Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




KIÊNG ĂN ĐỂ CHIẾN THẮNG SA-TAN

FASTING TO OVERCOME SATAN
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 26 tháng 8 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, August 26, 2012

“Khi Đức Chúa Giê-su vào nhà rồi, môn đồ hỏi riêng Ngài rằng: Sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được? Ngài đáp rằng: Nếu không cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:28, 29).


Kinh Thánh nói chép rằng, “…trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ” (1 Ti-mô-thê 4:1). Câu Kinh Thánh đó rỏ ràng rằng công việc ma quỷ sẽ tăng lên “trong đời sau rốt” trước ngày tận thế như chúng ta đã biết. Sa-tan sẽ buông thả những quỉ dữ, mạnh mẽ, hung hăng để tấn công, chống lại Hội Thánh. Mọi dấu hiệu dường như cho biết rằng chúng ta đang sống trong thời điểm nầy. Nhưng ngày nay những Hội Thánh ở Tây Phương ít khi nào suy nghĩ về ma quỷ và những quỉ dữ. Tiến sĩ Merrill F. Unger của Chủng Viện Thần Học tại Dallas nói, “…những Hội Thánh ở thế kỷ hai mươi phủ nhận sự thực hữu và tồn tại của quyền lực siêu nhiên của ma quỷ. Tình trạng của sự không tin nầy có thể qui cho những người có đời sống và năng lực tâm linh thấp kém ở trong Hội Thánh.” Sau đó, Tiến sĩ Unger nói tiếp, “và sự không tin của những người tín đồ Cơ-đốc càng bi kịch hơn khi nhiều tín đồ chịu đựng sự lường gạt và sự tấn công của Ma quỷ bởi vì sự ngu muội về quỷ Sa-tan và chiến lược của nó. Thậm chí nhiều tín đồ trưởng thành cũng không có đủ khả năng đánh chiến thành công với quân đội của các thần dữ nầy, tại vỉ sự thiếu kiến thức của những gì nó bao gồm.” Ông nói rằng có nhiều mục sư ngày nay bị “vua chúa của chốn không trung làm mù lòng họ như đã được bày tỏ trong Kinh Thánh liên quan đến quyền năng của Sa-tan” (Merrill F. Unger, Th.D., Ph.D., Biblical Demonology ‘Kinh Thánh Nói Về Ma Quỷ’, Kregel Xuất bản, ấn hành 1994, trang 201).

Tiến sĩ Unger không có cuồng tín. Ông có bằng Tiến sĩ Thần Học từ Chủng Viện Dallas và Tiến sĩ Mục vụ từ trường Đại Học Johns Hopkins. Về việc sách của Tiến sĩ Unger mà tôi trích dẩn, Tiến sĩ Wilbur M. Smith nói, “Nó sẽ mất nhiều năm để đi đến sự trị liệu căn bản cùa Kinh Thánh về ma quỷ” (lời áo ngoài). Tiến sĩ Smith là một trong những giáo sư tin cậy dạy về Kinh Thánh của thế kỷ 20, và sự xác nhận của ông về cuốn sách của Tiến sĩ Unger cho thấy là đáng tin cậy.

Tiến sĩ Unger nói đúng không? Có phải nhiều mục sư và hội thánh ngày nay “bị sự lường gạt của ma quỷ…bởi vì thiếu sự hiểu biết chính xác về Sa-tan và những chiến lược của nó”? Có phải họ “không có đủ khả năng để thành công trong trận chiến chống lại những thần dữ bởi vì sự ngu muội về những gì nó bao gồm không”? Dĩ nhiên là ông đúng! Mọi người đều biết rằng hội thánh ngày nay đã mất đi 85% các bạn trẻ ở độ tuổi 25! Mọi người biết rằng hội thánh ngày nay không có quyền năng và rất yếu trong việc biến đổi những người trẻ ra khỏi thế giới ngày nay! Phần lớn ở đây là do thiếu sự hiểu biết về Satan và những công cụ của nó.

