Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐÓI KÉM LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI!

A FAMINE OF THE WORD!
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeless
Tối Chúa Nhật ngày 3 tháng 2 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, February 3, 2013

“Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trên đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức Giê-hô-va. Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được. Trong ngày đó, những gái đồng trinh đẹp đẽ và những trai trẻ sẽ mòn mỏi vì khát” (A-mốt 8:11-13).


A-mốt đến từ Thê-cô-a, một ngôi làng nhỏ gần Biển Chết. Ông đến từ đồng vắng của miền Nam Vương Quốc của Giu-đa. Nhưng Đức Chúa Trời sai ông đi đến miền Bắc, đến Vương Quốc của Y-sơ-ra-ên, là phần đất đã chia từ Giu-đa. Vua của họ, Giê-rô-bô-am Đệ Nhất, đã sắp đặt việc thờ phượng sai lạc tại Bê-thên. A-ma-xia là thầy tế lễ của nơi thờ phượng hình tượng đó. A-mốt nói rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ đổ xuống trên Giu-đa. Sự giảng dạy hùng hồn của ông đã làm cho A-ma-xia là thầy tế lễ sai phạm quở trách ông. Tiến Sĩ Charles L. Feinberg nói,

Sự thẳng thắn tuyên bố về ý muốn và mục đích của Đức Chúa Trời [luôn luôn] làm phật lòng đến những người chưa được tái sinh và những người vô thần. Đó là những điều xảy ra trong thời A-mốt. Lời của Đức Chúa Trời không phải là không có sự thách thức. A-ma-xia, là thầy tế lể thượng phẩm của bò vàng trong Bê-tên, tố cáo tiên tri trước [vua] Giê-rô-bô-am… A-ma-xia không tin kính bắt đầu tố cáo không căng cứ sự mưu phản và kết thúc với lời cảnh cáo rằng sự cách mạng và sự xúi giục nổi loạn đó có thể là kết quả từ những lời tiên tri…A-ma-xia bóp méo những lời của A-mốt làm nó xem như là lời chống nghịch lại vua…Bây giờ A-ma-xia…đề nghị tiên tri hãy chạy trốn đến làng quê của mình là Giu-đa…rằng ông không còn nói tiên tri gì nữa tại Bê-tên…bởi vì thành phố đã là chổ ngồi của tôn giáo cũng như là vương quốc của một vị vua đang cai trị (Charles L. Feinberg, Th.D., Ph.D., Các Tiểu Tiên Tri ‘The Minor Prophets’, Moody Press, ấn bản 1982, trang 113, 114).

A-mốt đáp lại thầy tế lễ không tin kính đó, và nói với ông rằng,

“Ta không phải là đấng tiên tri, cũng không phải con đấng tiên tri; nhưng ta là một kẻ chăn, sửa soạn những cây và rừng. Đức-Giê-hô-va đã bắt lấy ta từ sau bầy, và Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đi nói tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên ta. Vả, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va; ngươi nói rằng: Chớ nói tiên tri nghịch cùng Y-sơ-ra-ên, và đừng nhỏ lời xuống nghịch cùng nhà Y-sác. Cho nên Đức Giê-hô-va phán như vầy: Vợ ngươi sẽ buông dâm trong thành; con trai và con gái ngươi sẽ ngã bởi gươm; đất ngươi sẽ bị chia bởi dây, còn ngươi, ngươi sẽ chết trong một đất ô uế, và Y-sơ-ra-ên chắc sẽ bị đày đi làm phu tù khỏi đất mình” (A-mốt 7:14-17).

Trong những ngày đó, lời tiên tri dường như không thể tin được. Sự thịnh vượng và mạnh mẽ của quốc gia đã đạt đến tột đỉnh. Nhưng A-mốt truyền rao Lời của Đức Chúa Trời. Ông rao giảng rằng có bốn sự phán xét sẽ đến từ Đức Chúa Trời. Sự phán xét thứ nhất của Đức Chúa Trời trên Y-sơ-ra-ên là họ phải bị đày đi làm nô lệ trong cảnh tha hương.

