Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




HỌC THUYẾT CỦA DÂN CÒN SÓT LẠI

THE DOCTRINE OF THE REMNANT
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 27 tháng 1 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, January 27, 2013

“Ví bằng Đức-giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).


Tôi mượn tựa đề của bài giảng nầy từ Tiến Sĩ W. A. Criswell (1909-2002), là một mục sư đã quản nhiệm lâu năm tại First Baptist Church thuộc Dallas, Texas. Tôi nói với bạn điều đó bởi vì tôi biết vài mục sư có thể sẽ nói rằng, “Đừng dùng chữ ‘học thuyết.’ Người ta mất hứng bởi học thuyết.” Đối với họ những mục sư học thuyết và thần học đều không quan trọng. Họ muốn giảng ra những bài giảng dựa trên nhu cầu của con người, hơn là học thuyết . Vì vậy chúng ta ít nghe nhiều bài giảng dựa trên học thuyết của sự cứu rổi bởi một Đấng, hoặc trên học thuyết của tiền định, hay học thuyết của sự đày xuống địa ngục, hoặc học thuyết về ma quỷ, hay học thuyết về xây dựng và trang trí nhà thờ, hoặc bất cứ học thuyết thần học nào khác. Hầu hết những bài giảng ngày nay đặt con người làm trọng tâm hơn là để Chúa và thần học là trọng tâm. Vì vậy mà tôi dùng tựa đề của Tiến Sĩ Criswell, “Học Thuyết của Dân Còn Sót Lại.” Mục sư nổi danh đó không sợ hãi gì để giảng về học thuyết!

Nhưng hầu hết những mục sư ngày nay bắt đầu với sự suy nghĩ về những nhu cầu của con người – thay vì suy nghĩ về lẽ thật của những học thuyết và thần học trong Kinh Thánh. Đây là một số đề tài bài giảng hiện đại để minh hoạ điển hình cho cái gọi là “đặt trọng tâm trên con người” đang xuất hiện trong sự giảng dạy. Đây là những tựa đề chính xác: “Nhận Lấy Trách Nhiệm Cho đời Sống của Bạn,” “Ở Trong Sự yêu Thương,” “Phương Thuốc cho Đời Sống Bình Thường,” “Đức Chúa Trời Nghĩ Bạn Là Tuyệt Vời,” “Giã Từ, Tình Trạng Bấp Bênh,” “Sống cho Quân Bình,” “Bất Đầu Bỏ, Bất Đầu Sống,” “Trở Nên Con Người Tốt Hơn,” “Sống Cuộc Đời Tuyệt Vời Ngay Bây Giờ,” “Khám Phá Cá Tính Của Bạn,” “Ổn Định Tính Tình Bạn.” Và một điều ở đây có thể nói lên tất cả, “Vui Cười Tới Con Đường Hôn Nhân Tốt Hơn.” Tôi không nói rằng những đề tài nầy là không hữu dụng. Nó có thể. Tôi nói rằng có nhiều đề tài chỉ dựa trên những nhu cầu của con người hơn là học thuyết của Kinh Thánhthần học Kinh Thánh làm trọng tâm của hầu hết ngày nay. Và khi nghe loại của bài giảng đó, tôi cảm thấy nhàm chán làm sao đâu! Nó có vẽ giống như những đề tài từ Oprah Winfrey hoặc từ tập Reader’s Digest!

Tôi có đọc vài quyển sách của Tiến Sĩ David F. Wells. Ông là giáo sư thần học tại Chủng Viện Gordon-Conwell Theological Seminary. Vâng, ông là người rao giảng phúc âm mới mẻ, nhưng ông có vài câu chuyện thích thú để nói. Thí dụ, ông đã nói về “…những câu chuyện trống rổng và ngây ngô như trẻ con để giúp đở cho những bài giảng trên bục giảng từ tuần nầy đến tuần nọ trong quá nhiều Hội Thánh phúc âm…Nơi mà chúng ta chỉ nhận những thần học trống rổng, trống rổng về tính chất quan trọng của Cơ Đốc Nhân trong sự giảng dạy” (David F. Wells, Ph.D., Không Có Chổ Cho Sự Thật: Hoặc Chuyện Gì Đã Xảy Ra Đến Thần Học Phúc Âm ?, Eerdmans, 1993, trang 292). Một điều là tôi đồng ý với ông!