Tiến sĩ Timothy là mục sư của tôi trong 23 năm. Trước khi tôi biết ông thì ông đã dạy ở trong trường Đại Học Bob Jones. Sau đó ông làm giáo sư tại Chủng Viện Talbot và tại Trinity Evangelical Divinity School ở Deerfield, Illinois. Sau đó Tiến sĩ Lin thay thế Tiến sĩ James Hudson Taylor III làm giám đốc cho Chủng Viện China Evangelical ở Đài Loan. Tiến sĩ Lin nói, “Nhiều mục sư, truyền đạo và ngay những giáo sư của chủng viện đang thất bại trước áp lực của Sa-tan vì vậy mà họ không bao giờ cầu nguyện sau khi thức dậy vào buổi sáng! Tình trạng nầy cứ vậy và tiếp tục xấu hơn trong ngày Chúa trở lại. Không cảnh giác sự khống chế của Sa-tan trên cá nhân…thì hậu quả là sự sầu khổ và đáng thương hại” (Tiến sĩ Timothy Lin The Secret of Church Growth ‘Bí Quyết của Sự Tăng Trưởng Hội Thánh’, First Chinese Baptist Church of Los Angeles, ấn bản 1992, trang 96).

Nhiều hội thánh ngày nay yếu đi và mất quyền năng, hoàn toàn là “không cảnh giác sự cám dổ của Sa-tan trên họ,” như Tiến sĩ Lin đã nói. Những hội thánh đó đã không biết rằng mình “khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù, và lỏa lồ” (Khải Huyền 3:17).

Điều đó đem chúng ta tới đoạn Kinh Thánh trong sách Mác 9:28, 29. Đây là đoạn Kinh Thánh rất quan trọng, nó cũng được chép trong sách Ma-thi-ơ 17:19, 21. Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn Mác 9:28 và câu 29,

“Khi Đức Chúa Giê-su vào nhà rồi, môn đồ hỏi riêng Ngài rằng: Sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được? Ngài đáp rằng: Nếu không cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:28, 29).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Trước khi tôi chia xẽ những câu nầy, tôi cần làm một vài phê bình trong hai chữ sau cùng của đoạn Kinh Thánh nầy, “cách thức nầy có thể đạt đến trước bởi không có gì, nhưng bởi cầu nguyện và kiêng ăn.” Những chữ “và kiêng ăn” đã bị loại bỏ hầu như trong các bản dịch hiện đại, ngoại trừ bản NKJV và vài bản dịch khác. Khi tin vào ý niệm đằng sau của việc loại bỏ “và kiêng ăn,” John MacAuthor nói, “Những bản thão đầu tiên đã bỏ sót chữ nầy” (The MacArthur Study Bible ‘Học ThánhKinh với MacArthur’; ghi chú về Mác 9:29).

Điều mà ông ta không nói với bạn là thực tế là chắc chắn rằng hai bản thảo kia đã có khuyết điểm. Một cái họ dựa trên là bản thảo Sinaiticus, mà Tischendorf tìm thấy trong giỏ rác ở St. Catherine’s Monastary Tu Viện của Thánh Ca-the-rinh tại chân núi Si-nai. Đó là bản thảo được sao chép bởi những thầy tu ở Alexandria là những người chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tà giáo của người theo thuyết thần bí, ảnh hưởng trên cả khoa nghiên cứu về ma quỷ lẩn sự quan trọng của thân thể con người. Đó là tại sao bản thảo Sinaiticus đã không có chữ “và kiêng ăn”. Sự xử dụng văn bản bị cắt xéo nầy không ảnh hưởng đến hội thánh cho đến khi bản Tân Ước đã sửa lại được xuất bản vào năm 1881. Đó là bản dịch đầu tiên bôi bỏ chữ “và kiêng ăn.” Rồi sau đó tất cả những bản dịch hiện đại khác bôi bỏ những chữ đó ngoại trừ bản J.N. Darby (1871), JamesMoffat (1913) và New King James Version. Chỉ có bản IVP Commentary thì không có bằng chứng nào mà xác định bôi bỏ hai chữ đó.

