Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




DÂNG Y-SÁC

(BÀI GIẢNG SỐ 7O CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)
THE OFFERING OF ISAAC
(SERMON #70 ON THE BOOK OF GENESIS)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 17 tháng 2 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, February 17, 2013


Đây là bài giảng thứ bảy mươi mà tôi đã giảng từ Sách Sáng-thế-ký trong mấy tháng nay. Tôi hy vọng rằng nó là một sự phước hạnh đến với mỗi chúng ta trong buổi sáng hôm nay! Xin vui lòng đứng lên và mở Kinh Thánh ra trong Sách Sáng-thế-ký 22:1

“Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham; Ngài phán rằng: Hỡi Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Đức Chúa Trời phán rằng: Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho” (Sáng-thế-ký 22:1-2).

Mời quý vị ngồi xuống.

Sự tường thuật coi như đầy đủ dể hiểu, nhưng nó có một thông điệp rất là sâu sắc, sâu sắc đến nổi tôi đã do dự trong nhiều năm để giảng nó. Tôi sẽ giải thích điều đó trong vài phút. Nhưng đầu tiên tôi sẽ tóm lược lại câu chuyện. Ông Áp-ra-ham là một cụ già khi con ông là Y-sác được sanh ra. Đức Chúa Trời hứa ban cho ông một đứa con trai khi ông bảy mươi lăm tuổi. Ông phải chờ đợi hai mươi lăm năm, Y-sác mới ra đời, lúc đó ông đả được một trăm tuổi. Chúng ta đọc đến đoạn nầy thì Y-sác độ khoảng 26 hoặc 27 tuổi. Bây giờ Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham. Ngài kêu ông dẩn đứa con một của ông là Y-sác, là đứa con yêu dấu của ông đi đến xứ Mô-ri-a, và “dâng đứa con làm của lể thiêu trên một hòn núi kia” (Sáng-thế-ký 22:2). Họ đi đến chổ đó. Áp-ra-ham lấy củi đã mang theo, dựng lên bàn thờ, và xấp củi lên đó. Rồi bắt Y-sác trói lại để nằm trên đống củi.

“Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình. Thiên sứ của Đức-giê-hô-va từ trên trời kêu xuống mà rằng: Hỡi Áp-ra-ham, Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi. Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình” (Sáng-thế-ký 22:10-13).

Đó là những việc gì đã xảy ra. Như tôi đã nói, câu chuyện rất đơn giản đủ để hiểu. Nhưng có nhiều phần trong câu chuyện đó mà tôi đã do dự cho đến bây giờ tôi mới giảng. Rồi tôi đọc phần chú giải đoạn văn của Tiến Sĩ H. C. Leupold. Ông nói, “ít nhất có hai thuyết pháp được dùng trong đoạn văn gần như giống nhau” (H. C. Leupold, D. D., Giải Ngĩa Sách Sáng Thế Ký ‘Exposition of Genesis’, Quyển II, Baker Book House, ấn bản 1985, trang 637).

Sự suy nghĩ rằng có “ít nhất” hai điểm tương đồng khi giảng về đoạn văn nầy làm tâm trí tôi thả lỏng. Vì thế cho nên tôi đem đến cho các bạn bốn ứng dụng trong đoạn văn tuyệt hay nầy.

I. Thứ nhất, đoạn văn nói đến đức tin được thử nghiệm.

Câu một nói, “Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham” (Sáng-thế-ký 22:1). Nguồn gốc của tiếng Hê-bơ-rơ cho chữ “tempt” có nghĩa là “thử ‘test’” (Mạnh). Tiến Sĩ McGee nói, “Chữ tempt thì hơi quá mạnh. Gia-cơ làm sáng tỏ điều nầy trong thư của ông rằng Đức Chúa Trời không bao giờ thử bất cứ người nào với việc làm ác. Đức Chúa Trời thử những người trong chiều hướng là thử đức tin của họ. Đức Chúa Trời đã thử điều đó với Áp-ra-ham” (J. Vernon McGee, Th. D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, Thomas Nelson Xuất Bản, 1981, quyển I, trang 90).

