Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CON NGƯỜI QUÊN CẢM TẠ
BÀI GIẢNG TRONG DỊP LỄ TẠ ƠN

( BÀI GIẢNG SỐ 65 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ )

THE MAN WHO FORGOT TO BE THANKFUL –
A THANKSGIVING SERMON
(SERMON #65 ON THE BOOK OF GENESIS)
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, November 18, 2012

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 18 tháng 11 năm 2012

“Đoạn quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi”
(Sáng-thế-ký 40:23).


Quan tửu chánh xúc phạm đến vua Pha-ra-ôn. Ông bị bỏ vào tù, cùng chung chổ với Giô-sép. Giô-sép là người Hê-bơ-rơ, bị kết cho cái tội mà ông không hề làm. Nhưng vì Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép, nên người cai ngục đặt Giô-ép coi sóc những tù nhân khác. Ngày đầu tiên trong tù, quan tửu chánh, người Ê-díp-tô, nằm mơ. Ông hỏi Giô-sép giấc mơ đó có nghĩa gì. Giô-sép nói rằng ông có thể gỉải thích giấc mơ đó với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Rồi Giô-sép giải thích giấc mơ đó cho quan tửu chánh, Giô-sép nói với quan tửu chánh rằng ông sẽ được thả ra và được Pha-ra-ôn phục chức trở lại. Quan tửu chánh hứa với Giô-sép rằng khi ông được thả ra ông sẽ đề cập chuyện oan ức của Giô-sép với vua Pha-ra-ôn. Ba ngày sau đó, sự giải nghĩa chiêm bao của Giô-sép đã thành sự thật, quan tửu chánh được thả ra và được Pha-ra-ôn phục chức trở lại như cũ.

Giô-sép bây giờ rất an tâm vì ông có một người bạn trong triều sẽ nói với vua Pha-ra-ôn về tình trạng oan ức của ông. Nhưng ngày tháng trôi qua, không có một lời nào từ quan tửu chánh. Quan tửu chánh không thể nào hoàn toàn quên Giô-sép. Nhưng ông sợ hãi mà không dám trình bày tình cảnh Giô-sép cho Pha-ra-ôn. Có thể chuyện đó sẽ làm cho Pha-ra-ôn giận dữ và bỏ ông vào tù trở lại. Hoặc có thể vì một lý do nào khác nữa. Trong một lý do nào đó quan tửu chánh đã quên Giô-sép. Nếu Giô-sép làm tổn hại đến quan tửu chánh có lẻ ông sẽ không quên Giô-sép. Nhưng bởi vì Giô-sép đã giúp đỡ ông, ông quên đi nhanh chóng. “Đoạn, quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi” (Sáng-thế-ký 40:23).

Thật là hình ảnh của sự vô ơn bạc nghĩa! Đây là thường tình cho tình trạng sa đoạ của con người trong sự vô ơn! Quan tửu chánh là một người đã quên cảm tạ. Bản chất đó của con người ngày càng tăng lên trong những ngày sau rốt nầy. Sứ đồ Phao-lô nói,

“Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính” (2 Ti-mô-thê 3:1-2).

“Nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính.” Đó là những cái gì được diễn tả trong thời đại nầy trong “những ngày sau rốt”! Hình ảnh của quan tửu chánh đại diện cho phần nhiều người ngày hôm nay, “Đoạn quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi” (Sáng-thế-ký 40:23). Đây là thời đại của sự “bội bạc” và “không tin kính”. Có ba phạm vi chính mà nhiều người trẻ quên đi sự cảm tạ.