Có năm lý do mà tôi nhấn mạnh đến hai chữ đó “kiêng ăn” thật là lời của Chúa Giê-su Christ đã nói, và phải nên giữ y nguyên trong các bản dịch: (1) bởi vì rỏ ràng rằng người theo thuyết tà giáo thần bí gây ảnh hưởng lớn trên những người sao chép của hai bản thảo đầu tiên, (2) bởi vì hàng trăm bản Kinh Thánh khác cùng thời điểm đó có hai chữ “kiêng ăn,” (3) bởi vì những mục sư ở Trung Hoa, giống như Tiến sĩ Lin luôn luôn biết chắc rằng không thể chiến thắng ma quỷ nếu không có sự kiêng ăn. Tôi nghe Tiến sĩ Lin nói về điều đó rất nhiều lần. Vì vậy, nhiều mục sư ở Trung Hoa giống như Tiến sĩ Lin trong mục vụ đặt tay cầu nguyện đuổi người bị ma quỷ ám đều kinh nghiệm và biết chắc chắn rằng không thể nào đuổi quỷ được nếu không có sự kiêng ăn và cầu nguyện. Vì thế, kinh nghiệm thực tế làm mạnh ý nghĩa của những chữ “kiêng ăn.” Nhưng (4) những hội thánh ở Tây Phương ngày nay đã bỏ ra ngoài chữ “và kiêng ăn” đã làm cho hội thánh trở nên yếu đuối hơn, và đó cũng là một phần hậu quả của sự đầu hàng trong việc thực tập “cầu nguyện và kiêng ăn”. Không có sự phục hưng lớn nào trong hội thánh ở Tây Phương từ khi họ loại bỏ sự “kiêng ăn.” Như Tiến sĩ Merrill F. Unger đã nói, “Tình trạng của sự không tin có thể quy cho là một trình độ tâm linh và quyền năng thấp kém trong hội thánh” (Unger Ibid.). Tôi nghĩ rằng sự đề cao cảnh giác Sa-tan là một trong những lý do làm cho hội thánh tại Trung Hoa tăng trưởng rất nhanh, trong khi đó thì hội thánh tại Phương Tây xuống dốc.

Thêm một điểm nữa: - (5) Tôi nhận thấy rằng chính quỷ Sa-tan giữ gìn hai văn bản bị cắt xéo cho đến cuối thế kỷ 19th, rồi sau đó gợi đến sự chú ý của những nhà học giả thời đại, làm cho hội thánh bị nhầm lẩn và yếu dần đi trong quyền năng trong ngày sau cùng nầy. Tôi tin chắc những học giã thời nay đã chịu ảnh hưởng bởi Sa-tan. Như Tiến sĩ Lin đã nói, “Không đề cao cảnh giác trước sự điều khiển của Sa-tan…thì kết quả chỉ là buồn thảm và thương tiếc” (Lin, ibid).

Đều đó đem chúng ta trở lại với đoạn văn,

“Khi Đức Chúa Giê-su vào nhà rồi, môn đồ hỏi riêng Ngài rằng: Sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được? Ngài đáp rằng: Nếu không cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:28, 29).

Chúng ta có thể học hai điều từ đoạn văn nầy.

I. Thứ nhất, ma quỷ có những quyền lực ở độ khác nhau.

Những câu nầy xuất hiện ở phần cuối câu chuyện về những Môn Đồ không đủ năng lực để đuổi quỷ trên người trai trẻ. Cha của đứa trẻ nầy đã đem cậu ta đến với các Môn Đồ. Đứa trẻ nầy bị quỷ ám, nhưng các Môn Đồ không đuổi được quỷ. Họ đã được ban cho quyền phép để “đuổi quỷ” (Ma-thi-ơ 10:8), và họ đã đuổi được nhiều quỷ trước khi sự việc xảy ra trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Nhưng họ không đủ năng lực để đuổi quỷ nầy ra khỏi người trai trẻ. Người cha nói với Chúa Giê-su rằng, “Tôi đã xin môn đồ thầy đuổi quỷ ấy, song đuổi không được” (Mác 9:18). Chúa Giê-su quở trách các Môn Đồ rằng họ thiếu đức tin. Rồi họ đem đứa trẻ nầy đến với Chúa Giê-su, quỷ vật mạnh nó, nó ngã xuống đất, rồi lăn lóc sôi bọt miếng ra. Chúa Giê-su phán, “Hỡi quỷ câm và điếc, Ta biểu mầy phải ra khỏi đứa trẻ nầy, đừng ám nó nữa” (Mác 9:25).

Quỷ bèn la lớn tiếng lên, vật đứa trẻ mạnh làm cho nó run rẩy, rồi ra khỏi. Đứa trẻ nằm yên ở đó, đến đổi nhiều người nghĩ rằng nó đã chết. Nhưng Đức Chúa Giê-su nắm lấy tay nó, nâng lên và nó đứng dậy khoẻ mạnh. Một lát sau, khi Chúa Giê-su đã vào trong nhà, các Môn Đồ hỏi Ngài rằng, tại sao chúng tôi không đuổi quỷ ấy được? Chúa Giê-su phán,

“Nếu không kiêng ăn cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:29).