Đoạn văn của chúng ta diễn tả cuộc thử nghiệm thứ tư lớn mà Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham. Mỗi cuộc thử nghiệm đều bao gồm đến sự hy sinh một cái gì đó mà ông yêu thích. Thứ nhất, Ngài kêu gọi Áp-ra-ham rời khỏi quê hương và gia đình (Sáng-thế-ký 12:1). Thứ hai, Ngài kêu gọi rời khỏi cháu của ông là Lót (Sáng-thế-ký 13:1-18). Thứ ba, Ngài kêu gọi ông bỏ những dự tính của ông cho Ích-ma-ên (Sáng-thế-ký 17:17, 18). Thứ tư, trong phân đoạn nầy, Ngài kêu gọi ông dâng chính con trai yêu dấu là Y-sác để làm của lễ thiêu. Arthur W. Pink nói,

      Đời sống của một người tin kính là một chuổi của sự thử nghiệm, chỉ có trong kỷ luật phẩm cách của Cơ Đốc Nhân mới có thể phát triển. Thường thường thì có cuộc thử nghiệm quan trọng, trong cái nhìn tất cả những cái khác là sự chuẩn bị. Như thế, đó là điều xảy ra với Áp-ra-ham. Ông đã được thử nghiệm hết lần nầy tới lần nọ, nhưng không có lần nào giống như lần nầy. Đức Chúa Trời đòi hỏi là, “Hỡi con! Hãy dâng lòng con cho Cha” (Châm-Ngôn 23:26). Không phải là khả năng hiểu biết của chúng ta, tài năng của chúng ta, hay tiền bạc của chúng ta, nhưng là tấm lòng của chúng ta, là điều Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta trước tiên. Và khi chúng ta đáp lại lời đòi hỏi của Ngài, Ngài đặt tay trên những gì gần và quý nhất đối với chúng ta, để chứng minh lòng chân thật của sự đáp ứng của chúng ta, vì Đức Chúa Trời cần sự thành thật trong nội tâm của chúng ta chớ không phải bằng môi miệng của chúng ta. Vì vậy Ngài giao giáng cho Áp-ra-ham. (Arthur W. Pink, Lượm Lặt Trong Sách Sáng-Thế-Ký ‘Gleanings in Genesis’, Moody Press, ấn bản 1981, trang 226).

Luôn luôn có một sự thử nghiệm lớn ngay lúc bắt đầu, khi một người lần đầu tiên được nghe Phúc Âm. Chúa Giê-su nói, “Nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta” (Lu-ca 14:33). Điều đó có nghĩa là bạn phải mong muốn Chúa Giê-su Christ hơn bất cứ những điều khác. Những điều tội lổi mà bạn yêu mến phải bỏ đi. Những của cải vật chất trần gian nầy phải đứng hạng nhì. Sự ham mê dục vọng phải được từ bỏ. Bạn không thể phục vụ những thứ nầy và trở thành Cơ Đốc Nhân cùng một lúc! Có người nói rằng, “Nhưng điều nầy làm tổn thương đến sự nghiệp của tôi.” Chúa Giê-su nói, “Không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi ma-môn nữa” (Lu-ca 16:13). Chúa Giê-su nói, “Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi …” (Lu-ca 9:23). Có nhiều người lưởng lự trong vấn đề nầy. Họ muốn trở thành Cơ Đốc Nhân nhưng không muốn bỏ bất cứ điều gì. Họ muốn nhận được sự cứu rổi nhưng không muốn thay đổi bất cứ điều gì trong đời sống của họ. Họ muốn nắm giữ lại một số tội lổi và muốn được biến đổi cùng một lúc! Điều đó không thể xảy ra được! Không thể nào! Không thể hiểu được, ngoài sự tưởng tượng, và một sự trái ngược vô lý! “Nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta” (Lu-ca 14:33).

