Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




LÀM SAO ĐỂ CHUẨN BỊ MỘT BÀI GIẢNG PHÚC ÂM –
BỎ QUÊN CHÂN LÝ CẦN THIẾT CHO SỰ BIẾN ĐỔI

HOW TO PREPARE AN EVANGELISTIC SERMON –
FORGOTTEN TRUTHS NEEDED FOR REAL CONVERSIONS
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ C. L. Cagan và Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. C. L. Cagan and Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Thứ bảy ngày 14 tháng 10 năm 2017
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Saturday Evening, October 14, 2017

“Làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ” (2 Ti-mô-thê 4:5).


Vị Sứ-đồ gởi những lời nầy đến Ti-mô-thê chẳng mấy chốc trước khi Phao-lô bị giết dưới sự bách hại của Hoàng Đế Nê-rô. Ti-mô-thê là môn đệ của Phao-lô. Phao-lô huấn luyện ông trong công tác mục vụ. Ti-mô-thê trở thành mục sư của một hội thánh tại thành Ê-phê-sô. Công việc chính của Ti-mô-thê là mục sư.

Ti-mô-thê không có cùng mục vụ như là “người truyền đạo Phi-líp” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 21:8). Phi-líp thì đi từ nơi nầy đến nơi kia. Phi-líp xuống Sa-ma-ri và giảng về Đấng Christ tại đó (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:5). Rồi Phi-líp đi vào trong sa mạc dẩn Hoạn Quan Ê-thi-ô-pi trở về với Đấng Christ (Công-Vụ-các-Sứ-Đồ 8:26-39). Rồi sau đó Phi-líp giảng đạo trong các thành phố khác (Công-vụ-Các-Sứ-Đồ 8:40). Phi-líp là một người truyền giảng phúc âm lưu động, còn Ti-mô-thê là mục sư tại một hội thánh địa phương.

Tại sao Phao-lô khuyên Ti-mô-thê “làm việc của người giảng Tin Lành”? Vì mỗi mục sư được sự kêu gọi làm việc của người giảng Tin Lành! Phao-lô khuyên Ti-mô-thê “mọi phận sự về [chức vụ con] phải làm cho đầy đủ” (2 Ti-mô-thê 4:5). Mọi phận sự đầy đủ về chức vụ của ông là gì? Làm việc của người giảng Tin Lành! Mỗi mục sư được sự kêu gọi để làm việc của một người giảng Tin Lành. Nếu bạn không làm điều đó, là bạn không chu toàn công việc mà Đức Chúa Trời giao phó cho bạn!

Mỗi mục sư đều giảng dạy trong hội thánh của họ. Đó là sự kêu gọi cho họ. Và mỗi mục sư phải giảng những bài giảng phúc âm trong hội thánh của họ – và thường giảng về chúng! Nếu bạn giao phó Phúc Âm cho lớp Trường Chúa Nhật một vài lần trong năm, thì bạn không phải là người giảng trung tín. Nếu tất cả điều bạn làm là dạy dổ người ta, thì bạn không phải là người giảng trung tín. Mục vụ của bạn không phải chỉ để dạy Kinh Thánh. Bạn phải làm công việc của người giảng Tin Lành. Bạn phải giảng những bài giảng phúc âm, và làm điều đó thường xuyên.

Bài giảng phúc âm là gì? Một bài giảng phúc âm là nhắm thẳng vào những người hư mất trong hội thánh, họ thường có mặt nhiều lần trong những buổi thờ phượng, mặc dù có một số đến nhà thờ mỗi tuần. Toàn bộ bài giảng phúc âm công bố đến chân lý về tội lỗi và sự cứu chuộc của Chúa Jê-sus Christ – đặng những người hư mất mà nghe đến sẽ tin nhận Chúa Jê-sus và được cứu. Một bài giảng phúc âm không phải là một bài giảng giải kinh giải nghĩa trên từng câu của Kinh Thánh. Chọn ra một hai câu để giảng. Những bài giảng phúc âm tập trung vào chân lý của một hai câu mà thôi. Giải nghĩa nhiều câu Kinh Thánh thì không phải là bài giảng phúc âm. Nghiên cứu những bài giảng phúc âm của Spurgeon. Không có cái nào mà ngày nay người ta gọi là những bài giảng “giải kinh.” Trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ mỗi bài giảng là phúc âm ngoài trừ một bài giảng. Chỉ có một bài giảng “giải kinh” trong toàn bộ sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ! Chúng ta cần phải theo gương của các Sứ đồ và Spurgeon khi chúng ta giảng những bài giảng phúc âm!

