Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ GIẢNG DẠY CHÚNG TA CẦN

THE PREACHING WE NEED
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, September 23, 2012

“Vì tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy.” (1 Cô-rinh-tô 1:21)


Mở đầu đoạn văn nầy nói rằng, “Thế gian chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy.” Thế gian có quan niệm cái gì là sự khôn ngoan. Thế gian nghĩ rằng Benjamin Spock là đúng khi ông nói cha mẹ không nên kỷ luật con cái của họ. Đó là sự khôn ngoan của thế gian nầy! Thế gian nghĩ rằng dùng cách tử hình để trừng phạt kẻ giết người là sai, những kẻ giết người phải được giáo dục cải tạo thay vì bị hành pháp. Đó là sự khôn ngoan của thế gian nầy! Thế gian nghĩ rằng mỗi người phụ nữ có quyền giết con của mình khi còn nằm trong bụng, ngay cả khi đã được 9 tháng. Đó là sự khôn ngoan của thế gian nầy! Thế gian nghĩ rằng chúng ta nên vâng phục những lảnh tụ Hồi Giáo là những người đã đốt nhà thờ của chúng ta, và giết anh chị em của mình khắp nơi trên thế giới. Đó là sự khôn ngoan của thế gian nầy! Thế gian nghĩ rằng hai người phụ nữ cũng có thể cưới với nhau. Đó là sự khôn ngoan của thế gian nầy! Nhưng không có việc nào trong những việc nầy có thể giúp đở chúng ta, hoặc đem chúng ta đến gần Đức Chúa Trời! Không có việc nào trong những việc nầy làm phong tục tập quán của chúng ta bền đổ, hoặc cho những bạn trẻ của chúng ta có kiến thức về Đức Chúa trời.

“Vì tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Vâng, tôi biết rằng sự giảng dạy không phải là kiểu cách thời nay. Tôi biết rằng loài người sẽ nói rằng đây là thời đại của TV, và mạng lưới internet – vì vậy chúng ta không được giảng nữa – không thể làm “người tuyên dương Phúc Âm giống như một người rao hàng ngoài đường phố,” đây chính là tiếng Hy-lạp “preach” được dịch ra có nghĩa là “đừng giảng thêm nữa,” họ nói như vậy. “Thế gian sẽ không chịu đựng một người la hét trên bục giảng!” Đó là những gì thế gian nói! Đó là sự khôn ngoan của thế gian nầy! Họ nói, “chỉ dạy Kinh Thánh theo từng câu một. Đừng cất cao giọng của anh. Hãy để người ta ghi chú.” Đó là mánh khóe tinh xão để làm cho người ta nghĩ rằng họ đang học một điều gì đó. Thật sự thì nó giữ chặc chúng lại trong một đời sống tâm linh con trẻ, nhưng hầu hết mọi người không thể hình dung ra điều đó. Nhiều người sẽ không ngừng để suy nghĩ rằng không có một người phi thường bởi đức tin trong Kinh Thánh mà từ trước đến giờ ghi chú bao giờ! “Đừng la hét chúng. Luôn luôn ngọt dịu với họ.” Đó là sự khôn ngoan của thế gian! Nhưng nó không phải là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời!

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Sự rao giảng có thể xem như là sự rồ dại đối với những người hư mất và người trần tục. Sự rao giảng xem dường như một công việc điên rồ của người khờ dại. Đó là những gì mà thế gian suy nghĩ! Nhưng Đức Chúa Trời suy nghĩ khác hơn. Đức Chúa Trời cho rằng sự giảng dạy của một người cầm quyễn Kinh Thánh và nói ra với một cảm xúc mạnh mẽ là việc quan trọng trong thế gian! Không có gì thay thế cho sự giảng dạy. Hội Thánh Chúa ngày nay trên đà thất bại vì thiếu sự giảng dạy! Cơ đốc giáo sống khi sự giảng dạy sống động. Sự cầu nguyện của các thánh có sự sống trong đó, và những tội nhân đã trải qua sự chết đến sự sống, khi sự giảng dạy có sự sống! Nhưng khi một người giảng dạy rụt rè, và run sợ trước vài phụ nữ trong Hội Thánh của họ, sẽ giảng một bài xinh xắn dễ thương “giảng giải kinh” sự sáng đi ra, và Hội Thánh chìm ngập trong bóng tối. Tại sao? Bởi vì -

