Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CUỘC HẸN CỦA BẠN VỚI SỰ CHẾT

YOUR APPOINTMENT WITH DEATH
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 11 tháng 11 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, November 11, 2012

“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét”
(Hê-bơ-rơ 9:27).


Một trong những nhu cầu lớn nhất của thời gian nầy là sự giảng dạy phúc âm. Khi tôi còn trẻ bạn có thể nghe ở bất cứ mọi nơi. Nó hầu như là một sự việc bình thường trong thế giới để nghe một người giảng về Phúc Âm. Nhưng nó không còn là một sự thật nửa. Phần lớn ngày nay là giảng dạy Kinh Thánh. Có một số gọi là “âm nhạc” và gọi là “thờ phượng”. Phần lớn có nhiều thú tiêu khiển trong nhiều Hội Thánh. Nhưng sự giảng dạy phúc âm hiếm khi được nghe trên bục giảng của chúng ta ngày nay. Có nhiều lý do cho sự việc nầy, nhưng tôi không thể đi qua hết những điều đó trong buổi sáng nay. Cũng đủ để nói rằng những gì tôi sẽ đem cho bạn là một bài giảng phúc âm. Tôi tin rằng mỗi Cơ Đốc Nhân được tái sanh cần phải nghe giảng phúc âm – và thường nghe loại bài giảng nầy. Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì sự rao giảng phúc âm giúp chúng ta đối diện với một nan đề lớn của sự sống và sự chết. Sự giảng dạy nầy cũng nhắc nhở chúng ta về bản chất của Phúc Âm. Và tất cả chúng ta cần sự nhắc nhở về sự sống và sự chết trong ánh sáng Phúc Âm. Điều đó giữ cho chúng ta gần với Chúa Giê-su Christ để nghe giảng dạy Phúc Âm.

Người hư mất cũng cần phải nghe giảng về phúc âm. Cái gọi là “giảng giải kinh” thì không thể giúp người hư mất đối diện với tội lổi của họ, và họ không thấy được nhu cầu cần đến Chúa Giê-su Christ. Một trong những sự phán xét của Đức Chúa Trời gởi đến thời đại tội lổi nầy là sự thiếu kém giảng dạy phúc âm. Tiên tri A-mốt trích dẩn lời của Đức Chúa Trời. Ông nói, “Ta sẽ khiến sự đói kém đến trong đất; chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức-giê-hô-va” (A-mốt 8:11). Ông không nói là có sự đói kém của lời, nhưng là đói kém của “sự nghe lời của Đức Chúa Trời.” Matthew Henry nói, “Họ phải có lời được viết ra, Kinh Thánh để đọc, nhưng không có mục sư để…rao giảng cho chúng.” Ấy là qua sự giảng dạy Phúc Âm mà lời của Chúa được thực hành trong lòng và trong tâm trí của con người. Chỉ dạy Kinh Thánh thì không thể làm được điều đó. Chỉ có sự rao giảng phúc âm mới có thể làm được điều đó. Sự rao giảng phúc âm tạo sự chú ý của người hư mất, và làm cho họ nghe Lời của Đức Chúa Trời. Và có một sự đói kém của loại nầy trong sự giảng dạy ngày nay! Nó là sự đoán xét của Đức Chúa Trời trên đất nước và thế giới của chúng ta.

Bài giảng nầy rất đơn sơ, như tất cả là sự thật về sự giảng dạy phúc âm là đơn sơ. Trong thực tế, bài giảng nầy trích từ Những bài Giảng Đơn Sơ Trên Một Tôn Giáo Cũ (Simple Surmons on the Old-Time Religion), bởi Tiến Sĩ W. Herschel Ford (Zondervan, ấn bản 1972, trang 105-112). Nó là một bài giảng đơn sơ về sự chết - sự chết là điều mà mỗi người mà lắng nghe tôi trong buổi sáng hôm nay phải đối diện. Đoạn Kinh Thánh nói rằng,

“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27).

