Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TẠI SAO CHÚNG TA KIÊNG ĂN

WHY WE FAST
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L., Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 7 tháng 10 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, October 7, 2012


Xin vui lòng giở ra Kinh Thánh sách tiên tri Ê-sai 58:6. Xin chúng ta đứng lên để đọc lời của Đức Chúa Trời.

“Sự kiêng ăn mà Ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng hung ác, mỡ những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách hay sao?” (Ê-sai 58:6).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Thời xưa khi người ta kiêng ăn thì họ không có ăn gì hết trong suốt thời gian đó. Trước phân đoạn Kinh Thánh nầy Đức Chúa Trời nói với Ê-sai tại sao Ngài từ chối sự kiêng ăn của người ta. Đức Chúa Trời không bác bỏ sự kiêng ăn. Kinh Thánh cho chúng ta thấy có nhiều gương tốt của sự kiêng ăn. Nhưng trong thời gian nầy thì họ kiêng ăn với mục đích sai lầm. Đối với họ nó chỉ là hình thức bề ngoài của tôn giáo. Họ đã tranh luận và chống đối trong khi họ kiêng ăn. Họ bỏ qua sự nhân từ và lòng thương yêu đến người khác. Tôn giáo của họ lạnh nhạt và giả dối. Họ đã kiêng ăn, nhưng họ chỉ làm việc đó như là một lễ nghi. Họ không nghĩ đến sự kiêng ăn đó có đẹp lòng Đức Chúa Trời hay không.

Chúa Giê-su Christ đã lên án loại kiêng ăn nầy, Ngài nói,

“Khi các ngươi kiêng ăn, chớ làm bộ buồn rầu như người giả hình; vì họ nhăn mặt, cho mọi người biết họ kiêng ăn. Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi.” (Ma-thi-ơ 6:16).

“Phần thưởng” của họ là được người khác nhìn thấy, chỉ cho người khác thấy mình đã làm việc tốt. Họ không có trong mong gì từ Đức Chúa Trời khi họ kiêng ăn. Họ chỉ làm điều đó để cho người khác thấy, để cho người khác biết họ ngoan đạo.

Nhưng nhớ rằng Chúa Giê-su Christ không lên án tất cả những sự kiêng ăn. Ngài nói với các Môn Đồ rằng, “khi các ngươi kiêng ăn, đừng giả nhân giả nghĩa…” lần nữa, Chúa Giê-su nói,

“Song khi ngươi kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu, và rửa mặt, hầu cho người ta không xem thấy ngươi đang kiêng ăn, nhưng chỉ Cha ngươi là Đấng ở nơi kín nhiệm xem thấy mà thôi; và Cha ngươi thấy trong chổ kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi.” (Ma-thi-ơ 6:17-18).

Chúa Giê-su Christ không lên án tất cả sự kiêng ăn. Nhưng Ngài bảo chúng ta phải làm như thế nào, “khi các ngươi kiêng ăn,” “khi các ngươi kiêng ăn.” Cơ-đốc nhấn chân chính gồm có sự liên hệ cá nhân với Chúa Giê-su Christ. Và sự kiêng ăn thật sự nên là việc cá nhân và riêng tư. Đừng có ai đi ra khoe khoang rằng mình đang kiêng ăn!

Đáng buồn thay, hầu hết tín hữu Hội Thánh Hoa Kỳ hiểu biết rất ít, hoặc không biết gì về sự kiêng ăn. Tôi là thành viên của Hội Thánh Báp-tít Nam Phương đã sáu năm nhưng chưa bao giờ nghe nói về chữ kiêng ăn. Nó hoàn toàn mới lạ với tôi khi tôi gia nhập vào Hội Thánh Báp-Tít của người Trung Hoa và nghe nói về sự kiêng ăn lần đầu tiên trong đời của tôi. Mục sư của tôi tại Hội Thánh Trung Hoa là Tiến sĩ Timothy Lin, thường nói về sự kiêng ăn. Và một số người đã kiêng ăn và cầu nguyện khi Đức Chúa Trời đem đến cơn phấn hưng mạnh mẽ đến Hội Thánh đó. Sau đó tôi học được rằng kiêng ăn và cầu nguyện là chuyện rất bình thường trong các hội thánh nhà tại Trung Hoa. Tôi tin rằng đây là một trong những lý do chính mà quyền năng của Đức Chúa Trời được hành động cho sự phấn hưng trên các hội thánh tại nhà của người dân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Thật vậy có hàng triệu người đã trở thành Cơ-đốc Nhân tại Trung Hoa ngày nay. Tôi tin chắc rằng sự phấn hưng vĩ đại đó đến từ Đức Chúa Trời là khi Ngài trả lời cho sự kiêng ăn và cầu nguyện của họ. Jame Hudson Taylor, nhà truyền giáo vĩ đại tại Trung Hoa nói,

      Tại Shansi tôi thấy những Tín Hữu Trung Hoa thường dành thời gian cho sự kiêng ăn và cầu nguyện. Họ nhận biết rằng sự kiêng ăn nầy, mà nhiều người không thích, đòi hỏi đức tin nơi Chúa, trước đây làm họ cảm thấy yếu ớt và nghèo nàn, thật ra là biện pháp thiêng liêng của ân điển bởi Chúa chỉ định.