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Mục đích của bài giảng là gì? Mục đích của bài giảng đã trình bài cho chúng ta trong đoạn văn:

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Đó là mục đích của sự giảng dạy – “cứu rổi những người tin cậy.” Mỗi bài giảng phải được nhắm vào sự cứu rổi “cứu những người tin cậy.” Mỗi bài giảng về sự cầu nguyện, mỗi bài giảng về sự quản lý tài sản Chúa ban, mỗi bài giảng theo cách học thuyết, mỗi bài giảng trong buổi cầu nguyện - mỗi bài giảng phải được tập trung trên một vài khía cạnh của sự cứu rổi cho những ai tin cậy! Hầu như tôi không bao giờ giảng một bài giảng cho bất cứ một ai, hay bất cứ nơi đâu, ngoài sự giảng dạy để “cứu người tin cậy” Nó có thể là một bài giảng để cứu rổi bạn. Nó có thể là một bài giảng nói với bạn làm cách nào giúp đở cho một người nào đó được cứu. Nó có thể là một bài giảng về một số đề tài nào khác, nhưng trọng tâm của mỗi bài giảng tôi giảng là “cứu rổi những người tin cậy.”

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Bởi chăng sự giảng dạy là việc quan trọng, chúng ta phải biết loại giảng dạy nào mà người ta cần. Chúng ta cần phải biết Kinh Thánh nói thế nào về sự giảng dạy. Kinh Thánh nói con người phải giảng dạy cái gì?.

I. Thứ nhất, Kinh Thánh nói chúng ta cần giảng chống lại tội lổi.

Sứ đồ Phao-lô nói, “Hãy giảng đạo…bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dổ chẳng thôi” (II Ti-mô-thê 4:2). Phải có sự bẻ trách theo Kinh Thánh và sửa trị tội lổi nếu đó là sự giảng dạy đúng đắn giống như sự giảng dạy của những người trong Kinh Thnáh đã làm.

Trở lại với Hê-nóc trước cơn Đại Hồng Thủy. Hê-nóc giảng gì? Chúng ta được cho biết ông giảng đều gì trong thư Giu-đe. Đây là những gì Hê-nóc giảng,

“Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sĩ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó đã nói nghịch cùng Ngài” (Giu-đe 14-15).

Hê-nóc giảng về sự trở lại của Chúa Giê-su Christ, trong ngày Phán Xét Cuối Cùng cho những tội nhân không được cứu. Ông giảng chống lại tội lổi của những người không tin kính mà họ đã phạm. Ông giảng chống lại những lời sĩ hổ của họ đối với Đức Chúa Trời. Ông giảng chống lại những kẻ có tội không tin kính đã nói nghịch cùng Ngài. Hê-nóc, là tổ bảy đời kể từ A-đam, giảng một cách mạnh mẽ, cứng rắn, quở trách, sửa trị tội lổi những người trong thời đó, cảnh cáo họ ăn năn trước khi sự phán xét đến trên họ. Đó là kiểu cách của sự giảng dạy mà chúng ta cần ngày hôm nay.

Rồi chúng ta suy nghĩ đến sự giảng dạy của Tiên tri Ê-sai. Ông nói,

“Hãy kêu to lên, đừng dứt; hãy cất tiếng lên như cái loa; rao báo tội lổi dân ta cho nó, và rao báo sự gian ác nhà Gia-cốp cho nhà ấy” (Ê-sai 58:1).

Khi nào đó hãy đọc vài đoạn đầu của sách Tiên tri Ê-sai. Ông giảng chống lại đời sống đạo đức giả dối của họ. Ông nói bàn tay họ đẫm đầy máu. Ông lên án sự phản nghịch của họ chống lại Thượng Đế. Ông giảng rằng những người lảnh đạo của họ đã không bảo vệ người góa bụa và trẻ thơ mồ côi. Ông nói thành phố của họ sẽ bị tiêu diệt trong lửa, đất đai của họ sẽ bị ngoại bang xâm chiếm. Đó là sự giảng dạy mà chúng ta cần hôm nay!

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Còn Giăng Báp-Tít thì sao? Ông giảng điều gì? Ông giảng,

“Hỡi dòng dỏi rắn lục kia, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau? Vậy, các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (Ma-thi-ơ 3:7-8).

Ông gọi họ là dòng dỏi rắn lục, là những người phải bị quăng vào lửa địa ngục. Ông kêu gọi họ phải ăn năn!

