:37-38).

Sứ đồ Phao-lô cũng trích dẩn câu nầy 30 năm sau khi Chúa Giê-su Christ thăng thiên về trời, để cho thấy rằng phần lớn người ngoại bang đáp ứng lại với Chúa Giê-su Christ chỉ hơn người Do-Thái một chút. Phao-lô nói,

“Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài….Nhưng chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu; vì [Ê-sai] có nói rằng: lạy Chúa, ai tin lời chúng tôi rao giảng?” (Rô-ma 10:12, 16).

Chính Chúa Giê-su Christ cũng nói với chúng ta như vậy. Ngài nói rằng số người tin vào Ngài để được cứu cũng chẳng bao nhiêu,

“Song cửa [hẹp] và đường chật dẩn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:14).

Đấng Christ đã làm một điều giống như vậy khi Ngài nói,

“Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được” (Lu-ca 13:24).

Con người trong thế giới nầy hầu như tin rằng mọi người sẽ được vào Thiên Đàng. Nhưng Chúa Giê-su đã nói ngược lại hoàn toàn.

“Kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:14).

“Vì ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được” (Lu-ca 13:24).

Đó thật sự là điều buồn thảm đã vang lên trong lời than thở của Ê-sai,

“Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta? Và cánh tay Đức-giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai?” (Ê-sai 53:1).

Chúng ta có thể hỏi rằng tại sao như vậy. Người Do-Thái thì nhìn đến một người vĩ đại có quyền hạn, một vị vua lộng lẩy và giàu có, làm Đấng Mê-si của họ, và những người ngoại bang thì không cần Đấng Mê-si gì cả! Vì vậy, chúng ta thấy rằng con người nhìn chung họ không mong đợi Đấng Christ đến như là một đầy tớ chịu khổ, chịu chết trên thập tự giá để đền tội cho họ.

Trong sách Công-vụ-các-sứ-đồ chương 8, hoạn quan Ê-thi-ô-bi cũng bị mù lòa về sự thật nầy cũng như những thầy tế lể cả và những người Pha-ri-si của dân Giu-đa vậy. Ông đang đọc sách tiên tri Ê-sai chương 53 khi thầy giảng đạo Phi-líp đang đuổi kịp theo xe của ông.

“Phi-líp chạy đến, nghe người Ê-thi-ô-bi đọc sách tiên tri [Ê-sai] thì nói rằng: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng? Hoạn hoan trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thế nào tôi hiểu được?…” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:30-31).

Người Phi Châu nầy đã được biến đổi như một người Giu-đa. Hiển nhiên ông đã quen thuộc với Kinh Thánh Cựu ước, và rồi ông cũng bị mù như diễn tả cho người Giu-đa khi nói đến đoạn Kinh Thánh nầy.

Nó dường như đối với tôi rằng bất cứ một người nào đó có thể trông thấy từ đoạn văn nầy rằng Đấng Mê-si, khi Ngài đến, không phải là một người giàu có và danh tiếng, được bao quanh bởi những sự tráng lệ và vinh hiển, nhưng Ngài đến như một người “của sự sầu nảo, và đau khổ,” đã bị “loài người khinh thường và từ chối.” Vả lại, sự thật nầy đã được bày tỏ rỏ ràng trong Kinh Thánh,

“Ngài đến trong xứ mình [người Do-Thái], song dân mình chẳng hề nhận lấy” (Giăng 1:11).

Cả quốc gia Y-sơ-ra-ên hầu như đã không chấp nhận Chúa Giê-su như là Đấng Mê-si mặc dù Ngài đã được bày tỏ rỏ ràng qua lời tiên tri trong Kinh Thánh. Và tiên tri cho chúng ta biết cái lý do mà họ từ chối Ngài ở trong câu 2 của đoạn văn nầy,

“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rể ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, [chẳng có sự đẹp đẽ, Strong] hoặc sự đẹp đẽ [uy nghi, Strong]; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ứa thích được” (Ê-sai 53:2).