Tiến Sĩ W. A. Criswell là một mục sư theo chủ nghĩa học thuyết. Hầu hết những bài giảng nổi tiếng của ông có nền tảng thần học và tính chất luận bình. Vì vậy tôi không ngạc nhiên khi Tiến Sĩ Criswell đã giảng về “Học Thuyết về Dân Còn Sót Lại.” Nhưng nó không phải là một thông điệp buồn chán và khô khan. Bất cứ người nào đã nghe Tiến Sĩ Criswell sẽ nhớ rằng ông là một mục sự nóng cháy! Criswell sẽ hoàn toàn đồng ý với Tiến Sĩ Martyn Lloyd-Jones, khi Tiến Sĩ Lloyd-Jones nói,

Giảng là gì? Lý lẽ nóng bỏng!...Là thần học nóng cháy…Giảng dạy là thần học ra từ một người nóng cháy…Một người có thể giảng thản nhiên về những việc nầy là không làm đúng chức năng trên tòa giảng, và cũng không nên được phép bước lên (D. Martyn Lloyd-Jones, M.D., Sự Giảng Dạy Và Những Mục Sư, Zondervan Publishing House, 1972, trang 97).

Và vì vậy, tôi sẽ giữ đề tựa của Tiến Sĩ Criswell, “Học Thuyết về Dân Còn Sót Lại.” Và tôi cầu nguyện rằng xin Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi có sự nóng cháy nhiệt tình đủ để giữ bạn lại trong sự chú ý lắng nghe và có lẻ biến đổi một số linh hồn hư mất tối nay!

“Học Thuyết về Dân Còn Sót Lại.” Đoạn văn nói,

“Ví bằng Đức-Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm, và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).

“Ví bằng Đức Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh…” Trong tiếng Hê-bơ-rơ dịch chữ “remnant” là “sawreed” có nghĩa là “một người sống sót.” Và khi những giáo sư Do Thái xưa đã dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ qua tiếng Hy-lạp, trong bản Bảy Mươi Septuagint, họ dùng trong tiếng Hy-lạp là “sperma,” có nghĩa là “tinh dịch” hay là “mầm móng.” “Ví bằng Đức Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sống sót, một chút mầm móng, chỉ là một nhóm nhỏ của những người bước theo đức tin, thì chúng ta cũng bị hủy diệt dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời giống như thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ vậy!” “Học thuyết” về điều gì của dân còn sót lại? Là điều nầy – Đức Chúa Trời giữ gìn Ngài một nhóm nhỏ người có đức tin là những người Ngài sẽ đem họ an toàn ngang qua cơn lửa đoán phạt để gặp Ngài trong nước Thiên Đàng! Đó là học thuyết về những người còn sót lại! Đó là thông điệp của đoạn văn chúng ta,

“Ví bằng Đức Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm, và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).

Ê-sai chuyển tải thông điệp về sự đoán xét của Đức Chúa Trời. Nhưng tiên tri cũng đem đến thông điệp của sự hy vọng. Trong Sách Ê-sai, ông nói rằng đất sẽ bị đoán xét và hủy diệt. Nhưng, cho dù chuyện gì xảy ra cho quốc gia, Đức Chúa Trời sẽ giữ gìn những người có đức tin còn sót lại, một mầm móng, một nhóm nhỏ người còn sống sót. Và những người còn sống sót đó sẽ trở thành nền móng của Vương Quốc của Đấng Christ trên đất! Đó là học thuyết về dân còn sót lại!

“Ví bằng Đức-giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm, và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).

I. Thứ nhất, học thuyết về dân còn sót lại tìm thấy trong suốt cả Sách Ê-sai.

Trong Ê-sai đoạn 11 chúng ta đọc,

“Chúa còn đặt tay một lần nữa đặng chuộc dân sót của Ngài”
       (Ê-sai 11:11).

Một câu khác cũng trong đoạn đó nói,

“Vậy, sẽ có một đường cái cho dân sót của Ngài”
       (Ê-sai 11:16).