“Vậy nên, ta sẽ làm cho các ngươi bị đày qua làm phu tù bên kia Đa-mách, Đức Giê-hô-va phán vậy, Danh Ngài là Đức Chúa Trời vạn quân” (A-mốt 5:27).

Sự phán xét thứ hai của Đức Chúa Trời trên Y-sơ-ra-ên đó là dẩn đến sự hoang vu.

“Các nơi cao của Y-sác sẽ bị hoang vu, các nơi thánh của Y-sơ-ra-ên sẽ bị hủy phá, và ta sẽ dấy lên dùng gươm đánh nhà Giê-rô-bô-am” (A-mốt 7:9).

Sự phán xét thứ ba của Đức Chúa Trời là sự chết rãi khắp mọi nơi.

“Trong ngày đó, những bài hát trong cung đền sẽ là tiếng khóc than, Chúa Giê-hô-va phán vậy. Sẽ có nhiều xác chết mà người ta làm thinh quăng ra mọi nơi” (A-mốt 8:3).

Sự chết rải khắp mọi nơi. Những người còn lại đó sẽ quăng xác mình ra ngoài những thành phố trong sự yên lặng cách ngạc nhiên. Nhưng sự phán xét thứ tư của Đức Chúa Trời thì rất khác với những cái kia. Hãy lắng nghe sự phán xét thứ tư một lần nữa.

“Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trên đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời Đức Giê-hô-va. Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được. Trong ngày đó, những gái đồng trinh đẹp đẽ, và những trai trẻ sẽ mòn mỏi vì khát” (A-mốt 8:11-13).

Suy nghĩ về điều đó! Cuối cùng của những lời cảnh cáo đó về sự làm nô lệ, sự hoang vu và sự chết – tột đỉnh về sự phán xét của Đức Chúa Trời là đói kém về sự nghe lời của Đức Chúa Trời. Nhưng, trong cảm giác thật, sự phát xét đó là nặng nhất hơn hết! Sự nô lệ, sự hoang vu, và sự chết còn có thể chịu đựng được. Nhưng mất đi Lời của Đức Chúa Trời là mất đi tất cả niềm hy vọng.

Mục sư Richard Wurmbrand (1909-2001) bị ở tù mười bốn năm trong chế độ Cộng Sản Ru-ma-ni. Ông bị tra tấn và bị mất tất cả – mọi thứ, nhưng không mất Lời của Đức Chúa Trời! Và Lời của Đức Chúa Trời giúp ông chịu đựng qua tất cả những sự đau đớn và tra tấn! Mục sư Wang Mingdao (1909-1991) ở tù hai mươi năm dưới chế độ Cộng Sản Trung Hoa. Khi một phóng viên hỏi ông điều gì quan trong hơn hết đối với ông trong thời gian ở tù, Wang trả lời, “Lời của Đức Chúa Trời.” Những người nầy có lời Kinh Thánh trong lòng của họ, và lời Chúa đã an ủi khích lệ cho đức tin của họ trong những năm ở trong tù. Không có hình phạt nào cho một cá nhân, hay một quốc gia lớn, hơn là sự phán xét của Đức Chúa Trời bằng sự đói khát “về nghe lời của Đức Chúa Trời” (A-mốt 8:11). Đó là sự phán xét được ghi trong đoạn văn nầy.

“Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời Đức Giê-hô-va. Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được” (A-mốt 8:11-12).

Vì vậy chúng ta đã thấy bối cảnh của đoạn văn, và giải thích tóm tắt về nó. Nhưng có hai sự kiện tôi sẽ chia xẽ về nó.

I. Thứ nhất, học thuyết chúng ta học từ đoạn văn.

Đức Chúa Trời phán, “Ta khiến sự đói kém đến trong đất … về sự nghe lời Đức Chúa Trời.” Nó không phải xảy ra cách tình cờ. Đức Chúa Trời phán “Ta sẽ khiến” nó.

