Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ ĐIỀU TRỊ CÔ ĐƠN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO LOÀI NGƯỜI

GOD’S CURE FOR MAN’S LONELINESS
(Vietnamese)

by Dr. R. L. Hymers, Jr.
bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle, Los Angeles
Sáng Chúa Nhật, ngày 16 tháng 9 năm 2012


Tôi là một thành viên của Hội Thánh Báp-Tít Người Trung Hoa tại Los Angeles trong hai mươi ba năm. Mục sư của tôi tại hội thánh người Trung Hoa là Tiến sĩ Timothy Lin. Ông đến nhà thờ từ giảng dạy Kinh Thánh các thứ tiếng và thần học tại Trường Đại Học Bob Jones. Nhiều điều tôi học biết được ngày hôm nay là do nơi Tiến sĩ Lin dạy tôi tại nhà thờ Trung Hoa. Tiến sĩ đã dạy tôi nhiều điều về sự giảng luận. Ông đã nói,

      Trong số công việc của mục vụ, nhiệm vụ khó nhất và quan trọng nhất là biết chắc chắn, không có sự hoài nghi về sứ điệp mà Đức Chúa Trời có ý định cho ông giảng trong Ngày Chúa Nhật…Đôi khi tới ngày Thứ Năm mà sứ điệp để giảng vẩn chưa được rỏ ràng. Nếu [như] đó là trường hợp, thì mục sư nên kiêng ăn và cầu nguyện một cách tha thiết hơn…sự tỉnh thức về tâm linh của chúng ta thường được khai thông trong lúc kiêng ăn và cầu nguyện, và sứ điệp của Đức Chúa Trời muốn cho chúng ta sẽ trở nên trong như pha-lê. Tôi nói đây là từ kinh nghiệm cá nhân. (Timothy Lin, Tiến sĩ, Bí Quyết Tăng Trưởng Hội Thánh “The Secret of Church Growth,” Hội Thánh Báp-Tít Người Trung Hoa, 1992, trang 23).

Gần đây Đức Chúa Trời đoái xem tốt với chúng ta. Ngài đã ban cho tôi từ bài giảng nầy đến bài giảng nọ mà không có khó khăn gì cả. Tôi thấy rất dể cho tôi biết là phải giảng bài giảng gì cho sáng Chúa Nhật và chiều Chúa Nhật, và thậm chí vào tối Thứ Bãy! Vài vị mục sư có nói với tôi, “Làm sao mà bạn có thể giảng ba bài giảng khác nhau hằng tuần, mà vẩn giữ được sự chú ý của người nghe vậy?” Tôi chỉ có thể trả lời rằng bởi sự ân điển của Đức Chúa Trời! Tôi cũng nghỉ điều dể cho tôi biết phải giảng cái gì bởi vì chúng tôi kiêng ăn và cầu nguyện mỗi Thứ Bãy. Kiêng ăn và cầu nguyện mỗi Thứ Bãy đã đem đến những ơn lành của Đức Chúa Trời, và làm nó dể dàng cho tôi biết phải giảng điều gì!

Điều đó đã xãy ra như vậy trong tuần rồi. Tôi bỏ rất nhiều thời gian vào bài giảng cho chiều Chúa Nhật. Nhưng tôi không biết phải giảng điều gì vào sáng Chúa Nhật. Nhưng hình như Đức Chúa Trời nói với tôi, “Đừng có lo. Khi con viết xong bài giảng cho chiều Chúa Nhật, Ta sẽ chỉ cho con phải giảng điều gì vào sáng Chúa Nhật.” Ngợi khen Chúa! Điều đó đã thật xảy ra như vậy!

