Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐUỔI NHỮNG LOÀI CHIM ĂN MỒI RA KHỎI CỦA TẾ LỄ

(BÀI GIẢNG # 68 CỦA SÁCH SÁNG THẾ KÝ)
DRIVING THE VULTURES AWAY FROM THE SACRIFICE
(SERMON #68 ON THE BOOK OF GENESIS)
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 20 tháng 1 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, January 20, 2013


Khi tôi còn rất trẻ tôi đã đi với mục sư của tôi là Tiến Sĩ Timothy Lin, đến Hội Đồng Báp Tít Nam Phương, năm đó được tổ chức tại San Francisco. Có một cuộc tranh luận sôi nổi trong ngày đó qua sách giáo khoa của giáo hội Báp Tít Nam Phương Tự Do công kích sách Sáng Thế ký. Tiến Sĩ Lin đã đi lên nói “từ dưới sàn” chống lại quyển sách đó, ông đã làm như vậy. Lúc đó tôi chỉ mới có 22 tuổi, nhưng tôi xác định rằng một ngày nào đó tôi sẽ viết một quyển sách để biện hộ sách Sáng Thế Ký. Bây giờ tôi nhìn thấy rằng quyển sách nầy sẽ hiển nhiên trở thành những bài giảng. Đây là bài giảng số sáu mươi tám trong một loạt bài giảng của sách Sáng Thế Ký. Xin vui lòng đứng lên và mở ra với tôi trong sách Sáng-thế-ký 15:11.

“Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” (Sáng-thế-ký 15:11).

Mời quý vị ngồi xuống.

Áp-ram là một ông già không có con. Đức Chúa Trời hiện ra cùng ông trong một khải tượng và nói với ông rằng hậu tự của ông sẽ đông như sao trên trời. “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người” (Rô-ma 4:3). “Áp-ram tin Đức-Giê-hô-va; thì Ngài kể sự đó là công bình cho người” (Sáng-thế-ký 15:6). Vì vậy Áp-ram được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Trời, không phải bởi những việc làm tốt. Nhưng Áp-ram hỏi Đức Chúa Trời để xác định lại đức tin của ông. Đức Chúa Trời đến thăm viếng và lập giao ước với ông, cho ông và hậu tự của ông phần đất Ca-na-an. Áp-ram đã được truyền lệnh đem một con bò cái tơ, một con dê cái, một con chiên đực, một con chim gáy, và một con chim bồ câu, và cắt chúng ra làm hai. Ông “cắt giao ước” là phong tục người xưa cắt thú vật ra làm đôi, như là để hai bên có giao ước có thể đi giữa hai phần, chấp nhận rằng đời sống riêng của họ sẽ chấm dứt nếu họ không làm tròn sự cam kết của họ trong giao ước đó (cf. Giê-rê-mi 34:18-21). Sinh tế đó tiêu biểu cho Chúa Giê-su Christ, là Đấng làm đầy trọn các sinh tế trong Cựu Ước.

Áp-ram tin cậy Chúa, và sắp đặt những miếng của con sinh tế trên đất. Rồi, ông chờ đợi Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài. Nhưng những con chim ăn mồi bay đến. Có một lần ở sa mạc Arizona tôi đã thấy những con chim ăn mồi xuất hiện thình lình như có phép thần thông quảng đại. Nếu có một con vật nào đó nằm chết trên đường, hầu như những con chim nầy xuất hiện nhanh chóng trên bầu trời, bu quanh xác con thú đó. Tôi không biết làm thế nào mà nó đến nhanh chóng như vậy, nhưng nó đến nhanh. Khoa học có thể phân giải điều huyền bí đó trước đây, nhưng tôi không biết lời giải đáp. Chúa Giê-su nói, “Nơi nào có xác chết, thì những chim ó [những chim ăn mồi] sẽ nhóm tại đó” (Ma-thi-ơ 24:28).

Phân đoạn nầy nói về Giao Ước Áp-ra-ham. Giao ước nầy được xác định lại khi Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham trong Sáng-thế-ký 12:1-3, Ngài hứa cho ông và hậu tự ông phần đất Ca-na-an. Nhưng mục đích của chúng ta tối nay không phải học về giao ước đó, nhưng nhìn nó như là bài học ứng dụng cho chúng ta ngày nay. Để làm điều đó, chúng ta sẽ chú ý vào đoạn văn nầy,

“Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” (Sáng-thế-ký 15:11).