Chúng ta đừng nên cho rằng cơn đói kém Lời Đức Chúa Trời nầy chỉ ám chỉ đơn độc đến việc đọc Kinh Thánh. Họ rỏ ràng có kinh Torah, năm sách đầu tiên của Môi-se. Họ không có nó trong nhà của họ, bởi vì nó là những cuộn giấy được viết tay. Nhưng họ có thể nghe nó được đọc trong ngày Sa-bát. Sự đói kém nầy là sự đói kém về sự giảng dạy, một sự đói kém của sự đánh mạnh vào lời giảng dạy tiên tri. Tiến Sĩ Feinberg nói,

Đức Chúa Trời, trong tình yêu thương vô bờ bến của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên mà Ngài đã gởi thông điệp qua tôi tớ của Ngài để kéo họ lại vào trong con đường mà Ngài chọn lựa và phù hợp theo ý muốn của Ngài dành cho họ. Nhưng những tiên tri nầy …đều chống đối; những thông điệp của họ bị khinh rẽ; và họ đã bị cấm phải [ngưng giảng dạy]. Bây giờ Chúa phán với [Giu-đa] rằng, vì dân sự chối bỏ lời của Đức Chúa Trời khi được mang đến cho họ qua những tiên tri, dân sự phải biết tất cả những lời truyền đạt tiên tri đều [kết thúc]. Lời của Đức Chúa Trời sẽ rút ra khỏi dân sự (Feinberg, ibid., trang 118).

Khi con người không muốn nghe sự giảng dạy đầy Thánh Linh, Đức Chúa Trời sẽ lấy nó ra khỏi – như là sự trừng phạt của Chúa. Có một vài thí dụ điển hình trong Kinh Thánh. Vua Sau-lơ từ chối lời tiên tri của Sa-mu-ên, và Đức Chúa Trời không phán với ông nữa (1 Sa-mu-ên 28:6). Chúng ta đọc trong Sách Ê-xê-chi-ên,

“Sự hủy diệt đến! Chúng nó sẽ tìm sự bình an, nhưng tìm không được. Tai vạ chồng trên tai vạ. Tin dữ kế lấy tin dữ. Chúng nó sẽ tìm sự hiện thấy nơi kẻ tiên tri; nhưng luật pháp lìa khỏi thầy tế lễ, trí mưu lìa khỏi các trưởng lảo” (Ê-xê-chi-ên 7:25-26).

Một lần nữa, Mi-chê 3:6,7 nói rằng Đức Chúa Trời phán xét Giu-đa bằng cách các nhà tiên tri không còn giảng dạy nữa. Tiến Sĩ Feinberg nói rằng Đức Chúa Trời kết thúc lời giảng tiên tri như là một “sự trừng phạt thiêng liêng cho sự chống đối lại lẽ thật” (ibid.).

Thầy tế lễ thượng phẩm A-ma-xia không tin kính đã nói với A-mốt, “Nhưng chớ cứ nói tiên tri tại Bê-tên nữa; vì ấy là một nơi thánh của vua, và ấy là nhà vua” (A-mốt 7:13). Và vì vậy, Đức Chúa Trời phán xét Y-sơ-ra-ên bằng một sự đói khát “của sự nghe lời Đức Chúa Trời” (A-mốt 8:11).

Trong Tân Ước, Chúa Giê-su Christ khóc về thành Giê-ru-sa-lem mà rằng, “Bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng! Nầy, nhà các ngươi sẽ bỏ hoang … Và Đức Chúa Giê-su ra khỏi đền thờ” (Ma-thi-ơ 23:37-38; 24:1). Một lần khác, sau khi Chúa Giê-su chữa lành một người bị quỷ ám tại Ga-đa-ra, “cả thành liền ra đón Đức Chúa Giê-su; khi vừa thấy Ngài, thì xin Ngài đi ra khỏi xứ mình” (Ma-thi-ơ 8:34). Ngài đi ra khỏi. Và Ngài không bao giờ trở lại một lần nữa. Họ từ chối Ngài, và Ngài để họ chết trong tội lổi của họ. Trong Sách Công-vụ-các-sứ-đồ “Phao-lô được sự thúc giục của Thánh Linh, làm chứng cho người Do Thái rằng Chúa Giê-su là Đấng Christ” (Công-vụ-các-sứ-đồ 18:5).

