Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




LỜI NẦY KÍN GIẤU CHO HỌ

THIS SAYING WAS HID FROM THEM
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 11 tháng 3 năm 2018
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, March 11, 2018

“Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ nên không rõ ý Đức Chúa Jêsus nói là gì” (Lu-ca 18:34).


Đây là lần thứ ba, trong Phúc Âm Lu-ca, Chúa Jê-sus nói với các Môn đồ rằng Ngài phải chịu chết (Lu-ca 9:22; 9:44). Trong Lu-ca 18:31-33, Chúa Jê-sus giải thích rất rõ ràng, khi Ngài nói,

“Kế đó, Đức Chúa Jêsus đem mười hai sứ đồ riêng ra mà phán rằng: Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, mọi điều mà các đấng tiên tri đã chép về Con người sẽ ứng nghiệm. Vì Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại; họ sẽ nhạo báng Ngài, mắng nhiếc Ngài, nhổ trên Ngài, sau khi đánh đòn rồi, thì giết Ngài đi; đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại” (Lu-ca 18:31-33).

Còn có điều nào rõ ràng hơn là điều nầy nữa? Tuy vậy, “Họ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ nên không rỏ ý Đức Chúa Jê-sus nói là gì” (Lu-ca 18:34). Mác 9:32 nói, “Nhưng môn đồ không hiểu lời ấy.” Tiến sĩ A. T. Robertson đưa ra lời chú giải nầy trên Mác 9:32, “Họ vẩn tiếp tục không hiểu. Họ không thể biết [những người không tin] về vấn đề sự chết và sự sống lại của [Chúa Jê-sus Christ]” (A. T. Robertson, Litt.D., Tranh Từ trong Tân Ước ‘Word Pictures in the New Testament’, Broadman Press, 1930, quyển I, trang 344; dựa trên Mác 9:32).

Phúc Âm của Chúa Jê-sus Christ đã được diển tả ngắn gọn và rõ ràng bởi Sứ-đồ Phao-lô,

“Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3-4).

Tuy nhiên, trong lúc nầy, mười hai Môn đồ không hiểu hoặc không tin Phúc Âm của Chúa Jê-sus Christ.

“Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ nên không rõ ý Đức Chúa Jêsus nói là gì” (Lu-ca 18:34).

Như Tiến sĩ A. T. Robertson đã nói, “Họ là người theo thuyết không thể biết [những người không tin] về vấn đề sự chết và sự sống lại của [Chúa Jê-sus Christ]” (như đã trích). Mười hai Môn đồ chưa tin vào Phúc Âm! Chú giải trên Mác 9:30-32, Tiến sĩ J. Vernon McGee nói, “Đây không phải là lần đầu tiên mà Ngài tuyên bố cho họ về sự chết và sự sống lại của Ngài, nhưng họ vẩn không hiểu” (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1983, quyển IV, trang 201; dựa trên Mác 9:30-32).

“Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ nên không rõ ý Đức Chúa Jêsus nói là gì” (Lu-ca 18:34).

Ba chữ trong đoạn kinh văn nói cho chúng ta biết về sự không tin của họ trong Phúc Âm.

I. Thứ nhất, họ không hiểu Phúc Âm.

“Song các môn đồ không hiểu chi hết.” Trong tiếng Hy-Lạp chữ được dịch “understood” có nghĩa “[hiểu] trong lòng” (Strong). Mặc dù Chúa Jê-sus Christ đã nói rõ ràng và theo từng chữ, các Môn đồ không khả năng nắm bắt được ý nghĩa của những gì Ngài nói. Đoạn Kinh văn chép, “Song các môn đồ không hiểu chi hết.” Matthew Poole nói, “Những lời đó dể dàng đủ để hiểu” (Một Lời Bình Luận Trên Cả Kinh Thánh ‘A Commentary on the Whole Bible’, The Banner of Truth Trust, tái bản 1990, quyển 3, trang 258; dựa trên Lu-ca 18:34), song họ không hiểu chi hết! Các Môn đồ không hiểu rằng Chúa Jê-sus sẽ “bị nộp ra cho dân ngoại.” Họ không hiểu rằng Ngài sẽ “bị chế giểu, bị ngược đãi, và bị nhổ.” Họ không hiểu rằng Ngài sẽ bị “những lằn roi,” quất xuống xương trên lưng của Ngài. Họ không hiểu rằng Ngài phải “chịu chết” trên cây thập tự. Họ không hiểu rằng Ngài sẽ sống lại từ cỏi chết trong “ngày thứ ba.” Như chúng tôi đã được nói cho biết trong Phúc Âm Mác,

