Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NHỮNG ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC TỪ TIẾN SĨ JOHN R. RICE

THINGS I LEARNED FROM DR. JOHN R. RICE
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại nhà thờ Baptist Tabernacle of Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 2 tháng 9 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, September 2, 2012

“Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rãi, ắt sẽ trở về cách vui mừng mang bó lúa mình.” (Thi-thiên 126:6).


Khi tôi còn là thiếu niên tôi đã đọc câu chuyện về đời sống của Jame Hudson Taylor, và tôi cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi tôi trở thành nhà truyền giáo cho người Trung Hoa. Tôi đã gia nhập vào Hội Thánh Báp-Tít người Hoa tại Los Angeles. Mùa thu năm đó tôi đã vào trường Cao Đẳng Biola (nay là trường Đại Học). Cuối cùng tôi đã nhận được sự cứu rổi khi nghe Tiến sĩ Charles J. Woodbridge giảng trong thơ 2 Phi-e-rơ đoạn 3. Tôi đã rớt trong những môn học ở đó, ngoại trừ môn học chiến thắng linh hồn. Tôi đã nhận được công việc và làm trong Hội Thánh của người Hoa tối thứ sáu, tối thứ bảy, và nguyên cả ngày Chúa Nhật. Trong khoảng thời gian nầy tôi đã đọc được Hồi Ký Của John Wesley, và học được cái gì gọi là phục hưng. Tôi đã dốc lòng cầu nguyện cho sự phục hưng đến trên Hội Thánh người Hoa. Tôi bắt đầu vào trường Cao Đẳng học buổi tối, trong khi phải làm việc ban ngày và bốn chục tiếng mỗi tuần, và những ngày cuối tuần thì làm việc cho Hội Thánh người Hoa. Tôi ra trường từ Cal State L.A. vào mùa Xuân năm 1970. Một vài tháng trước sự phục hưng bắt đầu quét qua Hội Thánh người Trung Hoa. Hàng trăm người đến với Hội Thánh và được biến đổi. Từ năm 1969 cho đến khoảng năm 1973 Hội Thánh nằm trong quyền năng của sự phục hưng bởi sự lãnh đạo của Mục sư Tiến sĩ Timothy Lin.

Vào mùa Thu năm 1970 tôi vào Chủng Viện Golden Gate (Baptist Theological Seminary) gần San Francisco. Giữa năm thứ nhì tại Golden Gate tôi bắt đầu mở Hội Thánh với sự giúp đở của hai người bạn chung trường. Cả ba chúng tôi đều đau lòng qua sự công kích Kinh Thánh tại trường, nhưng tôi ít nói đến việc nầy trong hai năm đầu. Giữa năm thứ ba và năm cuối cùng tại chủng viện tôi đã được chọn lựa để làm chủ bút cho tờ bích báo học sinh của trường. Nó là thời điểm tôi bắt đầu bênh vực Kinh Thánh trên tờ báo và trong lớp. Giám đốc của chủng viện nói với tôi rằng tôi đang bị mang tiếng xấu và điều đó có thể ảnh hưởng đến sự làm việc của tôi với Hội Thánh Báp-Tít Nam Phương. Sau một cuộc tranh luận sôi nổi tôi đã quyết định rằng thật ra không có gì làm khó tôi được, tôi tiếp tục việc bảo vệ Kinh Thánh. Những giáo sư nói một cách mạnh mẽ chống lại việc học Kinh Thánh Scofield, và chống lại Tiến sĩ J. Frank Norris, và Tiến sĩ John R. Rice. Tôi nghĩ ra rằng Kinh Thánh Scofield chắc phải là tốt, nếu không họ sẽ không phê bình nó quá như vậy. Vì vậy mà tôi mua một cuốn và dùng nó để giảng từ lúc đó. Nhưng tôi nghĩ rằng Tiến sĩ Norris và Tiến sĩ Rice là những người kỳ quặc. Tôi không bao giờ đọc bất cứ cái gì của họ viết. Tôi đoán xét họ trong khi chưa biết bất cứ cái gì về họ.