I. Thứ nhất, nhiều người quên ơn cha mẹ mình.

Kinh Thánh nói, “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.” Lời nầy được nói hai lần trong Cựu Ước (Xuất-ê-díp-tô-ký 20:12; Phục-truyền-luật-lệ-ký 5:16) và sáu lần trong Tân Ước (Ma-thi-ơ 15:4; 19:19; Mác 7:10; 10:19; Lu-ca 18:20; Ê-phê-sô 6:2). Mạng lệnh đó được ban ra không vì bất cứ điều kiện nào. Nó không có nói, “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi nếu họ tốt với ngươi.” Không, đơn giản là phải hiếu kính họ. Khi bạn thấy đứa bé đang khóc và người mẹ đến ẩm lên, bạn có được nhắc nhở rằng mẹ của bạn cũng làm điều đó cho bạn không? Bạn có bao giờ nghĩ đến những gì mà mẹ của bạn đã làm cho bạn, chẳng hạn như là thay tả dơ, trông coi bạn, tắm rửa và ủi quần áo cho bạn, đút thức ăn cho bạn, cầu nguyện cho bạn, trông chờ bạn mỗi khi bạn về trể, lo lắng và suy nghĩ cho bạn như là tài sản quý báu của mẹ không?

Tôi cảm ơn Chúa rằng mẹ của tôi dạy cho tôi nói chuyện lúc mới sáu tháng tuổi. Tôi cảm ơn Chúa vì mẹ của tôi đọc cho tôi nghe lúc còn nhỏ khi tôi thường hay bị bệnh, vì lúc đó chưa có TV. Mặc dù mẹ tôi qua đời nhiều năm trước, nhưng bây giờ tôi còn có thể cảm giác được bàn tay của mẹ xoa trên trán tôi, và hôn trên má tôi. Tôi cảm ơn Chúa mỗi ngày vì đã ban cho tôi một người mẹ tuyệt vời. Còn bạn thì sao? Lần cuối mà bạn nói rằng bạn thương mẹ nhiều lắm là lúc nào?

Thaddeus Stevens là một trong những chính trị gia lổi lạc của nước Mỹ trong thời Nội Chiến. Ông đã mất đi một chân. Mẹ của ông đã làm việc cả ngày lẩn đêm để giúp cho ông đi học. Khi ông đã trở thành một luật sư nổi tiếng, mỗi tuần ông tặng cho mẹ của ông một miếng vàng để bà đặt trong dĩa dâng hiến tại Hội Thánh Báp-Tít nơi bà tham dự. Đến ngày nay, mỗi mùa xuân và mùa hè bạn sẽ thấy được những đóa hoa hồng và những loại hoa khác mọc lên bên nấm mộ của bà ta. Trong di chúc Thaddeus Stevens để lại một số tiền to lớn để giữ những bông hoa tươi đẹp vĩnh viễn trên nấm mộ của mẹ ông.

Trong một sân nhà thờ ở tại Scotland là một ngôi mộ đá được dựng lên bởi một nhà truyền giáo vĩ đại là Tiến Sĩ David Livingstone, và các anh chị em của ông. Những hàng chữ nầy được khắc lên trên đó,

Đây là nơi an nghĩ của
   Neil Livingstone
Và Agnes Hunter, vợ của ông
Và bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Chúa Trời
   vì con cái của họ
Cho cha mẹ nghèo khó và hiếu thảo [ngoan đạo].

Shakespeare kêu vang từ tấm lòng sầu nảo của con người trong Vua Lear, mà vua già và người cha khóc than, “Nhọn hơn nanh rắn khi có một đứa con vô ơn bạc nghĩa.” Lòng vô ơn bạc nghĩa là một điều xấu, nhưng xấu hơn hết là khi nó đã được phơi bày bởi một đứa con đến cha mẹ nó. Shakespeare nói,

Vô ơn bạc nghĩa, hởi kẻ lòng dạ hung ác,
Ghê tởm hơn, khi ngươi lộ ra trong một đứa trẻ,
Hơn quái vật của biển!

Lần cuối cùng mà bạn nói với mẹ của bạn là bạn yêu thương bà ấy là khi nào? Lần cuối cùng mà bạn cảm ơn ba của bạn đã nuôi lớn bạn là khi nào? Sự vô ơn bạc nghĩa đối với cha mẹ là một điều xấu và độc ác trong con cái. “Đoạn quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa, nhưng quên người đi.”

