Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TRẬN CHIẾN VĨ ĐẠI CỦA CƠ-ĐỐC-NHÂN

THE CHRISTIAN’S GREATEST BATTLE
(Vietnamese)

by Dr. R. L. Hymers, Jr.
bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật, ngày 19 tháng 8 năm 2012

“Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Ê-phê-sô 6:18).


Tôi đã nghe nhiều bài giảng về giáp trụ của người lính trong Ê-phê-sô 6:12-17. Nhưng tôi không nhớ là đã nghe một bài nào mà hoàn toàn chụp lấy được những gì mà sứ đồ Phao lô đã nói trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Có thể tôi đã có nghe một lần nào đó, nhưng tôi không nhớ. Để hiểu rỏ được phân đoạn nầy, chúng ta cần thấy rằng chúng ta mang lấy mọi khi giới của Đức Chúa Trời là cho một lý do đặc biệt – “địch cùng mưu kế của ma quỷ” (Ê-phê-sô 6:11). Chữ “địch cùng” được xuất hiện 5 lần trong Ê-phê-sô 6:11 và 12. Từ phân đoạn Kinh Thánh nầy chúng ta học được ba sự dạy dổ quý báu về sự cầu nguyện để đánh bại kẻ thù của chúng ta là Sa-tan.

I. Thứ nhất, bền lòng và kiên trì cầu nguyện là điều cần thiết bởi vì có Ma Quỷ.

Chúng ta cũng được cho biết là phải đứng vững để “địch cùng” ma quỷ. Chúng ta được cho biết rằng chúng ta không phải vật lộn và chiến đấu “địch lại” cùng thịt và huyết. Chúng ta đang chiến đấu để “địch lại” “cùng chủ quyền,” “địch lại cùng thế lực,” “địch lại cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy,” “địch lại cùng các thần dữ ở các miền trên trời.” Đây là các loại ma quỷ khác nhau mà bị đánh bại bởi sự cầu nguyện mà thôi. Tiến sĩ J. Vernon McGee dẩn giải trong Ê-phê-sô 6:12 như sau,

      Chúng ta ở trong chiến trận tâm linh. Ma quỷ đang dàn trận, an bài thế lực mà sắp theo tầng lớp trong trận chiến nầy. Có nghĩa là chúng ta phải địch lại cùng chúng. Điều nầy nói đến phải chạm trán xáp lá cà với thế lực tà linh độc ác … Thế giới tối tăm vây quanh chúng ta và nó hiện hữu từng giờ từng phút …chúng ta đã nhận ra kẻ thù là ai và ở một vị trí nào . Kẻ thù đó là tà linh. Nó là Satan, là kẻ cầm đầu mọi thế lực gian ác. Bây giờ chúng ta cần phải nhận ra chiến trận ở đâu. Tôi nghĩ rằng phần lớn Hội Thánh đã không nhận ra chiến trận tâm linh ở đâu (Tiến sĩ J. Vernon McGee, Xuyên Qua Kinh Thánh,Thomas Nelson ấn bản 1983, quyển 5, trang 279-280; dựa trên Ê-phê-sô 6:12).

Dầu bạn biết hoặc không biết, chúng ta đang trong trận chiến chống lại Sa-tan và các thần dữ. Chúng ta không thể nào giành sự thắng lợi bởi sức riêng của mình. Chúng ta phải mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời bằng đức tin - và lúc đó đi ra và chiến đấu với Sa-tan và các thần khác. Nhà cải cách vĩ đại, Martin Luther (1483-1546) nói nhiều về Sa-tan. Tôi chỉ nêu ra vài dòng viết trong bài hát nổi tiếng của ông về ma quỷ,

Ngài đêm dẫu quân thù xưa,
   Nghịch ta, ta khôn nghiên ngửa;
Tuy nó thâm mưu đa tài,
   Quyết chống ta suốt đêm ngày,
Quả không ai trên đất địch tày.

Dẫu quỉ dữ đầy trên thế gian nầy,
   Đuổi theo ta, toan nuốt hằng ngày,
Trước Đấng có quyền xua nó lui liền,
   Chúng ta không kinh khiếp ưu phiền...
(“Chúa, Bức Thành Kiên Cố Ta” bởi Martin Luther, 1483-1546).