Đó không phải là điều Áp-ra-ham đối diện ở núi Mô-ri-a sao? Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham. Có phải ông sẽ bỏ điều ông quý nhất trên trần gian nầy – đứa con trai duy nhất của ông không? Đức Chúa Trời phán rằng, “Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác …và dâng làm của lễ thiêu” (Sáng-thế-ký 22:2). Và đó cũng là sự thử nghiệm mà bạn phải đối diện. Bây giờ hãy lấy những tội quý nhất dâng nó lên làm của lể thiêu. Bạn sẽ làm điều đó không? Nếu bạn không làm được điều đó thì bạn không thể trở thành một Cơ Đốc Nhân thật sự. Nắm giữ những điều đó bạn sẽ không bao giờ được thay đổi – không bao giờ! Không bao giờ! Không bao giờ! Ôi, nguyện lời cầu nguyện của bạn vang lên một bài hát cũ!

Chúa Giê-su, nhìn xuống từ ngôi của Ngài trên trời,
   Và giúp con làm một của lễ dâng Ngài hoàn toàn;
Con hiến cả thảy con, và tất cả những gì con biết,
   Hãy tẩy sạch con cho con được trắng hơn tuyết…
   Bẻ gẩy mọi thần tượng, quăng xa mọi kẻ thù;
   Hãy tẩy sạch con cho con được trắng hơn tuyết…
(“Trắng Hơn Tuyết ‘Whiter Than Snow’” bởi James Nicholson, 1828-1896).

II. Thứ hai, đoạn văn nói đến tình yêu thương của Đức Chúa Trời.

Hãy suy nghĩ đến tấm lòng đau đớn của Áp-ra-ham khi ông bắt đứa con yêu dấu của mình là Y-sác để dâng lên làm của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời!

“Hãy bắt đứa con một ngươi …yêu dấu …dâng làm của lể thiêu…” (Sáng-thế-ký 22:2).

Arthur W. Pink nói, “Đây là một trong vài kiểu mẫu của Cựu Ước mà đem đến trước cho chúng ta không những Đức Chúa Trời là Con mà Đức Chúa Trời cũng là Cha nữa. Ở đây [hơn bất cứ chổ nào khác trong Cựu Ước] chúng ta được thấy tấm lòng của người Cha. Ở đây là điều mà chúng ta thấy hình ảnh diệu kỳ được báo hiệu của một khía cạnh của Thiêng Liêng của Đồi Gô-gô-tha” (Pink, ibid, trang 222).

Trong đoạn hai mươi hai của Sáng-thế-ký chúng ta học được một vài điều Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào khi

“Ngài đã không tiếc chính con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó con ấy cho …” (Rô-ma 8:32).

Ông Pink nói, “Ôi! Thánh Linh của Đức Chúa Trời nấn ná trên của lễ dâng và người dâng, hình như là phải có một sự hoàn hảo [giống nhau giữa] kiểu mẩu [Áp-ra-ham] và vật được trưng [Đức Chúa Trời là Cha] – ‘con của ngươi’ – ‘con một của chính ngươi’ – ‘yêu quý nhất của ngươi’! …Thật ra đây là trọng tâm trong Sáng-thế-ký đoạn 22. Trong đoạn nầy hình ảnh của Áp-ra-ham nổi bật nhiều hơn là Y-sác … nó là [tình yêu] của tấm lòng một người Cha [là] phơi bày ở đây rỏ ràng hơn hết” (Pink, ibid.). Sự sầu khổ và buồn thảm của Đức Chúa Trời là Cha khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá đã chỉ cho chúng ta thấy qua Áp-ra-ham, kiểu mẩu về Đức Chúa Trời là Cha.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nổi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).

Đoạn văn cho chúng ta thấy được sự thử nghiệm của đức tin, và tình yêu thương của Đức Chúa trời là Cha. Nhưng còn thêm nữa, vì đây là đoạn văn rất phong phú ý nghĩa trong Lời của Đức Chúa Trời.

III. Thứ ba, đoạn vân nói đến sự vâng lời đến chết của Chúa Giê-su Christ.

“Y-sác bèn nói cùng Áp-ra-ham, cha mình rằng: Hỡi cha! Người đáp: Con ơi! Cha đây. Y-sác nói: Củi đây, lửa đây, nhưng chiên con đâu có đặng làm của lể thiêu? Áp-ra-ham rằng: Con ơi! Chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẳn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu; rồi cả hai cha con cứ đồng đi. Họ đến chốn Đức Chúa Trời đã phán dạy; tại đó, Áp-ra-ham lập bàn thờ, chất củi lên, trói Y-sác con mình lại, để lên đống củi trên bàn thờ, Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình” (Sáng-thế-ký 22:7-10).