Tôi đến San Francisco Thứ Sáu vừa qua. Tôi đến đó để tham dự tang lễ của một người bạn thân. Bà đã qua đời vì chứng bệnh ung thư mấy ngày trước đó. Khi tôi tiến đến quan tài của bà ta, tôi để ý người trang điểm trong nhà quàng đã tô điểm trên gương mặt của bà ửng hồng trông giống như còn sống. Họ đặt thi thể bà trên cái quan tài lót bằng vải xa tanh. Họ đặt nhiều loại bông đẹp chung quanh đó. Họ cố gắng làm đẹp với những gì họ có thể, nhưng sự chết thì không bao giờ đẹp cả. Nó là điều luôn luôn kinh khủng. Đừng để bất cứ ai nói với bạn là nó không phải! Sự chết là kẻ thù của con người. Kinh Thánh gọi sự chết là “kẻ thù sau cùng” (1 Cô-rinh-tô 15:26). Và nó là kẻ thù mà bạn phải đương đầu bởi vì “theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27). Bạn sẽ bước đến sự chết và bạn cần phải biết Kinh Thánh nói gì về sự chết.

I. Thứ nhất, Kinh Thánh cho chúng ta biết về nguồn gốc của sự chết

Cảnh vườn Ê-đen rất đẹp, là nơi cư ngụ tuyệt vời của con người. Tội lổi và sự chết không có vào được trong đó. Song Đức Chúa Trời nói với A-đam,

“Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng-thế-ký 2:16-17).

Nhưng A-đam và Ê-va không vâng lời Đức Chúa Trời, đã ăn trái cây cấm đó, tâm linh đã chết ngay lúc đó. Và sự chết về thể xác bắt đầu trên thân thể của họ.

Đức Chúa Trời lập danh sách chin đời sau đó kể từ A-đam cho đến Nô-ê. Ngoại trừ Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Nhưng Kinh Thánh nói gì về những người kia? “Rồi qua đời.” “Rồi qua đời.” Rồi qua đời.” “Rồi qua đời.” “Rồi qua đời.” “Rồi qua đời.” “Rồi qua đời.” “Rồi qua đời.” Đức Chúa Trời cho chúng ta biết ý của Ngài là gì khi Ngài nói, “Chắc sẽ chết.” Rồi đọc lại lịch sử của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. “Họ sống… Họ trị vì… Họ chết.” Đức Chúa Trời nói với Môi-se, “Kìa, ngày chết của ngươi hầu gần” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 31:14). Đức Chúa Trời phán với vua Ê-xê-chia, “vì ngươi hầu chết” (Ê-sai 38:1).

Chúa Giê-su thường nói về sự chết. Ngài nói về người giàu xấu nết chết và đi vào địa ngục (Lu-ca 16:19-31). Ngài nói về một người giàu ngu dại chết trong giấc ngũ của ông (Lu-ca 12:13-21). Ngài nói về những người Pha-ri-si sẽ chết trong tội lổi của họ (Giăng 8:24).

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sự chết đến bởi tội lổi. Khi con người đầu tiên phạm tội sự chết trãi qua trên hết thảy mọi người. Bạn và tôi đều có mầm móng của sự chết trong thân thể chúng ta. Răng mục. Tóc bắt đầu rụn. Rồi đổi sang tóc bạc. Mắt của chúng ta yếu dần. Những tế bào ung thư bắt đầu hình thành trong vài người, cơ tim yếu trong một số khác, áp huyết lên cao. Tôi đã thấy một số trẻ em chết vì bệnh ung thư, bệnh bạch cầu, và những thứ bệnh khác. Cho dù bạn là ai, sự chết đang ở trước bạn. “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27).

Có nhiều cửa tiệm bán bông bán đắc vì cung cấp bông cho người chết. Có nhiều người bán bảo hiểm nhân thọ lập hợp đồng khi chứng minh chúng ta chết. Thập tự giá song song trên xa lộ nói lên sự chết vì giao thông. Hàng năm, có hàng ngàn người chết bất luận là ở tuổi nào trong những tai nạn khác nhau. Hàng ngàn người dính vào vấn đề tự tử. Ngày xưa những kiến trúc sư theo một cái luật nầy, “Làm tất cả các cửa cái rộng để đủ chổ cho quan tài ra vào.”