Rồi chúng ta suy nghĩ đến sự giảng dạy của Chúa Giê-su chống lại tội lổi! Ngài giảng chống lại những người không tin, chống lại những người phạm tội tà dâm, và chống lại những người giữ lòng hận thù. Ngài nói, nếu họ không tha lổi cho người khác thì Cha trên trời cũng sẽ không tha lổi cho họ. Ngài giảng cho người Pha-ri-si và những thầy thông giáo, “các ngươi bởi cha mình là ma quỷ mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình” (Giăng 8:44). Con người không thích Chúa Giê-su bởi vì Ngài giảng chống lại tội lổi của họ. Họ đóng đinh Ngài bởi vì Ngài giảng chống lại tội lổi của họ! Những người rao giảng chân chính theo gương của Chúa Giê-su đôi khi cũng phải làm cho người ta giận bằng cách là giảng chống lại tội lổi của họ, như Chúa Giê-su đã làm! Sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng, Chúa Giê-su Christ để lại “cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài” (1 Phi-e-rơ 2:21). Chắc chắn rằng mọi người theo gương của Chúa sẽ giảng dạy lên án tội lổi trước bục giảng như Chúa Giê-su đã làm! Tiến sĩ John R. Rice nói với những mục sư trẻ,

      Đừng bị ảnh hưởng bởi [những ai] nói bạn làm quấy nhiểu trong Hội Thánh của bạn. Đừng để sự nài nỉ của vợ bạn làm cho lay động vì bà sợ bạn bị bớt đi tiền lương hoặc bị mất việc mà không có chổ để đi. Hãy trung tín với Chúa Giê-su Christ, và Chúa Giê-su Christ sẽ trung tín cùng bạn…Đúng là những người rao giảng Tin Lành phải giảng với tình yêu thương và lòng thương xót và đôi khi cũng phải đổ nước mắt. Nhưng đó không có nghĩa là thay đổi sự thật là mạng lệnh bảo ta phải thẳng thắn rao truyền sự quở trách, sửa trị, giảng ra lời của Đức Chúa Trời chống lại tội lổi nào đó (John R. Rice, D. D., Lẽ Thật Lớn Cho Người Chiến Thắng Linh Hồn, Sword of the Lord, 1964, trang 137).

Khi tôi đang giảng tại nhà thờ Báp-Tít Nam Phương ở miền Bắc Caifornia, tôi nêu tên của những tội lổi thuộc về những người trẻ ở đó – tình dục, xem sách báo khiêu dâm và không đi nhóm. Tôi nói họ đừng lắng nghe đến những thầy giáo bội đạo như giám mục Pike, là người lãnh đạo Hội Thánh Tân Giáo ở San Fransisco lúc bấy giờ. Sau bài giảng, mục sư quản nhiệm dẩn tôi đến văn phòng của ông và kêu tôi đừng giảng như vậy nếu không tôi sẽ bị phiền phức. Thật kỳ lạ, sao đó mục sư nầy bị hội thánh của ông sa thải ông, và ông đến làm mục sư của hội thánh nhánh mà tôi thành lập!

Tôi đã bị cảnh cáo đừng giảng chống lại những sai trật về thần học ở trong chủng viện mà tôi đã học. Nhưng những người cảnh cáo tôi sau đó đã bị đuổi ra khỏi chủng viện. Sau khi những người đó ra khỏi, tôi đã giảng trong hội trường của chủng viện đó! Tôi chưa bao giờ ngưng việc rao giảng sự chống lại tội lổi, và tôi ở đây trong buổi tối hôm nay, với một Hội Thánh kỳ diệu đầy ấp sự háo hức của người tré Tiến sĩ Rice nói đúng, “Hãy trung tín với Chúa Giê-su Christ, thì Chúa Giê-su Christ sẽ trung tín cùng bạn.” A-men.

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu

rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Một số người than phiền rằng tôi để bạn vổ tay. Vậy thì sao? Kinh Thánh nói, “Hỡi các dân, hãy vổ tay, hãy lấy tiếng thắng trận mà reo mừng cho Đức Chúa Trời” (Thi-Thiên 47:1). Cái đó có gì là sai trật? Điều đó ở trong Kinh Thánh mà phải không? Khi các bạn trẻ đi xem bóng đá (football) hoặc trong buổi hòa nhạc Rock đến họ la hét và vổ tay cho đến khi sân vận động rung lên! Nhưng những lời cảnh cáo tôi cho bạn tối nay quan trọng hơn bóng đá (football) cả ngàn lần – và quan trọng hơn buổi hòa nhạc Rock với Justin Bieber hoặc Lady Gaga cả triệu lần! Hãy ăn năn, nước Đức Chúa Trời đã gần rồi!