Thấy thế nào về sự ngoan ngoản vâng lời của Y-sác khi đi đến chổ bị giết? Y-sác là một thí dụ điển hình. Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, thực hiện điều đó. Y-sác vâng lời để đi đến sự chết, như Chúa Giê-su đã làm. Tiên tri nói rằng Chúa Giê-su Christ, “như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt” (Ê-sai 53:7). Y-sác không chống cự lại khi cha của ông trói ông lại “và để ông lên đống củi trên bàn thờ” (Sáng-thế-ký 22:9). Và khi Phi-lát hỏi Chúa Giê-su, “song Đức Chúa Giê-su không đáp lại một lời gì, đến nổi làm cho quan tổng đốc lấy làm lạ lắm” (Ma-thi-ơ 27:14). Và Ê-sai nói, “người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng” (Ê-sai 53:7).

Nhớ rằng Y-sác cũng mang theo củi. Đoạn văn nói, “Áp-ra-ham lấy củi về của lễ thiêu chất trên Y-sác, con mình” (Sáng-thế-ký 22:6). Đó cũng là hình ảnh của Chúa Giê-su vác cây thập tự đi đến chổ đóng đinh! Ở đây, chúng ta được nhắc nhở rằng Chúa Giê-su Christ, “Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Phi-líp 2:8).

“Man“Người của sự Đao Khổ,” thật đúng tên
   Vì Con của Đức Chúa Trời đã đến
Tội nhân suy đồi đến giác ngộ!
   Ha-lê-lu-gia! Đấng Cứu Thế!”
(“Ha-lê-lu-gai! Đấng Cứu Thế! ‘Hallelujah! What a Saviour!’
     bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).

Nhưng còn thêm một điểm nữa.

IV. Thứ tư, đoạn văn nói đến Chúa Giê-su Christ chịu chết thế cho tội nhân.

Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao để giết con mình là Y-sác. Điều nầy dường như là một việc làm khác thường của Áp-ra-ham, cũng như của bạn và của tôi, khi chúng ta đọc về nó. Áp-ra-ham biết rằng đem con người làm của lể hy sinh là điều sai. Cho đến tới lúc nầy ông cũng không nghĩ rằng phải dâng con người để làm vật hy sinh. Sự biểu hiện nầy thật sự đã làm khủng hoảng trong tâm trí ông. Áp-ra-ham đã vượt qua được ba cuộc thử nghiệm. Thứ nhất, ông được kêu gọi rời khỏi dòng bà con và nhà cha ông tại U-rơ thuộc xứ Canh-đê. Ông đã rời khỏi toàn bộ gia đình của ông. Đó thật là một cuộc thử nghiệm cho Áp-ra-ham. Tôi hiểu được cái cảm giác thế nào là có người thân không phải là Cơ Đốc Nhân nghĩ rằng bạn là người điên cuồng khi bạn đã trở thành Cơ Đốc Nhân. Vì vậy tôi cảm nhận được những nổi đau khổ của Áp-ra-ham khi ông để họ lại phía sau. Rồi có một cuộc thử nghiệm khác đến với cháu của ông là Lót. Lót là thành viên cuối cùng trong gia đình của ông đã đi theo ông. Nhưng giờ đã đến rồi ông cũng phải chia tay, và Lót ra đi và sống trong thành Sô-đôm. Rồi một cuộc thử nghiệm khác với chính con trai của ông sanh bởi bà Ha-ga. Ông yêu thương đứa trai trẻ Ích-ma-ên và không muốn chia lìa với nó. Áp-ra-ham khóc than với Đức Chúa Trời, “chớ chi Ích-ma-ên vẩn được sống trước mặt Ngài” (Sáng-thế-ký 17:18). Bây giờ Áp-ra-ham đến với một cuộc thử nghiệm tột đỉnh nầy, cuộc thử nghiệm thứ tư, khủng hoảng nhất trong đời sống của ông – Đức Chúa Trởi bảo ông dâng Y-sác làm sinh tế! Áp-ra-ham hoàn toàn không hiểu điều nầy, vì Đức Chúa Trời đã phán với ông, “do nơi Y-sác sẽ sanh ra dòng dỏi lưu danh ngươi” (Sáng-thế-ký 21:12). Áp-ra-ham không hiểu tại sao Ngài lại kêu giết Y-sác trong khi Ngài đã hứa điều nầy với ông nhiều năm trước. Nhưng đức tin của Áp-ra-ham rất mạnh mẽ, ông tin cậy và nghĩ rằng, “Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại” (Hê-bơ-rơ 11:19).