Chiến sĩ cầu nguyện Andrew Murray nói,

Sự kiêng ăn giúp đỡ cho sự biểu lộ, sâu nhiệm, và xác nhận sự kiên quyết rằng chúng ta sẳn sàng hy sinh bất cứ điều gì, ngay cả chúng ta, để đạt tới cho sự tìm kiếm vương quốc của Đức Chúa Trời.

Nhà cải cách Luther, Calvin và Knox thường kiêng ăn. Trước kia tất cả những mục sư Giám Lý đều phải kiêng ăn 2 ngày trong một tuần. Tổ phụ Báp-Tít là John Bunyan của chúng ta trước kia cũng thường kiêng ăn trước khi ông giảng. David Brainerd, nhà truyền giáo cho người Mỹ Da Đỏ nói,

Tôi dành thời gian trong ngày để kiêng ăn và cầu nguyện…để chú tâm đến sự giảng Phúc Âm.

Brainerd thấy được quyền năng phục hưng giữa những người Da Đỏ khi ông giảng.

Tôi được đặc ân để chứng kiến ba sự rất tuyệt vời khi Đức Thánh Linh tuôn đổ trên sự phục hưng. Hai lần phục hưng đặc biệt đến giữa thời gian kiêng ăn và cầu nguyện. Tỉnh Thức Vĩ Đại đầu tiên cũng đến như vậy. John Wesley, một sứ giả phục hưng đã nói,

Bạn có dành ra một ngày nào đó để kiêng ăn và cầu nguyện không? Luồng của ân điển, sự kiên trì đó, sự vinh hiển sẽ giáng xuống.

Chính Wesley đã kiêng ăn hai ngày mổi tuần trong nhiều năm qua trong mùa phục hưng.

Chúng ta đang sống giữa một thời điểm khô hạn tâm linh tột cùng trong những Hội Thánh tại Hoa Kỳ cũng như ở Phương Tây. Hội Thánh chúng ta đang vật lộn với điều đó. Thật vậy có hàng triệu người đã rời khỏi hội thánh. Nhiều người đã trở về Phật Giáo, ngồi thiền theo Phương Đông, và những lý tưởng hư không khác. Trong ngày nhậm chức tổng thống ba năm rưởi về trước, Tổng Thống Obama đã nói rằng nước Mỹ ngày nay không phải là một quốc gia Cơ-đốc Giáo nữa. Nhiều dấu hiệu cho thấy dường như lời nhận xét của ông là đúng.

Việc nầy xảy ra như thế nào? Nó xảy ra một cách rộng rãi bởi vì có nhiều mục sư Mỹ đã hòa nhập vào việc thế gian. Họ đem thứ nhạc tạp nhạp vào trong Hội Thánh. Họ giảng “giải nghĩa” từng câu kinh Thánh rời rạc không có mạch lạc hơn là làm một bài giảng thật sự, giống như những nhà truyền giảng vĩ đại trước kia. Nhiều người đã bỏ đi buổi thờ phượng tối Chúa Nhật. Và nhiều người bỏ đi giờ họp mặt cầu nguyện giữa tuần và biến nó thành những buổi “giải thích” Kinh Thánh. Kiểu cách họp nhau cầu nguyện trước kia nay không còn nữa. Họ để tín hữu đi đến nhà thờ ăn mặc như là đi tắm biển. Trống, nhạc ầm ầm, và ngay cả nhảy nhót cũng được nổi bật trong sự “thờ phượng.” Và xa hơn nữa những mục sư không biết phải làm thế nào để hướng dẩn cho người ta được thay đổi thật sự. Họ chỉ có thể làm một điều là dụ dổ những tín hữu Hội Thánh khác để gia nhập vào Hội Thánh của họ cho có thêm người. Họ chỉ có thể biết được phương cách đem người khác vào Hội Thánh của họ bằng cách “cướp chiên” của những Hội Thánh khác.