Và trong đoạn 37 nói,

“Vậy xin hãy vì những người còn lại đây mà cầu nguyện”
       (Ê-sai 37:4).

Chúng ta cũng thấy dân sót lại được nhắc đến hai lần gần cuối của đoạn nầy,

“Kẻ nào tránh khỏi nạn và còn sót lại…vì sẽ có dân sót ra từ Giê-ru-sa-lem” (Ê-sai 37:31, 32).

Cuối cùng chúng ta thấy trong Ê-sai đoạn 46,

“Hỡi nhà Gia-cốp, và hết thảy các ngươi là dân sót của nhà Y-sơ-ra-ên, hãy nghe ta…” (Ê-sai 46:3).

Trong Tân Ước Kinh Thánh cũng đề cập đến dân sót lại trong Thư Rô-ma, khi Sứ Đồ Phao-lô nói,

“Còn Ê-sai nói về dân Y-sơ-ra-ên mà kêu lên rằng: Dầu số con cái Y-sơ-ra-ên như cát dưới biển, chỉ một phần sót lại sẽ được cứu mà thôi” (Rô-ma 9:27).

“Lại như Ê-sai đã nói tiên tri rằng: Nếu Chúa vạn quân chẳng để lại một cái mầm của dòng giống chúng ta, thì chúng ta đã trở nên như thành Sô-đôm và giống như thành Gô-mô-rơ vậy” (Rô-ma 9:29).

Ê-sai bắt đầu thông điệp của ông bằng cách diễn tả tội lổi của con người.

“Ôi! Nước mắc tội, dân mang lổi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ kia! Chúng nó đã lìa bỏ Đức-giê-hô-va, khinh lờn Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, đã trở nên xa lạ và lui đi” (Ê-sai 1:4).

Rồi tiên tri diễn tả là Đấng Thánh sẽ giáng sự phán xét xuống trên họ vì sự bất công của họ,

“Xứ các ngươi là nơi hoang vu, thành các ngươi bị lửa thiêu hủy; dân ngoại nuốt đất đai các ngươi trước mặt các ngươi, hoang vu như bị dân ngoại phá tan” (Ê-sai 1:7).

Cuối cùng, Ê-sai nói rằng nếu Đức Chúa Trời không can thiệp vào thì họ hoàn toàn sẽ bị hủy diệt.

“Ví bằng Đức-giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).

Đó là học thuyết về dân còn sót lại trong Sách tiên tri Ê-sai.

II. Thứ hai, học thuyết của dân còn sót lại tìm thấy trong suốt Kinh Thánh.

“Ví bằng Đức Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).

Chúng ta thấy học thuyết của dân còn sót lại trước cơn Đại Hồng Thủy khi,

“Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta đã dựng nên” (Sáng-thế-ký 6:7).

Đó là lời đe dọa về sự phán xét.

“Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va” (Sáng-thế-ký 6:8).

Đó là học thuyết của dân còn sót lại. Nô-ê và gia đình của ông là “một nhóm ít người còn sót lại” mà Đức Chúa Trời đã giữ gìn khỏi cơn nước lụt.

Chúng ta thấy học thuyết về dân còn sót lại trong đời của Áp-ra-ham, là người được kêu gọi ra khỏi U-rơ thuộc về xứ Canh-đê, và trở thành dân còn sót lại của Đức Chúa Trời trên đất. Một người còn sót lại! Chúng ta thấy điều đó trong sách Xuất-ê-díp-tô-ký, khi Đức Chúa Trời dùng tay Môi-se để dẩn dắt dân sót lại của Ngài ra khỏi ách nô lệ của xứ Ê-díp-tô. Chúng ta thấy điều đó với Ghi-đê-ôn cùng một nhóm người với ông, chỉ có ba trăm chiến sĩ, chống lại đoàn quân hùng mạnh của Ma-đi-an. Chúng ta thấy điều đó trong Đa-vít, với một nhóm nhỏ người vô gia cư, chống lại quân đội hùng hậu của vua Sau-lơ. Chúng ta thấy điều đó trong Sa-mu-ên, và tất cả những tiên tri, đứng lên chống lại những vị vua sùng bái thần tượng, và những đám đông dữ tợn của họ. Chúng ta thấy điều đó trong Chúa Giê-su với một nhóm Sứ Đồ của Ngài rao giảng Phúc Âm đến một đế quốc La-mã hùng mạnh. Và, cuối cùng, chúng ta thấy học thuyết về dân sót lại trong thời kỳ Đại Nạn, khi Kinh Thánh nói rằng sự tức giận của Sa-tan đến chống lại Y-sơ-ra-ên và “mầm móng sót lại của người đàn bà, là những kẻ vẩn giữ điều răn của Đức Chúa Trời, và lời chứng của Đức Chúa Giê-su Christ” (Khải-Huyền 12:17). Đó là học thuyết của dân còn sót lại – một nhóm người của Đức Chúa Trời, là những người còn lại trong thế giới tối tăm tội lổi.

