Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




XIN BÁNH CHO TỘI NHÂN

ASKING BREAD FOR SINNERS
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại nhà thờ Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 14 tháng 10 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, October 14, 2012


Xin mở Kinh Thánh ra với tôi trong sách Lu-ca 11:5. Trang 1090 bản Kinh Thánh Scofield. Xin vui lòng đứng lên đọc lời của Chúa.

“Đoạn, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Nếu một nguòi trong các ngươi có bạn hữu, nữa đêm đến nói rằng: Bạn ơi, cho tôi mượn ba cái bánh, vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người. Nếu người kia ở trong nhà trả lời rằng: Đừng khuấy rối tôi, cửa đóng rồi, con cái và tôi đã đi ngủ, không dậy được mà lấy bánh cho anh; Ta nói cùng các ngươi, dầu người ấy không chịu dậy cho bánh vì là bạn mình, nhưng vì cớ người kia làm rộn, sẽ dậy và cho người đủ sự cần dùng. Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gỏ. Trong các ngươi có ai làm cha, khi con mình xin bánh mà cho đá chăng? Hay là xin cá, mà cho rắn thay vì cá chăng? Hay là xin trứng mà cho bọ cạp chăng? Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài” (Lu-ca 11:5-13).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Tuần rồi tôi đọc một nghiên cứu về Tôn Giáo và Đời Sống Cộng Đồng của Diễn Dân Ghế Ngồi (Pew Forum) cho biết rằng Tôn giáo Tin Lành tại nước Mỹ đã sụt xuống 14% trong bốn mươi năm qua. Năm 1972 có 62% người Mỹ theo đạo Tin Lành. Ngày nay chỉ còn có 48%, con số đã sụt xuống 14% trong khoảng thời gian nầy. Hội Thánh Giám Lý rút lại chỉ còn khoảng 800 ngàn trong mười năm nay (Los Angeles Times, ngày 10 tháng 10 năm 2012, trang AA1). Báo cáo nói rằng những người đó không còn đi đến nhà thờ nữa “sự quá quan tâm đến tiền bạc, địa vị, quyền lực và chính trị đã át hẳn đến những sự tổ chức của tôn giáo đã bày ra” Bản báo cáo bao hàm rằng có nhiều người cảm thấy đời sống tâm linh của họ không được đáp ứng đầy đủ nữa khi họ đến những nhà thờ Tin Lành ngày nay. Điều nầy đặc biệt ở trong giới trẻ, họ rời khỏi nhà thờ theo từng đàn.

Phân đoạn Kinh Thánh chúng ta vừa mới đọc cho thấy cái lý do tại sao những người trẻ rời khỏi Hội Thánh. Trong câu sáu Chúa Giê-su cho thấy lý do,

“Vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi ngườ
       (Lu-ca 11:6).

Thật là một sự thú nhận! “Tôi không có chi đãi người.” Đó là điều mà nhiều người trẻ cảm thấy khi họ đến với nhà thờ ngày nay. Họ cảm thấy một cách đơn giản là Hội Thánh không có đáp ứng những gì mà họ cần! Những điều họ nghe là về tiền bạc, luật lệ, và chính trị! Hội Thánh không có những điều đó để đáp ứng cho họ, không có chi để đãi họ nhưng lại có vài sự quan tâm đến chính trị, hoặc chỉ dạy từng câu Kinh Thánh không có sinh động! Không có chi để đãi họ! Không quyền thế! Không thực tế! Không sinh động! Không có gì để đãi họ!