“Vì Ngài dạy các môn đồ rằng: Con người sẽ bị nộp trong tay người ta, họ sẽ giết đi; Ngài bị giết đã ba ngày rồi, thì sẽ sống lại. Nhưng môn đồ không hiểu lời ấy, lại sợ không dám hỏi Ngài” (Mác 9:31-32).

Nhân loại trả lời cho sự ngu dốt của họ đã được giải thích bởi William MacDonald,

Tâm trí của họ đầy những tư tưởng của [chính trị] về người phóng thích họ từ La-mã, và sắp đặt vương quốc tức thì, rằng họ phủ nhận đến [sự tin tưởng] bất cứ chương trình gì khác (William MacDonald, Chú Giải Kinh Thánh của Người Tin ‘Believer’s Bible Commentary’, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, ấn bản 1989, trang 1440; dựa trên Lu-ca 18:34).

Ngày 28 tháng 1 năm 2006, Yitzhak kaduri, một trong những giáo sĩ Do Thái tại Y-sơ-ra-ên, để lại những lời ghi chú khi ông qua đời, để được mở ra sau khi ông chết. Những giáo sĩ Do Thái Trung Cổ tin rằng có hai đấng Mê-si-a – Mê-si-a dòng Giô-sép là người sẽ đến để chịu khổ nạn cho tội lỗi của họ, như Giô-sép đã chịu khổ cho tội lỗi của anh em ông và đem họ ra xứ Ê-díp-tô, và Mê-si-a dòng Đa-vít, là người giống như Vua Đa-vít đến chinh phục kẻ thù của họ và thống trị trên chúng như một vị Vua. Nhưng khi lời ghi chép của Giáo sĩ Do Thái Kaduri được mở ra sau khi ông chết, lời ghi chú đó nói rằng ông tin chỉ có một đấng Mê-si-a. Nó nói rằng trong chữ cái đầu tiên của câu trong tiếng Hê-bơ-rơ về đấng Mê-si-a được bày tỏ tên của Ngài – Yeshua. Trong tiếng Anh là Jê-sus! Nan đề nầy làm lo lắng môn sinh thần học của Y-sơ-ra-ên. Đấng Mê-si-a chịu khổ và đấng Mê-si-a trị vì là một! “Hai đấng Mê-si-a” là sự đến lần thứ nhất và lần thứ hai của Chúa Jê-sus Christ – chứ không phải là hai đấng Mê-si-a!

Các Môn đồ tìm kiếm đấng Mê-si-a dòng Đa-vít, chứ không phải Mê-si-a dòng Giô-sép! Tư tưởng của họ có thành kiến chống lại sự tin vào sự khổ nạn của đấng Mê-si-a (Mê-si-a dòng Giô-sép) vì hầu hết những người Do Thái trong thời đó đang tìm kiếm đấng Mê-si-a là đấng sẽ giải phóng họ khỏi người La-mã (Mê-si-a dòng Đa-vít). Họ thật ra không hiểu rằng hai Mê-si-a là một. Xem bài giảng của tôi, “Sự Sợ Hải của Môn-đồ ‘The Fear of the Disciples’” – bấm vào đây để đọc. Nhưng có một nguyên nhân khác cho sự không biết của họ về Phúc Âm.