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu

rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

II. Thứ hai, Kinh Thánh nói chúng ta cần sự giảng dạy về địa ngục.

Tất cả những người rao giảng trong Kinh Thánh đều giảng về sự phán xét và Địa Ngục, và sự phẩn nộ của Đức Chúa Trời trên tội lổi. Chúa Giê-su Christ luôn luôn giảng về Địa Ngục, cảnh cáo tội nhân để tránh khỏi cơn phẩn nộ của Đức Chúa Trời!

Chúa Giê-su Christ phán, “Ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hình phạt” (Ma-thi-ơ 5:22).

Chúa Giê-su Christ phán, “Đến ngày tận thế cũng như vậy; các thiên sứ sẽ đến và chia kẻ ác với người công bình ra, ném những kẻ ác vào lò lửa, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Ma-thi-ơ 13:49-50).

Chúa Giê-su Christ nói rằng một ngày nào đó “Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta đi vào lửa đời đời” (Ma-thi-ơ 25:41).

Chúa Giê-su Christ nói, “Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời” (Ma-thi-ơ 25:46).

Mục sư nào không giảng về Địa Ngục, mục sư đó đã không theo gương của Chúa Giê-su. Chúa Giê-su để lại “cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài” (1 Phi-e-rơ 2:21). Tiến sĩ John R. Rice nói, “loại bỏ những bài giảng đẹp và dể dàng, là những bài mà không khuấy động lòng sợ hãy của bất cứ người nào, không đem lại nước mắt, không dẩn người ta đến sự ăn năn. Bỏ đi những bài giảng làm cho tội nhân ngũ mê trong tội lổi của họ, không lo âu, và hài lòng với chính mình! Ôi, xin Chúa chỉ dạy cho chúng ta giảng thế nào để làm cho con người run sợ khi họ suy nghĩ về Địa Ngục và sự phán xét hầu đến!” (ibid., trang 140).

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

III. Thứ ba, Kinh Thánh nói chúng ta cần giảng dạy về sự
cứu rổi bởi Huyết của Chúa Giê-su Christ.

Kinh Thánh dạy rằng tất cả những người nam và nữ đều là tội nhân. Kinh Thánh chép, “Vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Kinh Thánh chép, “vì không có người nào chẳng phạm tội” (1 Các-Vua 8:46). Kinh Thánh chép, “Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội” (Truyền-đạo 7:20).

“Nhưng” bạn nói, “Chúa không biết tội của tôi. Ngay cả mẹ của tôi cũng không biết tội của tôi. Đó là điều bí mật.” Mẹ của bạn có thể không biết tội lổi của bạn, nhưng Đức Chúa Trời biết tất cả. Kinh Thánh chép, “Con mắt Đức-giê-hô-va ở khắp mọi nơi, xem xét kẻ gian ác và người lương thiện” (Châm-ngôn 15:3). Tội lổi của bạn không có gì là bí mật đối với Chúa! Kinh Thánh chép, “Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nổi việc kín nhiệm hơn hết hoặc thiện hoặc ác cũng vậy” (Truyền-đạo 12:14). Kinh Thánh dạy rằng tất cả những tội lổi của bạn đã được ghi trong sách thẩm phán của Đức Chúa Trời (Khải-Huyền 20:12). Trong ngày Đoán Xét Cuối Cùng bạn sẽ đứng trước ngai Đức Chúa Trời. Ngài sẻ đọc tội lổi của bạn từ trong quyển sách phán xét của Ngài, và bạn sẽ “bị ném xuống hồ lửa” (Khải-Huyền 20:15).

Chỉ có một con đường duy nhất để cho bạn tránh khỏi cơn đoán phạt khủng khiếp. Tội lổi của bạn phải được xóa ra khỏi sách thẩm phán của Đức Chúa Trời. Đó là tại sao Chúa Giê-su Christ đã đến cây thập tự chịu chết để trả cho tất cả tội lổi của bạn. Kinh Thánh chép,

“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào” (Rô-ma 5:8-9).