Đó là điều mà tôi cảm thấy khi lần đầu tiên bước vào nhà thờ lúc còn tuổi niên thiếu. Người láng giềng đã dẩn tôi đến Hội Thánh Báp-Tít lúc tôi mười ba tuổi, và tôi tiếp tục đi nhà thờ vài năm sau đó bởi vì Hội Thánh có nhiều chương trình sinh hoạt cho tuổi trẻ, nhưng tôi hiểu biết rất ít về Chúa. Thật ra trong Hội Thánh không có gì để lôi cuốn tôi đến một đời sống tâm linh trưởng thành. Trong lúc tôi dự định không đi đến nhà thờ nữa. Nhưng tình cờ tôi đọc được tiểu sử của Jame Hudson Taylor, một kỷ sư truyền giáo đến Trung Hoa, và một tạp chí đầy súc tích của John Wesley. Tôi bị lôi cuốn vào bởi một sự sống của giáo lý cơ đốc qua hai quyển sách đó. Tôi cảm thấy giống như là một người trai trẻ trong Pilgrim’s Progress đã khóc, “Sự sống! Sự sống!” như một người thoát ra từ thành phố bị hủy diệt, đeo đuổi Chúa Giê-su Christ. Tìm kiếm cho một đời sống tâm linh, tôi gia nhập vào Hội Thánh Báp-Tít của người Trung Hoa. Một thời gian ngắn sau khi tôi gia nhập vào Hội Thánh đó, Tiến sĩ Timothy Lin đã trở thành mục sư của Hội Thánh đó. Tiến sĩ Lin nhấn mạnh đến sự cầu nguyện, sự trở lại của Chúa Giê-su Christ, sự phục sinh, và những đề tài tâm linh khác. Thời gian đó tôi đã được biến đổi trong một buổi thờ phượng trong trường Đại Học Biola. Khi tôi nghe một bài giảng mạnh mẽ về sự trở lại của Chúa Giê-su Christ bởi Tiến sĩ Charles J Woodbridge. Trong buổi thờ phượng đó, và tại Hội Thánh người Hoa, tôi đã tìm được thức ăn thuộc linh. Trước đó, khi tôi đi một Hội Thánh Báp-Tít khác, họ không có gì để đãi cho tôi! Hội Thánh chỉ có hình thức lễ nghi, những bài giảng và những bài học Kinh Thánh thì không sinh động, không có gì nuôi dưởng linh hồn tôi! Dường như mọi sự việc là để làm vui lòng những quý bà trung niênvà chồng của họ! Nó không có năng động, và thách thức của một tôn giáo. Đến nhà thờ như một sự khô hạn tâm linh, một kinh nghiệm chết, không có gì để thu hút những người trẻ giống như tôi. Điều đó dẩn chúng ta đến phần Kinh Thánh mà bản Học Kinh Thánh Scofield gọi, là “Ẩn Dụ của Một Người Bạn Quấy Rầy”.

Trong ẩn dụ nầy có một người bạn hữu đến thăm lúc nữa đêm. Người ấy không có chi để đãi người, không có bánh để đãi khách đêm hôm đó. Anh mới đi đến nhà của một người bạn gần đó, gỏ cửa và nói, “Bạn ơi, cho tôi mượn ba cái bánh.” Phía sau cánh cửa khóa chặc, anh nghe người ở trong nhà trả lời rằng anh ta đã đi ngũ và không muốn ngồi dậy. Nhưng anh không chấp nhận sự đáp lời đó của người láng giềng! Anh tiếp tục gỏ cửa cho đến khi người bạn hàng xóm đó dậy mở cửa và cho anh bánh mà anh cần để thết đãi người khách. Chúa Giê-su ứng dụng câu chuyện nầy và nói rằng,

“Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ cửa, sẽ mở cho. Vì hể ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gỏ” (Lu-ca 11:9-10).

Và Chúa Giê-su kết thúc ẩn dụ nầy bằng cách nói với chúng ta là bánh tượng trưng cho – “huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài sao?” (Lu-ca 11:13). Bánh tượng trưng cho Đức Thánh Linh.