“Việc nầy” chỉ có thể đuổi ra bởi sự cầu nguyện và kiêng ăn. Tiến sĩ William Hendriksen nói, “[Christ] nói, bởi vậy, cho nên trong thế giới ma quỷ có nhiều loại khác nhau: một số mạnh và hiểm độc hơn số kia” (William Hendriksen, Th.D., Tân Ước Lược Khảo: Giải Nghĩa Sách Phúc Âm Theo Mác, Baker Book House, 1973, trang 352; dựa trên Mác 9:29).

Khi tôi ở trong Chủng Viện Báp-tít Golden Gate ở San Francisco vào năm 1970, tôi thành lập một hội hánh, với hai người bạn của tôi, đã dẩn dắt những người trẻ trong phong trào Hippie. Bây giờ là Hội Thánh Báp-Tít Nam Phương. Nhiều người trẻ nầy đã nghiện ngập ma túy. Chúng tôi để ra thời gian ít nhất mỗi tuần một ngày để kiêng ăn và cầu nguyện còn không là chúng tôi không thấy được nhiều người trẻ đó đã được thay đổi.

Tôi nhớ có một cô đến với Hội Thánh chúng tôi ở Mill Valley. Giống như bao nhiêu người khác lúc bấy giờ, cô đã nghiện thuốc phiện và sống một đời sống rất băng hoại. Cô đã nghe tôi giảng Phúc Âm và đã được biến đổi, được buông tha khỏi quyền lực của Sa-tan. Nhưng khi cô trở thành Cơ-đốc Nhân thì mẹ của cô đã đuổi cô ra khỏi nhà, và cô phải ở nhờ nhà những thiếu nữ khác trong Hội Thánh. Tôi suy nghĩ tốt nhất là cô nên trở về nhà của mình, vì thế tôi đến thăm mẹ của cô ta. Tôi bận veston và thắt cà vạt vào rồi thì đi đến nhà bà ta trong khu giàu có của Marin County. Tôi gỏ cửa, bà ra mở cửa và mời tôi vào. Tôi có thể ngửi ra mùi rượu qua hơi thở của bà. Tôi nói với bà ta rằng tôi cảm thấy tốt hơn là bà nên để cho cô con gái trở về nhà. Tôi không thể nào quên được cái nhìn quái ác trên gương mặt của bà khi tôi nói điều đó. Bà ngó tôi với vẽ mặt khinh bỉ và nói, “Tôi có thể chịu đựng được khi nó liêu lõng với những đứa con trai. Tôi có thể chịu đựng được khi nó nghiện thuốc. Nhưng bây giờ nó đã trở thành CƠ-ĐỐC NHÂN.” (bà bỉu môi nôn mữa khi nói ra chữ “Cơ-đốc Nhân” như là một việc kinh tởm không thể tưởng tượng được) – “Nhưng bây giờ nó đã trở thành CƠ-ĐỐC NHÂN, tôi không thể và sẽ không chấp nhận được điều đó!” Tôi rất ngạc nhiên bởi vì bà là người Mỹ Trắng từ một gia đình Tin Lành. Một người có thể nghĩ rằng ít nhất bà cũng phải điềm nhiên khi con của bà tin nhận Chúa. Tôi rời nhà bà mà không sao hàn gắn được mối bất hòa giửa bà và cô con gái. Người con gái tội nghiệp nầy không thể sống ở nhà được nữa. Sau đó tôi nghe cô đã lập gia đình với một người con cái Chúa và đã dâng mình đi truyền giáo ở nước Cộng Hòa Nhân Dân (Czech) bên Âu Châu. Tôi đã rời khỏi San Francisco và không gặp cô ta hơn 30 năm nay.

Khoảng hai tuần trước vợ của tôi, con trai tôi là Leslie và tôi đã trở lại tỉnh Marin để giúp và dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Thánh mà Mike Riley, Roger Hoffman và tôi đã thành lập trước kia. Sau giờ lễ, vừa bước xuống bục giảng, tôi thấy cô gái đó đi về phía tôi tràn đầy nước mắt. Cô ấy ôm tôi và giới thiệu tôi với chồng cô ta. Họ đến đây trong những ngày nghĩ phép từ một Hội Thánh họ quản nhiệm ở Prague, Cộng Hòa Nhân Dân (Czech). Chúng tôi thông công với nhau trong niềm vui và nước mắt. Rồi tôi hỏi mẹ của cô ta như thế nào. Cô nói rằng mẹ của cô đã qua đời trong sự nghiện rượu lúc 50 tuổi. Một điều đáng buồn! Nhưng đổi lại một người con gái dể thương nầy đã được Chúa Giê-su giải phóng đời sống ra khỏi sự đau đớn khổ sở kinh khủng của Sa-tan. Điều đó có xảy ra chẳng qua là nhờ sự kiêng ăn và cầu nguyện!