Rất ít mục sư ngày nay giảng những bài giảng phúc âm. Nhiều người còn không giảng đến nữa. Ngày nay, tại Hoa Kỳ chúng ta hiếm khi nghe được những bài giảng phúc âm. Và nó cũng không khác xa gì nhiều tại các quốc gia khác. Những mục sư dạy Kinh Thánh cho tín hữu của họ – hoặc họ giảng về sự chữa bệnh, sự thịnh vượng, và làm thế nào để cảm thấy dể chịu – giảng về bất cứ cái gì nhưng không phải Phúc Âm của Đấng Christ! Họ không làm theo Kinh Thánh, là lời đã bảo, “Làm việc của người giảng Tin Lành.”

Bạn có thể nói, “Nhưng làm thế nào tôi có thể chuẩn bị một bài giảng phúc âm? Tôi phải làm gì?” Đó là những gì mà bài giảng nầy đề cập đến. Tôi sẽ nói cho bạn biết làm sao để giảng một bài giảng phúc âm.

Một bài giảng phúc âm là một bài giảng lấy Phúc Âm làm trọng tâm. Bài giảng Phúc Âm là gì? Để giảng Phúc Âm thì bạn phải biết Phúc Âm là gì. Sứ đồ Phao-lô nói,

“Tôi nhắc lại cho anh em Tin Lành mà tôi đã rao giảng… ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:1, 3, 4).

Lần nữa, Sứ đồ Phao-lô nói,

“Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (1 Ti-mô-thê 1:15).

Có hai phần trong bài giảng phúc âm. Thứ nhất, vấn đề tội lỗi của con người; thứ hai, Đấng Christ đã làm gì để cứu con người từ tội lỗi của họ.

I. Thứ nhất, bạn phải giảng về luật pháp – là điều nói cho người ta biết về tấm lòng tội lỗi của họ.

Trong phần đầu của bài giảng phúc âm, bạn phải giảng về luật pháp. Tại sao một người phải tin nhận Chúa Jê-sus? Lý do gì? Tại sao Chúa Jê-sus chịu chết trên Thập Tự Giá? Phần nhiều bài giảng kêu gọi người ta đến sự tin nhận Chúa Jê-sus để họ có thể có được một đời sống tốt hơn, vui vẽ hơn, hoặc tìm tình yêu và bạn bè. Nhưng đó không phải là lý do mà Chúa Jê-sus chịu chết trên Thập Tự Giá! Một số bài giảng bảo người ta hãy tin nhận Chúa Jê-sus để họ có thể được lên Thiên Đàng. Nhưng đó không phải là sứ điệp Phúc Âm nếu như nó không nói đến tại sao họ phải cần Chúa Jê-sus để được lên Thiên Đàng. Kinh Thánh chép, “Chúa Jê-sus Christ chịu chết vì tội chúng ta.” Kinh Thánh chép, “Chúa Jê-sus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội.”

Nếu người ta không nhận thức rằng họ là tội nhân, tại sao họ phải chạy đến với Chúa Jê-sus Christ? Họ không làm điều đó! Họ có thể đọc một bài cầu nguyện. Họ có thể giơ tay lên. Họ có thể tiến lên sau bài giảng. Nhưng họ không được cứu! Tại sao? Vì họ không có từ một cái gì để cứu!

Làm thế nào bạn có thể chỉ cho người ta thấy rằng họ là tội nhân? Bởi sự giảng dạy về luật pháp của Đức Chúa Trời cho họ. Kinh Thánh chép,

“Luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ” (Ga-la-ti 3:24).

Luật pháp chỉ cho con người thấy họ là tội nhân. Sau khi họ nhận thức được tấm lòng tội lỗi của họ, họ mới có thể chạy đến với Chúa Jê-sus Christ.