Sau khi tôi tốt nghiệp tôi tiếp tục mạnh mẽ vạch trần chủ nghĩa tự do tại chủng viện. Tôi gởi thư và videos phơi bày sự công kích Kinh Thánh tại chủng viện đến chủ tịch của ban quản trị của các Hội Thánh Báp-Tít Nam Phương trong vùng California. Một giáo sư theo chủ nghĩa tự do đã phải từ chức, và một trong những người giám đốc thỏa hiệp với giáo sư phải từ chức giữa niên khóa, đó là kết quả của sự việc đó. Hội Thánh chúng tôi đã gởi $600 mỗi tháng cho Tiến sĩ Bill Powell để giúp đở ông gởi những bản sao Hồi Ký Báp-Tít Nam Phương của ông đặng phơi trần hệ thống thần học tự do đến tất cả những hội thánh thuộc Báp-Tít Nam Phương trong nước Mỹ. Vợ của tôi và tôi mỗi năm đều đi dự Hội Nghị của Báp-Tít Nam Phương để phát ra những Hồi Ký nầy. Người ta la hét chúng tôi, đe dọa chúng tôi. Lần sau cùng đi đến Hội Nghị, nhà tôi đã mang thai 6 tháng. Họ khạc nhổ nước bọt lên mặt bà, và ném đồ vật vào người bà, không kể gì khi bà mang thai. Khi trở về phòng nhà tôi hỏi, “Robert, làm sao những người đó có thể gọi là Cơ-đốc Nhân được?” Tôi cúi đầu xuống và cảm thấy xấu hổ.

Như tôi đã được cảnh báo, tôi đã là “vết nhơ” trong chủng viện. Họ gởi ra những bức thư chống đối tôi, và những người bạn Báp-Tít của tôi từ lâu nay đã trở ngược và chống lại tôi. Tôi quá chán nản và tan nát cỏi lòng. Giữa thời gian chán nản ngã lòng đó, một người bạn cho tôi quyễn tiểu sử của Tiến sĩ Robert L. Sumner viết về Tiến sĩ John R. Rice, với tựa đề Người Được Sai Phái Tứ Đức Chúa Trời (Man Sent from God). Đêm đó tôi ngồi xuống và đọc vài trang, nhưng tôi không thể bỏ nó xuống. Tôi đọc suốt đêm đó, đến 9:00 giờ sáng hôm sau tôi mới đọc xong. Tôi ngạc nhiên giữa sự giống nhau về những kinh nghiệm của Tiến sĩ Rice với hệ thống Báp-Tít tự do Nam Phương và của tôi. Trong vòng vài tháng hầu như tôi đã mua gần hết những quyển sách của Tiến sĩ Rice, và ham thích đọc nó. John R. Rice đã trở thành người chỉ dẩn tôi và là người thầy của tôi, song song với Mục sư của tôi được 23 năm là Tiến sĩ Timothy Lin.

Vào mùa Thu năm 1980 tôi di đến Murfreesboro, Tiểu Bang Tennessee, đến văn phòng của Tiến sĩ Rice, và thâu một cuộc phỏng vấn với ông. Ông đã qua đời sau đó vài tuần, nhưng hầu như tuần nào tôi vẩn tiếp tục đọc những quyển sách và những bài giảng của ông. Tôi đã học được nhiều điều hữu ích và nhiều sự giúp đở từ Tiến sĩ Rice, và tối hôm nay tôi sẽ chia xẽ một vài điều cho bạn.

Đầu bài giảng tôi đọc một câu Kinh Thánh tiêu biểu cho đời sống Tiến sĩ Rice,

“Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rãi, ắt sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình” (Thi-Thiên 126:6).

Đó là đề tài của đời sống và việc truyền giáo của Tiến sĩ John R. Rice. Ông là một người trí thức, và một học giả Kinh Thánh, nhưng ông không bao giờ làm mất đi sự kêu gọi trở thành người truyền giáo, một người chiến thắng linh hồn, và sứ giả phục hưng từ Trời. Sau đây, có bốn điều mà tôi học được từ ông. Tôi không đồng ý với ông về dâng hiến trử vào kho, những dấu hiệu của Chúa Giê-su Christ trở lại, và những điều khác nữa, nhưng ông có một ảnh hưởng sâu sắc trên tôi qua bốn điểm nầy.

I. Thứ Nhất, tôi học rất nhiều về sự giảng dạy tử Tiến sĩ Rice.

Khi tôi bắt đầu đi giảng dạy vào những năm 1950, tôi cố ý bắt chước phong cách của một người truyền đạo và cấu trúc bài giảng của Billy Graham. Ông là một nhà giảng đạo nổi tiếng thời đó. Bạn của tôi Moishe Rosen, của người Do-Thái cho Chúa Giê-su, nói sự giảng dạy của ông đã “có điện lực” trong thời đó. Nhưng sau đó, tôi được cho biết là phải giảng những bài giảng gọi là “những bài giảng giải nghĩa”. Tôi đã vùng vẩy để làm điều đó trong suốt mấy năm. Nhưng tôi cảm thấy miễn cưởng và lúng túng khi cố gắng để giảng với sự lòng vòng lẩn quẩn, với những câu Kinh Thánh trong những dàn bài khó hiểu, với những điểm chính, điểm phụ. Tôi cảm thấy bị đè nén và nô lệ, bó buộc và bị hạn chế, bởi những gì mà tôi đã giảng cái gọi là “giảng giải nghĩa”. Rồi sau đó tôi đã đọc những gì mà Tiến sĩ Rice đã nói về vấn đề nầy. Tiến sĩ Rice nói,