“Nhưng, vì chúng chống cự và khinh dễ người, nên người giũ áo mình mà nói rằng: ước gì máu các ngươi đổ lại trên đầu các ngươi! Còn ta thì tinh sạch; từ đây, ta sẽ đi đến cùng người ngoại” (Công-vụ-các-sứ-đồ 18:6).

Trong đoạn chót của Sách Sử-ký Thứ Nhì chúng ta đọc về sự phán xét loại nầy một lần nữa.

“Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng. Nhưng chúng nhạo báng sứ giả của Đức Chúa Trời, khinh bỉ các lời phán Ngài, cười nhạo những tiên tri của Ngài, cho đến nổi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự Ngài, chẳng còn phương chữa được. Vì vậy, Đức Chúa Trời khiến vua dân Canh-đê lên hảm đánh chúng, người dùng gươm giết những trai trẻ của chúng tại đền thánh họ; người chẳng thương xót đến, hoặc trai trẻ, nữ đồng trinh, già cả, hay là kẻ đầu bạc; Ngài phó hết thảy vào tay của vua Canh-đê” (2 Sử-ký 36:15-17).

Vì vậy chúng ta thấy từ trong Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời thường loại bỏ sự giảng dạy lời tiên tri mạnh mẽ như là một sự trừng phạt khi từ chối nó. Nó là một sự trừng phạt từ Đức Chúa Trời. Đó là học thuyết mà chúng ta học từ đoạn văn nầy.

II. Thứ hai, ứng dụng của đoạn văn.

“Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức Giê-hô-va. Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được. Trong ngày đó, những gái đồng trinh đẹp đẽ và những trai trẻ sẽ mòn mỏi vì khát” (A-mốt 8:11-13).

Tiến Sĩ Keith M. Bailey, Thư ký của Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp có một lần đã nói,

      Tôi nghĩ A. W. Tozer là một tiên tri. Ông có thể thấy xa hơn hết những người cùng thời đại của ông. Ông có khả năng để nhận thức và phân tích tình trạng suy sụp của hội thánh tại trọng tâm. Trong khía cạnh của tiên tri, ông đã dũng cảm để nói lên sự thật đó với sự xức dầu đầy thẩm quyền và quyền năng (Tiến Sĩ Keith M. Bailey trong lời tựa của quyển Tôi gọi Nó Là Dị Giáo! ‘I Call It Heresy!’ bởi Tiến Sĩ A. W. Tozer, Nhà Xuất Bản Cơ Đốc, ấn bản 1974, trang 6).

Đây là hai câu tiên tri từ Tiến Sĩ Tozer. Thứ nhất, ông nói,

      Ma quỷ sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì cho một mục sư nào là người hoang mang đến độ cứng đơ với hội thánh và lo lắng cho công việc làm của mình đến mức độ mà chỉ giảng trong ba mươi phút và sao cùng thì tóm lược lại rằng “Hãy làm tốt thì bạn sẽ có cảm thấy thoải mái hơn.” Bạn có thể trở nên tốt như bạn mong muốn, nhưng bạn vẩn đi xuống địa ngục nếu như bạn không đặt lòng tin nơi Chúa Giê-su Christ! Ma quỷ sẽ không phí thời gian của nó để cản trở bất cứ vấn đề gì cho một mục sư mà thông điệp chỉ là “Trở nên tốt!” (A. W. Tozer, D. D., “Ai Đặt Chúa Giê-su Trên Thập Tự Giá?” trong Điều Tốt Nhất của A. W. Tozer ‘The Best of A. W. Tozer,’ biên soạn bởi Warren W. Wiersbe, Baker Book House, ấn bản 1986, trang 230, 231).