Nhưng làm sao chúng ta có thể chiến thắng ma quỷ và thế lực của nó? Không có cách nào khác hơn ngoại trừ quyền năng của sự cầu nguyện! Cầu nguyện là chiến đấu! Chúng ta chiến đấu chống lại ma quỉ và thế lực của Sa-tan trong sự cầu nguyện.

“Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỷ” (Ê-phê-sô 6:11).

“Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Ê-phê-sô 6:18).

Kẻ thù là Sa-tan và các thế lực của nó. Chúng ta địch lại chúng trong sự cầu nguyện. Cầu nguyện là chiến đấu!

Dạy tôi cầu nguyện, Chúa ôi, dạy tôi cầu nguyện;
   Đây là lòng đau xót của tôi ngày nầy qua ngày khác;
Tôi ao ước được biết ý muốn và đường lối Ngài;
   Dạy tôi cầu nguyện, Chúa ôi, dạy tôi cầu nguyện.
(“Dạy tôi cầu nguyện” bởi Albert S. Reitz, 1879-1966).

Vì vậy chúng ta thấy rằng bền lòng và kiên trì cầu nguyện là điều rất cần thiết bởi vì có sự hiện hữu của Ma Quỷ. Sa-tan hùng mạnh và không bao giờ ngừng nghĩ. Nếu chúng ta xao lảng trong sự cầu nguyện thì Ma Quỷ sẽ chiến thắng và làm cho chúng ta thất bại trong sự thắng linh hồn và giử họ trong Hội Thánh chúng ta. Đó là điểm đầu tiên- bền lòng cầu nguyện là điều cần thiết nếu không, sự truyền bá phúc âm của chúng ta sẽ không sản sinh ra sự biến đổi trên con dân Chúa trong Hội Thánh.

II. Thứ hai, bền lòng và kiên trì cầu nguyện là điều cần thiết bởi vì nó là đường lối duy nhất để nhận những gì chúng ta cần.

Sứ đồ Gia-cơ đã nói rất rỏ ràng về điều đó khi ông nói,

“Anh em chẳng được chi, vì không cầu xin” (Gia-cơ 4:2).

Những từ nầy diển tả tại sao sự truyền bá phúc âm của chúng ta chỉ sản sinh ra một vài sự biến đổi cho một số người ở trong Hội Thánh. Tại sao chỉ có một vài người được thay đổi? “Anh em chẳng được chi, vì không cầu xin.” Xao lảng về sự bền đổ và kiên trì trong sự cầu nguyện là lý do không có thêm người được thay đổi trong Hội Thánh chúng ta.

Các sứ đồ đặt sự cầu nguyện là phần quan trọng nhất trong mục vụ của họ. Khi công việc hằng ngày của Hội Thánh quá cấp bách, Các sứ đồ nói,

“Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện, và chức vụ giảng đạo” (Công-vụ-các-sứ-đồ 6:4)

“Chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện.” Sứ đồ Phao-lô đã nói rằng hầu hết thì giờ của ông đã đặt trên sự cầu nguyện. Ông nói rằng ông cầu nguyện cho Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca “đêm ngày cầu nguyện quá đổi” (I Tê-sa-lô-ni-ca 3:10). Ông nói với Ti-mô-thê, “cả ngày lẩn đêm ta ghi nhớ con không thôi trong khi cầu nguyện” (II Ti-mô-thê 1:3).

Bởi sự thực hành của ông về sự kiên trì và bền lòng cầu nguyện, Sứ đồ Phao-lô đã bắt chước theo gương của Chúa Giê-su Christ. Chúng ta được cho biết rằng Chúa Giê-su Christ,

“… trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện” (Mác 1:35).

Lần nữa, chúng ta được cho biết rằng Chúa Giê-su Christ,

“…đi lên núi để cầu nguyện, và thức thâu đêm cầu nguyện Đức Chúa Trời” (Lu-ca 6:12)

Những chữ “cầu nguyện” và “sự cầu nguyện” được dùng ít nhất là 25 lần trong sự tóm gọn cuộc đời của Chúa Giê-su trong bốn sách Phúc Âm. Và sự cầu nguyện của Ngài được đề cập ở những chổ khác mặc dù không có dùng đến chữ “cầu nguyện” hay “sự cầu nguyện.” Chúa Giê-su tận dụng hết thì giờ và sức lực của Ngài trong sự cầu nguyện. Quý ông, quý bà nào mà không dành thời gian trong sự cầu nguyện là không có theo gương của Chúa Giê-su và Sứ đồ Phao-lô.