II. Thứ hai, nhiều người quên ơn bạn bè và những người làm ơn.

Chúa Giê-su chữa lành mười người phung và kêu họ đến thầy tế lễ để tỏ bày là họ đã được sạch. Nhưng chỉ có một người trở lại để cảm ơn Chúa Giê-su. Đấng Cứu Thế hỏi, “Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chin người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại quốc nầy trở lại ngợi khen Đức Chúa Trời ư?” (Lu-ca 17:17-18).

Chúng ta nhớ những sự xúc phạm và tổn hại đến chúng ta, nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đã cảm ơn đến người đã từng giúp đỡ chúng ta. Tôi đến từ sự chịu đựng gian khổ và những sự thử thách khi còn nhỏ, tôi luôn luôn ngạc nhiên khi một người nào đó giúp đỡ tôi và cổ vũ tôi. Sáng nay tôi cảm tạ ơn Chúa cho những người đã làm những điều đó cho tôi. Tôi nhớ Tiến Sĩ và Bà Henry M. McGowan, người đầu tiên dẩn tôi đến nhà thờ Báp-Tít, và cho tôi đến nhà họ mỗi buổi tối khi tôi còn là một thiếu niên cô đơn và lạc mất. Tôi nhớ Ông Ray Phillips, người đầu tiên dạy tôi nói trước công chúng. Tôi nhớ Murphy và Lorna Lum đã làm cho tôi cảm thấy vinh hạnh khi chỉ một mình tôi là người da trắng ở trong Hội Thánh người Hoa. Tôi nhớ Bà Gwen Devlin, người, ở lại với tôi sau khi những người khác đi về sau một ngày làm việc, ngày nầy qua ngày nọ khuyến khích tôi tiếp tục học trong trường đại học vào buổi tối khi tôi không muốn tiếp tục nữa. Tôi nhớ Ông Gene Wilkerson, là bạn của tôi năm chục năm. Là điều an ủi cho tôi khi biết rằng tôi có thể đến chung cư của ông bất cứ buổi tối nào để ngũ khi tôi không có chổ khác để đi. Một sự suy nghĩ giống như vậy dường như xa lạ đối với một người nào đó luôn luôn có chổ để ngũ. Nhưng cho một người con trai nghèo giống như tôi, thì nó là một nguồn an ủi thật sự vì tôi có một người bạn giống như ông Wilkerson. Tôi nhớ Tiến Sĩ Timothy Lin. Ông rất khó khăn với tôi lúc bấy giờ, nhưng nếu không có ông thì tôi không có ngày hôm nay. Tôi yêu thương ông với cả tấm lòng bởi vì ông đã dạy tôi hầu hết mọi việc để cho tôi biết về mục vụ. Tôi nhớ đến vợ của tôi, người luôn luôn ở bên cạnh tôi, yêu thương tôi, giúp đỡ tôi, phục vụ tôi. Tôi nhớ Tiến Sĩ Cagan, người bạn tốt và yêu quý của tôi mà tôi chưa từng có. Tôi nhớ mỗi “39” người đã hy sinh để cho chúng ta không bị mất ngôi đền thờ. Tất cả những người nầy và những người khác là những người mà tôi thường cảm ơn họ trong sự cầu nguyện của tôi. Bạn có bao giờ lập một danh sách như vậy không? Bạn có bao giờ nói với những người đó là bạn biết ơn họ không?

Là một người con trai nghèo, với vài người đã động viên và giúp đỡ tôi, vì vậy tôi đã tràn đầy lòng biết ơn và cám ơn họ, như những người mà tôi đã đề cập, được nhắc đi nhắc lại trong suốt cuộc đời của tôi. Tôi luôn luôn được ấm cúng về điều đó. Nó luôn làm cho tôi cảm thấy thoải mái để cảm ơn họ. Và tôi đề nghị rằng bạn cũng nên làm điều đó cho thật tốt! Một người bạn tốt, và một người thầy thật sự, thật quý giá hơn vàng!