“Ví bằng Đức Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).

III. Thứ ba, học thuyết về dân sót lại là thực tế trong ngày nay.

Trong những ngày của Nước Lụt, có bao nhiêu người ở đó? Chỉ có tám người, Nô-ê và gia đình của ông. Đó là dân còn sót lại! Trong ngày mà Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham thì chì có một người. Đó là dân còn sót lại! Trong những ngày bội đạo của dân Y-sơ-ra-ên chỉ có 7,000, và Đức Chúa Trời nói với Ê-li, “Ta đã để dành cho ta bảy ngàn người nam, chẳng hề quỳ gối trước mặt Ba-anh” (Rô-ma 11:4). Đó là dân sót lại! Và Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng chỉ có một ít người sẽ được cứu. Ngài nói,

“Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẩn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẩn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:13, 14).

“Kẻ kiếm được thì ít.” Đó là dân còn sót lại!

Ngoài hàng triệu người sống đông đúc tại Los Angeles, Đức Chúa Trời, bởi sự quan phòng của Ngài, đã đem bạn đến đây trong buổi tối hôm nay. Bạn có muốn là người trong nhóm người còn sót lại của Đức Chúa Trời không? Bạn có muốn là người trong nhóm người tìm kiếm Chúa Giê-su Christ để được cứu rổi không? Chúa Giê-su phán, “kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:14). Những người khác sẽ “vào hình phạt đời đời” (Ma-thi-ơ 25:46). Bạn có muốn bước vào trong Hội Thánh chúng tôi, để nhận được sự cứu rổi, và dự phần vào dân còn sót lại của Đức Chúa Trời không?

Có một lần một người nói với Spurgeon, “Vậy ông biết rằng sẽ có một số người không tin, không tiếp nhận Chúa Giê-su, và được cứu cho dù ông làm cái gì, cho dù ông giảng bao nhiêu đi nữa, làm bao nhiêu đi nữa. Đúng là một học thuyết tuyệt vọng!” Spurgeon trả lời ông rằng, “Nầy, không phải vậy đâu. Tôi biết rằng một số người sẽ lắng nghe, một số người sẽ mở tấm lòng của họ, một số người sẽ ăn năn và được cứu,” và họ sẽ là dân còn sót lại! Đó là lời an ủi khích lệ mà Đức Chúa Trời ban cho dân sự của Ngài trong học thuyết về dân còn sót lại. Chúng ta sẽ gặp những người không tin và từ chối trong thế gian nầy, nhưng một số người sẽ được cứu. Một số người sẽ từ bỏ đời sống tội lổi ích kỷ của họ để đến với Chúa Giê-su. Một số người sẽ được rửa sạch tội lổi của họ qua dòng Huyết báu của Ngài. Một số người sẽ được cứu. Bạn có muốn là một trong những số người đó trở thành phần tử trong dân sót của Đức Chúa Trời trong thế gian nầy không? Điều đó là một việc cao quý, và kỳ diệu khi một người nào đó rời bỏ thế gian tội lổi nầy và trở thành phần tử trong bầy chiên của Chúa Giê-su – một phần của dân sót Đức Chúa Trời! Nó là một việc kỳ diệu, vì đó là con đường dẩn đến vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su nói,

“Hỡi bầy nh, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng” (Lu-ca 12:32).