Sau khi Chúa Giê-su thăng thiên về trời và ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, Ngài bắt đầu cho một công việc vĩ đại là cầu nguyện cho chúng ta. Chúng ta được cho biết rằng,

“… Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy” (Hê-bơ-rơ 7:25).

Chúa Giê-su Christ có thể cứu chúng ta, không chỉ vì Ngài đã chịu chết trên thập tự giá, nhưng Ngài cũng đã sống lại và ở trên trời Ngài cầu thay cho chúng ta. Ngài sống “để làm trung gian cho chúng ta” để cầu nguyện cho chúng ta. Cầu nguyện là công việc chính mà Chúa Giê-su làm ngày hôm nay. Chúng ta được cứu vì Ngài cầu thay cho chúng ta. Sứ đồ Phao-lô nói rằng Chúa Giê-su Christ, “Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta” (Rô-ma 8:34).

Nếu bạn và tôi muốn có sự tương giao với Chúa Giê-su Christ thì chúng ta cũng phải dành thì giờ trong sự cầu nguyện. Tôi chắc rằng Cơ Đốc Giáo sẽ không được tồn tại nếu Chúa Giê-su Christ không cầu nguyện cho chúng ta. Chỉ có khoảng một triệu Cơ Đốc Nhân ở Trung Hoa khi cộng sản săn đuổi những nhà truyền giáo ra khỏi nước vào những năm 1950. Nhưng ngày hôm nay đã có hơn 100 triệu Cơ Đốc Nhân ở tại Trung Hoa. Mặc dù sự khủng bố và ngược đãi mà chế độ Cộng Sản đã dùng để tiêu diệt Cơ Đốc Giáo, nhưng số Cơ Đốc Nhân ở tại Trung Hoa đã tăng hơn 10,000% trong 60 năm qua. Chuyện nầy không thể xảy ra nếu Chúa Giê-su không sống trên Thiên Đàng “cầu thay cho họ” (Hê-bơ-rơ 7:25). Chúng ta có một vài báo cáo cho chúng ta biết rằng một số lớn người Hồi Giáo trong lịch sử bây giờ đã trở thành Cơ Đốc Nhân. Khi họ tin nhận Chúa Giê-su, những người trước kia là Hồi Giáo thường bị hành hạ và bị giết vì đức tin của họ. Họ sống dưới sự đe dọa liên tục của sự ngược đãi, nhưng hàng ngàn người đã trở lại tin nhận Chúa Giê-su Christ. Điều nầy không thể xảy ra nếu Chúa Giê-su Christ không sống trên Thiên Đàng “để cầu thay cho họ” (Hê-bơ-rơ 7:25).

Những gì đã xảy ra tại Trung Hoa và thế giới Hồi Giáo là kết quả cầu nguyện của Chúa Giê-su Christ, và sự cầu nguyện dốc lòng của hàng ngàn Cơ Đốc Nhân trên thế giới. Và Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta liên hiệp với Chúa Giê-su, và những chiến sĩ cầu nguyện ở khắp mọi nơi, trong mục vụ của sự cầu thay. Nếu chúng ta muốn nhìn thấy thêm những người trẻ tuổi được thay đổi và thêm vào Hội Thánh chúng ta, chúng ta phải dành thời giờ tương giao với Chúa và càng nhiều thêm, để đi một cách riêng tư trong sự cầu nguyện. Chúng ta phải tạo cái thói quen hàng ngày trong sự cầu nguyện cho sự biến đổi của những người chúng ta mang vào hội thánh. Cầu xin với Đức Chúa Trời ban cho bạn trở thành những chiến sĩ cầu nguyện, là người dành thì giờ cầu nguyện cho những người hư mất mà chúng ta đem vào Hội Thánh. Tất cả những linh hồn chiến thắng trong lịch sử là những người đàn ông, đàn bà dành thì giờ cầu nguyện. Họ khác nhau về mọi khía cạnh. Nhưng họ giống nhau ở điểm nầy- họ là những người đàn ông đàn bà đã dành thời gian cầu nguyện cho những linh hồn hư mất nhận được sự cứu rổi.

“Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Ê-phê-sô 6:18).