Nó không phải là con dao của Brutus, nhưng là tấm lòng vô ơn của Brutus, đả giết Sê-sa. Như Shakespeare đặt nó,

Và khi Sê-sa cao quý thấy ông ta đâm,
Sự vô ơn bạc nghĩa, mạnh hơn cánh tay kẻ phản bội,
Hoàn toàn đánh bại ông: rồi tan nát trái tim mạnh mẽ của ông;
Và, máu xông lên che phủ và bóp nghẹt mặt ông,
Ngay cả tại nền móng của tượng Pompey
Tất cả hoàn toàn đổ máu, Sê-sa té dài.
     Julius Caesar, III, 2.

Tôi luôn luôn ngạc nhiên và buồn bã vô cùng bởi những ai “đã lấy” từ những người trong Hội Thánh chúng ta - rồi đi ra không nói một tiếng cảm ơn. Tôi đang suy nghĩ về một người lảnh đạo trong Hội Thánh chúng ta là người đã được Hội Thánh chúng ta bảo trợ cho học xong, cũng như là vợ của ông ta, đã đi ra không một lời cảm ơn, mà còn làm chia rẻ Hội Thánh. Tôi đang suy nghĩ về một thanh niên trẻ đã được mẹ tôi giúp đỡ tận tình, nhưng trong một đêm đã ra đi và lấy trộm quà cưới của mẹ tôi, một cặp dao và nĩa bạc, điều nầy đã làm cho bà khóc vì bà coi người đó như là đứa con thứ hai của bà. Đức Chúa Trời giúp đỡ bạn để bạn không bao giờ có sự vô ơn bạc nghĩa như vậy! Tôi rất lấy làm lạ làm thế nào mà những người như vậy có thể nhận xét chính họ là hội viên của một chủng tộc con người! Đáng khinh! Sứ đồ Phao-lô nói về những người nầy như sau,

“Vì họ dẩu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng Danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại” (Rô-ma 1:21-22).

“Đoạn quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa, quên người đi.” Tôi phải ngừng ở đây một lát để cảm ơn Tiến Sĩ Clarence Macartney (1879-1957), một mục sư Trưởng Lảo ngoan đạo, đã gợi ý trong bài giảng nầy, và một vài sự minh hoạ. Tiến sĩ Macartney qua đời năm 1957.

III. Thứ ba, nhiều người quên ơn Chúa.

Sứ đồ Phao-lô nói rằng những người Ngoại Bang của thế gian trở nên là những tà giáo bởi vì họ không làm vinh hiển Đức Chúa Trời, và không cảm tạ Ngài. Ông nói về những nước ngoại bang đó rằng,

“Vì họ dẩu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng Danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm” (Rô-ma 1:21).

Tính vô ơn bạc nghĩa là tội chống nghịch Thượng Đế. Chúng ta thường quên cảm tạ Chúa về những phước lành mà Ngài ban cho chúng ta. Đó là tội. Sứ đồ Phao-lô nói, “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18).

Mẹ của tôi chưa được biến đổi cho đến khi bà 80 tuổi. Bà luôn buồn bã và bị áp lực trong cuộc sống, nhưng cuối cùng tất cả đều được thay đổi khi bà tiếp nhận Chúa Giê-su và được biến đổi. Trong lần nói chuyện sau cùng với bà, tôi thấy thế nào Chúa đã thay đổi tấm lòng của bà. Khi bà ở trong bệnh viện, phải trãi qua một cuộc giải phẩu nghiêm trọng. Nhưng bà tràn đầy những lời cảm tạ Chúa, mặc dù bà đang đối diện với sự chết. Chúng tôi nói với bà về tổng thống Lincoln mà bà thích nhất. Chúng tôi nói về ngày lễ của bà thích, là Lể Tạ Ơn. Bà hát với tôi

Khi bao cơn sóng gió bủa khắp chung quanh bạn đây,
   Hoặc khi anh cảm thấy mất cả mọi điều đời nay,
Xin anh mau mau đếm các phước lành Thiên Phụ ban
   Rồi anh ngạc nhiên thấy phước ơn Chúa luôn tuôn tràn.
(“Hãy Đếm Các Ơn Phước Chúa Ban” bởi Johnson Oatman, Jr., 1856-1926).