Nhưng chúng ta sẽ không xét đoán là người Do-Thái đã từ chối Ngài khắc nghiệt hơn là những người ngoại bang, nhưng nói chung hầu hết là những người đã từ chối Ngài. Spurgeon nói,

Nhớ rằng sự thật người Do-Thái cũng giống như người ngoại bang, không hơn không kém. Phúc âm của Chúa Giê-su Christ là điều giản dị nhất trong thế gian, nhưng không có người nào hiểu được nó cho đến khi được sự dạy dổ [bởi] Đức Chúa Trời … Tội lổi đã mang vào chủng tộc loài người một màng chắn kim loại về cái nhìn đến những vấn đề tâm linh …nó ảnh hưởng đến bạn thế nào? Bạn cũng bị mù phải không? …Bạn cũng bị mù phải không? Ô! Nếu thật sự là vậy, có thể [Đức Chúa Trời] sẽ hướng dẩn bạn đến đức tin trong Chúa Giê-su (C.H. Spurgeon, “Rể Ra Từ Đất Khô,” The metropolitan Tabernacle Pulpit, Pilgrim Xuất Bản, tái bản 1971, quyển XVIII, trang 565-566).

Bây giờ, mở ra đoạn văn của chúng ta trong câu 2, chúng ta sẽ thấy 3 lý do tại sao Chúa Giê-su bị từ chối. Đọc câu 2 lớn lên,

“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rể ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được” (Ê-sai 53:2).

I. Thứ nhất, Đấng Christ bị từ chối bởi vì Ngài xuất hiện như một người lớn lên như một cái chồi, còn bú.

Chỉ một số ít người tin nhận Chúa Giê-su bởi vì sự việc đó,

“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi …”
       (Ê-sai 53:2).

Hay là, như Tiến Sĩ Gill nói, “Như một đứa trẻ còn bú, như là chữ để biểu hiện một sự lớn lên từ một cái rể của một cái cây … không chiếu cố đến mà còn phải chăm sóc và cũng không có bất cứ hy vọng nào nơi nó; và phác họa [của đoạn văn] chỉ rỏ [sự hèn mọn] và không có sự hứa hẹn gì của Chúa Giê-su Christ lúc Ngài [mới sanh]; Đó là lý do, nhìn chung, tại sao người Do-Thái không tin, từ chối, và khinh thường Ngài” (John Gill, D. D., Giải Nghĩa Cựu Ước, The Baptist Standard Bearer, tái bản 1989, quyển I, trang 310-311).

“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi …”
       (Ê-sai 53:2).

Điều nầy có nghĩa là Đấng Christ đã sanh ra và lớn lên “trước” khi Đức Chúa Trời là Cha, có sự chú ý đến Ngài và thêm sức cho Ngài. Tuy thế Tiến Sĩ Young nói, “Đối với con người, tuy nhiến, tôi tớ [Chúa Giê-su] xuất hiện như đứa bé còn bú…Loài người cắt bỏ những vật còn bú, tại vì họ lấy sự sống từ cây và trong ánh mắt của con người thì phải bị loại bỏ” (Edward J. Young, Ph.D., Sách Ê-sai ‘The Book of Isaiah,’ Công Ty Xuất Bản William B. Eerdmans, 1972, quyển 3, trang 341-342).

Đó không phải là lý do chính mà những thầy tế lể cả và người Pha-ri-si muốn để tống khứ Chúa Giê-su sao? Họ nói,

“Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi nầy và cả nước chúng ta nữa” (Giăng 11:48).

“Còn người cắt bỏ những vật còn bú, tại vì họ lấy sự sống từ cây và trong ánh mắt của con người thì phải loại bỏ” (Young, ibid.). Họ sợ rằng họ sẽ mất đặc tính của quốc gia Do Thái nếu như họ tin nhận Ngài. Là một “cây non,” đứa bé còn bú, họ sợ rằng Ngài sẽ “lấy sự sống từ cây” của quốc gia của họ.

Và đó không phải là cùng một lý do mà bạn từ chối Ngài sao? Hãy suy nghĩ sâu sắc về điều đó! Đó không phải là sự thật về bạn sao – rằng bạn sợ sẽ mất một điều gì mà bạn cho là quan trọng đối với mình – nếu bạn đến với Ngài và tin nhận Ngài? Đó không phải là sự thật rằng bạn sợ Đấng Christ sẽ “lấy sự sống từ cây,” rằng Ngài sẽ hút hết những gì quan trọng đối với bạn sao?