Trong bài giảng nầy, chúng ta sẽ tập trung vào những vật sinh tế, và những con chim đáp xuống.

I. Thứ nhất, những vật sinh tế.

Mỗi sinh tế trong Cựu Ước đều ám chỉ về sự hy sinh của Chúa Giê-su Christ trên Cây Thập Tự. Và đây cũng không ngoại lệ.

“[Áp-ram] thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, bởi cớ chi tôi biết rằng tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp? Đức-giê-hô-va đáp rằng: Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bồ câu con. Áp-ram bắt đủ các loài vật đó, mổ làm hai, để mỗi nữa con mỗi bên đối với nhau, nhưng không mổ các loài chim ra làm hai” (Sáng-thế-ký 15:8-10).

Khi Áp-ram hỏi làm sao biết rằng tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp, Arthur W. Pink nói, “Đức Chúa Trời trả lời bằng cách đặt Đức Chúa Giê-su Christ, trong dạng nầy, trước mắt ông.” Rồi Pink nói, “Hình ảnh đặc trưng nầy được hoàn thành cách kỳ diệu…Mỗi [con thú] đã báo trước một khía cạnh riêng biệt của sự hoàn hảo và công việc của Đấng Christ. Bò cái tơ ba tuổi dường như ám chỉ đến sự mạnh mẽ khỏe khoắn của Ngài; con dê cái, nói đến khía cạnh của tội lổi; con chiên đực đó là con vật trong chi phái Lê-vi dâng tặng liên quan đến sự thánh hóa đặc biệt. Những con chim nói lên một Đấng từ Thiên Đàng. ‘Ba tuổi’ ba lần được lập lại, gợi ý, có lẻ là thời gian của sự hy sinh của Chúa chúng ta, dâng hiến sau ‘ba năm’ phục vụ! Chú ý rằng sự chết trãi qua trên hết thảy bọn chúng, không có huyết thì không có sự tha thứ và nơi đâu không có sự tha thứ thì nơi đó không có sự thừa kế” (Arthur W. Pink, Tóm Lược Trong Sách Sáng-Thế-Ký, Moody Press, ấn bản năm 1981, trang 168, 169).

Bất cứ người nào đọc Cựu Ước phải biết sự hy sinh của những con vật là quan trọng như thế nào. Và, khi chúng ta đọc Tân Ước, chúng ta thấy thế nào về tất cả những sự hy sinh nầy đều ám chỉ đến sự chịu khổ và sự chết của Chúa Giê-su để cứu chuộc chúng ta từ những con người tội lổi. Sách Hê-bơ-rơ nói,

“Vì nếu huyết của dê đực bò đực cùng tro bò cái tơ mà người ta rưới trên kẻ ô uế còn làm sạch được phần xác thịt họ và nên thánh thay, huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào?” (Hê-bơ-rơ 9:13-14).

Xác của những con thú vật đó và những con chim, được Áp-ram sắp đặt trình bày ra trước mặt Chúa, ám chỉ rỏ rằng và xác định đến sự hy sinh của Chúa Giê-su.

Tôi đọc những bài giảng của Spurgeon gần như là mỗi ngày. Tôi thích thú khi tôi đọc những sự tham khảo liên tục của ông liên quan đến sự đau khổ của Chúa Giê-su. Ông thường hướng chúng ta vào trong buổi tối tại vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúng ta được biết nổi đau đớn của Chúa Giê-su khi tất cả tội lổi của thế gian đã đè nặng trên Ngài tại đó. Chúng ta thấy Ngài bị tan nát bởi tội lổi của chúng ta khi Ngài cầu nguyện, và mồ hôi của Ngài, “như những giọt máu lớn rơi xuống,” ngấm vào đất dưới một thân thể kiệt sức của Đấng Cứu thế.