Vừa ngay lúc tôi viết xong bài giảng cho chiều Chúa Nhật, thì Chúa đã tỏ cho tôi phải nói gì vào sáng hôm nay. Điều đó xảy ra như vầy. Tôi viết xong bài giảng cho buổi chiều rồi và đi lên phòng trên đặng ăn trưa. Tôi thường xem tin tức đài Fox khi tôi ăn trưa. Cho nên tôi vặn ti-vi lên. Thật lạ là nhằm đài tôi chưa bao giờ xem. Nhưng khi tôi vặn lên, ông George Beverly Shea đang hát,

Tiếng chuông của thời gian rung rao báo tin, Một ngày đã qua.
   Có người trượt và té, Người đó phải ngươi chăng?
Bạn đang mông chờ thêm sức cho can đãm bạn được nên mới,
   Đừng nên chán nãn, Tôi có tin cho bạn.
Điều Chúa làm không gì là bí mật,
   Những gì Ngài làm cho người khác, Ngài sẽ làm cho bạn;
Vòng tay mở rộng, Ngài tha thứ bạn,
   Điều Chúa làm không gì là bí mật.
(“Không Gì Là Bí Mật” bởi Stuart Hamblen, 1908-1989).

Vợ tôi vào phòng khách để nghe Ông Shea hát. Rồi Billy Graham bắt đầu giảng sau đó. Đây là một cuộn phim cũ, làm tại Denver, Colorado vào năm 1988. Tôi không biết điều đó khi tôi vặn ti-vi lên. Ông Graham bắt đầu giảng bài giảng vĩ đại về sự cô-đơn. Ngay khi đó Đức Chúa Trời tỏ cho tôi biết là phải giảng cùng chủ đề đó sáng hôm nay! Điều đó được xác nhận khi vợ tôi nói với tôi, “Robert, ông cần phải giảng chủ đề đó cho sáng Chúa Nhật tới.” Bà Hymers ít khi nào bảo tôi phải làm điều gì ở hội thánh - rất ít khi. Khi mà bà nói, thì tôi lúc nào cũng nghe theo. Tôi khám phá rằng bà lúc nào cũng đúng khi mà bà làm. Vì vậy, đây là phiên bản của tôi bởi bài giảng nổi tiếng của Ông Graham với chủ đề cô-đơn.

Xin đồng đứng lên và lật với tôi trong Thi-Thiên 102:6-7.

“Tôi trở giống như con chàng-bè nơi rừng vấng, Khác nào chim-mèo ở chốn bỏ hoang. Tôi thao-thức, tôi giống như chim sẻ hiu-quạnh trên mái nhà” (Thi-Thiên 102:6-7).

Quí vị có thể ngồi. Tiến sĩ John Gill (1697-1771) đã cho một lời bình luận tốt về những câu nầy. Tiến sĩ Gill nói,

      Nóc nhà của người Do-thái là bằng phẳng, và tại đây những con chim hiu quạnh đến và ngồi một mình trong những màng đêm, mà nhà Thi-thơ [so sánh] với ông; một là bị bỏ rơi bởi bạn bè và những người quen thuộc; hoặc là vì trong tình trạng [buồn và cô-đơn], ông đã chọn ở một mình, buồn rầu cho tình trạng âu sầu và hoàn cảnh (John Gill, D.D., Sự Trình Bày của Cựu Ước, The Baptist Standard Bearer,1989 tái bản, quyển 4, trang 127; ghi chú về Thi-Thiên 102:6-7).

“Tôi trở giống như con chàng-bè nơi rừng vấng, Khác nào chim-mèo ở chốn bỏ hoang. Tôi thao-thức, tôi giống như chim sẻ hiu-quạnh trên mái nhà” (Thi-Thiên 102:6-7).

Có nhiều người trẻ cảm giác như vậy – hiu quạnh như con chàng bè nơi rừng vắng, hoặc chim mèo ở chốn bỏ hoang. Sự đó rất bình thường ngày nay cho chúng ta tìm thấy những người trẻ ở tuổi đại học có cảm giác hiu quạnh như chim sẻ ở trên nóc nhà. Tôi đã từng chăn dắt học sinh trung học và sinh viên đại học năm mươi bốn năm. Tôi khám phá rằng nhiều bạn trẻ cảm thấy đau đớn về sự cô-đơn ở trong lòng. Một người trẻ đã nói,