      Không có bài giảng nào mà Đức Chúa Giê-su giảng…mà Ngài giảng gọi là giảng giải nghĩa. Và giống như vậy với bài giảng trong sách Công-vụ-các-sứ-đồ bởi Phi-e-rơ, bởi Ste-phen và Phao-lô – không có bài nào là bài giảng giải nghĩa cả. Trong mọi trường hợp khi một vị mục sư đứng lên để giảng đặng được kết quả, và ông giảng theo hướng kết quả đó. Như vậy những mục sư ngày hôm nay giảng hướng về kết cuộc nào đó, không chỉ để giải nghĩa Kinh Thánh vì ích lợi của nó (John R. Rice, D.D., Tại Sao Hội Thánh Chúng Ta Không Chiến Thắng Linh Hồn (Why Our Churches Do Not Win Souls), Sword of the Lord, 1966, trang 74,75).

Tôi học được từ Tiến sĩ Rice cái gì gọi là “giải kinh” sự giảng dạy nầy không đến từ Báp-Tít của chúng tôi hoặc những hệ phái Tin Lành truyền thống của tổ phụ, là những người đã giảng từ một hoặc hai câu Kinh Thánh. Tiến sĩ Rice đã nói những bài giảng “giải kinh” hiện đại đến từ Plymouth Brethren và được phổ biến bởi Tiến sĩ Harry Ironside, mục sư của Plymouth Brethren. Tiến sĩ Rice nói rằng Wesley, Whitefield, Spurgeon, và Tiến sĩ Torrey đã giảng, “Táo bạo, cương quyết, tranh luận [những bài giảng] đó lên án tội lổi.” Ông nói chúng ta cần “giảng những bài mà lên án tội lổi, chống lại dị giáo, chỉ dẩn con đường thoát khỏi phiền phức, những bài cảnh cáo con người về sự phẩn nộ của Đức Chúa Trời” (ibid., trang 77, 78). Tiến sĩ Rice đã nói,

      Do đâu sự kinh khiếp nầy đã đến làm đỗ vở nền tảng của nước Mỹ? Tại sao vấn đề tình dục tiềm ẩn trên con nguòi ở khắp mọi nơi, và phim ảnh, sách báo dâm dục nhiều hơn, những người phụ nữ sa sút đạo đức hơn, và những người đàn ông tục trần hơn trước kia? Bởi vì nước Mỹ, với hàng triệu hội viên trong Hội Thánh, nhưng lại ít mục sư …mạnh mẽ. Không có nhiều mục sư giảng về tội lổi, giảng về sự phán xét hầu đến, giảng về sự khủng khiếp của địa ngục cho những tội nhân từ khước Chúa Giê-su Christ… Bục giảng đã làm thất bại Hội Thánh và những Hội Thánh đã làm thất bại nước Mỹ (John R. Rice, D.D., Học Thuyết Kinh Thánh Sống Động ‘Bible Doctrines to Live By’ Sword of the Lord, 1968, trang 311).

Kinh Thánh chép,

“Hãy kêu to lên, đừng dứt; hãy cất tiếng lên như cái loa, rao báo tội lổi dân ta cho nó, và rao báo sự gian ác nhà Gia-cốp cho nhà ấy” (Ê-sai 58:1).

Tiến sĩ Rice nói,

      Mục tiêu đầu tiên của mỗi người được Đức Chúa Trời kêu gọi rao giảng phải được chiến thắng linh hồn. Một Mục sư có thể nói, như là nhân chứng, “Tôi được kêu gọi để làm Mục sư giảng dạy. Phạm vi phục vụ của tôi là Hội Thánh. Tôi phải cho dân sự của Đức Chúa Trời ăn nuốt lời Chúa.” Nhưng điều đó, tôi nhấn mạnh, là nhân chứng cho sự công khai bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Đại Mạng Lệnh vẩn gắn liền với người rao giảng. Phúc âm cũng được rao giảng cho mọi loài thọ tạo…Charles Spurgeon là mục sư suốt cả cuộc đời ông và không bao giờ tự xưng là người truyền giáo. Tuy thế hàng ngàn người được cứu qua mục vụ của ông, và [Hội Thánh của Spurgeon] được gọi là “cạm bẩy linh hồn” Sự giảng dạy trong Hội Thánh phải mạnh mẽ trong việc truyền bá phúc âm, được tốt đẹp cũng như ở những chổ khác (John R. Rice, D.D., Tại Sao Hội Thánh Chúng Ta Không Chiến Thắng Linh Hồn ‘Why Our Churches Do Not Win Souls’ ibid., trang 67-69).