Một số người hiện diện ở đây sáng hôm nay là lần đầu tiên. Một số người đến Hội Thánh mới được vài tuần. Chúng tôi phải thừa nhận cùng quý vị rằng chúng tôi cũng không có gì để đãi cho linh hồn quý vị, và gây cảm hứng cho quý vị trở thành môn đồ của Chúa Giê-su Christ. Giống như người bạn trong ẩn dụ, chúng tôi không có gì để cho quý vị đặng đáp ứng cho sự đói khát tâm linh của quý vị! Nếu chúng tôi dựa vào chính chúng tôi, chúng tôi không có cái gì cho quý vị ngoài những bài thánh ca, một bài giảng, và một buổi tiệc sinh nhật! Chúng tôi chỉ có thể đem những cái đó cho bạn hữu giống như bạn mà thôi. Chúng tôi không có điều gì năng lực, và đời sống thay đổi cho bạn cả. Vì vậy, mà chúng tôi xưng nhận với Chúa,

“Vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người”
       (Lu-ca 11:6).

Và khi chúng tôi bắt đầu cầu xin cho bạn, Đức Chúa Trời dường như nói với chúng tôi, “Đừng khuấy rối tôi: cửa đóng rồi…tôi không dậy được mà lấy bánh cho anh” (Lu-ca 11:7). Đức Chúa Trời không trả lời cho chúng tôi, mặc dù chúng tôi kiêng ăn và cầu nguyện cho bạn mỗi Thứ Bảy. Tôi phải thừa nhận với bạn rằng đôi khi chúng tôi muốn buông xuôi. Ma quỷ đã ném sự ngăn trở trước mặt chúng tôi khi chúng tôi kiêng ăn và cầu nguyện với Chúa để ban bánh cho bạn. Dường như Satan đem những sự ngăn trở mới vào mỗi hai tuần hầu ngăn trở sự trả lời từ sự cầu nguyện của chúng tôi. Cuối tuần vừa qua thật ma quỷ muốn giết tôi trong tai nạn giao thông, đặng ngăn trở tôi trong sự giảng dạy để kêu gọi trong sự bền lòng cầu nguyện trong buổi thờ phượng tối hôm đó. Chúng tôi rất khó để “được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỷ” (Ê-phê-sô 6:11). Và dường như Đức Chúa Trời chưa trả lời sự cầu nguyện của chúng tôi cho bạn. Dường như Chúa nói, “Đừng khuấy rối tôi: cửa đóng rồi…không dậy được mà lấy bánh cho bạn” (Lu-ca 11:7).

Nhưng anh chị em yêu dấu của chúng tôi hãy nhớ rằng Chúa Giê-su đã nói gì trong ẩn dụ,

“Dầu người ấy không chịu dậy cho bánh vì là bạn mình, nhưng vì cớ người kia làm rộn, sẽ dậy và cho người đủ sự cần dùng” (Lu-ca 11:8).

Chữ “quấy rầy” trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là “kiêng trì một cách ngoan cố và không biết xấu hổ.” Tiến sĩ R.C. H. Lenski nói,

      Người cầu xin nầy không có xấu hổ để làm phiền bạn bè như thế; anh lạm dụng tình bạn quá lố; và thế anh đạt được bởi vì sự không biết xấu hổ của anh ta. Sự minh họa nầy là một sự cổ vũ mạnh mẽ trong sự cầu xin, không có gì làm thoái chí chúng tôi trong sự cầu nguyện; và cổ vũ sự giả dối trong ngụ ý bao hàm sự hứa hẹn rằng sự cầu nguyện của chúng tôi sẽ nhận được sự trả lời mặc dù Chúa Giê-su nó rỏ ràng trong câu 9 (R. C. H. Lenski, Ph.D., Giải Nghĩa Phúc Âm Lu-ca Nhà Xuất Bản Augsburg, 1961 ấn bản, trang. 625-626).

“Bởi vì [sự kiêng trì không biết xấu hổ] của anh, người hàng xóm đã dậy và cho anh những gì anh cần.” A-men! Chúng ta phải giữ sự kiêng trì không biết xấu hổ. Vâng! Trong câu 9 và 10 Chúa Giê-su nói rỏ ràng,

“Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ cửa, sẽ mở cho. Vì hể ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gỏ”
       (Lu-ca 11:9-10).