Nhiều mục sư sợ giảng về luật pháp. Họ sợ làm cho người ta tức giận. Iain H. Murray nói đây là “Vấn Đề Chính trong Việc Truyền Giảng Phúc Âm.” Trong quyển sách của ông, Thuyết Phúc Âm Cũ ‘The Old Evangelicalism’ (Banner of Truth, 2005; đọc trang 3 đến 37). Murray tu chỉnh lại cho chúng ta thấy rằng sợ làm xúc phạm đến người hư mất là nguyên nhân chính làm cho việc giảng dạy phúc âm không có được hiệu quả cho lắm ngày nay.

Bạn làm bất cứ cái gì đi nữa, đừng giảng chống lại tội lỗi của cá nhân. “Hãy làm điều nầy. Đứng làm điều kia.” Đây nói đến tội lỗi xác thực hoặc riêng biệt của con người. Nhưng tội lỗi ngấm vào sâu hơn. Chúng là những tội nhân từ bên trong. Họ có tấm lòng tội lỗi, di truyền từ A-đam. Đó là tại sao Đa-vít nói, “Kìa tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi” (Thi-Thiên 51:5). Đó là tại sao Kinh Thánh chép, “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa” (Giê-rê-mi 17:9). Và Kinh Thánh chép, “Vì sự chăm về xác thịt [chưa được biến đổi] nghịch với Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7). Đó là tại sao con người làm những việc xấu. Họ làm những điều bởi chính họ là người như vậy. Chúa Jê-sus Christ phán, “Tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người…hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng” (Mác 7:21-23). Sâu xa hơn những gì con người làm là những gì con người nghĩ đến. Ngay cả việc họ cố gắng để làm tốt hơn, người ấy không bao giờ thay đổi tấm lòng được, không hơn gì một con dê có thể tự nó thay đổi thành con chiên được. Con người không thể được dạy dổ để trở nên Cơ Đốc Nhân được. Họ phải được rao giảng về nó cho, như tôi đã giải thích trong bài giảng nầy. Đức Chúa Trời lên án tấm lòng cũng như hành động của con người. Kinh Thánh chép, “Họ thảy đều phục dưới quyền tội lỗi” (Rô-ma 3:9). Mọi người đều phục dưới quyền và án phạt của tội lỗi trước khi được biến đổi.

Bạn phải giảng về luật pháp để người ta thấy và cảm nhận rằng tấm lòng họ đầy dẩy tội lỗi. Bây giờ, mọi người thừa nhận họ là tội nhân trong một khía cạnh nào đó. Tôi chưa bao giờ gặp bất cứ người nào tự cho mình là hoàn toàn cả. Một người nói với vị mục sư, “Tôi giả sử tôi là [một tội nhân], nhưng tôi không phải là người mà người ta có thể gọi là một tội nhân xấu xa. Thay vào đó, tôi nghĩ, tôi là một tội nhân tốt. Tôi luôn luôn cố gắng để làm điều tốt nhất mà tôi biết.” Người đó chưa sẳn sàng để được cứu! Trước khi người ấy có thể được cứu, người ấy cần thấy rằng mình là một tội nhân “xấu xa.” Đó là tại sao bạn phải giảng về tấm lòng tội lỗi của họ.

Không có luật pháp của Đức Chúa Trời, con người không thấy được tại sao họ phải cần đến Phúc Âm của Đấng Christ. Đó là tại sao bạn phải giảng về luật pháp trước khi bạn rao giảng Phúc Âm. Kinh Thánh chép, “Luật pháp đã như thầy giáo đặng dẩn chúng ta đến Đấng Christ” (Ga-la-ti 3:24). Giống như thầy giáo, luật pháp chỉ cho con người thấy tại sao họ cần Đấng Christ. Trước tiên là luật pháp. Rồi sau đó là Phúc Âm. Những gì Luther nói thật rất chính xác. Bạn cần phải nghiên cứu kỷ lưởng những gì ông ấy nói nếu như bạn muốn học cách giảng những bài giảng phúc âm, Luther nói,