Một trong những người trẻ của chúng tôi đã nói, “Đã từng lắng nghe Phúc Âm nhiều lần, nghe lại lần nữa mỗi Chúa Nhật dường như làm cho lòng của tôi còn cứng hơn nữa. Tính đơn giản của Phúc Âm đã làm cho tôi bực bội…tôi cứ nghĩ là không có việc gì sẽ xảy ra…tôi đã mệt mỏi với sự tin vào cảm giác của tôi cũng như chính tôi. [Cậu ấy muốn Mê-si-a dòng Đa-vít, một Mê-si-a làm bác sĩ tâm thần và sửa đổi cảm nhận của cậu ta.] Tiến sĩ Hymers nói với tôi hết lần nầy tới lần kia rằng Chúa Jê-sus yêu tôi. Cuối cùng tôi sẵn sàng làm bất cứ một điều gì đó. Tôi đã làm những gì mà Tiến sĩ Hymers đã bảo tôi. Tôi tin nhận Chúa Jê-sus, vì Chúa Jê-sus là Đấng đã bị đóng đinh trên Thập Tự Giá, không phải cảm giác của tôi. [Cậu ấy muốn Mê-si-a dòng Đa-vít để cho cậu ta sức khỏe tinh thần.] Và Chúa Jê-sus đã rửa sạch tội lỗi của tôi bằng Huyết của Ngài.” Cậu trẻ đó giống như các Môn đồ. Cậu ấy nghe về Chúa Jê-sus chịu chết cho tội cậu ta, nhưng cậu ấy không tin. Cậu ấy muốn được khỏe mạnh tinh thần, không phải được sự tha thứ tội lỗi. Một số bạn giống như vậy tối nay.

II. Thứ hai, Phúc Âm kín giấu cho họ.

“Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ....” (Lu-ca 18:34).

Chữ “giấu kín” được dịch từ chữ Hy-Lạp có nghĩa là “che đậy, che khuất” (Strong). Từ nầy đúng chính xác từ Hy-Lạp tìm thấy trong Giăng 8:59 mà nói rằng, “Chúa Jê-sus giấu chính Ngài.” Vì vậy, trong đoạn kinh văn của chúng ta, “Những lời đó kín giấu cho họ.” Có một yếu tố siêu nhiên bao gồm trong đó khi Chúa Jê-sus giấu chính Ngài, khi họ lấy đá ném Ngài trong đền thờ (Giăng 8:59). Cũng có một yếu tố siêu nhiên trong đoạn kinh văn của chúng ta, “Song những lời đó kín giấu cho họ.” Những lời đó được nói trong Lu-ca 18:34, lời chú giải của Tiến sĩ Frank Gaebelein, “Lu-ca qui sự không biết của các môn đồ đến cái hiển nhiên là sự siêu nhiên ngăn trở sự hiểu biết” (Frank E. Gaebelein, D.D., tổng chủ bút, Bình Luận Giảng Giải Kinh ‘The Expositor’s Bible Commentary’, Zondervan Publishing House, ấn bản 1984, quyển 8, trang 1005; dựa trên Lu-ca 18:34). Điều đó chính xác với những gì tôi nghĩ đến là nghĩa của đoạn văn. Nó là một sự siêu nhiên ngăn trở sự hiểu biết. “Những lòi đó [Phúc Âm] kín giấu cho họ.”

Sa-tan làm mù lòng bạn. Kinh Thánh chép, “Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy [Sa-tan] đã làm mù lòng họ” (2 Cô-rinh-tô 4:3-4). Đó là lý do tại sao bạn tiếp tục tìm kiếm cái cảm nhận thay vì tin cậy Chúa Jê-sus.

Bây giờ chúng ta thấy rằng các Môn đồ đã không phải là thánh nhân trong lúc nầy. Họ chỉ là con người. Là con người như họ, không hơn không kém, giống như chúng ta, dòng dỏi của A-đam. Vì vậy, họ đã “chết trong lầm lỗi và tội ác” như tôi đã ở bảy năm trong hội thánh, trước khi tôi được cứu; và như một số bạn vẩn còn đây (Ê-phê-sô 2:1, 5). Như dòng dỏi của A-đam, tâm trí xác thịt của họ thì “nghịch với Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7). Như dòng dỏi của A-đam họ chỉ là những con người xác thịt, và “người có tánh xác thịt thì không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 2:14). Như dòng dỏi của A-đam, “lời giảng về thập tự giá [thì] họ cho là điên dại” (1 Cô-rinh-tô 1:18). Cũng đúng như Chúa Jê-sus nói với Ni-cô-đem, “các ngươi phải sanh lại” (Giăng 3:7), vì thế các Môn đồ “phải sanh lại.” Họ không thể sanh lại bởi sự rời bỏ công việc của họ để theo Chúa Jê-sus Christ. Đó là được cứu bởi việc làm! Đó là đường lối của Công Giáo La-mã đã giải thích! Nhưng Kinh Thánh dạy được cứu bởi ân điển, vì vậy họ không thể được cứu bởi việc đi theo Chúa Jê-sus Christ!