      Tôi muốn làm một người đặc biệt cho một người nào đó, nhưng không có ai quan tâm đến tôi. Tôi không còn nhớ là đã có ai đụng đến tôi, cười với tôi, hoặc là muốn ở với tôi…Tôi rất hiu quạnh đến độ tôi không chịu nỗi (trích bởi Josh McDowell, Thế Hệ Ngăn Cách “The Disconnected Generation”, Lời 2000, trang 11)

Ngày nay có hàng ngàn người trẻ cảm giác như vậy. Bác sỉ Leonard Zunin, là bác sỉ tâm thần lỗi lạc, nói, “Vấn đề tồi tệ nhất của loài người là cảnh cô đơn.” Nhà tâm lý học Erich Fromm nói, “Nhu cầu sâu nhiệm của con người là nhu cầu để vượt qua sự ly cách, và bước ra khỏi nhà tù của sự cô đơn.”

Và không có chổ nào cô đơn hơn cho những người trẻ bằng thành phố lớn như Los Angeles. Tác giả Herbert Prochnow nói, “Thành phố là một cộng đồng lớn, là nơi người ta cùng nhau sầu não.” Một sinh viên người Trung Hoa từng nói, “Không ai hiểu tôi. Từ lúc sáng khi tôi thức dậy và cho đến tối khi tôi đi ngũ, tôi cảm thấy cô đơn.” Bạn có bao giờ cảm giác chút nào như vậy không? Bạn có bao giờ cảm thấy như không có ai thật sự quan tâm đến mình chăng? Bạn có bao giờ cảm thấy rằng không ai hiểu mình, hoặc đồng cảm với mình không? Bạn có bao giờ cảm thấy mình lẻ loi giữa đám đông không? Tôi đã từng nghe nhiều bạn trẻ nói rằng họ thường đi dạo mall chỉ để có cảm giác gần với người khác. Nhưng làm điều đó cũng không giúp được gì! Họ vẩn thấy lẻ loi giữa một đám người vui vẻ. Người khác thì cười vui và đùa cợt, nhưng họ thì không trốn khỏi ngục tù của sự cô đơn.

Tiến sỉ Lin thường nhắc đến “sự cô đơn của tuổi trẻ.” Ông hiểu điều đó sâu xắc, và nói về vấn đề đó thường, vì thế tôi biết là ông đã từng trải qua kinh nghiệm về điều đó. Khi trẻ, ông có thể rất lẻ loi khi cách xa nhà trong lúc đi học ở trường cao đẳng tại Trung Hoa. Còn bạn thì thể nào? Bạn có bao giờ cảm giác như vậy không? Bạn có bao giờ cảm giác cô đơn và không được mến không?

Ernest Hemingway là nhà văn được giải Nobel (1899-1961), ông có tất cả những gì mà tiền có thể mua được. John Kennedy mời ông đến để diễn thuyết trong buổi nhậm chức Tổng Thống của Hoa Kỳ. Nhưng Hemingway không đến được vì lý do là ông quá phiền não. Ông nói ông cảm thấy quá cô đơn và ví sánh như là “ra-đi-ô bị cháy.” Thời gian không lâu thì ông tự tử. Khi mà tôi và gia đình ở Key West, Florida, chúng tôi đi tham quan nhà của ông, là nơi mà 75% sách truyện dài và truyện ngắn được viết ra. Trong khi Ileana và những người con trai đi chổ khác, tôi đi trở lại nhà của Hemingway. Lúc đó đã rất chiều. Đó là một kinh nghiệm rùng mình. Hình như căn nhà đó ngăm vào sự buồn rầu và hiu quạnh. Nó thật sự có cảm giác tà quái, một nơi mà thiếu đi niềm hy vọng và vui vẻ, và người đàn ông có thể nổi điên từ sự cô đơn. Vài năm sau, ở Ketchum, Idaho, ông Hemingway lấy cây súng và bắn tung đầu của ông, từ chưng mày trở lên. Chúng tôi có lần đi nghĩ hè ở Ketchum. Và một lần nửa tôi cũng cảm giác có tà quái của sự lẻ loi ám ảnh ông và cuối cùng giết ông. Một trong những người viết tiểu sử của ông nói, “Cái chết của ông dù đầy máu me khủng khiếp nhưng di tích tồn tại mãi không bao giờ quên” (Kenneth S. Lynn, Hemingway, Nhà Ấn Lót Harvard University, 1987, trang 593). Riêng tôi, thì không bao giờ có thể quên được.