Quyền năng trong sự cầu nguyện, Chúa, quyền năng trong sự cầu nguyện,
   Đây giữa thế giới tội lổi, đau khổ, và lo lắng;
Con người lầm lạc và chết mất, linh hồn trong tuyệt vọng;
   Ôi cho tôi quyền năng, quyền năng trong sự cầu nguyện!

Hãy hát!

Quyền năng trong sự cầu nguyện, Chúa, quyền năng trong sự cầu nguyện,
   Đây giữa thế giới tội lổi, đau khổ, và lo lắng;
Con người lầm lạc và chết mất, linh hồn trong tuyệt vọng;
    Ôi cho tôi quyền năng, quyền năng trong sự cầu nguyện!

III. Thứ ba, kiên trì và bền lòng trong sự cầu nguyện là cần thiết bởi vì nó là phương cách để nhận sự thương xót và ân điển để giúp chúng ta trong khi có cần.

Những chữ của Sứ đồ trong Hê-bơ-rơ 4:16 cho chúng ta thấy thế nào để nhận được lòng thương xót và ân sủng để giúp chúng ta trong công việc truyền bá phúc âm,

“Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê-bơ-rơ 4:16).

Câu đó rất quan trọng cho nên tôi muốn bạn giở ra câu đó. Hê-bơ-rơ 4:16. Trong trang 1294 của bản Học Kinh Thánh Scofield. Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn tiếng.

“Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê-bơ-rơ 4:16).

Bạn có thể ngồi xuống.

Câu nầy cho chúng ta thấy làm sao để nhận sự thương xót và ân sủng “giúp đở trong thì giờ có cần dùng.” Đây là điều chắc chắn “thì giờ có cần dùng” trong Hội Thánh chúng ta. Bây giờ chúng ta đang đi vào cái mà tôi gọi là “Mùa gặt hái.” Đương lúc chúng ta đi vào mùa Thu, chúng ta luôn mang nhiều người trẻ vào qua việc chứng đạo. Nhưng nhiều người trong họ đã đến nhà thờ với chúng ta không bao giờ nhận được sự cứu rổi hoặc gia nhập vào Hội Thánh. Đó là điều đáng buồn. Chúng tôi không thích suy nghĩ về điều đó. Nhưng đó là điều đã xảy ra từ năm nầy đến năm khác. Chỉ vài người còn lại với chúng ta khi mùa Gặt Hái đã qua. Nếu những việc nầy tiến triển như bình thường, thì chỉ một vài người trong họ còn lại với chúng ta trong dịp Giáng Sinh. Nên nhớ, Mùa Giáng Sinh sẽ đến đây sớm - sớm hơn là bạn nghĩ. Mùa Giáng Sinh sẽ bắt đầu trong khoảng 17 tuần nữa. Những tuần lể đó sẽ qua nhanh mà chúng ta nghĩ nó như vài ngày! Tin hay không tin, Giáng Sinh gần tới! Chúng ta chỉ có vài ngày để mời người mới đến với Hội Thánh chúng ta. Chỉ có vài tuần ngắn ngủi nửa thì Mùa Gặt sẽ qua.

Chúng ta sẽ mất những người chúng ta mang vào không? Hầu như chúng ta luôn bị điều đó. Năm nay có giống như vậy không? Điều đó sẽ xảy ra nếu ma quỷ xen vào! Ma quỷ không muốn quí vị tỉnh thức và cảnh giác. Ma quỷ không muốn bạn quan tâm. Ma quỷ muốn bạn ngũ mê và uễ oải - để nó có thể vồ lấy tất cả những ai mà chúng ta mang vào trong mùa Gặt Hái. Nhưng Đức Chúa Trời kêu gọi bạn hãy tỉnh thức. Đức Chúa Trời kêu gọi bạn phải cảnh giác. Đức Chúa Trời kêu gọi bạn đến thì giờ mạnh mẽ, bền lòng, kiên trì trong sự cầu nguyện cho những người trẻ bị lạc mất. Để đánh bại Sa-tan, chúng ta phải vâng theo lời của câu Kinh Thánh đó,

“Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê-bơ-rơ 4:16).