Tôi đồng ý với Tiến sĩ Rice trên những quan điểm đó cho sự giảng dạy. Ông cổ vũ tôi làm theo kiểu cách xưa, phương pháp khuấy động linh hồn khi trình bày Phúc Âm. Và Tiến sĩ Rice tin chắc rằng Phúc Âm phải được giảng ra trong mỗi buổi thờ phượng, nói với tội nhân rằng Chúa Giê-su yêu thương họ, và vì thế mà Ngài muốn cứu họ. Tiến sĩ Rice nói,

Ôi, thế nào là dòng suối nhân từ tuông chảy dài,
   Xuống từ Đấng Cứu Rổi chịu khổ vì nhân loại
Huyết báo mà Ngài rơi để chuộc tội chúng ta,
   Ân Điển và tha thứ cho cả tội lổi chúng ta.
(“Ô, Nguồn Suối!” bởi John R. Rice, 1965).

Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu sâu sắc
   Ngài yêu bạn hơn lưỡi thể tả được;
Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu sâu sắc,
   Ngài chết để cứu linh hồn khỏi Địa Ngục.
(“Ngài Vẫn Yêu Bạn” bởi John R. Rice, 1960).

II. Thứ hai, Tôi học rất nhiều về sự bảo vệ đức tin từ Tiến sĩ Rice.

Kinh Thánh chép, “Ngươi phải sốt sắng chiến đấu cho đức tin” (Các-quan-xét 3). Tiến sĩ Rice mạnh dạn chiến đấu cho đức tin suốt mục vụ của ông. Tiến sĩ Rice nói,

      Mục sư nào không mong đợi để chiến thắng được nhiều linh hồn có thể giảng một số bài giảng tốt dựa trên…tình thương anh chị em. Nhưng ai mong đợi để thức tỉnh lương tâm, khuấy động cảm xúc và mang ý chí đến sự ăn năn thiêng liêng…phải giảng trên lẽ thật của Kinh Thánh… Đề tài chính nhấn mạnh đến sự suy đồi của tấm lòng con người, cái chết chuộc tội của Chúa Giê-su Christ, sự cần thiết của sự tái sanh, sự cứu rổi bởi ân điển qua đức tin, nhận thức về Thiên Đàng và Địa Ngục tất cả đều là đề tài để truyền bá. Và họ cần phải bao hàm thần quyền của Chúa Giê-su Christ, sự sinh ra của Ngài, sự sống lại của thân thể, và đó là nguyên tắc cơ bản của niềm tin Cơ-đốc.

      Điều đó không phải là sự ngẩu nhiên khi những người chiến thắng linh hồn cũng là những người bảo vệ đức tin. Spurgeon đã vận động chống lại “Phong Trào Xuống Cấp” bây giờ gọi là quan điểm hiện đại, và rời khỏi Báp-Tít Hiệp Nhất của Great Britain và Ireland với lời trách mắng thậm tệ, và dẩn đầu Hội Thánh ra ngoài bởi vì tội lổi. Và Spurgeon đã giảng một bài giảng phi thường, ủng hộ sự linh cảm và thẩm quyền của Kinh Thánh, thần quyền của Chúa Giê-su Christ và những nền tảng cơ bản khác của đức tin (John R. Rice., D.D., Tại Sao Hội Thánh Chúng Ta Không Chiến Thắng Linh Hồn, ibid., trang 71, 72).

Tiến sĩ Rice nói,

      Miển là có sự nghi ngờ trong tâm trí của người giảng đạo hoặc trong tâm trí của những người nghe về thẩm quyền tuyệt đối của Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời không có sự sai lầm, thì thông điệp của ông bị yếu, sự ảnh hưởng trên quần chúng cũng như nước đổ lá môn, lý do cho chiến thắng linh hồn bị giảm sút (ibid., trang 73).