Nó rất cần thiết, nếu bạn sẽ được biến đổi, bạn sẽ gặp [rắc rối], đó là, bạn có một sự cảnh báo và lương tâm rung sợ. Rồi, sau tình huống nầy đã được hình thành, bạn phải hiểu thấu được sự an ủi đó đến không phải từ bất cứ việc làm riêng tư của bạn nhưng đến từ công việc của Đức Chúa Trời. Ngài sai Con Ngài là Chúa Jê-sus vào trong thế gian nầy với mệnh lệnh là tuyên bố cho những tội nhân kinh tởm về sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Đây là đường lối của sự biến đổi. Tất cả những đường lối khác là sai lầm (Martin Luther, Th.D., Những Gì Luther Nói ‘What Luther Says’, Nhà Xuất Bản Concordia, tái bản 1994, số 1014, tr. 343).

Tôi nói, “Bạn phải giảng luật pháp để người ta thấy và cảm nhận được tội lỗi bên trong của họ.” Tôi không có nói, “Bạn phải giảng về Địa Ngục.” Vâng, Đấng Christ nói về Địa Ngục. Địa Ngục có thật. Nhưng bạn phải cẩn thận khi bạn giảng về Địa Ngục. Không có một người nào được cứu bởi việc sợ xuống Địa Ngục. Họ có thể cố gắng để trở thành người tốt hơn. Họ có thể trở thành một người ngoan đạo hơn. Nhưng việc sợ xuống Địa Ngục không bao giờ cứu được người nào. Chúa Jê-sus Christ chịu chết cho tội lỗi chúng ta. Địa Ngục chỉ là một cái hậu quả của tội lỗi. Thật ra vấn đề chính là tội lỗi, không phải Địa Ngục. Chúng tôi tìm thấy coi tất cả những bài giảng về Địa Ngục không biến đổi được người ta. Phần đầu của một bài giảng phúc âm nên phơi bày tội lỗi họ ra – không phải chỉ tội lỗi cá nhân, nhưng là tấm lòng tội lỗi của họ.

Để chỉ cho con người thấy tội lỗi của họ, bạn phải giảng nghịch lại tấm lòng tội lỗi, nổi loạn của họ. Nhưng bạn không phải ngưng tại đó. Luật pháp không cứu được một ai. Luật pháp chỉ để cho con người thấy được tội lỗi của tấm lòng họ. Kinh Thánh chép, “Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình…vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi” (Rô-ma 3:20). Kinh Thánh nói rằng việc cứu con người là “vì điều chi luật pháp không làm nổi” (Rô-ma 8:3). Chỉ có chính Đấng Christ mới có thể thay đổi tấm lòng tội nhân. Chỉ có Huyết của Chúa Jê-sus Christ mới có thể rửa sạch tội lỗi. Và điều đó đưa tôi đến điểm thứ hai.

II. Thứ hai, bạn phải giảng về Phúc Âm – là điều nói cho người ta biết những gì Đấng Christ đã làm để cứu họ ra khỏi tội lỗi.

Trong phần thứ hai của bài giảng phúc âm, bạn phải giảng về Phúc Âm. Phúc Âm không phải là dạy làm thế nào để được tốt hơn. Phúc Âm không phải là thông điệp về hội thánh, hoặc ngay cả về Thiên Đàng. Phúc Âm đó là “Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3). Phúc Âm đó là “Đấng Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (1 Ti-mô-thê 1:15).

Phúc Âm không phải là một chuổi luật lệ. Phúc Âm chỉ cho thấy rằng Đức Chúa Trời yêu thương tội nhân đến nổi đã ban Chúa Jê-sus Christ chịu chết thay cho. Phúc Âm không phải từ luật pháp mà ra. Nó là tình yêu thánh khiết và ân điển. Như Luther đã nói,

Phúc Âm…không phải giảng về những gì chúng ta phải làm hoặc phải tránh. Nó không đặt ra điều kiện nhưng đảo ngược phương pháp của luật pháp, làm chính điều trái lại, và nói, ‘Đây là việc mà Đức Chúa Trời đã làm cho bạn; Ngài đã để Con Ngài trở nên xác thịt vì bạn, đã để Ngài chịu chết thay bạn’…Phúc Âm giảng dạy…những gì đã được ban cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời, và không phải…những gì chúng ta làm và cho Chúa (Cơ-đốc Nhân Nên Phải Kính Trọng Môi-se ‘How Christians Should Regard Moses,’ 1525).