Bạn thấy đó, mỗi lần bạn vượt qua được cuộc thử nghiệm mà Đức Chúa Trời thử nghiệm bạn, bạn nhận thêm đức tin và đức tin của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Có nhiều lần xảy ra trong đời sống của tôi khi tôi nghĩ rằng tôi không thể sống như một Cơ Đốc Nhân nữa. Đây là những lúc tuyệt vọng chán chường và là một thử thách nặng nề, thật quá nặng. Nhưng bây giờ khi nhìn lại tôi thấy rằng Đức Chúa Trời thử nghiệm tôi là có lý do. Tôi không có ngày hôm nay nếu Đức Chúa Trời không ban ơn huệ để tôi vượt qua những sự thử thách kinh khủng đó. Và đó là điều xảy ra với Áp-ra-ham.

Nhưng bây giờ, khi Áp-ra-ham cầm lấy con dao để giết con mình, thì thình lình Đức Chúa Trời gọi ông,

“Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (Sáng-thế-ký 22:12).

Đức Chúa Trời biết Áp-ra-ham kính sợ Ngài trước việc nầy – nhưng gia đình của ông và chính Y-sác thì không biết chắc – cho đến khi họ thấy rằng ông sẳn lòng dâng tế lễ tối cao nầy. Đó là lý do tại sao Sứ Đồ Gia-cơ nói Áp-ra-ham “được xưng công bình bởi việc làm” (Gia-cơ 2:21). Đức tin của ông sản sinh ra những việc làm tốt. Đó là lý do mà Gia-cơ đã nói, “về đức tin, cũng một thể ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết” (Gia-cơ 2:17). Áp-ra-ham chứng minh đức tin của ông bởi việc làm, sẳn sàng vâng lời Đức Chúa Trời để dâng Y-sác.

Nhưng chờ đã! Đây là điều mà tôi đã nhầm lẩn khi tôi đọc đoạn nầy trước kia. Tôi lấy làm kỳ lạ thế nào lại có sự thay đổi từ Y-sác để thế vào con chiên đực, bởi vì chúng ta đọc,

“Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình” (Sáng-thế-ký 22:13).

Hình ảnh của Chúa Giê-su Christ chịu hy sinh thế cho chúng ta cũng như sự chuyển đổi từ Y-sác qua con chiên đực. Đây là điều mà Tiến Sĩ Leupold đã giúp đỡ tôi khi ông nói, “ít nhất có thể có hai phương cách” khi giảng trên phân đoạn nầy. Tôi thật ra đã tìm được ít nhất bốn phương trình.

Kiểu mẩu chuyển đổi ở đây, và Y-sác đã trở thành hình ảnh của tội nhân, bị kết án bởi Đức Chúa Trời, án phạt cho tội nhân là sự chết. Vâng, Y-sác là một tội nhân, cũng như tất cả bao nhiêu người khác. Và vì, “tiền công của tội lổi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Và đây đúng là điều rất diệu kỳ! Y-sác là tội nhân được tha thứ khỏi sự phán xét của luật Đức Chúa Trời bởi con chiên đực đó, mà Áp-ra-ham đã bắt “dâng…làm của lễ thiêu thay cho con mình” (Sáng-thế-ký 22:13). Tân Ước có chép, “Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta” (1 Cô-rinh-tô 15:3). Và Sứ Đồ Phi-e-rơ nói,

“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lổi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẩn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 3:18).