Bạn có biết là tự tử đứng hạng nhì gây cái chết cho người trẻ dưới tuổi hai mươi lăm không? Tôi có người bạn trung học tự tử cũng như Ernest Hemingway vậy. Bạn ấy bắn vào đầu mình. Sau đó mẹ của bạn đó cho tôi biết là tôi là bạn duy nhất của con bà. Điều đó dầy dò lương tâm tôi nhiều năm, tại vì tôi không có làm gì đủ để giúp anh. Tôi cảm thấy như tôi đã giết anh vì tôi chưa bao giờ đem anh đến nhà thờ. Xin đừng bao giờ phạm sai lầm như tôi. Hãy đem tất cả bạn bè đến để nghe Phúc Âm! Tôi lập lại – hãy đem tất cả bạn bè đến nhà thờ để nghe Phúc Âm! Thì bạn sẽ không bao giờ có sự hối tiếc! “Hãy Cứu Giúp Một Người Nào Đó Hôm Nay.” Hãy hát!

Cứu giúp người nào hôm nay, Người nào đi trên đường riêng mình
   Với tình bạn mở rộng, Mọi lẻ loi được tiêu tan,
Ôi, cứu giúp người nào hôm nay!
   (“Hãy Cứu Giúp Người Nào Hôm Nay” bởi Carrie E. Breck, 1855-1934;
     sửa đổi bởi Mục Sư).

Bạn của tôi Tiến sĩ S. Waldrip cũng là mục sư. Khi ông còn trẻ ông nói,

      Tôi ở trong chổ tối tràn đầy những người nam và nữ trẻ tuổi. Tôi đứng đó, trong căn phòng đặt nghẹt, hoàng toàn lẻ loi và phân cách với mọi người…Chúng tôi chứa đầy bản tiết mục từ tường nầy đến tường nọ…Mặc dù đầy tiết mục, chúng tôi ít có nối liền sâu đậm với người khác. Chúng tôi trở nên một xã hội với sự quen biết, hơn tình bạn thường (John S. Waldrip, Tiến sĩ Thần Học, “Sự Trị Liệu cho Tâm Hồn Cô Đơn ‘Cure for the Lonely Heart,’” ngày 2 tháng 5 năm 2004).

Thảo nào có nhiều người trẻ cảm thấy mình như là những người Thi Thơ!

“Tôi trở giống như con chàng-bè nơi rừng vắng: Khác nào chim-mèo ở chốn bỏ hoang. Tôi thao thức, tôi giống như chim sẻ hiu quạnh trên mái nhà” (Thi-Thiên 102:6-7).

“Hãy Cứu Giúp Người Nào Hôm Nay.” Hãy hát!

Cứu giúp người nào hôm nay, Người nào đi trên đường riêng mình,
   Với tình bạn mở rộng, Mọi lẻ loi sẽ được tiêu tan,
Ôi, Cứu giúp người nào hôm nay!

Nhưng Đức Chúa Trời không muốn bạn bị lẻ loi. Trong Vườn Ê-đen Đức Chúa Trời phán, “Loài người ở một mình thì không tốt” (Sáng-thế-ký 2:18). Nhà thơ Cơ-đốc-nhân, John Milton (1608-1674) từng nói, “Sự cô đơn là điều đầu tiên mà mắt của Đức Chúa Trời nhìn thấy là không tốt.” Điều nầy vẩn là sự thật cho tới ngày nay như là hồi xưa. Đức Chúa Trời không muốn bạn bị lẻ loi. Ngài phán rằng, “Người nam ở một mình thì không tốt” - hoặc người nữ cũng vậy! Vì vậy mà Đức Chúa Trời ban cho hai phương thuốc để trị liệu sự cô đơn.