Sự “kiêng trì không biết xấu hổ” trong quyền năng của người cầu nguyện đã nhận đúng những gì mà họ cầu xin! Chúa Giê-su Christ nói với chúng ta hãy xin, tìm, và gỏ trong sự cầu nguyện. Tiến sĩ John R. Rice nói, “chúng ta nên dịch lại những câu nầy, ‘Ta nói cùng các ngươi; giữ sự cầu xin, và sẽ được ban cho; tiếp tục gỏ cửa thì sẽ được mở. Vì hễ ai giữ sự cầu xin thì sẽ được, và ai tiếp tục gỏ cửa sẽ được mở.’ Trong tiếng Hy-lạp hàm ý rằng cứ tiếp tục cầu xin, tìm kiếm, và gỏ cửa. Đức Chúa Trời sẽ đáp ứng và ban ơn cho những ai thật sự bền lòng cầu xin Ngài sẽ được, cho người nào thật sự tìm kiếm Ngài thì sẽ gặp, cho người nào thật sự gỏ cửa cầu xin Đức Chúa Trời ban bánh cho tội nhân thì sẽ được mở cửa và ban cho. Vâng, với số lượng bánh mà người ấy cần cho tội nhân, Đức Chúa Trời sẽ ban cho!” (John R. Rice, D.D., Cầu Nguyện: Cầu Xin và Nhận Lãnh, Sword of the Lord xuất bản, 1970 ấn hành, trang 94, 95). Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói,

       Tôi tán thành việc bạn đọc tiểu sử của những người đã được Đức Chúa Trời sử dụng trong Hội Thánh qua những thế kỷ, đặc biệt là trong những cơn phục hưng. Và bạn sẽ tìm thấy sự giống nhau rỏ rệt…Ô, đó là một sự huyền nhiệm của sự cầu nguyện, đôi khi tôi nghĩ [người theo chủ nghĩa Thánh Giáo] Thomas Goodwin trong sự nghiên cứu của ông về ấn chứng của Thánh Linh trong Ê-phê-sô 1:13 được dùng như một lời lẽ kỳ diệu. Ông nói, “hãy nài xin Ngài, hãy nài xin Ngài” đừng để [Đức Chúa Trời] làm thinh. Quấy rầy Ngài, nhắc lại lời hứa của Ngài. Nói với Ngài rằng những gì Ngài hứa thì Ngài phải làm. Trích dẩn Kinh Thánh…điều đó làm vui lòng Ngài. Đứa con xấc láo, ngổ nghịch, nhưng không thành vấn đề, người cha vẩn thích mặc dù nó như vậy. Và Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta, Ngài yêu thương chúng ta, và Ngài muốn lắng nghe chúng ta dùng lời hứa của Ngài để cầu xin, nhắc lại lời hứa của Ngài, và nói như vầy, trong chân lý nầy, có thể nào Ngài kiềm chế lại [mà không trả lời cho tôi]? Nó gây niềm khoái cảm đến tấm lòng Thượng Đế. Quấy rầy Ngài! [đó là, sự đòi hỏi Ngài trả lời cho bạn, bởi vì Ngài hứa thì Ngài phải làm!] (D. Martyn Lloyd-Jones, M.D., Phục Hưng, Crossway Books, 1987, trang 197).

Và một chổ tốt để bắt đầu phải là trong câu 9 và 10,

“Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ cửa, sẽ mở cho. Vì hể ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gỏ” (Lu-ca 11:9-10).