Rô-ma 5:9 nói bạn có thể “biện hộ bởi huyết của Ngài.” Huyết của Chúa Giê-su Christ có thể rửa sạch mọi tội lổi bạn đã phạm, bởi chăng chúng ta đọc trong 1 Giăng 1:7, “huyết của Chúa Giê-su Christ, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” Chúng ta cần giảng về Huyết của Chúa Giê-su Christ. Chỉ có điều đó mới có thể rửa sạch mọi tội lổi chúng ta!

“Nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu

rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

Một số người rao giảng ngày hôm nay nói rằng không có Huyết. Tôi không biết tại sao họ nói như vậy khi Kinh Thánh bày tỏ rỏ ràng rằng Chúa Giê-su “yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lổi chúng ta” (Khải-Huyền 1:6). Đừng bao giờ tin cậy một người rao giảng hoặc người dạy Kinh Thánh nào coi nhẹ Huyết của Chúa Giê-su! Kinh Thánh chép, “Khốn nạn thay cho chúng nó, vì đã theo đường của Ca-in” (Giu-đe 11). Giống như Ca-in, họ từ chối Huyết. Đừng bao giờ nghe họ! Cẩn thận sự dạy dổ theo đường Ca-in! Không có Huyết của Chúa Giê-su thì không có sự cứu rổi! Không có gì cả! Luôn luôn nhớ bài thánh ca tốt của tổ phụ chúng ta,

Lòng tội nầy sao cho trắng băng?
   Còn gì ngoài ra huyết Chúa Giê-su;
Bình tịnh nầy phương chi chữa chăng?
   Còn gì ngoài ra huyết Chúa Giê-su.
Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao!
   Cho tôi sạch trong hơn tuyết,
Ấy chẳng nhờ chi khác đâu.
   Hoàn toàn nhờ huyết báu Chúa Giê-su.
(“Huyết Chúa Mầu Nhiệm Biết Bao ‘Nothing But the Blood’”
     bởi Robert Lowry, 1826-1899).

Bạn có muốn nhận sự cứu rổi tối nay không? Bạn có muốn tất cả tội lổi của bạn được rửa sạch, được xóa khỏi sách thẩm phán của Đức Chúa Trời, bởi dòng Huyết của Chúa Giê-su không? Vậy, trong khi chúng tôi hát lại một lần nửa, mời ra khỏi chổ ngồi của bạn và đi về phía sau phòng. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến chổ yên tịnh để hướng dẩn thêm và cầu nguyện cho bạn. Bạn có thể đi bây giờ trong khi chúng tôi hát.

Lòng tội nầy sao cho trắng băng?
   Còn gì ngoài ra huyết Chúa Giê-su;
Bình tịnh nầy phương chi chữa chăng?
   Còn gì ngoài ra huyết Chúa Giê-su.
Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao!
   Cho tôi sạch trong hơn tuyết;
Ấy chẳng nhờ chi khác đâu,
   Hoàn toàn nhờ huyết báu Chúa Giê-su.

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan: 1 Côrinhtô 1:18-21.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông. Benjamin Kincaid Griffith:
“Oh, What a Fountain!” (bởi Tiến sĩ. John R. Rice, 1895-1980).


DÀN BÀI CỦA

SỰ GIẢNG DẠY CHÚNG TA CẦN

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Vì tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy” (1 Cô-rinh-tô 1:21).

I.   Thứ nhất, Kinh Thánh nói chúng ta cần giảng dạy chống lại tội lổi
2 Ti-mô-thê 4:2; Giu-đe 14-15; Ê-sai 58:1; Ma-thi-ơ 3:7-8
Giăng 8:44; 1 Phi-e-rơ 2:21; Thi-Thiên 47:1.

II.  Thứ hai, Kinh Thánh nói chúng ta cần giảng về địa ngục,
Ma-thi-ơ 5:22; 13:49-50; 25:41, 46; 1 Phi-e-rơ 2:21.

III. Thứ ba, Kinh Thánh nói chúng ta cần giảng về sự cứu rổi bởi
Huyết của Chúa Giê-su Christ, Rô-ma 3:23; 1 Các-vua 8:46;
Truyền-Đạo 7:20; Châm-ngôn 15:3; Truyền-Đạo 12:14;
Khải-Huyền 20:12, 15; Rô-ma 5:8-9; 1 Giăng 1:7;
Khải-Huyền 1:5; Giu-đe 11.