I. Thứ nhất, Đức Chúa Trời ban Con một của Ngài để chết trên thập tự, đặng trị liệu sự cô đơn tâm linh và sự ngăn cách của bạn.

Khi cha mẹ đầu tiên của chúng ta phạm tội, thì ngay lập tức họ đã xa cách Đức Chúa Trời, cắt rời khỏi Chúa. A-đam ẩn mình khỏi Đức Chúa Trời (Sáng-thế-ký 3:10). A-đam và vợ người bị đuổi ra khỏi Vườn Ê-đen bởi vì tội lổi của họ. Họ đã bị chia cắt khỏi sự thông công cùng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy rằng tội lổi của họ đã truyền xuống cho cả nhân loại. Vì vậy mà bạn xem Đức Chúa Trời như không thật tế. Tội lổi đã làm bạn xa cách với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết,

“Nhưng ấy là sự gian-ác các ngươi làm xa-cách mình với Đức Chúa Trời; và tội-lỗi các ngươi đã che-khuất mặt Ngài khỏi các ngươi” (Ê-sai 59:2).

Thậm chí ngày hôm nay, người ta vẩn đi lang thang trong thế gian không có Đức Chúa Trời và hy vọng. Có người vô thần H. G. Wells (1866-1946) nói, “Tôi đã sáu mươi lâm tuổi và tôi cô đơn, và chưa bao giờ tìm được bình an.” Nhưng Đức Chúa Trời không muốn bạn rơi vào tình trạng như vậy. Đức Chúa Trời muốn phục hồi bạn đến sự thông công cùng Ngái. Chính gì vậy mà Ngài sai Chúa Giê-su đến để chết trên thập tự giá, đặng tội lổi của bạn được tha và bạn có thể phục hồi sự thông công cùng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh có chép,

“Mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” (Rô-ma 5:10).

Khi bạn đến với Chúa Giê-xu Christ bởi đức tin, tội lổi của bạn đã được tha bởi sự chết của Ngài thế cho bạn trên Thập Tự - và bạn được hòa thuận với Đức Chúa Trời! Và Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại để ban cho bạn sự sống đời đời. Đến với Chúa Giê-xu bởi đức tin và Ngài sẽ cứu bạn khỏi tội lổi và sự xa cách cùng Đức Chúa Trời. Tôi sẵn sàng trò chuyện với những vị nào muốn tin cậy Đức Chúa Giê-xu và được cứu. “Hãy Cứu Giúp Người Nào Hôm Nay.” Hãy hát!

Cứu giúp người nào hôm nay, Người nào đi trên đường riêng mình,
   Với tình bạn mở rộng, Mọi lẻ loi được tiêu tan,
Ôi, cứu giúp người nào hôm nay!

II. Thứ hai, Đức Chúa Trời cho chúng ta có hội thánh địa phương để điều trị sự cô đơn về tinh thần.

Tôi không tin rằng Đức Chúa Trời muốn cứu bạn, và rồi bỏ bạn cô đơn một mình trong thế gian bạc bẻo nầy. Tôi thích một phần bài giảng của Billy Graham. Nhưng tôi cho rằng ông nói chưa đủ. Ông nói hãy tin cậy Đấng Christ và được cứu khỏi sự xa cách tâm linh và cô đơn cùng Đức Chúa Trời. Nhưng ông cần phải nói thêm. Ông cần phải nói rằng Đấng Christ cũng đến để xây dựng hội thánh của Ngài, để cứu bạn khỏi sự cô đơn tinh thần. Chúa phán,

“Ta sẽ lập Hội Thánh ta; và các cửa âm-phủ chẳng thắng được hôi đó” (Ma-thi-ơ 16:18).

Đức Chúa Trời chu cấp hội thánh địa phương để làm nơi thông công và vui vẻ - là nơi mà sự cô đơn của tinh thần được điều trị. “Hãy Cứu Giúp Người Nào Hôm Nay.” Hãy hát!