Lần nữa, Tiến Sĩ Tozer nói,

      Bất cứ một người nào có tài hơi khá trên tòa giảng có thể ở bền với một Hội Thánh trung bình nếu chỉ “cho họ ăn” và đừng đá động đến họ. Cho họ một số chân lý khách quan và không bao giờ để họ có ý nghĩ là họ sai, thì họ sẽ hài lòng. Mặt khác, người nào rao giảng lẽ thật và ứng dụng nó vào trong đời sống của những người nghe sẽ cảm giác như đinh đóng và gai đâm. Người đó sẽ có một đời sống khó khăn, nhưng là một sự vinh quang. Nguyền xin Đức Chúa Trời vực dậy những tiên tri như vậy. Hội Thánh rất cần họ. (ibid., trang 142).

Leonard Ravenhill là bạn của Tiến Sĩ Tozer. Ngoài ra Tiến Sĩ Tozer đã viết lờì giới thiệu trong quyển sách nổi tiếng của Ravenhill, Tại Sao Sự Phục Hưng Chậm Trể ‘Why Revival Tarries.’ Trong sách của ông, Nước Mỹ Quá Trẻ Để Chết ‘America is Too Young to Die,’ Ravenhill nói,

      Có một sự đói kém về sự giảng dạy hùng mạnh, một sự đói kém về sự giảng dạy khuấy động lương tâm, một sự đói kém về sự giảng dạy làm tan vỡ tấm lòng, một sự đói kém của sự giảng dạy xé nát linh hồn, một sự đói kém của sự giảng dạy giống như tổ phụ của chúng ta luôn giữ cho con người thức tỉnh ngày đêm đặng họ không sa vào địa ngục. Tôi lập lại, “Có một sự đói kém về lời của Đức Chúa Trời.” Có một sự đói kém của phúc âm phải lý (Leonard Ravenhill, Nước Mỹ Quá Trẻ Để Chết ‘America is Too Young to Die,’ Bethany Fellowship, 1979, trang 80).

Tôi nghĩ rằng Tiến Sĩ Tozer và Leonard Ravenhill đều rất đúng. “Có một sự đói kém trong sự giảng dạy giống như tổ phụ của chúng ta để giữ cho con người luôn thức tỉnh ngày đêm đặng họ không sa vào địa ngục.” Đúng, ngày nay cũng đang có sự đói kém về sự giảng dạy đó, ngay cả trong những hội thánh bảo thủ.

Nhưng những điều đó là những điều mà bạn cần phải nghe nếu bạn chưa được biến đổi. Những người đứng với tôi sao lưng bục giảng, những người như Bác Sĩ Chan, Tiến Sĩ Cagan, Ông Griffith, Ông Lee, Ông Prudhomme, Ông Song, và Ông Mencia, là những người đã trả một giá để nói lời thật, một điều thật rất khó, sự thật về sự phán xét của Đức Chúa Trời trên tội lỗi, sự thật về bạn phải được tái sanh, rằng bạn phải được biến đổi – còn không thì bạn sẽ đi vào Địa Ngục. Điều đó ít được nghe thấy ngày nay. Nhưng đó là sự thật! Đức Chúa Giê-su phán,

“Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời…đi vào lửa đời đời đã sắm sẳn cho ma quỷ và những quỷ sứ nó” (Ma-thi-ơ 25:46, 41).

Chúng tôi phải nói lên sự thật. Chúng tôi đã được gọi như tiên tri A-mốt để nói lên sự thật. Chúng tôi không nên giấu lại sự thật đó. Chúng tôi bởi Đức Chúa Trời buộc phải nói cho bạn nghe sự thật! Đức Thánh Linh tác động chúng tôi phải nói cho bạn nghe điều thật! Chúng tôi gượng gạo bởi Đức Chúa Giê-su để tuyên bố đến bạn về tình trạng lạc mất trong cái nhìn của Ba Ngôi Đức Chúa Trời! Bạn đã lạc mất! Bạn đã lạc mất! Bạn đã lạc mất! Đấng Christ phán rằng bạn tất phải “đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỷ và những quỷ sứ nó” (Ma-thi-ơ 25:41).