Nhưng bạn có thể nói, “Những sự việc nầy không làm cho tôi sợ hãi.” Nó cũng không có làm cho tôi sợ hãi, bởi vì tôi đã đặt sự hy vọng của tôi trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng đã đắc thắng sự chết. Nhưng nếu bạn chưa được tái sanh để trở thành Cơ Đốc Nhân thì bạn phải có ý thức đủ để sợ hãi! Sự chết sẽ chấm dứt tất cả về mọi cơ hội để bạn được cứu. Và bạn nhớ điều nầy - sự chết có thể đến với bạn bất cứ lúc nào. Quan tài lót bằng tơ của bạn có thể đang chờ đợi bạn tại nhà quàng ngay bây giờ! Tôi biết có một người bạn trẻ đã cười nhạo những bài giảng của tôi. Cậu ấy ngồi hàng ghế phía sau nhà thờ đang đọc truyện tiếu lâm, được che giấu bởi một quyển Kinh Thánh lớn, trong khi tôi đang giảng. Một hoặc hai ngày sau đó, tôi thấy thân thể cậu ấy, lạnh, cứng đơ nằm trong chiếc quan tài. “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bô-rơ 9:27). Một bài hát củ nói lên ý nghĩa rất hây,

Khác chi thoi đưa, thời gian sẽ không đợi chờ mình,
   Xuân xanh ta có luôn đẹp xinh?
Bóng tối tâm vây bọc, lưỡi hái tử thần thình lình,
   Người tội chắc chắn bị khổ hình.
Về mau, chớ trể, Người mệt nhọc nên mau đến Chúa;
   Giê-su đang êm dịu, tha thiết kêu gọi mọi người,
Ai ơi, hối tâm về quê chưa!
    (“Giê-su Đang Kêu Gọi Mọi Người ‘Softly and Tenderly’
       bởi Will L. Thompson, 1847-1909).

II. Thứ hai, Kinh Thánh cho chúng ta biết chuyện gì xảy ra sau khi chết.

Chuyện gì xảy ra sau sự chết cho Cơ Đốc Nhân đã được tái sanh? Sứ đồ Phao-lô nói rằng, “lìa bỏ thân thể nầy” để “ở cùng Chúa” (2 Cô-rinh-tô 5:8). Khi một Cơ Đốc Nhân qua đời, thân thể họ nằm trong phần mộ, nhưng tâm linh (linh hồn) người ấy về cùng Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su nói với tên trôm cướp đã được cứu khi bị treo cùng với Ngài rằng, “Hôm nay, ngươi sẽ ở với Ta trong nơi Ba-ra-đi” (Lu-ca 23:43). Vì vậy, sự chết không làm cho người Cơ Đốc Nhân được tái sanh phải sợ hãi. Người đàn bà mà tôi tham dự tang lễ trong Thứ Sáu vừa qua biết bà sẽ chết vì bệnh ung thư khi nhà tôi và tôi đã đến thăm viếng bà trong mấy tuần trước. Nhưng bà lúc nào cũng vui vẻ và mỉm cười. Chúng tôi thấy bà có sự bình an bởi vì bà là Cơ Đốc Nhân thật sự. Tôi được đặc ân để đọc tiểu sử của bà trong tang lễ, với hàng trăm người tham dự trong tối Thứ Sáu đó.

Nhưng điều gì xảy ra sau khi chết cho một người chưa được biến đổi? Trong chương mười sáu của sách Lu-ca, chúng ta cùng đọc, “người giàu cũng chết, người ta đem chôn; người giàu ở nơi âm phủ, đang bị đau đớn, ngước mắt lên” (Lu-ca 16:22, 23). Ý thức sự đau khổ trong Địa Ngục sau khi chết đến cho những ai từ chối Chúa Giê-su Christ, và chưa được tái sanh. Thân thể của họ ở trong phần mộ, nhưng linh hồn của họ đi đến chổ đau khổ đời đời. Chúa Giê-su nói, “Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời” (Ma-thi-ơ 25:46). Họ thì “phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng” (Khài Huyền 21:8). “Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời: … cả ngày lẩn đêm không lúc nào được yên nghĩ” (Khải Huyền 14:11).