“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).

Giu-đa là một trong mười hai Môn đồ. Ông có được sanh lại không? Chúa Jê-sus Christ nói ông là người “hư mất,” và gọi ông là “đứa con của sự hư mất” (Giăng 17:12). Thô-ma có sanh lại không? Sau khi Chúa sống lại, Thô-ma kiên quyết nói, “tôi sẽ không tin” (Giăng 20:25). Tôi biết rằng Phi-e-rơ có vài sự soi sáng từ Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 16:17), nhưng chỉ vài phút sau đó ông quở trách Chúa Jê-sus vì Ngài nói với họ “Ngài bị giết, đến ngày thứ ba Ngài sống lại” (Ma-thi-ơ 16:21-22), và Chúa Jê-sus “Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng [nghĩ đến] việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta” (Ma-thi-ơ 16:23). Rõ ràng là Phi-e-rơ phủ nhận Phúc Âm, và bị ảnh hưởng bởi Sa-tan để khước từ sự đóng đinh và sự sống lại của Chúa Jê-sus Christ. Bạn giống như Phi-e-rơ tối nay. Bạn đang tìm kiếm Mê-si-a dòng Đa-vít (để làm cho bạn cảm thấy tốt hơn, để cho bạn một đời sống tốt, ban cho bạn mọi vật chất), không phải Mê-si-a dòng Giô-sép (để trả thay tội lỗi của bạn trên Thập Tự Giá).

“Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó [lời của Phúc Âm] kín giấu cho môn đồ....” (Lu-ca 18:34).

Sứ đồ Phao-lô nói,

“Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy [Sa-tan] đã làm mù lòng họ, ...” (2 Cô-rinh-tô 4:3-4).

Sa-tan làm mù lòng bạn vì vậy bạn tìm kiếm vật chất, mà không tìm sự tha thứ cho tội lỗi bạn.

Vâng, có một sự “siêu nhiên” đang làm mù lòng, Sa-tan làm mù lòng các Môn đồ, cũng giống như làm mù lòng xác thịt họ trước Phúc Âm, xác thịt thuộc A-đam. Chúa Jê-sus phán, “Nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu” (Ma-thi-ơ 18:3). Ngài nói điều đó cho ai? Ngài nói điều đó cho “các môn đồ” (Ma-thi-ơ 18:1). Lắng nghe cẩn thận Ma-thi-ơ 18:1-3,

“Trong lúc đó, môn đồ lại gần Đức Chúa Jêsus, mà hỏi rằng: Ai là lớn hơn hết trong nước thiên đàng? Đức Chúa Jêsus gọi một đứa trẻ đến, để ở giữa môn đồ, mà phán rằng: quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu” (Ma-thi-ơ 18:1-3).

Các Môn đồ muốn biết rằng ai là người lớn hơn hết trong nước Thiên Đàng (Ma-thi-ơ 18:1). Chúa Jê-sus phán với các Môn đồ, “Nếu các ngươi không đổi lại…thì chẳng được vào nước Thiên Đàng đâu” (Ma-thi-ơ 18:3).

“Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó [lời của Phúc Âm] kín giấu cho môn đồ....” (Lu-ca 18:34).

III. Thứ ba, họ không biết Phúc Âm bằng kinh nghiệm.

Phần cuối của đoạn kinh văn nói rằng, “họ không ý Đức Chúa Jê-sus nói là gì” (Lu-ca 18:34). Trong tiếng Hy-Lạp dịch chữ “biết (knew)” có nghĩa “nhận thức thấy, chắc chắn, biết rõ bởi kinh nghiệm” (George Ricker Berry, Tự Điển Đồng Nghĩa Hy- Anh của Tân Ước ‘A Greek-English Lexicon of New Testament Synonyms’, viết bằng mật mã đến Strong, số 1097). Cùng chữ đó được dùng trong thư Phi-líp 3:10, “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, …” Các Môn đồ không biết được Phúc Âm bằng kinh nghiệm. Họ nghe những lời đó, nhưng không có kinh nghiệm thật sự của Phúc Âm. Họ đang tìm kiếm những sự khen thưởng có được trong Vương Quốc, mà không tìm kiếm sự tha thứ cho tội lỗi họ. Bây giờ hãy lắng nghe nguyên phân đoạn. Đó là Lu-ca 18:31-34.