Sao tôi phải thì thầm, nín chịu sự đau đớn,
   Sợ mất tiền tài hoặc bạn bè vì danh Ngài?
Ôi, tôi nên đón sự huy hiểm hay trừng phạt
   Nếu tôi thể được phần trong sự sỉ nhục của Ngài!
Tất cả tình yêu, tất cả ước mơ trìu mến,
   Làm thành, Chúa Giê-su, chỉ cho Ngài.
Tất cả thân con, tất cả con có thể,
   Nhận con, Chúa Giê-su, con thuộc Ngài.
(“All My Heart’s Love Tất Cả Tình Yêu Trong Tâm
      bởi Tiến sĩ. John R. Rice).

Hát điệp khúc với tôi.

Tất cả tình yêu, tất cả ước mơ trìu mến,
   Làm thành, Chúa Giê-su, chỉ cho Ngài.
Tất cả thân con, tất cả con có thể,
   Nhận con, Chúa Giê-su, con thuộc Ngài.

III. Thứ ba, Tôi học được từ Tiến sĩ Rice về chủ đề của sự phục hưng.

Kinh Thánh cho chúng ta sự cầu nguyện cho sự phục hưng,

“Chúa há chẳng khứng làm cho chúng tôi sống lại, hầu cho dân Chúa vui vẽ nơi Chúa sao” (Thi-Thiên 85:6).

Tiến sĩ Rice tin rằng trong sự siêu nhiên, Đức Chúa Trời đem sự phục hưng đến. Ông nói, “Hãy một lần định rỏ rằng những sự phục hưng đều biểu thị thần linh. Sự phục hưng là phép lạ của Đức Chúa Trời. Nó không phải là tự nhiên, nhưng là siêu nhiên. Nó không phải là việc bình thường, nhưng là việc khác thường. Nó không phải thuộc về con người, nhưng thuộc về thần linh. Chỉ có Đức Chúa Trời mới ban sự phục hưng” (John R. Rice, D.D., Lửa của Người Chiến Thắng Linh Hồn, Sword of the Lord, 1969, trang 79).

Trong quyển sách của ông, Chúng Ta Có Thể Phục Hưng Bây Giờ (Sword of the Lord, 1950), Tiến sĩ Rice nói, “Sự phục hưng vĩ đại nhất trên thế giới sẽ thấy trong tương lai. Những sự phục hưng tốt hơn sẽ đến sẽ là những kinh nghiệm mà thế giới chưa từng trải. Đó là việc rõ ràng được dạy trong Lời Đức Chúa Trời, và nên là sự an ủi cho tấm lòng của chúng ta! Khi chúng ta tìm hiểu rằng Đức Chúa Trời đã hứa ban cho những sự phục hưng vĩ đại hơn mà thế giới chưa từng có, điều đó sẽ chứng minh chắc chắn ngày của những sự phục hưng sẽ không qua đi” (trang 29).

Tiến sĩ Rice nói rằng trong năm 1950, chính quyền Cộng Sản đã đuổi hết tất cả những giáo sĩ ra khỏi Trung Hoa khi ông nói điều đó. Hơn 25 năm tra tấn và cầm tù những người lảnh đạo Cơ-đốc ở Trung Hoa khi ông nói điều đó. Nhưng từ năm 1980, năm mà Tiến sĩ Rice qua đời, một sự phục hưng vĩ đại nhất trên thế giới đã bùng nổ trên Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa! Ngày hôm nay phỏng đoán có chừng hơn 120 triệu Cơ-đốc Nhân ở Trung Hoa. Số con cái Chúa đi nhóm sáng Chúa Nhật còn đông hơn cả ở Mỹ, Gia-nã-đại, Vương Quốc Anh cộng lại! Tiến sĩ C. L. Cagan phỏng đoán rằng có hơn 700 người được biến đổi mỗi giờ tại Trung Hoa để tin nhận Chúa Giê-su, ngày và đêm, hai mươi bốn tiếng một ngày, bảy ngày một tuần! Hãy suy nghĩ – 700 người được biến đổi mỗi giờ! Tiến sĩ Rice đã hoàn thành ước vọng khi ông nói vào năm 1950, “Sự phục hưng vĩ đại nhất sẽ thấy trên thế giới trong tương lai” (ibid., trang 29).