Rồi mẹ tôi nói, “Robert, thật là ngạc nhiên về những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta!” Mặc dù bà đang ở trong bệnh viện đối diện với sự chết, Đức Chúa Trời đã cho bà có một lòng cảm tạ về những ơn phước mà Ngài ban cho chúng tôi.

Trong lúc tôi viết phần nầy của bài giảng thì một người đàn bà đã gọi cho tôi, bà lo lắng cho đứa con gái của bà đã sa vào tội lổi. Tôi đọc cho bà nghe những gì tôi nói về mẹ của tôi. Tôi nói với bà hãy cảm tạ Chúa vì con bà vẩn còn sống, và bà vẩn còn có thể cầu nguyện cho cô ấy, rằng bà đã được những phước hạnh trong đời sống của bà, như Sứ đồ Phao-lô nói, “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa” mặc dù ông đã trải qua những khó khăn thử thách trong chức vụ.

Xin anh mau mau đếm các phước lành Thiên Phụ ban
Rồi anh ngạc nhiên thấy các ơn phước ban tuôn tràn.

Món quà quý giá nhất mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là Con của Ngài, là Chúa Giê-su Christ. Phao-lô có từ ngữ rộng lớn, nhưng khi ông nói về Chúa Giê-su, thì lời của ông yếu kém đi. Tất cả những gì ông có thể nói là, “Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự ban cho của Ngài không xiết kể” (2 Cô-rinh-tô 9:15).

Mục sư Richard Wurmbrand đã bị tù 14 năm tại nước Cộng Sản Ru-ma-ni vì giảng đạo Tin Lành. Những tháng bị giam hảm đơn độc một mình, những năm bị tra khảo, đau khổ triền miên trong cái đói và lạnh, sự khổ nảo trong thể xác lẩn tinh thần trong sự tẩy nảo và áp chế tâm thần mà Mục sư Wurmbrand đã chịu. Làm sao mà ông đã vượt qua được tất cả những cái đó và vẩn giữ vững là một Cơ Đốc Nhân chiến thắng khi bước ra ngoài? Ông nói,

Nếu tấm lòng đã được rữa sạch bởi tình yêu của Chúa Giê-su Christ, nếu tấm lòng yêu mến Ngài, thì một người có thể chịu đựng được tất cả những nổi thống khổ…Nếu bạn yêu Chúa Giê-su Christ như Ma-ri đã làm, bồng ẳm hài nhi Giê-su Christ trong lòng…thì bạn có thể chịu đựng những sự đau khổ đó (Richard Wurmbrand, Th.D., Chịu Khổ Vì Danh Chúa Giê-su Christ “Tortured for Christ”, Living Sacrifice Books, ấn bản 1998, trang 38).

Vì vậy câu hỏi tốm tắc lại là – Bạn có yêu Chúa Giê-su Christ không? Nếu có, bạn có thể cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban Con của Ngài trong mọi hoàn cảnh thử thách nào xảy đến với bạn. Nhưng nếu bạn không yêu mến Chúa Giê-su Christ, thì những sự đau khổ không sớm thì muộn sẽ hiện diện trong đời sống bạn và rút đi tất cả niềm hy vọng.

Tôi nài xin với bạn sáng hôm nay hãy đến với Chúa Giê-su Christ, tin cậy Ngài, để được cứu! Thật ra, trong thế gian nầy, không có hy vọng gì nếu không có Chúa Giê-su Christ. Nhưng nếu bạn biết Ngài, không cứ việc gì xảy ra, bạn có thể nói như Sứ Đồ Phao-lô, “Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự ban cho của Ngài không xiết kể.” Sự biết ơn thật là đến từ những tấm lòng đã kinh nghiệm tình yêu của Chúa Giê-su Christ, là Đấng chịu chết trên cây thập tự để đền tội cho chúng ta và sống lại từ trong kẻ chết để ban cho chúng ta sự sống và hy vọng trong thế giới nầy.