“Kế đó, Đức Chúa Jêsus đem mười hai sứ đồ riêng ra mà phán rằng: Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, mọi điều mà các đấng tiên tri đã chép về Con người sẽ ứng nghiệm. Vì Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại; họ sẽ nhạo báng Ngài, mắng nhiếc Ngài, nhổ trên Ngài, sau khi đánh đòn rồi, thì giết Ngài đi; đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại. Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ nên không rõ ý Đức Chúa Jêsus nói là gì” (Lu-ca 18:31-34).

Bây giờ bạn có thấy không? “Các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ nên không rõ ý [bởi kinh nghiệm] Đức Chúa Jêsus nói là gì.”

Hãy nghe lời làm chứng của C. H. Spurgeon. Ông ta đã được lớn lên trong nhà một mục sư giảng Phúc Âm – là chính cha của ông. Trong những mùa hè ông ở tại nhà của ông nội của ông, cũng là mục sư giảng Phúc Âm. Ông ta nghe giảng Phúc Âm mỗi Chúa Nhật, cả đời của ông. Tuy nhiên ông là người chưa được đổi như những Môn đồ trước sự sống lại. Spurgeon nói

,

Tôi đã nghe kế họạch về sự cứu rỗi bởi sự hy sinh của Chúa Jê-sus từ lúc thiếu niên lớn lên, nhưng tôi không biết gì hơn về nó tận trong tâm hồn hơn là tôi đã từng sanh [trong đất ngoại đạo]. Nó đến với tôi như một sự khải thị mới, tươi như tôi chưa bao giờ đọc những đoạn Kinh Thánh…[rồi] tôi hiểu và thấy bởi đức tin mà Đấng là Con Đức Chúa Trời trở nên con người và, trong thân xác được phước của Ngài, mang tội lỗi của tôi trong chính thân của Ngài trên cây [trên Thập Tự Giá] …Bạn có bao giờ thấy điều đó chưa? (C. H. Spurgeon, Làm Sao Một Đức Chúa Trời Công Chính Bào Chữa Loài Người Tội Lỗi? ‘How Can a Just God Justify Guilty Man?’, Thư Viện Chapel, Pensacola, Florida).

Spurgeon biết hết tất cả về Đấng Christ. Ông đã nghe kế họạch cứu rỗi. Nhưng ông “không hiểu gì hết về những điều nầy: và vì nghĩa những lời nói nầy [về Phúc Âm] kín giấu cho [ông], nên không rõ [bởi kinh nghiệm] ý Đức Chúa Jê-sus nói là gì.” Phúc Âm đến với ông cách thình lình, với sức mạnh như vậy, ông nói rằng, “Điều đó đến với tôi như là khải tượng mới, tươi mát như tôi chưa bao giờ đọc Kinh Thánh.” Khải tượng mới đó là gì? Rằng Đấng Christ tha thứ tội lỗi! Ông giảng về sự cứu rỗi từ tội lỗi cho suốt cuộc đời ông.