Rồi Mục sư lừng danh đó dẩn chúng ta đến thầy tế lể thượng phẩm, nơi mà Chúa Giê-su bị lôi ra giữa đám đông la hét om sòm. Chúng ta thấy Đấng Cứu Thế bị đánh đập, và chúng ta thấy họ nhổ trên mặt Ngài, và nhổ râu Ngài. Rồi sau đó Spurgeon đem chúng ta đến trường án Phi-lát, và ông cho chúng ta thấy Chúa Giê-su bị đánh đòn một cách dã man, và một mão gai rất ác nghiệt ấn xuống trên trán Ngài. Kế đó, ông hướng chúng ta trên con đường Via Dolorosa đi đến đồi sọ, con Đường Đau Khổ, Đấng Cứu Thế té ngã nhiều lần với sức nặng của cây thập tự trên vai Ngài. Sau cùng ông cho chúng ta thấy Chúa Giê-su với tay chân bị đinh đóng, chết thế cho chúng ta, chuộc tội cho chúng ta, trên cây gổ đáng nguyền rủa!

Nhưng Spurgeon ít khi ngừng ở đó. Ông dẩn chúng ta đến ngôi mộ, nơi đặt thân thể tan nát của Chúa Giê-su, và chúng ta ở đó trong bống tối, ngôi mộ của Đấng Cứu Thế được chắn lại bởi một tảng đá lớn đã được niêm phong. Rồi sau đó vị mục sư lừng danh nầy đem chúng ta qua một buổi mờ mờ sáng, với những người đàn bà. Chúng ta đứng đó trong sự sợ hãi với họ khi nghe thiên sứ nói,

“Các ngươi đừng sợ chi cả; vì ta biết các ngươi tìm Đức Chúa Giê-su, là Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán, hãy đến xem chổ Ngài đã nằm” (Ma-thi-ơ 28:5-6).

Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia!
Âm binh gây dữ sôi cuộn cuồng ba,
   Đấng Christ chiến thắng phá tan quyền ma;
Vui lên dân thánh, reo mừng ngợi ca, Ha-lê-lu-gia!

Ba hôm tăm tối ưu sầu đã qua;
   Chúa thắng tử phủ bước từ mồ ra;
Vinh thay vua thánh Giê-su đầu ta; Ha-lê-lu-gia!


Dây xích ma quỷ xưa Ngài đập phăng;
   Nay trên thiên môn không còn rào ngăn;
Rao Giê-su thắng ta ca trầm thăng, Ha-lê-lu-gia!

Ôi, Giê-su bởi vết thương ngày nay,
   Cất ách chết khỏi chúng tôi từ đây,
Cho tâm linh sống, ca ngợi mừng thay, Ha-lê-lu-gia!
   Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia!
(“Sự Xung Đột Đã Qua” được dịch ra bởi Francis Pott, 1832-1909).

“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh. Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3-4).

Đó là Phúc Âm! Đó là thông điệp của chúng ta! Đó là bài hát của chúng ta, và đó là hy vọng của chúng ta! Và đó là điển hình về những gì ám chỉ đến vật hy sinh của Áp-ram! A-men và A-men!

“Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” (Sáng-thế-ký 15:11).

II. Thứ hai, những con chim ăn mồi đáp xuống.

Trong từ ngữ Hê-bơ-rơ dùng chữ, “chim kên kên.” Là giống chim tham tàn chuyên ăn xác thối đã nói lên điều gì? Họ là tiêu biểu cho cái gì? Tôi không nghi ngờ gì vì chính nó là thí dụ điển hình về Sa-tan và những quỷ sứ nó. Chúng ta rất ít nghe nói về ma quỷ trong những Hội Thánh chúng ta ngày nay. Ngay trong lúc quốc gia của chúng ta đang bị chìm đắm trong tội ác, và mỗi ngày chúng ta đều nghe những tội lổi ghê gớm xảy ra mà chúng ta chưa bao giờ biết khi tôi còn nhỏ – trong thì giờ nầy của tăm tối – hầu như chúng ta không nghe nói về Sa-tan và quỷ sứ nó trên tòa giảng của chúng ta. Chỉ cho chúng ta những bài giảng vui vẽ, nhiều mục sư đã thất bại trong sự trang bị cho chúng ta “chống lại chủ quyền thống trị, chống lại thế lực, chống lại vua chúa của thế gian mờ tối nầy, chống lại các thần dữ ở các miền trên trời” (Ê-phê-sô 6:12). Nhưng sự xao lảng với ma quỷ, họ để cho tín hữu của họ dễ dàng làm mồi cho Sa-tan là kẻ “đi chung quanh, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (1 Phi-e-rơ 5:8).