Có cơ hội nào khác sau khi chết không? Kinh Thánh nhấn mạnh rỏ ràng “không.” Áp-ra-ham nói với người nhà giàu xấu nết trong Địa Ngục,

“Vả lại, có một vực sâu ở giữa chúng ta với ngươi, đến nổi ai muốn từ đây qua đó không được, mà ai muốn từ đó qua đây cũng không được” (Lu-ca 16:26).

Người lạc mất trong sự đời đời sẽ ở bên hố sâu ngăn cách giữa Thiên Đàng và Địa Ngục. Chúa Giê-su Christ kêu gọi bạn đến với Ngài ngay bây giờ. Theo như Kinh Thánh đã nói sau khi chết thì không còn cơ hội nào nữa.

III. Thứ ba, Kinh Thánh cảnh cáo sự chết thình lình.

Hơn phân nữa số người chết là bị chết thình lình. Tai nạn xe cộ, giết người, tự tử, chiến tranh, và nghẻn tim là những cái chết thình lình. Phần lớn những cái chết nầy là họ không còn có thì giờ để ăn năn và tin nhận Chúa Giê-su Christ. Họ ra đi khỏi đời sống nầy để đối diện với Đức Chúa Trời mà không có cơ hội để chuẩn bị. Kinh Thánh chép,

“Người nào bị quở trách thường, lại cứng cổ mình. Sẽ bị bại hoại thình lình, không phương cứu chữa” (Châm Ngôn 29:1).

Tôi đã giảng dạy gần 55 năm nay. Sự việc cứ tái đi tái lại nhiều lần qua những năm, tôi đã thấy người ta chết bất thình lình mà chưa sửa soạn để gặp Đức Chúa Trời. Và hết lần nầy đến lần khác tôi được kêu gọi và hướng dẩn trong những tang lễ cho những người chết mà chưa được cứu. Nó luôn là điều khó khăn trong sự hướng dẩn những trường hợp đó. Không thể nào mang lại bất cứ hy vọng gì cho người thân trong hoàn cảnh đau thương như thế nầy. Điều mà tôi có thể làm là rao giảng Phúc Âm cho những người đang sống.

Nếu bạn chết bất thình lình trong một ngày gần đây, chuyện gì sẽ xảy ra cho bạn? Bạn có nói được giống như Sứ Đồ Phao-lô, “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy” (Phi-líp 1:21). Hay là bạn đi vào cỏi đời đời với sự tuyệt vọng không có Chúa Giê-su Christ? Bạn sẽ ở Thiên Đàng hay Địa Ngục? Đó là một câu hỏi rất quan trọng, đó là câu hỏi quan trọng mà bạn phải đối diện, bởi vì “theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27).

Chúa Giê-su đã chịu chết trên cây Thập Tự để đền tội cho bạn. Huyết báu của Chúa Giê-su Christ đã rửa sạch tội lổi của bạn. Ngài đã từ kể chết sống lại và ban cho bạn sự sống đời đời. Nhưng bạn phải cảm nhận được tội lổi của bạn và cần đến Chúa Giê-su Christ. Bạn phải từ bỏ nếp sống ích kỷ và tội lổi. Bạn phải đến với Chúa Giê-su Christ trong một đời sống được biến đổi. Nếu điều đó xảy ra với bạn, bạn có hy vọng. Nếu không, bạn không có hy vọng – không có gì cả. Chính vì vậy mà tôi mong muốn bạn đến đây mỗi sáng Chúa Nhật và mỗi tối Chúa Nhật để nghe về Phúc Âm, để các tín hữu cầu nguyện cho bạn, để bạn bước vào trong sự thông công với Hội Thánh, bước vào trong sự liên hệ thật sự với Chúa Giê-su Christ, và với Hội thánh. Kinh Thánh chép,

“Đức Chúa Giê-su Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (1 Ti-mô-thê 1:15).

Chúng tôi cầu nguyện cho bạn rằng bạn là một trong những người được Chúa Giê-su cứu vớt từ một đời sống tuyệt vọng và sự chết vô vọng. A-men.