Đây là sự biến đổi thật sự – khi tâm hồn của bạn là làm để cảm giác cái nặng của tội lỗi của bạn – và bạn đã được kéo đến Đấng Christ phục sinh. Có người nói với tôi, “Trong Kinh Thánh có chổ nào dạy rằng Môn đồ được biến đổi bởi sự gặp gỡ Đấng Christ phục sinh?” Câu trả lời thật đơn giản – ở phần cuối của hết bốn sách Phúc Âm – trong Ma-thi-ơ 28; trong Mác 16; trong Lu-ca 24 (đặc biệt rõ ràng ở đây hơn, trong câu 36-45); và ở trong Giăng 20: 19-22. Tiến sĩ J. Vernon McGee, người thầy dạy Kinh Thánh được Hoa Kỳ biết đến nhất, nói về Giăng 20:22, “Cá nhân tôi tin rằng tại lúc Chúa ta hà hơi trên họ, và nói, ‘Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh,’ những người nầy được cải tạo [sanh lại]. Trước việc nầy, họ chưa được [sanh lại].” Họ chỉ được tái sanh sau khi họ ngừng tìm những lợi ích vật chất, chỉ sau khi họ rời bỏ Đấng Christ và nhận biết rằng họ là tội nhân. Bạn sẽ không được cứu cho tới khi nào bạn bị phiền muộn bởi tội lỗi của mình. Chỉ khi đó thì bạn mới được cứu bởi Chúa Jê-sus. (Xem J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, quyển IV, tr. 498; ghi chú dựa trên Giăng 20:21). Bạn có thể nghe Tiến sĩ McGee trên mạng tại www.thruthebible.org.

Bây giờ là sự cầu nguyện của chúng tôi rằng bạn sẽ được cáo trách về tội lỗi của bạn bởi Đức Thánh Linh, và rằng Đức Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ mở lòng bạn ra, và kéo bạn đến Đức Chúa Jê-sus Christ, Con phục sinh của Đức Chúa Trời, để tẩy sạch tội lỗi bởi Huyết báu của Đấng Christ.

Một phụ nữ trẻ trong hội thánh chúng ta nói, “Tôi quá ích kỷ, đầy sự ganh tỵ, tức giận với những người khác. Tôi không thể nào điều khiển những gì tôi cảm giác nữa. Trong bản chất tội lỗi của tôi, tôi chối bỏ Chúa Jê-sus. Tôi có một sự biến đổi sai làm bởi vì tôi tin cậy vào tư tưởng riêng của tôi mà không phải chính Chúa Jê-sus. [Cô ta cũng giống như những Môn đồ chưa được biến đổi tìm kiếm vật chất, rồi cuối cùng biết được tầm quan trọng của việc chịu khổ của Đấng Christ để cứu họ khỏi tội lỗi.] Tôi muốn tự cứu chính mình. Tôi càng cố gắng để cứu chính tôi, tôi càng cảm thấy lạc mất. Rồi tôi nhận biết Chúa Jê-sus trải qua sự thống khổ khủng khiếp trên Thập Tự Giá vì tôi. Làm sao tôi có thể từ chối tình yêu của Ngài dành cho tôi? Bây giờ tôi có Chúa Jê-sus, là Đấng yêu thương tôi hơn bất cứ ai khác…Tôi bây giờ tin cậy vào Ngài cho cả cuộc đời của tôi.”

Mỗi một người trong chương trình của Tiến sĩ McGee kết thúc bằng bài thánh ca, “Christ Trả Xong Tội Lỗi ‘Jesus Paid It All’.”

Tôi nghe tiếng Christ đang truyền, “Lực con tram phần ương yếu,
Thì nên thức canh tâm nguyền, tìm trong chính ta mọi điều.”
Christ trả xong tội lỗi, nay chính tôi nợ Ngài;
Christ tẩy tâm dường tuyết chẳng sai, dẩu tội đỏ như sơn mài.

Lòng tôi chứa bao tội trần, quyền năng Christ thật vô đối.
Dầm huyết áo tôi tinh ngần, nhờ Chiên ở Gô-gô-tha.
Christ trả xong tội lổi, nay chính tôi nợ Ngài;
Christ tẩy tâm dường tuyết chẳng sai, dẩu tội đỏ như sơn mài.

Rồi đây ở trước ngai trời, hồn than trong Christ tươi mới;
Miệng tôi nhắc luôn luôn lời, thập giá cứu phương muôn đời.
Christ trả xong tội lổi, nay chính tôi nợ Ngài;
Christ tẩy tâm dường tuyết chẳng sai, dẩu tội đỏ như sơn mài.
   (“Christ Trả Xong Tội Lổi ‘Jesus Paid It All’” bởi Elvina M. Hall, 1820-1889).