Đây là thời điểm quan trọng nhất cho Hội Thánh chúng ta trong trọn năm nay! Đây là “thì giờ có cần dùng” của chúng ta! Đây là thì giờ chúng ta cần sự thương xót và ân sủng của Đức Chúa Trời! Đây là thì giờ khi chúng ta cần sự giúp đỡ của Ngài! “Chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước” trong sự sâu nhiệm, kiên trì trong sự bền lòng mà cầu nguyện cho linh hồn lạc mất! Đừng để cho Ma Quỷ thắng trận chiến nầy! Hãy kết hiệp với chúng tôi trong trận chiến, “Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Ê-phê-sô 6:18). Tôi muốn bạn phải rất mạnh mẽ và thật kiên quyết trong sự cầu nguyện cho những ai mà chúng ta đem đến trong những tuần tới. Tôi muốn bạn phải nói, “Tôi phải cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Tôi phải dốc hết sức và hết lòng vào sự cầu nguyện. Dù thế nào đi nữa, tôi phải cầu nguyện!” Tôi muốn bạn dành thì giờ, ít nhất là 15 phút để cầu nguyện mỗi ngày. Hãy kế hoạch bây giờ đặng dành ít nhất là 15 phút trong sự cầu nguyện cho linh hồn lạc mất mổi ngày!

Quyền năng trong sự cầu nguyện, Chúa, quyền năng trong sự cầu nguyện;
   Đây giữa thế giới tội lỗi, đau khổ, và lo lắng;
Con người lầm lạc và chết mất, linh hồn trong tuyệt vọng;
   Ôi cho tôi quyền năng, quyền năng trong sự cầu nguyện!

Tất cả quý vị nào sẽ liên hiệp với tôi để dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để cầu nguyện cho linh hồn đã mất, trong Mùa Gặt, xin tiến lên phía trước ngay bây giờ, và Ông Lee và Ông Bebout sẽ đến và cầu nguyện cho quý vị, để quý vị có thể giữ lời hứa nguyện sẽ cầu nguyện mỗi ngày cho những linh hồn lạc mất. Hãy đến ngay bây giờ, khi chúng ta hát dòng nhạc đó chung với nhau!

Quyền năng trong sự cầu nguyện, Chúa, quyền năng trong sự cầu nguyện;
   Đây giữa thế giới tội lỗi, đau khổ, và lo lắng;
Con người lầm lạc và chết mất, linh hồn trong tuyệt vọng;
   Ôi cho tôi quyền năng, quyền năng trong sự cầu nguyện!

(Cầu nguyện) Quý vị có thể ngồi xuống.

Bây giờ tôi còn một điều để nói với những ai là mới trong hội thánh của chúng ta. Đấng Christ đã chết trên thập tự giá để trả giá cho tội lỗi của bạn. Ngài đã sống lại từ kẻ chết và thăng thiêng về Thiên Đàng để cầu thay cho chúng ta. Hãy đến với Chúa Giê-su bằng đức tin và Ngài sẽ tha thứ tội lỗi của bạn và ban cho bạn sự sống đời đời. Và bất cứ bạn làm gì, hãy nhớ trở lại nhà thờ Chúa Nhật tuần tới! Nguyện xin Đức Chúa Trời ban phước trên bạn! A-men.

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan: Ê-phê-sô 6:10-18.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Dạy Tôi Cầu Nguyện” (bởi Albert S. Reitz, 1879-1966).


DÀN BÀI

TRẬN CHIẾN VĨ ĐẠI CỦA CƠ-ĐÓC-NHÂN

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Ê-phê-sô 6:18).

(Ê-phê-sô 6:11)

I.   Thứ nhất, bền lòng và kiên trì cầu nguyện là điều cần thiết bởi vì có,
Ma Quỷ, Ê-phê-sô 6:11, 18.

II.  Thứ hai, bền lòng và kiên trì cầu nguyện là điều cần thiết bởi vì đó là
đường lối duy nhất để nhận những gì chúng ta cần , Gia-cơ 4:2;
Công-vụ-các-sứ-đồ 6:4; I Tê-sê-lô-ni-ca 3:10; II Ti-mô-thê 1:3;
Mác 1:35; Lu-ca 6:12; Hê-bơ-rơ 7:25; Rô-ma 8:34.

III. Thứ ba, bền lòng và kiên trì cầu nguyện là điều cần thiết bởi vì đó là
phương cách để nhận sự thương xót và ân điển để giúp chúng ta
trong khi có cần, Hê-bơ-rơ 4:16.