Cứu giúp người nào hôm nay, Người nào đi trên đường riêng mình,
   Với tình bạn mở rộng, Mọi cô đơn được tiêu tan,
Ôi, cứu giúp người nào hôm nay!

Khi bạn tốt nghiệp từ trường trung học hoặc đại học, ai cũng nói, “Hãy giử liên lạc” hoặc “Tôi sẽ gặp bạn sớm.” Nhưng nó không có xảy ra. Nếu bạn có gặp lại họ thì là 40 hoặc 50 năm sau rồi – và bạn có sẽ nhận ra họ! Nhưng bạn sẽ không bao giờ tốt nghiệp từ hội thánh địa phương của bạn. Thậm chí khi bạn qua đời, bạn cũng sẽ họp nhau trên thiên đàng! Chính vì vậy mà tôi viết bài hát nhỏ đó mà Ông Griffith hát hồi nảy,

Thành phố lớn con người như có vẻ không quan tâm;
   Họ có ít để cung hiến, tình thương không có thừa
Nhưng về nhà Chúa Giê-xu thì bạn sẽ nhận thấy,
   Đồ ăn có thừa và cùng chia sẻ tình bạn hửu!
Về hội thánh là nhà cùng ăn, Xum họp thông công thân mật
   Đó là khá ưu đãi, Khi chúng ta ngồi xuống ăn!
(“Về Nhà Dùng Bữa Tối” bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.; phổ theo điệu
     “Trên Cánh Chim Bò Câu”).

Xin cùng hát điệp khúc với tôi!

Về hội thánh là nhà cùng ăn, Xum họp thông công thân mật;
   Đó là khá ưu đãi, Khi chúng ta ngồi xuống ăn!

Nhưng nó không điều trị sự cô đơn của bạn nếu bạn chỉ đến vài tiếng đồng hồ trong buổi sáng Chúa Nhật! Không, không có đâu! Chính vì vậy mà nhiều hội thánh không thu-hút được những bạn trẻ từ thế gian là tại vì họ đóng những buổi nhóm chiều Chúa Nhật! Tôi không nghỉ ra có cái gì dại dột hơn. Họ không thấy điều đó đã diệt những hệ phái chính thống hay sau? Điều đó đã giết chết hệ phái Giám Lý và Trưởng Lão. Và điều đó sẽ tiêu diệt những hội thánh Báp-Tít độc lập nào mà đóng những buổi nhóm chiều Chúa Nhật! Nó sẽ không giết chết hội thánh của bạn liền đâu, nhưng vài thập niên sau thì hội thánh của bạn sẽ bị diệt. Những người trẻ tuổi cần phải trở lại mỗi chiều Chúa Nhật, nếu không thì sự cô đơn sẽ không được điều trị. Họ cũng cần ở với những người khác trong nhà thờ vào tối Thứ Bảy nữa. Tiến sĩ Lin từng nói, “Hãy biến hội thánh thành nhà thứ hai của bạn.”

Ông nói đúng. Vì thế mà hàng trăm người Trung Hoa trẻ tuổi đổ vào hội thánh khi ông là mục sư. Sự phục hưng đến, và hội thánh người Trung Hoa của ông trở nên như là hội thánh ở Giê-ru-sa-lem. Họ đã “ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh” (Công-vụ-các-sứ-đồ 2:47).

Và một điều nữa. Nếu bạn thật sự muốn hội thánh nầy chửa lành sự cô đơn của bạn, hãy đem người nào đó đến đây với mình trong dịp tới! Vâng! Đem người bạn hoặc người thân đến với bạn trong dịp tới - cũng có thể là tối hôm nay! Một cậu người Trung Hoa đã từng ở đây vài tuần, nghe tôi nói sáng Chúa Nhật tuần rồi. Cậu ta đã đem bạn mình tới trong tối Chúa Nhật đó! Đó là phương pháp điều trị sự cô đơn! Hãy bắt đầu suy nghĩ làm sao để giúp người nào khác! Điều đầu tiên mà Chúa Giê-su phán với các Sứ-đồ là, “Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người” (Ma-thi-ơ 4:19). Hãy đi đánh lưới trưa hôm nay! Đi và tìm bạn hoặc người thân và đem họ đến với bạn tối hôm nay - hoặc trể lắm là Chúa Nhật tới! “Ta Sai Ngươi Đi Đánh Lưới Tội Nhân.” Đồng hát!