Cứ để họ cười. Cứ để họ chế giểu sự giảng dạy của chúng tôi. Cứ để họ chối bỏ những gì chúng tôi nói, như thầy tế lể A-ma-xia độc ác kia đã khước từ lời cảnh cáo của tiên tri A-mốt. Chúng tôi buộc phải nói như A-mốt đã nói cho ông tội lỗi đó, “còn ngươi, ngươi sẽ bị chết trong một đất ô-uế, và Y-sơ-ra-ên chắc sẽ bị đày đi làm phu tù khỏi đất mình” (A-mốt 7:17). Sớm hơn là bạn nghỉ sự chết tấn công bạn. Và linh hồn bạn đi xuống, đâm đầu vào hoả ngục đời đời! Cứ để những người đó chế giểu và cười, và vu khống chúng tôi, như thầy tế lễ giả kia đối với A-mốt. Nhưng chúng tôi không thể nào cầm giữ lại Lời của Đức Chúa Trời. Là Lời của Đức Chúa Trời! Là Lời của Đức Chúa Trời! Lời của Đức Chúa Trời nói với bạn rằng “sẽ đi vào sự trừng phạt đời đời…vào hỏa ngục đời đời.” Đó là Lời của Chúa – là Đức Chúa Giê-su Christ!

Vậy, hãy suy xét Lời của Ngài! Vậy, hãy nghe Lời của Ngài! Vậy, hãy chú ý Lời của Ngài! Vậy, hãy kính sợ Lời của Ngài! Vậy, hãy chạy đến với Chúa Giê-su Christ. Chỉ có Ngài mới cứu bạn! Chỉ có Ngài mới có thể làm sạch tội lỗi của bạn bằng Huyết báo của Ngài! Chỉ mình Ngài mới mặc lấy sự công bình cho bạn! Chỉ có Ngài mới đem bạn vào Thiên Đàng – và chỉ mình Ngài cứu bạn ra khỏi lửa đời đời! Ăn năn, tin cậy nơi Giê-su, và Huyết của Ngài sẽ rữa tội lỗi của bạn, và bạn sẽ được cứu!

Tôi sẽ hát một bài hát. Nếu tôi đã nói chạm đến lương tâm của bạn, vui lòng rời khỏi chổ ngồi của bạn đi về phía sau hội trường nầy trong khi tôi hát. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một chổ yên lặng hơn để chúng tôi có thể nói chuyện với bạn về sự cứu rổi và được rửa sạch tội lổi qua Huyết của Đấng Cứu Thế. Đi ngay bây giờ trong khi tôi hát.

Kìa, trong suối thiêng huyết báu tuôn đầy
   Từ hông Giê-su phát nguyên;
Tội nhân tắm mình dưới suối huyết nay,
   Sạch hết mọi gian ác liền;
Sạch hết mọi gian ác liền, Trắng trong bao nỗi ác khiên;
   Tội nhân tắm mình dưới suối huyết nay,
Sạch hết mọi gian ác liền.
   (“Suối Huyết Tuôn” bởi William Cowper, 1731-1800).

Bác sĩ Chan, xin vui lòng hướng dẩn chúng ta trong sự cầu nguyện.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: A-mốt 7:10-17.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamine Kincaid Griffith:
“Được Cứu Bởi Huyết ‘Saved By the Blood’ ” (bởi S. J. Henderson, 1902)


DÀN BÀI CỦA

ĐÓI KÉM LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trên đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức-giê-hô-va. Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được. Trong ngày đó, những gái đồng trinh đẹp đẽ và những trai trẻ sẽ mòn mỏi vì khát” (A-mốt 8:11-13).

(A-mốt 7:14-17; 5:27; 7:9; 8:3)

I.   Thứ nhất, học thuyết chúng ta học từ đoạn văn, 1 Sa-mu-ên 28:6;
Ê-xê-chi-ên 7:25-26; Mi-chê 3:6, 7; A-mốt 7:13;
Ma-thi-ơ 23:37, 38; Ma-thi-ơ 24:1; 8:34;
Công-vụ-các-sứ-đồ 18:5, 6; 2 Sử ký 36:15-17.

II.  Thứ hai, ứng dụng của đoạn văn, Ma-thi-ơ 25:46, 41; A-mốt 7:17.