Tôi đã hỏi Tiến Sĩ Cagan để lấy cho tôi một bản sao lại của bài báo đã đăng trong Tờ Báo Chiều Thứ Bảy ‘The Saturday Evening Post’ vào Tháng Mười năm 1929. Đó là bài phỏng vấn với nhà vật lý học vĩ đại là Tiến Sĩ Albert Einstein. Người phỏng vấn hỏi ông, “Ông có thừa nhận sự tồn tại lịch sử của Chúa Giê-su không?” Einstein trả lời rằng, “Không còn gì phải hỏi. Không có một người nào đọc những sách Phúc Âm mà không cảm giác sự hiện diện có thật của Chúa Giê-su được. Bản tính của Ngài rung động trong từng chữ. Không có một thần thoại nào mà chứa đầy sự sống như vậy” (Tờ Báo Chiều Thứ Bảy ‘The Saturday Evening Post,’ Ngày 26 Tháng Mười năm 1929, trang 117). Einstein có một sự nhìn cao về Đấng Christ. Nhưng buồn thay ông chưa bao giờ được biến đổi. Điều gì đã ngăn chận ông ta? Chắc chắn là không phải do vấn đề về trí thức. Einstein là người thông dâm, và ông không muốn từ bỏ tội lỗi đó. Đơn giản là vậy. Bạn phải từ bỏ một điều nào đó để trở nên Cơ Đốc Nhân thật sự.

Lúc nầy, tôi sẽ là thầy giáo giả nếu tôi nói cho bạn biết rằng điều đó không phải thật. Nếu tôi nói cho bạn biết rằng bạn có thể đến với Đấng Christ mà không cần mất cái gì cả thì là tôi giảng dạy lời giả dối. Dỉ nhiên là phải phải trả một cái gì đó để đến với Chúa Giê-su! Bạn phải trả giá chính sự sống mình! Làm sao Đấng Christ có thể làm rõ rệt hơn nữa? Ngài phán,

“Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta và đạo tin lành mà mất sự sống, thì sẽ cứu. Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Hay là có người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư?” (Mác 8:34-37).

Điều đó rõ rệt quá phải không? Để đến với Đấng Christ bạn phải tự bỏ mình, bạn phải bỏ ý riêng của mình, kế hoạch riêng của mình, và tham vọng của riêng mình. Bạn phải trao chính mình cho Ngài. Đó là ý nghĩa của sự tin cậy Ngài. Bạn tin cậy Ngài – không phải chính mình. Bạn trao chính mình cho Ngài – không phải là cho ý riêng và mục đích của bạn. Bạn “mất” đi đời sống của bạn bằng cách là trao chính mình cho Ngài. Chỉ khi nào mà bạn mất sự sống, bằng cách dâng mình cho Đấng Christ, thì sự sống của bạn mới được cứu cho cỏi đời đời.

Như vậy, cái từ diển tả “cây non” báo hiệu rằng Đấng Christ là người ban sự sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nhưng trong cái nhìn của người thì Ngài là người cất lấy sự sống, và vì vậy mà nhiều người từ chối Ngài. Họ không muốn Ngài “cai trị” đời sống của họ! Họ sợ phải từ bỏ đời sống riêng của mình và để Ngài hướng dẩn họ.

II. Thứ hai, Đấng Christ bị từ chối tại vì đối với con người Ngài xuất hiện như là rễ ra từ đất khô.

“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rể ra từ đất khô …” (Ê-sai 53:2).

Thời gian của tôi qua rồi bởi vì tôi bỏ rất nhiều thời gian vào điểm đầu tiên. Nhưng chúng ta có thể dể dàng thấy Đấng Christ xuất hiện như là “rễ ra từ đất khô.” Tiến Sĩ Young nói,

Đất khô nói đến một tình trạng hèn mọn và bối cảnh mà tôi tớ [Đấng Christ] đã xuất hiện. Điều đó đề nghị một bản chất khốn khổ của những tình trạng ở giữa cuộc sống về đời sống của người tôi tớ…Là rễ trong đất khô là phải đấu tranh để bảo tồn sự sống (Young, ibid., trang 342).