“Nếu không kiêng ăn cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:29).

II. Thứ hai, Đức Chúa Trời dùng sự kiêng ăn để giải phóng tội nhân ra khỏi quyền lực của Sa-tan.

Vui lòng đứng lên và cùng tôi giở trong sách Ê-sai 58:6. Ở trong trang 763 của bản Scofirld Study Bible. Đứng lên và đọc lớn.

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẽ gảy mọi ách hay sao?” (Ê-sai 58:6).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Một trong những cách để biết học thuyết đúng hay không là so với Kinh Thánh. Nếu một chủ đề nào đó xuất hiện chỉ có một chổ trong Kinh Thánh, thì rất nguy hiểm để xây dựng học thuyết trên nó. Nhưng sự kiêng ăn để giải phóng con người từ quyền lực Sa-tan không chỉ được tìm thấy trong Mác 9:29, mà cũng có ở trong Ma-thi-ơ 17:21. Tôi biết rằng những người phê bình nguyên văn cũng muốn lấy Ma-thi-ơ 17:21 ra khỏi bằng sự lôi cuốn đến hai bản văn khiếm khuyết đó. Nhưng không ai có thể lấy khỏi chúng ta lời rỏ ràng trong Ê-sai 58:6. Đó là câu đối chiếu lại với Mác 9:29. Đó là sự đối chiếu hoàn chỉnh của Kinh Thánh để chứng minh Chúa Giê-su là đúng khi Ngài nói, “Nếu không kiêng ăn và cầu nguyện, thì không ai có thể đuổi quỷ ấy ra được” (Mác 9:29).

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẽ gảy mọi ách hay sao?” (Êsai 58:6)

Đó là sự kiêng ăn mà Đức Chúa Trời chọn lựa! Sự kiêng ăn được dùng bởi Đức Chúa Trời để bẻ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả tự do cho kẻ bị ức hiếp bởi quyền lực của Sa-tan, và bẻ gảy mọi ách từ quỷ dử! Người truyền giảng vĩ đại Jonh Wesley được Đức Chúa Trời sử dụng để thay đổi hàng ngàn người trong thế kỷ 18. John Wesley nói,

“Bạn có hứa nguyện một ngày nào đó bạn sẽ kiêng ăn và cầu nguyện không? Mọi ân điển, phước hạnh và sự vinh hiển sẽ tràn đầy trên bạn.”

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẽ gảy mọi ách hay sao?” (Êsai 58:6)

Một trong những bài nhạc mà anh/em của John Wesley là Charles Wesley sáng tác như vầy,

Ngài phá vỡ quyền lực của tội lổi,
   Ngài đem tội nhân đến chổ tự do;
Huyết Ngài có thể bôi xóa mọi ô nhơ,
   Huyết Ngài đem ích lợi cho tôi.
(“O For a Thousand Tongues to Sing ‘Cho Hàng Ngàn Lưỡi Tôn Vinh
     bởi Charles Wesley, 1707-1788).

Nếu những xiềng xích trong đời sống bạn đã được tháo gỡ bởi Chúa Giê-su Christ, vui lòng đứng lên và hát với tôi!

Ngài phá vỡ quyền lực của tội lổi,
   Ngài đem tội nhân đến chổ tự do;
Huyết Ngài có thể bôi xóa mọi ô nhơ,
   Huyết Ngài đem ích lợi cho tôi.

A-men và A-men! Quý vị có thể ngồi xuống.

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẽ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẽ gảy mọi ách hay sao?” (Ê-sai 58:6)

Sự kiêng ăn và cầu nguyện trong Danh Chúa đã bẻ gảy quyền lực của tội lổi, giải phóng tội nhân! Ngợi khen Đức Chúa Trời! Ha-lê-lu-gia!