Tiến sĩ A. W. Tozer suốt cuộc đời ông được mệnh danh là “tiên tri của thế kỷ hai mươi”. Những gì Tiến sĩ Tozer nói đã ứng nghiệm ngày nay. Ông nói,

      Một tinh thần ngoan đạo mô tả bởi những đặc điểm rụt rè nhúc nhát và thiếu sự can đảm đã cho chúng ta ngày nay đời sống Cơ-đốc giáo yếu kém, trí óc suy nhược, ngu đần, lập đi lập lại và làm nhiều người buồn chán. Đây là sự giả hình trong đức tin của tổ phụ chúng ta…Chúng ta còn đút ăn bằng muỗng [thức ăn không mùi vị của trẻ em] thức ăn chán ngắt nầy cho các người trẻ tìm tòi và, làm cho ngon miệng, thêm gia vị bằng những trò giải trí trần tục ăn cắp từ một thế giới không niềm tin. Làm trò thu hút dể dàng hơn là chỉ dẩn, theo sự thoái hóa của quần chúng dể hơn là suy nghĩ cho chính bản thân mình, và có quá nhiều nhà lảnh đạo tôn giáo của chúng ta chỉ để trí óc của họ bị hao mòn trong khi họ giữ những ngón tay của họ linh hoạt để bất chước trò tôn giáo đặng đem đến đám đông hiếu kỳ. (A. W. Tozer, D.D., “Chúng Ta Cần Thánh Hóa Sự Suy Nghĩ,” The Set of the Sail ‘Tập Hợp Của Sự Chèo Thuyền’, Nhà Xuất Bản Cơ-đốc, 1986, trang. 67, 68).

Để cho sự phục hưng đến với những hội thánh chúng ta, chúng ta cần những gì tốt hơn là chờ đợi những gì mà người truyền giảng cung ứng, bằng “những bài giảng giải kinh” khô-như-bụi, với những ý kiến rải rác chọn lựa từ những lời dẩn giải hiện đại của một vài tác giả nông cạn đương thời. Chúng ta cần những gì tốt hơn là “tính chất Cơ-đốc mềm yếu” mà không thể lôi cuốn những người trẻ trong thế gian để trở thành những môn đồ cho Chúa Giê-su Christ!

Hơn nữa, khi chúng ta đặt câu hỏi đó cho chính mình, chúng ta thường phân vân làm thế nào chúng ta mới có thể chiến thắng những người trẻ hư mất đó trong thế gian một cách hửu hiệu. Sau sự cầu nguyện và sự tìm kiếm những linh hồn hư mất, tôi nhận thức rằng chúng ta không thể làm được gì để thu hút những người trẻ trong thế gian ngoài sự can thiệp của Đức Chúa Trời. Lời Chúa trong sách tiên tri Xa-cha-ri,

“Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần Ta, Đức-giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Xa-cha-ri 4:6).

Chúng ta có thể chinh phục những người trẻ hư mất về cho Chúa Giê-su Christ và cho Hội Thánh chúng ta là chỉ “bởi Thần Ta, Đức-giê-hô-va vạn quân phán vậy.”

Các Môn Đồ thấy người trẻ tuổi giàu có đã xây lưng khỏi Chúa Giê-su Christ, trở lại với đời sống ích kỷ và tội lổi. Các Môn Đồ hỏi Chúa, “Vậy thì ai được cứu?”

“Đức Chúa Giê-su ngó môn đồ mà rằng: Sự đó loài ngưùi không thể làm được; nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế; vì Đức Chúa Trời làm mọi sự được cả” (Mác 10:26, 27).

Bạn có được điều đó! Nói theo loài người thì không thể nào thay đổi được người trai trẻ giàu có nầy, hoặc những người trẻ khác! “Với con người thì không thể nào.” Không có chương trình nào có thể làm được! Không có bài giảng khôn khéo nào có thể sửa đổi được! Không có nguồn cảm hứng nào có thể làm được! “Vậy thì ai sẽ được cứu?” “Với con người thì không thể nào.” Ngài không nói, “không chắc được” Không, không! Ngài nói, “Nó không thể.” CHỈ ĐỨC CHÚA TRỜI MỚI LÀM ĐỰƠC! “Với con người thì không thể nào, nhưng với Đức Chúa Trời thì mọi sự được cả”

“Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần Ta, Đức-giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Xa-cha-ri 4:6).

Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm cho những người trẻ thấy sự trống vắng của đời sống nầy – và không hy vọng trong đời sống nầy! Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm cho những người trẻ cảm thấy sự cần thiết của việc đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật! Chỉ có Đức Chúa Trời mới phá vỡ được lòng tự tin của họ! Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm cho họ nhận thức được tội lổi của họ! Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể kéo họ đến với Chúa Giê-su Christ được bàu chửa qua Huyết của Ngài! Chỉ có quyền năng của Đức Chúa Trời mới có thể kéo họ đến Con của Ngài, và sống trong sự quan phòng của Ngài!

Nhưng làm sao chúng ta có được quyền năng của Đức Chúa Trời? Một lần nữa chúng ta đến với đoạn Kinh Thánh nầy,

“Sự kiêng ăn mà Ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng hung ác, mỡ những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách hay sao?” (Ê-sai 58:6).