Lời tiên tri nầy ám chỉ đến sự nghèo nàn mà Đấng Christ sẽ giáng sinh. Người cha nuôi của Ngài chỉ là một người thợ mộc. Người mẹ ruột của Ngài là một trinh nữ nghèo nàn. Ngài sanh trong chuồng chiên và lớn lên giữa người nghèo, “như rễ ra từ đất khô.” Ngài làm công việc của cha Ngài ở giữa vòng người nghèo và hèn mọn. Những Môn Đồ của Ngài không phải là gì mà chỉ là những người đánh cá. Ngài bị Vua Hê-rốt từ chối, bởi quan tổng đốc La-mã Phi-lát, bởi những nhà thông thái và người Pha-ri-si, “như rễ ra từ đất khô.” Họ quần quật Ngài gần đến chết, và rồi họ đóng đinh tay và chân Ngài vào thập tự giá. Họ bỏ thân thể bị vỡ của Ngài vào ngôi mộ đã mượn. Cả cuộc đời của Ngài trên đất, sự khổ nạn và sự chết của Ngài, tất cả đã sống “như rễ ra từ đất khô.” Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, ngày thứ ba Ngài đã sống lài từ cỏi chết, “như rễ ra từ đất khô”! Như mầm non của cái cây thình lình lớn lên sau cơn mưa giông không ngờ, nên Đấng Christ nhảy vọt về phía trước, sống từ kẻ chết, “như rễ ra từ đất khô.” Ha-lê-lu-gia!

Và tuy vậy nhiều người vẩn không tin nhận Ngài. Ho cho Ngài là “người hút sự sống” và là “người Do Thái đã chết.”

“Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta? Và cánh tay Đức-giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rể ra từ đất khô …” (Ê-sai 53:1-2).

III. Thứ ba, Đấng Christ bị từ chối tại vì Ngài không có hình dung hoặc sự đẹp đẽ, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích Ngài.

Xin đứng lên và lớn tiếng đọc câu hai.

“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rể ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt dẹp cho chúng ta ưa thích được.” (Ê-sai 53:2).

Bạn có thể ngồi xuống.

Chúa Giê-su không “có hình dung hoặc sự đẹp đẻ,” không có diện mạo bên ngoài của uy nghi và lộng lẫy. Tiến Sĩ Young nói, “Khi chúng ta nhìn thấy tôi tớ [Đấng Christ] chúng ta tìm thấy không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích Ngài. Sự phán xét của chúng ta, nói cách khác, là theo diện mạo bên ngoài và là không công bình và thật. Là một hình ảnh rất buồn. Tôi tớ [Đấng Christ] ở giữa dân sự của Ngài, và phía sau hình dạng cơ thể con mắt đức tin nên thấy sự vinh hiển thật sự; nhưng nhìn qua hình dạng bên ngoài, Do Thái không tìm thấy vẻ đẹp nào để khoái cảm con mắt…hình dạng của tôi tớ [Đấng Christ] là người như vậy, xét từ viễn cảnh sai, sẽ hoàn toàn phán xét sai về Ngài” (Young, ibid.).

Ở bên ngoài, Chúa Giê-su không có nhan sắc hoặc uy nghi để thu hút thế gian. Ngài không có biểu hiệu điều gì để thu hút nhiều người. Ngài không có ban thành công hoặc danh tiếng hoặc tiền tài hoặc thú vui của đời nầy. Hoàn toàn ngược lại. Lúc ban đầu của buổi nhóm nầy Ông Prudhomme đọc phần Kinh Thánh đó đã nói cho chúng ta biết Đấng Christ ban những điều gì.

“Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta và đạo tin lành mà mất sự sống, thì sẽ cứu. Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Hay là có người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư?” (Mác 8:34-37).

Đấng Christ ban sự khước từ bản thân. Đấng Christ ban sự mất điều khiển trên đời sống cá nhân và vận mệnh. Đấng Christ ban sự cứu rỗi của linh hồn, sự tha tội, và sự sống đời đời. Đây là những điều không thể sờ thấy được, những điều mà không thể sờ hoặc nhìn thấy bằng cảm giác hoặc mắt của loài người, những điều thuộc về thần linh trong thiên nhiên. Vì thế Đấng Christ bị từ chối bởi những con mắt tâm linh mà chưa được mở bởi Đức Chúa Trời, tại vì

“Và, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.” (1 Cô-rinh-tô 2:14).