Chính mắt tôi đã nhìn thấy được ba sự phục hưng “siêu nhiên” từ Đức Chúa Trời. Tại Hội Thánh First Baptist Church của người Trung Hoa tại Los Angeles, giữa năm 1969 và năm 1973, tôi đã thấy quyền năng phép lạ của Đức Chúa Trời đã kéo hơn 2,000 người vào trong Hội Thánh nhỏ của chúng tôi chỉ chứa được khoảng 125 người, làm cho Hội Thánh trở thành Hội Thánh Báp-Tít Nam Phương lớn nhất ở California. Tôi thấy được sự thờ phượng suốt cả ngày Chúa Nhật, với những dòng nước mắt ăn năn thống hối, với những phép lạ được biến đổi. Chính tôi cũng được giảng một trong những phần thờ phượng đó, có 46 người trẻ đã được biến đổi, và đó chỉ là một buổi thờ phượng trong những buổi tối! Mới đây tôi kiểm tra lại và tìm thấy hầu như mọi người Trung Hoa trẻ tuổi tin Chúa trong buổi tối đó vẩn còn trong Hội Thánh 40 năm sau! Khi nhà của tôi và tôi đi đến đó trong tháng năm để kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Thánh, một người Trung Hoa trẻ trước kia đã đến và nói với tôi rằng họ đã tin Chúa trong lúc mà tôi giảng trong lần phục hưng vĩ đại đó!

Trong tỉnh Marin, miền bắc của San Francisco, trong một Hội Thánh mà tôi phục vụ ở đó từ năm 1972, chỉ trong vài tháng, chúng tôi thấy được có khoảng 600 người Híp-pi đã nhận được sự cứu rổi. Họ chấm dứt đời sống tội lổi, hút sách, và trở thành Cơ-đốc Nhân thật sự. Đây là lần phục hưng thứ hai mà chính mắt tôi thấy.

Vào năm 1992, nhà tôi, con trai tôi và tôi tham dự hội đồng Chính Thống tại Hội Thánh của Tiến sĩ Rod Bell ở Virginia Beach, Virginia. Vào ngày bế mạc hội đồng, trong buổi tối Chúa Nhật, tôi được mời giảng trong đêm đó, một tín hữu trong Hội Thánh nói với tôi, “Bất cứ mục sư giảng gì, cũng đừng giảng đến việc truyền bá phúc âm, vì mọi người trong Hội Thánh nầy đều đã được cứu rồi.” Điều đó đã làm cho tôi rất bồn chồn, bởi vì Đức Chúa Trời đã đặt để trong lòng tôi để giảng về việc truyền bá phúc âm. Những người vĩ đại và nổi tiếng của Đức Chúa Trời phải ở trong Hội Thánh. Họ nghĩ gì nếu không có người nào lên phía trước? Tôi đổ mồ hôi. Tôi nói với nhà tôi hãy dẩn con trai ra khỏi phòng trọ vài giờ trong buổi chiều Chúa Nhật hôm đó. Tôi kiêng ăn, cầu nguyện với Chúa, và kêu cầu danh Ngài trong suốt buổi chiều hôm đó. Tôi vẩn tiếp tục cầu nguyện và đổ mồ hôi khi đi đến nhà thờ. Họ hát và sau đó mục sư giới thiệu về tôi. Bất thình lình tôi cảm nhận được sự xức dầu của Thánh Linh trên tôi, tôi giảng một bài giảng đơn sơ với sự thoải mái dể chịu. Ba người lớn tiến lên phía trước. Một người là mục sư phó của Hội Thánh, chính là con của mục sư quản nhiệm. Ông ấy tiến lên để được cứu với đôi dòng nước mắt lăn trên má, rồi sau đó Thánh Linh giáng xuống như đám mây. Một cụ già lâu năm trong Hội Thánh vừa bò vừa la to “Tôi lạc mất! Tôi lạc mất!” Một nhóm gồm bốn người con gái bước lên bục giảng để tôn vinh, nhưng họ không hát được. Họ khóc lóc và kêu xin Chúa cứu họ. Sự thờ phượng kéo dài đến tận nữa đêm. Bảy mươi lăm người đã được cứu trong đêm hôm đó, trong một Hội Thánh mà họ nghĩ rằng “mọi người đã được cứu rồi”. Người con trai của Ian Paisley nói với nhà tôi, “Tôi chưa bao giờ thấy việc xảy ra giống như vậy.” Rồi sự phục hưng thật sự đã xảy ra. Vài ngày sau đó tôi trở lại Los Angeles để nói chuyện với vị mục sư đó lần nữa. Ba tháng sau đó đã có hơn 500 người đã được cứu và làm báp-têm tại Hội Thánh đó!