Phúc Âm hiến tặng cho tội nhân một tấm lòng mới, và sự tha thứ tội lỗi qua những gì Đấng Christ đã làm trên Thập Tự Giá và ngôi mộ trống! Một người tin nhận Chúa Jê-sus là

“và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội [trả giá cho tội lổi], bởi đức tin trong huyết Đấng ấy” (Rô-ma 3:24, 25).

Kinh Thánh chép rằng “Đức Chúa Trời [tỏ] lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết…nay [chúng ta] nhờ Huyết Ngài được xưng công bình” (Rô-ma 5:8, 9). Đấng Christ chịu chết trong chổ của tội nhân để trả thay. Như Ê-sai đã nói, “Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người [Chúa Jê-sus Christ]” (Ê-sai 53:6). Phúc Âm là ân điển cho không của sự tha thứ tội lỗi bởi Chúa Jê-sus Christ.

Khi bạn giảng Phúc Âm, đừng chỉ giảng về sự chết của Chúa Jê-sus Christ. Giảng về sự sống lại của Chúa Jê-sus Christ! Đó là một phần của Phúc Âm là Đấng Christ “ngày thứ ba Đấng Christ đã sống lại theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:4). Sự sống lại của Đấng Christ là điều cần thiết. Kinh Thánh chép, “Nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lổi mình” (1 Cô-rinh-tô 15:17). Đấng Christ không chết luôn trong mồ mã. Ngài từ kẻ chết sống lại để ban cho tội nhân một tấm lòng mới (xem Ê-xê-chi-ên 11:19; 36:26, 27).

Đừng chỉ giảng về sự chết của Chúa Jê-sus Christ. Giảng về Huyết của Chúa Jê-sus Christ! Nhớ rằng con người được cứu “qua đức tin trong huyết Ngài” (Rô-ma 3:25). Chúng ta “được xưng công bình qua huyết Ngài” (Rô-ma 5:9). Và Kinh Thánh chép, “Không đổ huyết thì không có sự [tha thứ]” (Hê-bơ-rơ 9:22). Tôi ngạc nhiên rằng rất nhiều mục sư theo Tiến sĩ John MacArthur khi ông nói Huyết của Đấng Christ không cần cho sự cứu rỗi, và rằng không có Huyết Đấng Christ ngày nay. Nhưng mục sư tốt và trung tín giảng về Huyết Đấng Christ! Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones đúng khi ông nói, “Trong thời kỳ phục hưng… [hội thánh] làm sự khoe mình trong huyết…chỉ có một con đường mà chúng ta có thể bước vào bằng dũng cảm vào [nơi] chí thánh hết, và đó là bởi huyết của Chúa Jê-sus! (Phục Hưng ‘Revival’, Nhà Xuất Bản Crossway Books, bản 1992, tr. 48). Giảng về Huyết! Giảng về Huyết! “Huyết của Chúa Jê-sus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).

Phúc Âm là món quà cho không bởi ân điển của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Tội nhân không thể tự mình làm tốt được. Chỉ có một điều tội nhân phải làm. Người đó phải tin cậy Chúa Jê-sus. Chỉ tin sự kiện có thật về Đấng Christ sẽ không cứu được người đó. Người ấy phải tin cậy chính Chúa Jê-sus. Sứ-đồ Phao-lô nói với đề lao Phi-líp, “Hãy tin [Hy-lạp epi = nhờ vào, vào trong] Đức Chúa Jê-sus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31). Nếu một tội nhân tin nhận Chúa Jê-sus, thì người đó sẽ được cứu. Và tất cả điều tội nhân phải làm là tin nhận Đấng Christ. Chúa Jê-sus làm hết mọi điều khác. Ngài ban cho tội nhân một tấm lòng mới ngay lúc tái sanh (Ê-phê-sô 2:5; Giăng 3:6, 7) và Ngài rửa sạch tội nhân sạch hết tội lỗi bằng Huyết Ngài (Hê-bơ-rơ 9:14; Khải-Huyền 1:5b; 5:9b). “Chỉ tin nơi Ngài, duy nhờ cậy Ngài, Đừng bê trể rày mai. Chúa chắc cứu anh, anh đừng ngại rày, Ngài vui cứu anh ngay (Chỉ Tin Nơi Ngài ‘Only Trust Him’ bởi John H. Stockton, 1813-1877).