Chúa Giê-su đã nói “chim trời” xuống ăn hết hột giống đạo Phúc Âm đã gieo ra (Lu-ca 8:5). Và Chúa Giê-su không bỏ chúng ta trong sự nghi vấn về những con chim đó là ai, vì Ngài nói, “Ma quỷ đến cướp lấy đạo từ trong lòng họ, e rằng họ tin mà được cứu chăng” (Lu-ca 8:12).

“Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” (Sáng-thế-ký 15:11).

Chúng ta không thể nghi ngờ gì cả, những con chim nầy do Ma Quỷ đem đến để phá hoại những vật hy sinh trong giao ước. Và, dỉ nhiên, Ma Quỷ đến trong mọi cơ hội để nhổ chân lý Phúc Âm ra khỏi từ trong tấm lòng của những tội nhân – và cũng nhổ ra khỏi những hội thánh của chúng ta!

Trở lại đầu thế kỷ 20 một cuộc tấn công chống lại sự chết thế của Chúa Giê-su Christ trên Cây Thập Tự. Đây là một cuộc tấn công quỷ quái mà Spurgeon đã giảng chống lại cách rất mạnh mẽ và khá. Trong thời đại của chúng ta, cuộc tấn công còn tinh vi hơn nữa. Các mục sư trả tiền cho công ty môi miệng đến sự hy sinh chết thế của Chúa Giê-su Christ – nhưng họ hiếm khi giảng về điều đó! Ngay cả trên những hội thánh chính thống, chúng ta hiếm khi nghe toàn bộ bài giảng nhấn mạnh đến sự chịu khổ và chịu chết của Chúa Giê-su Christ. Tiến Sĩ Michael H. Horton nhấn mạnh rằng hiếm có môt người nào giảng toàn bộ bài giảng hướng về bất cứ khía cạnh nào của Chúa Giê-su Christ. Quyển sách của ông là Cơ Đốc Nhân Không Có Chúa Giê-su ‘Christless Christianity’ (Baker 2008). Tôi mong sao mỗi mục sư trong nước Mỹ phải đọc sách nầy – và tự hỏi chính mình “Lần sau cùng tôi giảng một bài giảng tập trung toàn bộ vào Chúa Giê-su Christ là khi nào?” Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều người sẽ giựt mình nếu họ nghiêm chỉnh tự hỏi chính họ câu hỏi đó!

Hầu hết những bài giảng ngày nay đều tập trung vào con người, nhu cầu của con người, cảm giác của con người, vấn đề của con người, sự vui thích của con người, nhưng không tập trung vào Chúa Giê-su Christ! Tiến Sỉ David F. Wells cũng nhận biết đến phương hướng nầy. Ông nói, “Nhiều người rao giảng phúc âm… sự giảng dạy…thường thì xây dựng trên chính họ, không tập trung vào Đức Chúa Trời. Chỉ là những gì chúng ta làm, những gì chúng ta nhận, không phải những gì Đức Chúa Trời đã làm, hoặc những gì Ngài ban cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Christ… không phải về những gì Ngài ban cho chúng ta trong sự chết thế của Chúa Giê-su Christ” (David F. Wells, Ph.D., Sự Can Đảm Để Làm Người Tin Lành ‘The Courage to Be Protestant’, Eerfman, 2008, trang 182, 183).

Bạn có nghĩ rằng ông quá khó khăn không? Tự hỏi chính bạn, lần cuối cùng bạn nghe toàn bộ bài giảng về sự đóng đinh của Chúa Giê-su Christ, sự sống lại của Ngài, ngay cả sự trở lại của Chúa (không phải sự Say Mê của chúng ta, nhưng sự trở lại lần thứ hai của Ngài!) là khi nào? Ngay cả trong những hội thánh đặt niềm tin vào Kinh Thánh hầu hết những bài giảng đều đặt trên những nhu cầu và những cảm xúc của chúng ta – không phải trên chính Chúa Giê-su Christ!

“Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” (Sáng-thế-ký 15:11).

Ở một nơi nào đó, bằng cách nầy hay cách khác, một người nào đó cần đứng lên để đuổi những con chim kên kên ra khỏi những sinh tế của Chúa Giê-su Christ! Ở một nơi nào đó, bằng cách nầy hay cách khác, một người nào đó cần đứng lên với Sứ Đồ Phao-lô và nói,

“Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Giê-su Christ, và Đức Chúa Giê-su Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 2:2).

Một người nào đó nói rằng, “Đó là điều mà không đáp ứng nhu cầu của chúng tôi.” Tôi nói, nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của chúng ta – tốt hơn là một vài lời cảnh cáo của buổi tâm lý từ Oprah Winfrey, tập Reader’s Digest, hoặc Joel Osteen! Sứ Đồ Pho-lô nói,

“Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta; hầu cho, như có lời chép rằng: Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa” (1 Cô-rinh-tô 1:30-31).

“Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 1:22-24).

Chúa Giê-su Christ – quyền năng của Đức Chúa Trời! Chúa Giê-su Christ – sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời! Chúa Giê-su Christ là nhu cầu tất cả cho tôi! Và Chúa Giê-su Christ là nhu cầu tất cả cho bạn! Những ai nhận biết Đấng Cứu Rổi có thể nói với Phao-lô,

“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” (Phi-líp 4:13).

Để mọi người nào nghe bài giảng nầy xác định đặng tôn cao danh Giê-su, và tình yêu đến đổi phải chết cho chúng ta trên Cây Thập Tự! Hãy để mổi chúng ta cam kết đời sống của mình cho Phúc Âm xưa, tin nó, giảng nó, và làm chứng cho những ai đang lạc mất! Những gì họ cần không phải là buổi thuyết trình tâm lý hoặc buổi trò chuyện tự giúp. Những gì họ cần là Phúc Âm dầm thấm Huyết của Đấng Christ!

Tôi thích kể chuyện về những điều không thấy đến từ trên,
   Về Giê-su và vinh hiển Ngài, và tình yêu thương của Ngài.
Tôi thích kể chuyện, Bởi vì tôi biết điều đó có thật;
   Làm thỏa mãn sự khao khát tôi như không có gì bằng.

Tôi yêu thích kể câu chuyện nầy, tuyệt vời hơn nữa cả
   Hơn tất cả ảo quyền cao sang, hơn tất cả mộng ảo vàng.
Tôi rất thích kể câu chuyện, vì nó đã làm nhiều cho tôi;
   Và đó là lý do duy nhất tôi kể cho bạn bây giờ.

Tôi yêu thích kể câu chuyện, cho những ai biết rỏ về nó
   Vẩn còn đói khát và thèm được nghe thêm như bao người khác.
Và rồi, trong ảnh của vinh hiển, tôi hát bài ca mới, thật mới,
   Sẽ là câu chuyện xưa, thật xưa là chuyện tôi yêu từ lâu.
Tôi yêu thích kể câu chuyện, sẽ là chủ đề trong sự vinh hiển,
   Để kể câu chuyện xưa, thật xưa về Giê-su và tình yêu Ngài.
(“Tôi Yêu Thích Kể Câu Chuyện ‘I Love to Tell the Story’
     bởi A. Catherine Hankey, 1834-1911).

Sự nhân từ thay đổi tôi,
   Sự nhân từ thay đổi tôi.
Từ lâu tôi lạc mất,
   Nhưng Giê-su thay đổi đời tôi.
(“Sự Nhân Từ Thay Đổi Đời Tôi ‘Mercy Rewrote My Life’
     bởi Mike Murdock, 1946-, sữa lại bởi Mục Sư).

Tôn vinh Chúa tôi! Tôn vinh Chúa tôi!
   Bởi tôi chính Chiên Con chịu hình;
Muôn dân khá tôn vinh một Cứu Chúa,
   Do huyết Giê-su gội trắng trong tội tình!
(“Tôn Vinh Chúa Tôi” bởi Margaret J. Harris, 1865-1919).

“Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” (Sáng-thế-ký 15:11).

Bây giờ hãy nghe kỷ, tội nhân lạc mất. Chúa Giê-su Christ đã chết thế chổ của bạn, để đền tội lỗi cho bạn, trên Cây Thập Tự. Ngài đã nghĩ đến bạn khi Ngài đi đến Cây Thập Tự. Ngài đã nghỉ cho bạn khi Ngài đang bị treo, huyết tuôn và đau khổ, để đền trã tội lỗi của bạn. Ngài nghỉ đến bạn khi Ngài la lên “Mọi việc đã được trọn” và chết thế trong chổ của bạn, để chuộc tất cả tội lỗi của bạn. Và Chúa Giê-su nhìn xuống bạn từ Thiên Đàng tối nay. Ngài đang cầu thay cho bạn. Ngài nghỉ cho bạn. Ngài kêu gọi bạn, “Hãy đến cùng Ta...Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28). Bạn sẽ đến với Ngài không? Bạn có tin cậy nơi Ngài không? Ma quỷ sẽ đến và to nhỏ bên tay bạn, “Điều đó không xảy ra đâu. Ngươi sẽ không được cứu đâu.” Hãy đuổi Ma quỷ ra khỏi – như Áp-ram đã đuổi những con chim ăn mồi đi. Đừng nghe lời của ma quỷ hôi thối đó! Hãy loại ra những tư tưởng đó. Đuổi hắn ra khỏi sinh tế! Hãy đến, và đặc tấm lòng tin cậy của bạn vào Giê-su. Ngài sẽ tha thứ cho bạn. Ngài sẽ biện hộ cho bạn. Ngài sẽ cứu bạn – ngay bây giờ! Chúng ta sẽ hát những điệp khúc ngắn – “Sự Nhân Từ Thay Đổi Đời Tôi” và “Tôn Vinh Chúa Tôi.” Nếu bạn muốn trò chuyện với chúng tôi về sự cứu rổi, và trở nên Cơ-đốc Nhân thật sự, xin bước về phía sau của phòng khi chúng ta hát. Tiến Sĩ Cagan sẽ hướng dẩn bạn đến một phòng yên tịnh để chúng tôi có thể trò chuyện và cầu nguyện cho bạn. Hãy đi bây giờ trong lúc chúng tôi hát.

Sự nhân từ thay đổi tôi,
   Sự nhân từ thay đổi tôi.
Từ lâu tôi lạc mất,
   Nhưng Giê-su thay đổi đời tôi.

Tôn vinh Chúa tôi! Tôn vinh Chúa tôi!
   Bởi tôi chính Chiên Con chịu hình;
Muôn dân khá tôn vinh một Cứu Chúa,
   Do huyết Giê-su gội trắng trong tội tình!

Bác sĩ Chan, xin vui lòng hướng dẩn chúng tôi vào sự cầu nguyện.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Kinh Thánh Đọc Trước Bài Giảng bởi Ông Kyu Dong Lee: Sáng-thế-ký 15:1-18.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Mão Gai ‘A Crown of Thorns’” (bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993).


DÁN BÀI CỦA

ĐUỔI NHỮNG LOÀI CHIM ĂN MỒI RA KHỎI CỦA TẾ LỂ

(BÀI GIẢNG #68 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” (Sáng-thế-ký 15:11).

(Rô-ma 4:3; Sáng-thế-ký 15:6; cf. Giê-rê-mi 34:18-21; Ma-thi-ơ 24:28)

I.   Thứ nhất, những vật sinh tế, Sáng-thế-ký 15:8-10; Hê-bơ-rơ 9:13-14;
Ma-thi-ơ 28:5-6; I Cô-rinh-tô 15:3-4.

II.  Thứ hai, những con chim ăn mồi đáp xuống, Ê-phê-sô 6:12;
I Phi-e-rơ 5:8; Lu-ca 8:5, 12; I Cô-rinh-tô 2:2; 1:30-31, 22-24;
Phi-líp 4:13; Ma-thi-ơ 11:28.