Rồi thì nói, “Ngài đã hứa nếu tôi giữ sự cầu xin thì Ngài ban cho tôi điều gì tôi cầu xin. Ngài hứa rằng nếu tôi gỏ cửa trong sự cầu nguyện Ngài sẽ mở cửa và ban cho tôi điều tôi cầu xin. Bây giờ, hỡi Chúa, xin Ngài giữ lời hứa của Ngài. Tôi đang cầu xin. Tôi đang gỏ cửa. Ôi Chúa, tôi mong đợi Ngài mở cửa và ban cho tôi điều tôi cầu xin. Ôi Chúa, Ngài nói rằng ai xin thì được. Bây giờ tôi đang làm điều Ngài nói, Chúa ôi. Tôi tiếp tục cầu hỏi Ngài. Lời hứa của Ngài trong Lu-ca 11:10 rằng là tôi muốn nhận điều tôi cầu xin. Ôi Chúa, tôi mong Ngài giữ sự hứa nguyện của Ngài trong Lu-ca 11:10! Tôi yêu cầu Ngài đáp lại sự cầu xin của tôi! Tôi quấy rầy Ngài cho điều đó - đặc trên lời hứa của Ngài! Tôi thỉnh cầu Ngài! Tôi thỉnh cầu Ngài! Và tôi cứ tiếp tục quấy rầy Ngài cho đến khi Ngài ban cho tôi điều tôi cầu xin!” Đó là phương cách cầu nguyện của những nam giới và phụ nữ thủơ xưa, khi Đức Chúa Trời mở các cửa trên trời đổ xuống cơn phục hưng. Và đó là phương cách cầu nguyện của những nam giới và phụ nữ trong đất nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay. Không có gì lạ khi hàng chục ngàn người Trung Hoa đã được biến đổi mỗi tuần! Những Cơ-đốc Nhân không xấu hổ mà kiêng trì gỏ trước cửa Thiên Đàng cho đến khi Ngài ban cho những điều họ cầu xin!

Và “bánh” gì mà anh đó gỏ cửa nhà bạn mình giửa khuya mà nài nỉ cầu xin? Tại sao bánh mà người bạn tiếp tục cầu xin, tìm kiếm, và gỏ là Đức Thánh Linh! Điều gì khác mà tội nhân cần đến? Cuối câu 13, Chúa Giê-su Christ nói, “huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài sao!” (Lu-ca 11:13). Bản ghi chú Kinh Thánh Scofield đã bỏ sót điểm nầy. Một người chiến sĩ cầu nguyện nhưng không phải cầu xin Thanh Linh cho chính mình. Người ấy cầu xin Đức Thánh Linh cho người bạn bị hư mất như trong câu 6 đã nói,

“Vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người.”

Thật vậy, nếu Đức Chúa Trời không ban Đức Thánh Linh cho lời cầu xin của bạn, bạn không có cái gì để cho những tội nhân hư mất! Tiến sĩ John R. Rice nói,

      Chúa Giê-su không nói chính xác cho đến cuối của bài học nầy…sự cầu nguyện, đó là Ngài muốn dạy dổ các môn đồ về sự cầu nguyện xin Đức Thánh Linh là Đấng đem đến sự phục hưng, lên án tội nhân và biến đổi họ, là Đấng ban sự khôn ngoan và quyền năng và sự lảnh đạo con cái Chúa! Khi chúng ta cầu nguyện xin Chúa ban bánh cho tội nhân, là thật ra chúng ta cần…Thánh Linh của Chúa (Rice, ibid., trang 96).

Bây giờ tôi đang nói cho những ai đang còn lạc mất. Đức Thánh Linh là biểu tượng của bánh trong ẩn dụ nầy. Đức Thánh Linh là Đấng mà bạn cần hơn bất cứ những thứ nào! Trừ phi có sự hiện diện của Đức Thánh Linh trên bạn trong giờ thờ phượng của chúng ta bạn sẽ không bao giờ nhận thức được tội lổi của mình. Chúa Giê-su nói,

“Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lổi”
       (Giăng 16:8)

Chúng tôi đang cầu xin Đức Thánh Linh đến để làm cho những tội nhân hư mất như là bạn cảm nhận tội lổi đáng kinh tởm trong lòng bạn, làm cho bạn cảm nhận xấu xa, ô uế và tràn ngập tội lổi. Nếu Đức Thánh Linh không làm cho bạn có cảm giác giống như vậy thì bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình cần đến Chúa Giê-su Christ.

Rồi sau đó, chúng tôi cầu nguyện để Thánh Linh của Chúa kéo bạn đến với Chúa Giê-su Christ để bạn nhận được sự cứu rổi. Chúa Giê-su nói,

“Ví bằng Cha, là Đấng sai Ta, không kéo đến thì chẳng có ai được đến cùng Ta” (Giăng 6:44).