Tôi muốn mời bạn tiến lên và đứng trước tòa giảng nầy nếu bạn chưa chắc bạn đã được cứu. Khi bạn đến, Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng khác để chúng tôi có thể nói chuyện với bạn, cầu nguyện với bạn, và tặng bạn một vài quyển sách nhỏ để đọc. Xin vui lòng mở ra Thánh Ca số 7 trong tập hát. Trong khi chúng tôi hát, xin bạn vui lòng bước ra khỏi hàng ghế và tiến lên đứng phía trước đây, xin hãy đến nhanh.

Giê-su đang êm dịu, tha thiết kêu gọi mọi người,
   Kêu anh luôn với tôi lại ngay;
Đứng nơi thiên môn hằng mong mỏi trông đợi, nài mời,
   Ngài chờ chính tôi và anh hoài.
Về mau, chớ trể, Người mệt nhọc nên mau đến Chúa;
   Giê-su đang êm dịu, tha thiết kêu gọi mọi người,
Ai ơi, hối tâm về quê chưa!

Cớ sao Giê-su gọi tha thiết, ta lại chần chờ?
   Kêu anh luôn với tôi lại ngay;
Cớ sao ta bơ thờ ân điển chưa nhận hiện giờ?
   Ngài chờ chúng ta từ lâu nay.
Về mau, chớ trể, Người mệt nhọc nên mau đến Chúa;
   Giê-su đang êm dịu, tha thiết kêu gọi mọi người,
Ai ơi, hối tâm về quê chưa!

Khác chi thoi đưa, thời gian sẽ không đợi chờ mình,
   Xuân xanh ta có luôn đẹp xinh?
Bóng tối tăm vây bọc, lưỡi hái tử thần thình lình,
   Người tội chắc chắn bị khổ hình.
Về mau, chớ trể, Người mệt nhọc nên mau đến Chúa;
   Giê-su đang êm dịu, tha thiết kêu gọi mọi người,
Ai ơi, hối tâm về quê chưa!

Bởi yêu thương sâu nhiệm Chúa hứa tha mọi tội tình,
   Bao dung tha thứ tôi cùng anh;
Chúa vẫn yêu thương dầu ta bẩn dơ tội đầy mình,
   Nhờ cậy Chúa chắc được trắng tinh.
Về mau, chớ trể, Người mệt nhọc nên mau đến Chúa;
   Giê-su đang êm dịu, tha thiết kêu gọi mọi người,
Ai ơi, hối tâm về quê chưa!
    (“Giê-su Đang Kêu Gọi Mọi Người” bởi Will L. Thompson, 1847-1909).

Xin mời Tiến Sĩ Chan đến đây để cầu nguyện cho những ai đã đáp ứng lời mời sáng nay (cầu nguyện).

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Kyu Dong Lee: Hê-bơ-rơ 9:24-28.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Giê-su Đang Kêu Gọi Mọi Người” (bởi Will L. Thompson, 1847-1909).


DÀN BÀI CỦA

CUỘC HẸN CỦA BẠN VỚI SỰ CHẾT

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét”
(Hê-bơ-rơ 9:27).

(A-mốt 8:11; 1 Cô-rinh-tô 15:26)

I.   Thứ nhất, Kinh Thánh cho chúng ta biết nguồn gốc của sự chết,
Sáng-thế-ký 2:16-17; Phục-truyền-luật-lệ-ký 31:14; Ê-sai 38:1;
Luca 16:19-31; 12:13-21; Giăng 8:24.

II.  Thứ hai, Kinh Thánh cho chúng ta biết chuyện gì xảy ra sau khi chết.
2 Cô-rinh-tô 5:8; Lu-ca 23:43; 16:22, 23; Ma-thi-ơ 25:46;
Khải Huyền 21:8; 14:11; Lu-ca 16:26.

III. Thứ ba, Kinh Thánh cảnh cáo sự chết thình lình, Châm Ngôn 29:1;
Phi-líp 1:21; 1 Ti-mô-thê 1:15.