Trước bài giảng nầy Ông Griffith tôn vinh bài ca tuyệt đẹp “Chỉ Trong Jê-sus.” Hội thánh Trưởng Lão (USA) bỏ bài hát nầy ra khỏi thánh ca của họ bởi vì tác giả từ chối để thay đổi những chữ trong dòng thứ nhì, “để gánh cho ta bao nhiêu tội tình.” Nhưng những chữ đó của bài hát quả thật là đúng! Hãy nghe trong khi Ông Griffith đến để tôn vinh nó.

Trước khi giảng Ông Griffith tôn vinh:

Chỉ cậy Jê-sus, là niềm tin con;
Chúa là sức mạnh, ánh quang, lời nhạc;
Nền gạch cho con, vững vàng xây lên,
Rắn - chắc qua muôn ngày bão going bại liệt.
Tình yêu cao quý, có chi sánh kịp,
Bão tố phải yên, đấu tranh xin ngừng!
Vì Ngài chở che con, trọn đời của con –
Vững chân trong tình Chúa trao cho con.

Tình yêu Jê-sus làm sao kể hết,
Chúa đã giáng trần trong than loài người!
Quà tặng yêu thương ngàn nỗi reo vui,
Chúng ta có được chỉ trong Jê-sus.
Kìa trên Thánh giá Chúa dâng thân mình,
Để gánh cho ta bao nhiêu tội tình;
Hỏi lòng tôi nay còn có chi hơn –
Nỗi đau cuộc đời Chúa mang thay tôi.

Nằm tại nơi đây, thể hình đau thương,
Ánh quang của trần thế nay đã tàn;
Một ngày mai sau, hào quang tương giao,
Chúa đã bước dậy khỏi nơi địa ngục!
Và Ngài chiến thắng, cõi chết cho con,
Tội lỗi không còn khắc phục con đây;
Ngài thuộc về con, và con thuộc Cha –
Huyết Jê-sus trả giá cho người người.

Hổ thẹn bay đi, từ mệnh lo chi –
Đó là sức mạnh Chúa ban cho con;
Từ ngày con sanh, tận ngày con đi,
Jê-sus thẩm quyền số mệnh cho con.
Quyền địa - ngục vô chức, kế mưu con người,
Chẳng thế bắt con thoát khỏi tay Ngài;
Chờ Ngài giáng lâm hoặc gọi con đi –
Vững chân trong tình Jê-sus bên con.
   (“Chỉ Trong Jê-sus ‘In Christ Alone’” bởi Keith Getty và Stuart Townend, 2001).

Bây giờ hãy nghe ông Griffith hát lại câu thứ hai một lần nữa.

Tình yêu Jê-sus làm sao kể hết,
Chúa đã giáng trần trong than loài người!
Quà tặng yêu thương ngàn nỗi reo vui,
Chúng ta có được chỉ trong Jê-sus.
Kìa trên Thánh giá Chúa dâng thân mình,
Để gánh cho ta bao nhiêu tội tình;
Hỏi lòng tôi nay còn có chi hơn –
Nỗi đau cuộc đời Chúa mang thay tôi.

A-men.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chỉ Trong Jê-sus ‘In Christ Alone’
(bởi Keith Getty và Stuart Townend, 2001).


DÀN BÀI CỦA

LỜI NẦY KÍN GIẤU CHO HỌ

THIS SAYING WAS HID FROM THEM

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

“Song các môn đồ không hiểu chi hết; vì nghĩa những lời đó kín giấu cho môn đồ nên không rõ ý Đức Chúa Jêsus nói là gì” (Lu-ca 18:34).

(Lu-ca 18:31-33; Mác 9:32; I Cô-rinh-tô 15:3-4)

I.    Thứ nhất, họ không hiểu Phúc Âm, Lu-ca 18:34a; Mác 9:31-32.

II.   Thứ hai, Phúc Âm kín giấu cho họ, Lu-ca 18:34b; Giăng 8:59;
II Cô-rinh-tô 4:3-4; Ê-phê-sô 2:1, 5; Rô-ma 8:7;
I Cô-rinh-tô 2:14; 1:18; Giăng 3:7; Ê-phê-sô 2:8-9;
Giăng 17:12; 20:25; Ma-thi-ơ 16:17, 21-22, 23;
Ma-thi-ơ 18:1-3.

III.  Thứ ba, họ không biết Phúc Âm bởi kinh nghiệm, Lu-ca 18:34c;
Phi-líp 3:10.