Hãy chú ý trong Sáng-thế-ký 22:14. “Áp-ra-ham gọi chổ đó là Giê-hô-va Di-rê” có nghĩa là, “Đức Giê-hô-va sẽ sắm sẳn.” Đức Chúa Trời đã sắm sẳn Chúa Giê-su, để thế chổ cho chúng ta như là người gánh thay tội lổi, giống như Ngài đã sắm sẳn con chiên đực để thế chổ cho Y-sác! Hãy tin nhận Chúa Giê-su và Ngài sẽ thế chổ cho bạn, và trả thay tội lổi cho bạn trên Cây Thập Tự! Đó là điều mà tôi đã cầu nguyện cho bạn để bạn được thay đổi khỏi tội lổi và tin nhận Chúa Giê-su ngay bây giờ. Ngài đã chết thế cho bạn, để tha thứ tội lổi của bạn, và đem bạn đến gần với Đức Chúa Trời!

Bạn có thể sợ rằng bạn phải thay đổi quá nhiều điều khi bạn tin nhận Chúa Giê-su Christ. Nếu bạn thất bại trong cuộc thử nghiệm đó bạn sẽ không bao giờ được cứu! Bạn phải đứng lên chống lại sự sợ hãi đó và đến ngay với Chúa Giê-su Christ cách dủng cảm. Đừng do dự! Ném bạn vào Đấng Cứu Rổi bởi đức tin. Ngài sẽ cứu bạn khỏi sự xét đoán của Đức Chúa Trời, và xét đoán bởi tội lổi. Huyết của Chúa Giê-su sẽ tẩy sạch hết tội lổi của bạn. Ngài chịu chết thay thế bạn trên Cây Thập Tự để đền tội cho bạn, để bạn thoát khỏi sự trừng phạt đời đời.

Nếu bạn có sự thích thú việc muốn trở thành một Cơ Đốc Nhân thật sự, vui lòng đứng lên và bước ra phía sau hội trường. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến chổ yên lặng để chúng tôi có thể trả lời những thắc mắc của bạn, nói chuyện với bạn, và cầu nguyện cho bạn. Xin đi ngay bây giờ. Xin mời Bác Sĩ Chan thay mặt cho chúng tôi cầu nguyện cho những ai đã đáp ứng lời mời nầy. A-men!

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Sáng-thế-ký 22:1-13.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Ngài Chuộc Mua Hồn Tôi ‘He Bought My Soul’
(bởi Stuart Hamblen, 1908-1989).


DÀN BÀI CỦA

DÂNG HIẾN Y-SÁC

(BÀI GIẢNG SỐ 70 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham; Ngài phán rằng: Hỡi Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Đức Chúa Trời phán rằng: Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho” (Sáng-thế-ký 22:1-2).

(Sáng-thế-ký 22:10-13)

I.   Thứ nhất, đoạn văn nói đến đức tin phải được thử nghiệm,
Sáng-thế-ký 22:1; 12:1; 13:1-18; 17:17, 18; Châm-Ngôn 23:26;
Lu-ca 14:33; 16:13; 9:23.

II.  Thứ hai, đoạn văn nói đến tình yêu thương của Đức Chúa Trời,
Rô-ma 8:32; Giăng 3:16.

III. Thứ ba, đoạn văn nói đến sự vâng lời của Đấng Christ đến chết.
Sáng-thế-ký 22:7-10; Ê-sai 53:7; Ma-thi-ơ 27:14; Sáng-thế-ký 22:6;
Phi-líp 2:8.

IV. Thứ tư, đoạn văn nói đến Chúa Giê-su Christ chịu chết thế cho tội nhân,
Sáng-thế-ký 17:18; 21:12; Hê-bơ-rơ 11:19; Sáng-thế-ký 22:12;
Gia-cơ 2:21, 17; Sáng-thế-ký 22:13; Rô-ma 6:23; 1 Cô-rin-tô 15:3;
1 Phi-e-rơ 3:18; Sáng-thế-ký 22:14.