Vì vậy tôi muốn quý vị cùng với tôi để kiêng ăn và cầu nguyện vào Thứ Sáu tới đây – khi chúng ta cầu xin Chúa giải phóng nhiều người trẻ từ xiềng xích của Sa-tan, trong những người mà chúng ta đem đến nhà thờ trong mùa Thu nầy. Tôi kêu gọi quý vị trong sự kiêng ăn, kiêng khỏi thực phẩm, nếu có thể chỉ uống nước mà thôi, trong suốt ngày Thứ Sáu – cho đến khi chúng ta đến nhà thờ. Chúng ta sẽ có bữa ăn tối nhẹ vào tối Thứ Sáu. Nếu quý vị nào gặp trở ngại trong vấn đề sức khỏe, xin vui lòng hỏi bác sĩ trước khi hiệp với chúng tôi trong ngày kiêng ăn đó. Nhớ phải uống nước cho nhiều. Nếu quý vị quen uống cà-phê hoặc trà thì quý vị có thể tiếp tục uống những thứ đó, vì có thể quý vị sẽ bị nhức đầu nếu ngừng lập tức.

Nhớ hãy dành thì giờ cầu nguyện cho những người mới, nếu có thể thì xưng tên người đó ra trong ngày kiêng ăn vào Thứ Sáu. Nếu bạn là người quá lớn tuổi và đang bị bệnh, hoặc nếu bạn phải làm việc ngày Thứ Sáu, bạn có thể dùng nước cà chua là một phần của sự kiêng ăn. Và hãy nhớ lời của Tiến sĩ Jerry Falwell, người đã sáng lập ra trường Đại Học Tự Do,

      Nhiều người chỉ nên kiêng ăn trong một ngày, nếu như đó là lần đầu tiên và mới mẻ đối với họ. Chỉ có những người nào trưởng thành trong Chúa Giê-su Christ và có kinh nghiệm nhiều năm trong sự kiêng ăn mới nên giử mình khỏi thực phẩm …trong một thời gian dài (Jerry Falwell, D.D., Fasting: What the Bible Teaches ‘Kiêng Ăn: Theo Như Kinh Thánh Dạy’, Tyndale House xuất bản, ấn bản 1984, trang 29).

Nếu bạn dự định dành thời gian vào Thứ Sáu tới đây để kiêng ăn và cầu nguyện cho người hư mất đến với Hội Thánh của chúng ta để được cứu, vui lòng đến trước tòa giảng ngay bây giờ, và Ông Winston Song sẽ cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ bạn trong ngày kiêng ăn và cầu nguyện Thứ Sáu tới đây (cầu nguyện). Quý vị có thể ngồi xuống. “Ngài phá vỡ quyền lực của tội lổi,” chúng ta hát.

Ngài phá vỡ quyền lực của tội lổi,
   Ngài đem tội nhân đến chổ tự do;
Huyết Ngài có thể bôi xóa mọi ô nhơ,
   Huyết Ngài đem ích lợi cho tôi.

Một điều nữa - nếu bạn là Cơ-đốc Nhân chưa được tái sanh thì hãy chú ý lắng nghe. Chúa Giê-su Christ đã chịu chết trên thập tự giá để đền tội cho bạn. Ngài đổ huyết báu của Ngài ra để rửa sạch bạn khỏi tội lổi. Sau ngày thứ ba Ngài đã sống lạì từ trong thân thể chết. Ngài thăng thiên về trời và ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, và đang cầu thay cho bạn. Hãy đến với Chúa Giê-su Christ bằng đức tin và bạn sẽ nhận được sự tái sanh, nhận được sự tha thứ và được sự sống đời đời. Mong bạn sớm đến với Chúa Giê-su Christ! Và mời bạn trở lại đây vào Chúa Nhật tuần sau. A-men.

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh trước bài giảng bởi Ông Kyu Dong Lee: Mác 9:20-29.
Đơn ca trước bài giảng bởi Ông Benjamine Kincaid Griffith:
      “Then Jesus Came ‘Chúa Giê-su Đến’ ” (bởi Homer Rodeheaver, 1880-1955).


DÀN BÀI CỦA

KIÊNG ĂN ĐỂ CHIẾN THẮNG SA-TAN

bởi Tiến sĩ R. L, Hymers Jr.

“Khi Đức Chúa Giê-su vào nhà rồi, môn đồ hỏi riêng Ngài rằng: Sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được? Ngài đáp rằng: Nếu không cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được” (Mác 9:28, 29).

(1 Ti-mô-thê 4:1 ; Khải Huyền 3:17)

I.   Thứ nhất, ma quỷ có những quyền lực ở độ khác nhau, Ma-thi-ơ 10:8;
Mác 9:18, 25.

II.  Thứ hai, Đức Chúa Trời sử dụng sự kiêng ăn để giải phóng tội nhân
ra khỏi quyền lực của Sa-tan, Ê-sai 58:6.