Đây là những bằng chứng mà chính mắt tôi thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm qua ba cuộc phục hưng – mà Tiến sĩ Rice gọi là, “phép lạ của Đức Chúa Trời.” Tôi biết bạn không thể “làm được” một sự phục hưng theo sức của con người. Nhưng tôi cũng biết Tiến sĩ Rice là đúng khi ông nói, “Chúng ta có thể có sự phục hưng ngay bây giờ.” Chúng tôi cầu xin Chúa đem sự phục hưng đến Hội Thánh nầy trong thời gian mà chúng ta kiêng ăn và cầu nguyện. Một bài hát của Tiến sĩ Rice như vầy,

Hôm nay ta gặt, hoặc lỡ mất mùa gặt vàng!
   Ngày nay cho chúng ta linh hồn đã mất để thắng.
Ồ nên cứu những người thân yêu từ lữa ngục,
   Hôm nay chúng ta đi đem những tội nhân vào.
(“So Little Time (Thời Gian Ích Quá)” bởi Tiến sĩ John R. Rice).

Mong rằng tôi có thời gian để nói thêm về niềm tin của Tiến sĩ Rice là điều cần thiết cho người giảng đạo và người nghe để được ngập tràn Thánh Linh. Tôi ước mong có thời gian để nói về niềm tin của Tiến sĩ Rice rằng một Cơ-đốc Nhân phải là người chính thống nhưng, như ông đã nói “không phải là người điên.” Tôi đồng ý với Tiến sĩ Rice rằng chúng ta không thể che chở cho ý kiến sai lầm rằng bản Kinh Thánh King James tự nó được linh cảm, và sửa điều đã dịch lại từ tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp. Tôi muốn có thời gian để nói với bạn những gì Tiến sĩ Rice đã nói về một Hội Thánh địa phương là nơi vui vẻ và hạnh phúc. Tôi cũng muốn có thời gian để nói với bạn rằng tại sao Tiến sĩ Rice nói, “Tôi yêu Lễ Giáng Sinh.” Và tôi cũng mong có thời gian để nói về những quyển sách hay của ông về “Gia Đình, Tình Yêu, Hôn Nhân và Con Cái”. Tôi cũng đồng ý với Tiến sĩ Rice về những đề tài Kinh Thánh tuyệt diệu đó! Tôi mong ước rằng tất cả những mục sư ở mọi nơi tìm và đọc những gì mà Tiến sĩ Rice viết về những đề tài đó. Nhưng bây giờ tôi sẽ chấm dứt với một điểm chót.

IV. Thứ tư, tôi học được từ Tiến sĩ Rice với đề tài kiêng ăn và cầu nguyện.

Đức Chúa Trời phán qua tiên tri Êsai,

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẻ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gảy mọi ách hay sao?” (Êsai 58:6)

Trong quyển sách nổi tiếng của ông, Cầu Nguyện: Xin và Nhận, Tiến sĩ Rice nói,

      Tôi biết rằng kiêng ăn và cầu nguyện thật sự và bị nhục về tâm trí khi chúng ta chờ đợi Chúa thì sẽ được Chúa ban phước với những gì Ngài muốn cho chúng ta! Bạn có bao giờ cố gắng kiêng ăn và cầu nguyện và chờ đợi Chúa cho đến khi sự chiến thắng xảy đến hay chưa?...Con dân của Chúa thân mến, bạn có cảm nhận rằng bạn đang cố gắng làm điều đó không? Vậy kiêng ăn và cầu nguyện cho đến khi Đức Chúa Trời thăm viếng bạn trong sự phước hạnh của Ngài (John R. Rice, D.D., Cầu Nguyện: Xin và Nhận, Sword of the Lord, ấn bản 1970, trang 230, 231).

Chúng ta sẽ kiêng ăn và cầu nguyện trong Hội Thánh vào thứ bảy tuần sau. Nếu bạn có trở ngại gì trong vấn đề sức khỏe, vui lòng hỏi bác sĩ của bạn trước khi bạn kiêng ăn với chúng tôi. Ai là người quá già yếu hoặc bị bệnh mà muốn cùng kiêng ăn phần nào với chúng tôi thì có thể uống nước cà chua, hoặc các loại nước trái cây khác, hoặc súp, trong ngày kiêng ăn thứ bảy tuần tới. Nhớ rằng nên uống nhiều nước trong suốt ngày. Và dành thì giờ đặc biệt để cầu nguyện trong ngày hôm đó để Đức Chúa Trời đem những người mới vào Hội Thánh chúng ta trong mùa Thu năm nay. Có thể nêu tên ra để cầu nguyện, nếu có thể, cầu nguyện cho những người mới đến với chúng ta trong những tuần trước, và cho những người khác mà chúng ta sẽ đem họ vào cuối tuần sau, và những tuần kế tiếp nữa. Cầu nguyện xin Chúa giữ họ lại trong Hội Thánh và nhận được sự cứu rổi. Và nhớ câu Kinh Thánh tiêu biểu cho đời sống Tiến sĩ John R. Rice,

“Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rãi, ắt sẽ trở về cách vui
   mừng mang bó lúa mình” (Thi-thiên 126:6).