Vì vậy, chúng tôi cầu nguyện xin Chúa sai Thánh Linh đến kéo bạn đến với Chúa Giê-su, bởi vì chỉ có Chúa Cứu Thế Giê-su mới có thể cứu bạn thoát khỏi tội lổi và thoát khỏi Địa Ngục.

Cho đến bây giờ bạn mới nghe được sự thật về Phúc Âm. Bạn chỉ nghe về Chúa Giê-su Christ chịu chết trên cây thập tự để đền tội cho bạn. Bạn chỉ nghe về Huyết của Chúa Giê-su đã tẩy sạch tội lổi của bạn và bào chữa cho bạn trong sự chăm sóc của Đức Chúa Trời. Bạn chỉ nghe được Chúa Giê-su đã sống lại từ kẻ chết, hiện nay ngồi bên hữu Đức Chúa Trời mà cầu thay cho bạn. Bạn chỉ nghe được những sự thật nầy, nhưng chưa bao giờ có kinh nghiệm ở trong đời sống. Và bạn sẽ không bao giờ kinh nghiệm về những sự thật kỳ diệu đó nếu bạn chỉ ngồi trong nhà thờ Chúa Nhật nầy qua Chúa Nhật nọ chỉ nghe về điều đó mà thôi. Phải có điều gì hơn là chỉ nghe những sự thật đó xảy ra cho bạn ngoài ra bạn sẽ không bao giờ được cứu!

Chúa Thánh Linh phải giáng xuống và làm cho bạn cảm nhận tội lổi. Chúa Thánh Linh phải giáng xuống để kéo bạn đến với Chúa Giê-su. Chúa Thánh Linh phải cho bạn dầm thấm trong sự sống Chúa Giê-su Christ. Điều đó chỉ có phép lạ xảy ra cho bạn để kéo bạn đến với Chúa Giê-su Christ. Phép lạ phải xảy ra cho bạn mới được tái sanh. Và chỉ có Thánh Linh của Chúa mới có thể làm phép lạ xảy ra trong đời sống bạn. Nếu Chúa Thánh Linh không hiện diện để đáp ứng nhu cầu tâm linh của bạn trong buổi thờ phượng nầy, thì chúng tôi chỉ có thể nói rằng,

“Vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người”
       (Lu-ca 11:6).

Đó là lý do tại sao hôm qua chúng tôi kiêng ăn và cầu nguyện cho sự cứu rổi của bạn. Chúng tôi tiếp tục cầu xin. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm. Chúng tôi tiếp tục gỏ - cho đến khi Đức Chúa Trời mở cửa Thiên Đàng và ban Đức Thánh Linh xuống để thay đổi bạn. Chúa Giê-su nói rằng “Cha [sẽ] ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài” (Lu-ca 11:13). Và chúng tôi đang cầu nguyện cho bạn. Chúng tôi cầu xin Đức Chúa Trời sai Đức Thánh Linh đến để làm cho bạn cảm nhận được tội lổi của mình, và kéo bạn đến với Chúa Giê-su Christ để bạn nếm được kinh nghiệm huyền diệu của sự biến đổi!

Xin vui lòng đứng lên và Ông Lee sẽ đến cầu nguyện xin Đức Chúa Trời sai Thánh Linh đến trên bạn để bạn nhận thức tội lổi, và kéo bạn đến với Chúa Giê-su, để được thanh tẩy tội lổi qua Huyết báu của Ngài. (Ông Lee cầu nguyện). “Vì Anh Tôi Cứ Kêu Nài.” Hãy hát!

Vì anh tôi cứ kêu nài, tôi dâng anh trước mặt Ngài,
   Tôi luôn cầu nguyện vì anh,
Luôn kêu cầu cho anh.
   (“Vì Anh Tôi Cứ Kêu Nài” bởi S. O’Malley Clough, 1837-1910).

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Cầu Nguyện Trước Bài Giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamine Kincaid Griffith:
“Vì Anh Tôi Cứ Kêu Nài” (bởi S. O’Malley Clough, 1837-1910).