Nhưng tôi lấy làm lạ, sáng nay, nếu Đức Chúa Trời có thể nói với tấm lòng của bạn. Tôi chúc rằng nếu Đức Chúa Trời có thể nói với bạn, “Mặc dù không có sự tốt đẹp để chúng ta ưa thích Ngài, tuy vậy Ta đem ngươi đến với Con Trai của Ta.” Bạn có bao giờ cảm giác điều đó trong tấm lòng của bạn không? Bạn có bao giờ cảm thấy rằng thế gian không có ban cho bạn điều gì hơn là những giây phút vui thú hoặc những giây phút thành công? Bạn có bao giờ suy nghỉ về linh hồn của bạn không? Bạn có bao giờ suy nghỉ rằng bạn sẽ ở đời đời ở đâu nếu Chúa Giê-su không rữa sạch tội lỗi bằng Huyết của Ngài? Bạn có bao giờ nghỉ đến những vấn đề nầy không? Và, nếu bạn có, thì bạn có đến với Ngài là “người không có hình dung hoặc sự đẹp đẻ…không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích Ngài” bằng đức tin đơn sơ không? (Ê-sai 53:2). Bạn có quỳ trước Chúa Giê-su của Na-xa-rét, và tin nhận Ngài bằng hết cả tấm lòng không? Tôi cầu nguyện rằng bạn sẽ làm điều đó.

Chúng hãy đứng lên trong khi Ông Griffith đến đây để hát hai câu thánh ca mà ông đã hát trước bài giảng nầy.

Lấy thế gian, nhưng cho tôi Giê-xu, Cả sự vui chỉ là cái tên;
Nhưng tình yêu Ngài trường tồn đời đời, Suốt đời đời những năm còn hoài.

Lấy thế gian, nhưng cho tôi Giê-su, trong thập giá tôi đặc niềm tin;
Đến sự ảo tưởng trong và sáng hơn, Mặt đối mặt tôi thấy Chúa tôi.
Ôi, lòng nhân từ cao sâu của Ngài! Ôi, tình yêu rông rời Chúa tôi!
Ôi, sự chuộc lại quá lớn lao. Nguyện sự sống cả đời ở trên!
   (“Lấy Thế Gian, Nhưng Cho Tôi Giê-su
     ‘Take the World, But Give Me Jesus’” bởi Fanny J. Crosby, 1820-1915).

Nếu Đức Chúa Trời đã nói với tấm lòng của bạn, và bạn sẳn sàng để bỏ những sự vui thú của thế gian chóng qua, và nếu bạn sẳn sàng quy phục Chúa Giê-su Christ và đến với Ngài bằng đức tin, và bạn muốn tội lỗi của bạn được rửa sạch bởi Huyết của Ngài, và bạn muốn trò chuyện với chúng tôi về điều đó, xin vui lòng bước ra phía sau phòng ngay bây giờ. Tiến Sĩ Cagan sẽ hướng dẩn bạn đến một nơi để chúng ta có thể nói chuyện. Tôi cầu nguyện rằng bạn sẽ đến và được cứu bởi đức tin đơn sơ trong Chúa Giê-su. Bác sĩ Chan, xin vui lòng đến đây và cầu nguyện cho những người đáp ứng. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Mác 8:34-37.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
      “Lấy Thế Gian, Nhưng Cho Tôi Giê-su” ‘Take the World, But Give Me Jesus’”
(bởi Fanny J. Crosby, 1820-1915).


DÀN BÀI CỦA

ĐẤNG CHRIST – BỊ TỪ CHỐI BỞI QUẦN CHÚNG

(BÀI GIẢNG SỐ 3 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI CHƯƠNG 53)

bởi tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người , không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được” (Ê-sai 53: 1-2).

(Giăng 12:37-38; Rô-ma 10:12, 16; Ma-thi-ơ 7:14;
Lu-ca 13:24; Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:30-31; Giăng 1:11)

I.   Thứ nhất, Đấng Christ bị từ chối tại vì đối với con người Ngài xuất hiện
như một cái chồi, còn bú, Ê-sai 53:2a; Giăng 11:48; Mác 8:34-37.

II.  Thứ hai, Đấng Christ bị từ chối tại vì đối với con người Ngài xuất hiện
như một cái rễ ra từ đất khô, Ê-sai 53:2b.

III. Thứ ba, Đấng Christ bị từ chối tại vì Ngài không có hình dung hoặc
sự đẹp đẽ, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được,
Ê-sai 53:2c; Mác 8:34-37, I Cô-rinh-tô 2:14.