Tôi cầu xin bạn tối nay hãy đến với Chúa Giê-su Christ bằng một đức tin đơn sơ. Trở thành phần tử trong dân sót lại, phần tử trong bầy chiên của Ngài! Tin nhận Chúa Giê-su tối nay. Hãy được thanh tẩy tội lổi bởi Huyết của Ngài. Được cứu bởi Ngài ngay bây giờ, tối nay!

Ông Griffith sẽ đến đây và hát bài hát đó được sáng tác bởi Paul Rader một lần nữa. Tựa đề là, “Chỉ Tin Cậy ‘Only Believe’.” Đó là điều mà tôi mong mỏi bạn làm tối nay. Chỉ tin cậy – chỉ tin cậy Chúa Giê-su! Trong khi ông Griffith hát bài hát đó, tôi muốn mời bạn bước ra khỏi chổ ngồi và bước ra phía sau hậu trường. Nếu bạn chưa được cứu, nếu bạn chưa phải là Cơ Đốc Nhân thật sự, xin vui lòng bước ra khỏi chổ ngồi và đi về phía sau phòng nầy trong khi ông hát. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến chổ yên lặng hơn để chúng tôi có thể chia xẽ thêm cho bạn về Kinh Thánh và cầu nguyện. Hãy đi trong khi Ông Griffith hát.

Đừng sợ, bầy chiên nhỏ, từ thập giá đến ngài vàng,
   Từ chết đến sống Ngài đi vì Ngài tự nguyện;
Nguyền phép dưới đất, nguyền phép trên trời,
   Đã ban cho Ngài vì tình yêu của Ngài đối với chiên.
Chỉ tin cậy, chỉ tin cậy; Mọi sự có thể được, chỉ tin cậy,
   Chỉ tin cậy, chỉ tin cậy; Mọi sự có thể được, chỉ tin cậy.

Đừng sợ, bầy chiên nhỏ, Ngài đã đi trước,
   Người Chăn đã chọn con đường cho bạn phải bước đi;
Nguồn nước của Ma-ra Ngài sẽ làm ngọt cho bạn,
   Ngài uống hết sự đắng trong Ghết-sê-ma-nê.
Chỉ tin cậy, chỉ tin cậy; Mọi sự có thể được, chỉ tin cậy,
   Chỉ tin cậy, chỉ tin cậy; Mọi sự có thể được, chỉ tin cậy.

Đừng sợ, bầy chiên nhỏ, chổ bạn dù ở đâu,
   Ngài vào tất cả phòng, “dù mọi cửa đều đóng,”
Ngài không bỏ rơi; Ngài không bao giờ rời,
   Nên cậy trong sự hiện diện của Ngài tối và sáng.
Chỉ tin cậy, chỉ tin cậy; Mọi sự có thể được, chỉ tin cậy,
   Chỉ tin cậy, chỉ tin cậy; Mọi sự có thể được, chỉ tin cậy.
(“Chỉ Tin Cậy ‘Only Believe’ ” bởi Paul Rader, 1878-1938).

Bác Sĩ Chan, xin vui lòng đến đây thay mặt chúng tôi mà cầu nguyện.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Kyu Dong Lee: Ê-sai 1:4-9.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chỉ Tin Cậy” (bởi Paul Rader, 1878-1938).


DÀN BÀI CỦA

HỌC THUYẾT VỀ DÂN CÒN SÓT LẠI

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Ví bằng Đức Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm và như thành Gô-mô-rơ vậy” (Ê-sai 1:9).

I.   Thứ nhất, học thuyết về dân còn sót lại được tìm thấy qua Sách
Tiên Tri Ê-sai, Ê-sai 11:11, 16; 37:4, 31, 32; 46:3; Rô-ma 9:27, 29;
Ê-sai 1:4, 7.

II.  Thứ hai, học thuyết về dân còn sót lại được tìm thấy trong suốt
Kinh Thánh, Sáng-thế-ký 6:7, 8; Khải Huyền 12:17.

III. Thứ ba, học thuyết về dân còn sót lại là có thật trong ngày nay,
Rô-ma 11:4; Ma-thi-ơ 7:13, 14; 25:46; Lu-ca 12:32.