Ở cuối bài giảng của bạn, hãy gọi những tội nhân đến tin cậy Chúa Jê-sus. Hãy mời họ đi vào một phòng khác nơi mà bạn có thể trò chuyện riêng tư với họ. Khi họ đến để nói chuyện với bạn thì công việc của bạn cũng chưa xong đâu. “Hãy tiến lên” không có đồng nghĩa là tin cậy Chúa Jê-sus Christ. “Giơ tay tin nhận” hay đọc “bài cầu nguyện của tội nhân” không giống như là tin cậy Chúa Jê-sus Christ. Tin cậy Chúa Jê-sus tin cậy Chúa Jê-sus – không gì khác. Đó là tại sao bạn cần phải nói với những ai đáp ứng đến sự mời gọi của bạn sau bài giảng. Và đó cũng là tại sao bạn khá cần phải lắng nghe họ cẩn thận. Bằng cách lắng nghe bạn sẽ học những ý tưởng sai lầm mà họ tin, đặng bạn có thể sửa họ. Nói với mỗi một người cách cá nhân và làm hết mình để hướng dẫn họ đến với Đấng Christ. Nhưng đó là chủ đề cho một sứ điệp khi khác. Cầu xin Chúa ban phước trên bạn khi bạn giảng về tội lỗi của tấm lòng và sự tha thứ qua Huyết của Đấng Christ.

Bấm vào đây để đọc một bài giảng phúc âm viết bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. Tiến sĩ Hymers đã giảng những bài giảng phúc âm đã sáu mươi năm. Bạn có thể học hỏi được nhiều bằng cách đọc bài giảng phúc âm, “Tấm và Được Sạch! – Dấu Ấn của Sự Biến Đổi” Bấm vào chủ đề để đọc nó. Nó sẽ chỉ cho bạn biết làm sao để giảng luật pháp và Phúc Âm trong bài giảng phúc âm.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.


DÀN BÀI CỦA

LÀM SAO ĐỂ CHUẨN BỊ MỘT BÀI GIẢNG PHÚC ÂM –
BỎ QUÊN CHÂN LÝ CẦN THIẾT CHO SỰ BIẾN ĐỔI

HOW TO PREPARE AN EVANGELISTIC SERMON –
FORGOTTEN TRUTHS NEEDED FOR REAL CONVERSIONS

bởi Tiến sĩ C. L. Cagan và Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. C. L. Cagan and Dr. R. L. Hymers, Jr.

“Làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ” (2 Ti-mô-thê 4:5).

(Công-Vụ Các-Sứ- Đồ 21:8; 8:5, 26-39, 40; I Cô-rinh-tô 15:1, 3, 4;
I Ti-mô-thê 1:15)

I.   Thứ nhất, bạn phải giảng về luật pháp – là điều nói cho người ta biết về tấm lòng tội lỗi của họ, Ga-la-ti 3:24; Thi-Thiên 51:5; Giê-rê-mi 17:9;
Rô-ma 8:7; Mác 7:21, 23; Rô-ma 3:9, 20; 8:3.

II.  Thứ hai, bạn phải giảng về Phúc Âm – là điều cho người ta biết Đấng Christ đã làm gì để cứu họ khỏi tội lỗi, I Cô-rinh-tô 15:3; I Ti-mô-thê 1:15;
Rô-ma 3:24, 25; 5:8, 9; Ê-sai 53:6; I Cô-rinh-tô 15:4, 17;
Ê-xê-chi-ên 11:19; 36:26, 27; Hê-bơ-rơ 9:22; I Giăng 1:7;
ông-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31; Ê-phê-sô 2:5; Giăng 3:6, 7;
Hê-bơ-rơ 9:14; Khải-Huyền 1:5b; 5:9b.