Đây là điều Chúa cho chúng ta biết tại sao phải kiêng ăn:


1.  Bẽ những xiềng hung ác [xiềng xích]

2.  Mở những trói của ách

3.  Thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẽ gãy mọi ách.


Nếu bạn có mặt sáng hôm nay và bạn chưa được tái sanh để trở nên một cơ đốc nhân, tôi muốn bạn biết rằng có nhiều bạn trẻ ở đây đã kiêng ăn cầu nguyện cho bạn ngày hôm qua. Chúng tôi không nêu tên của họ ra. Nhưng có nhiều người đã kiêng ăn cầu nguyện một cách thầm kín cho bạn. Họ đã nhịn ăn suốt ngày, cho đến khi chúng tôi đến Hội Thánh và có buổi ăn chung vào tối hôm qua. Tại sao họ phải kiêng ăn và cầu nguyện cho bạn? Họ làm điều đó vì họ rất quan tâm đến bạn. Họ muốn bạn được buông tha khỏi xiềng xích của tội lổi. Họ muốn bạn được tự do thoát khỏi gánh nặng vá áp bức của Sa-tan. Họ kiêng ăn và cầu nguyện suốt ngày hôm qua để cầu xin Đức Chúa Trời đến đem bạn ra khỏi tội lổi, và kéo bạn đến gia nhập vào Hội Thánh chúng tôi, và kéo bạn đến với Chúa Giê-su Christ để được rửa sạch tội lổi qua Huyết báu của Ngài. Tiến sĩ Elmer Towns của trường Đại Học Tự Do nói,

      Khi bạn kiêng ăn và cầu nguyện, bạn có thể cầu xin Đức Chúa Trời mở các cửa sổ trên trời đổ phước xuống trên người khác…Bạn có thể đập mạnh vào các cổng trên trời để Đức Chúa Trời hành động trên những người lạc mất đặng họ ý thức được tội lổi của mình để họ đến với Chúa Giê-su Christ. (Elmer L. Towns, D.Min., The Beginner’s Guide to Fasting ‘Hướng Dẩn Kiêng Ăn Cho Người Mới Bắt Đầu’, Regal, 2001, trang. 124).

Hầu hết các tín hữu trong Hội Thánh kiêng ăn và cầu nguyện cho bạn ngày hôm qua. Họ cầu xin Đức Chúa Trời mở mắt bạn để thấy được đời sống trống vắng nếu không có Chúa Giê-su. Họ cầu xin Chúa đem bạn vào trong sự ấm áp và tình bạn trong Hội Thánh chúng tôi. Họ cầu xin Chúa soi sáng tấm lòng bạn, để bạn cảm nhận tội lổi của mình và cần đến với Chúa Giê-su Christ. Họ cầu xin Chúa để chỉ cho bạn thấy rằng Chúa Giê-su đã chịu chết trên Thập Tự Giá để đền tội cho bạn, và dòng Huyết báu của Ngài tẩy sạch tội lổi của bạn. Họ cầu nguyện xin Chúa cho bạn thấy được những sự đẹp đẽ của Chúa Giê-su Christ, trên Thiên Đàng, là trong nước của Ngài. Họ kiêng ăn và cầu nguyện xin Chúa đem bạn vào trong Hội Thánh của chúng tôi, và đem bạn đến với Chúa Giê-su Christ để bạn được thay đổi và được sự sống đời đời trong Ngài. Một bài hát củ mà Ông Griffith đã hát trước bài giảng nầy đã diển tả sự cầu nguyện của họ cho bạn.

Tôi có Đấng Cứu Rổi, Ngài cầu khẩn trong vinh hiển,
   Đấng Cứu Rỗi quý mến, thương yêu, dù trần gian ít bạn;
Và bây giờ Ngài chăm sóc ân cần cho tôi;
   Nhưng ôi, đó là Cứu Chúa của tôi và của bạn!
Vì bạn mà tôi cầu nguyện, Vì bạn mà tôi cầu nguyện,
   Vì bạn mà tôi cầu nguyện, tôi đang cầu nguyện cho bạn.

Nếu bạn đang cầu nguyện cho những người bạn của chúng ta là những người chưa được cứu, hãy hát bài hát đó cho họ!

Vì bạn mà tôi cầu nguyện, vì bạn mà tôi cầu nguyện,
   Vì bạn mà tôi cầu nguyện, tôi đang cầu nguyện cho bạn.
(“I Am Praying for You ‘Tôi Đang Cầu Nguyện Cho Bạn’
     bởi S. O’Malley Clough, 1837-1910).

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan: Ma-thi-ơ 6:16-18.
Đơn Ca Truóc Bài Giảng bởi Ông Benjamine Kincaid Griffith:
“I Am Praying for You ‘Tôi Đang Cầu Nguyện Cho Bạn’”
(bởi S. O’Malley Clough, 1837-1910).