Vui lòng đứng lên và hát bài hát sau cùng, “The Price of Revival (Giá của Sự Phục Hưng),” bởi Tiến sĩ John R. Rice.

Giá của phục hưng, phí tổn của chiến thắng linh hồn,
   Thời gian dài trong sự cầu nguyện, gánh nặng, nước mắt;
Sự nài xin với tội nhân tuy cô đơn, người xa lạ,
   Được trả tại chổ gặt hái trên kia.
Gặt hái, thu hoạch thiêng liêng! Linh hôn đã thắng nơi đây.

Châu báo thế gian, ôi, vô ích và phù du làm sao;
   Họ tan như hơi nước và tàn héo như lá;
Nhưng linh hồn đã thắng bởi nước mắt và nài xin của chúng ta
   Sẽ còn lại cho sự gặt trên kia.
Gặt hái, thu hoặch thiêng liêng! Linh hồn đã thắng nơi đây.

Để đến sự gặt hái với cuổi, rơm và gốc rạ,
   Buồn làm sao khi hiện diện trước ngôi phán xét của Chúa,
Với không ai mà ta thắng để tin cậy Giê-su Đấng Cứu Thế
   Để trao cho Ngài tại chổ gặt hái trên kia.
Gặt hái, thu hoặch thiêng liêng! Linh hồn đã thắng nơi đây.

Vui lòng tiến lên tòa giảng, và đứng trước bục giảng, khi chúng ta hát câu chót, và Tiến sĩ Kreighton Chan sẽ hướng dẩn chúng ta cầu nguyện cho thời gian kiêng ăn và cầu nguyện vào Thứ Bảy tuần sau, và cho sự thành công trong sự chiến thắng linh hồn trong mùa Thu nầy.

Người khôn ngoan, sẽ chiếu sáng như bầu trời vinh hiển
   Khi ngày trả công sẽ đến cho người chiến thắng linh hồn!
Rồi những người được cứu bởi những câu chuyện cứu rổi
   Như ánh sao, phước đời đời, sẽ sáng ngời.
Gặt hái, thu hoặch thiêng liêng! Linh hồn đã thắng nơi đây.

(Cầu nguyện). Quý vị có thể ngồi xuống.

Nếu bạn có mặt tối nay và là Cơ-đốc Nhân chưa được tái sanh, xin hãy lắng nghe cẩn thận. Chúa Giê-su Christ đã đến từ Thiên Đàng và bị đóng đinh trên cây thập tự, chịu chết để đền tội cho chúng ta. Họ đặt xác Ngài trong mồ mả, niêm phong nó lại, và đặt lính La-mã canh gác. Nhưng ngày thứ ba, Ngài sống lại từ trong thân thể giống như chúng ta, thông công với những người theo Ngài trong 40 ngày, họ tiếp xúc Ngài như một người chứ không phải thần linh. Sau cùng Ngài thăng thiên về trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Khi bạn quay trở lại từ một đời sống tội lổi để tin nhận Chúa Giê-su, huyết báu của Ngài sẽ rửa sạch tội lổi của bạn, và Ngài ban cho bạn sự sống đời đời. Chúng tôi cầu nguyện cho bạn để đến với Chúa Giê-su và tin nhận Ngài để sớm nhận được sự cứu rổi. Và bất cứ bạn làm gì, xin bạn hãy trở lại đây vào Chúa Nhật tuần sau! Chúa ban phước cho bạn! A-men.

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh trước bài giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan:Thi-Thiên 126:1-6.
Đơn ca trước bài giảng bởi ông Benjamine Kincaid Griffith:
“The Price of Revival (Giá của Sự Phục Hưng)”
(bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980)


DÀN BÀI CỦA

NHỮNG ĐIỀU TÔI HỌC TỪ TIẾN SĨ JOHN R. RICE

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rãi, ắt sẽ trở về cách vui mừng mang bó lúa mình” (Thi-thiên 126:6).

I.   Thứ nhất, Tôi học rất nhiều về sự giảng dạy từ Tiến sĩ Rice. Ê-sai 58:1.

II.  Thứ hai, Tôi học rất nhiều về sự bảo vệ đức tin từ Tiến sĩ Rice,
Các-quan-xét 3.

III. Thứ ba, Tôi học được từ Tiến sĩ Rice về đề tài của sự phục hưng,
Thi-Thiên 85:6.

IV. Thứ tư, Tôi học được từ Tiến sĩ Rice về đề tài kiêng ăn và cầu
nguyện, Ê-sai 58:6.