Ta sai ngươi đi đánh lưới tội nhân,
   Đánh lưới tội nhân, đánh lưới tội nhân
Ta sai ngươi đi đánh lưới tội nhân
   nếu ngươi phục tùng ta;
Nếu ngươi phục tùng ta, nếu ngươi phục tùng ta
   Ta sai ngươi đi đánh lưới tội nhân
Nếu ngươi phục tùng ta.
   (“Ta Sai Ngươi Đi Đánh Lưới Tội Nhân” bởi Harry D. Clarke, 1888-1957).

Khi mà bạn bận rộn đem người khác đến hội thánh bạn sẽ không có thì giờ để cô đơn!

Có bao nhiêu người sẽ nói, “Tôi sẽ làm điều đó, mục sư ơi. Tôi sẽ cố gắng để đem người ta đến hội thánh trong dịp tới.” Xin giơ tay lên. Tiến sĩ Chan sẽ đến và cầu nguyện cho họ (cầu nguyện). Xin hát điệp khúc lần nữa!

Ta sai ngươi đi đánh lưới tội nhân,
   Đánh lưới tội nhân, đánh lưới tội nhân
Ta sai ngươi đi đánh lưới tội nhân
   nếu ngươi phục tùng ta;
Nếu ngươi phục tùng ta, nếu ngươi phục tùng ta
   Ta sai ngươi đi đánh lưới tội nhân
Nếu ngươi phục tùng ta.

Đem người nào đó với bạn để có sự vui thích tại một buổi tiệc sinh nhật - buổi ăn trưa hoặc buổi ăn tối với chúng ta, và nghe Phúc Âm! “Về Nhà Với Hội Thánh.” Hát điệp khúc đó một lần nữa!

Về hội thánh là nhà cùng ăn, Xum họp thông công thân mật,
   Đó là khá ưu đãi, Khi chúng ta ngồi xuống ăn;

Đức Chúa Trời giúp họ có thể làm được! Trong danh Chúa Giê-su Christ, A-men. “Hãy Cứu Giúp Người Nào Hôm Nay.” Hãy hát!

Cứu giúp người nào hôm nay, Người nào đi trên đường riêng mình,
   Với tình bạn mở rộng, Mọi cô đơn được tiêu tan,
Ôi, cứu giúp người nào hôm nay!

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan: Thi-Thiên 102:1-7.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Về Nhà Để Dùng Bữa Tối” (bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.,
phổ theo điệu của “Trên Cánh Chim Bồ Câu”)/
“Ta Sai Ngươi Đi Đánh Lưới Tội Nhân” (bởi Harry D. Clarke, 1888-1957)/
“Hãy Cứu Giúp Người Nào Hôm Nay” (bởi Carrie E. Breck, 1855-1934;
sửa đổi bởi Mục Sư).


Dàn Bài Giảng

SỰ ĐIỀU TRỊ CÔ ĐƠN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO LOÀI NGƯỜI

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Tôi trở nên giống như con chàng-bè nơi rừng vắng, Khác nào chim-mèo ở chốn bỏ hoang. Tôi thao-thức, tôi giống như chim sẻ hiu-quạnh trên mái nhà” (Thi-Thiên 102:6-7).

(Sáng-thế-ký 2:18)

I.   Thứ nhất, Đức Chúa Trời ban Con một của Ngài để chết trên thập
tự, đặng điều trị sự cô đơn tâm linh và sự ngăn cách của bạn,
Sáng-thế-ký 3:10; Ê-sai 59:2; Rô-ma 5:10.

II.  Thứ hai, Đức Chúa Trời cho chúng ta có hội thánh địa phương để
điều trị sự cô đơn của tinh thần, Ma-thi-ơ 16:18; Công-vụ-các-
sứ-đồ 2:47; Ma-thi-ơ 4:19.