Vui lòng đứng lên và hát bài số ba trong quyển tập nhạc của bạn. Nó là một bài hát mà mẹ tôi thích nhất.

Khi bao cơn sóng gió bủa khắp chung quanh bạn đây,
   Hoặc khi anh cảm thấy mất cả mọi điều đời nay,
Xin anh mau mau đếm các phước lành Thiên Phụ ban
   Rồi anh ngạc nhiên thấy phước ơn Chúa luôn tuôn tràn.
Xin anh đếm các phước lành Cha luôn ban,
   Xin anh hãy kể ra ơn lành từng tên;
Hãy đếm ơn trên, hãy kể tên linh ân,
   Chắc chắn anh sẽ thấy các phước ơn ban tuôn tràn.

Khi anh đang mê mỏi bởi gánh nặng trên đời chăng?
   Hoặc cây thập tự của anh mang thật là nặng chăng?
Anh nên mau mau đếm các phước lành trên trời ban,
   Mọi hồ nghi tiêu tán chắc anh sẽ hát suốt đàng.
Xin anh đếm các phước lành Cha luôn ban,
   Xin anh hãy kể ra ơn lành từng tên;
Hãy đếm ơn trên, hãy kể tên linh ân,
   Chắc chắn anh sẽ thấy các phước ơn ban tuôn tràn.

Anh đang trông nơi của cải kẻ giàu sang đời nay,
   Kìa kim ngôn Cha hứa ban cho vô tận ngày mai,
Xin anh ghi ơn phước Chúa vẩn hằng ban đầy dư,
   Dầu bao nhiêu gia sản vẩn không thể mua đâu nào.
Xin anh đếm các phước lành Cha luôn ban,
   Xin anh hãy kể ra ơn lành từng tên;
Hãy đếm ơn trên, hãy kể tên linh ân,
   Chắc chắn anh sẽ thấy các phước ơn ban tuôn tràn.

Xin anh đếm các phước lành Cha luôn ban,
   Xin anh hãy kể ra ơn lành từng tên;
Hãy đếm ơn trên, hãy kể tên linh ân,
   Chắc chắn anh sẽ thấy các phước ơn ban tuôn tràn.
(“Hãy Đếm Các Ơn Phước Chúa Ban ‘Count Your Blessings’
     bởi Johnson Oatman, Jr., 1856-1926).

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến Sĩ Kreighton L. Chan: Cô-lô-se 3:12-15.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Thành Tín Chúa Rất Lớn Thay” (bởi Thomas O. Chisholm, 1866-1960)


DÀN BÀI CỦA

CON NGƯỜI QUÊN CẢM TẠ
BÀI GIẢNG TRONG DỊP LỄ TẠ ƠN

(BÀI GIẢNG SỐ 65 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)

bởi Tiến Sĩ R. L, Hymers, Jr.

“Đoạn quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi”
(Sáng-thế-ký 40:23).

(2 Ti-mô-thê 3:1-2)

I.   Thứ nhất, nhiều người quên ơn cha mẹ mình; Xuất-ê-díp-tô-ký 20:12;
Phục-truyền-luật-lệ-ký 5:16; Ma-thi-ơ 15:4; 19:19; Mác 7:10; 10:19;
Lu-ca 18:20; Ê-phê-sô 6:2.

II.  Thứ hai, nhiều người quên ơn bạn bè và những người làm ơn.
Lu-ca 17:17-18; Rô-ma 1:21-22.

III. Thứ ba, nhiều người quên ơn Đức Chúa Trời, Rô-ma 1:21;
1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18; 2 Cô-rinh-tô 9:15.