Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




“PHƯƠNG PHÁP CỦA ÂN ĐIỂN”
BỞI GEORGE WHITEFIELD,
VIẾT SÚC TÍCH VÀ THÍCH HỢP VỚI ANH NGỮ HIỆN ĐẠI

“THE METHOD OF GRACE” BY GEORGE WHITEFIELD,
CONDENSED AND ADAPTED TO MODERN ENGLISH
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng bởi Ông John Samuel Cagan
tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 8 tháng 1 năm 2017
A sermon preached by Mr. John Samuel Cagan
at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, January 8, 2017

“Họ rịt vết thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! bình an! mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 6:14).


Lời giới thiệu: George Whitefield sinh năm 1714 tại Gloucester, Anh Quốc. Ông là con của một người chủ quán rượu. Trong môi trường nầy ít có được ảnh hưởng Cơ-đốc trên cậu trẻ, nhưng cậu có tài năng tuyệt vời trong trường. Cậu theo học tại trường Đại Học Oxford nơi mà cậu làm bạn với John và Charles Wesley và trở thành phần tử của nhóm cầu nguyện và học Kinh Thánh.

Trong khi cậu là sinh viên tại trường Oxford cậu có kinh nghiệm được biến đổi. Sau đó, một thời gian ngắn cậu đã được phong chức tại Hội Thánh Anh Quốc. Cậu giảng về sự cần thiết tuyệt đối của sự sanh lại kết quả trong những hội thánh đóng cửa lại với cậu, bởi chưng những mục sư trần tục rất sợ những bài giảng của cậu về sự cần thiết của sự sanh lại sẽ làm giận những người trong giáo khu của họ. Vì thế, cậu bị ép ra khỏi hội thánh, và mở cửa giảng dạy trên những cánh đồng, và cậu được nổi tiếng từ đó.

Whitefield du hành qua Mỹ vào năm 1738 và sang lập trại trẻ mồ côi. Rồi sau đó ông du hành khắp các nước thuộc địa của Mỹ và Vương quốc Anh giảng dạy và quyên góp để giúp cho trẻ mồ côi. Ông giảng dạy tại Tây-Ban-Nha, Hà-Lan, Đức, Pháp, Anh, Wales, và Tô-Cách-Lan, và làm mười ba chuyến vượt qua Thái Bình Dương để giảng dạy tại Mỹ.

Ông là bạn thân của Benjamin Franklin, Jonathan Edwards và John Wesley, và là người thúc đẩy Wesley rao giảng trong những cánh đồng, giống như ông đã làm. Benjamin Franklin phỏng đoán rằng Whitefield đã chia sẻ cho một số khán giả khoảng ba chục ngàn người. Buổi nhóm ngoài trời của ông thường là trên 25,000 người tham dự. Một lần ông giảng gần thành phố Glasgow, Tô-Cách-Lan đến hơn 100,000 người tụ tập lại – trong thời không có micrô! Mười ngàn người xưng tội và được biến đổi trong buổi nhóm đó.

Ông được nhiều nhà lịch sử đánh giá là một người giảng phúc âm tiếng Anh vĩ đại nhất qua mọi thời đại. Mặc dù Billy Graham giảng cho nhiều người hơn với sự trợ giúp của micrô điện tử, sự tác động của Whitefield trên văn hoá vĩ đại hơn không còn gì nghi ngờ cả.

Whitefield là hình ảnh dẫn đầu của sự Thức Tỉnh Vĩ Đại Đầu Tiên, cuộc phục hưng mãnh liệt mà đã uốn nắn bản chất của nước Mỹ giữa thế kỷ thứ 18. Những thuộc địa trong quốc gia của chúng ta đã rực cháy với cơn phục hưng khi ông giảng. Đỉnh cao của cuộc phục hưng nầy đã đến vào năm 1740 giữa sáu tuần công du của Whitefield tại Tân Anh (New England). Chỉ trong vòng bốn mươi lăm ngày ông đã giảng trên một trăm bảy mươi lăm bài giảng cho hàng chục ngàn người, rời đi để khu vực lại trong sự náo động tâm linh, một trong hầu hết thời điểm đáng chú ý của Cơ Đốc Giáo Hoa Kỳ.

Vào cái lúc ông qua đời ông được danh hiệu người được hâm mộ và đủ tư cách có sự chú ý của toàn bộ người giảng tiếng Anh trên thế giới. Ông là một công cụ được dùng trong sự sáng lập Đại Học Princeton, Trường Cao Đẳng Dartmouth, và Trường Đại Học của Pennsylvania. Ông qua đời không lâu sau khi giảng dạy tại Newburyport, Massachusetts, trong năm 1770, sáu năm trước cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ. George Washington là người cha quốc gia chúng ta, nhưng George Whitefield là ông của nó

.

Sau đây là bài giảng của Whitefield được viết theo Anh Ngữ hiện đại. Nó là bài giảng thật sự của ông, nhưng tôi sửa đổi lời văn để dể dàng hiểu được trong thời đại chúng ta.

“Họ rịt vết thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! bình an! mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 6:14)

.

Bài gỉảng: Phước hạnh lớn nhất mà Đức Chúa Trời có thể gởi đến một quốc gia là những người giảng dạy đầy ơn và trung tín. Nhưng tai họa lớn nhất mà Đức Chúa Trời có thể giáng xuống cho bất cứ một quốc gia nào đó là sự cho phép những hội thánh dưới sự điều hành của những giáo sư giả là những người chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền. Tuy nhiên, trong mỗi thời đại đều có những giáo sư giả cho ra những bài giảng êm dịu. Có nhiều mục sư giống như vậy là những người sai lạc, bóp méo Kinh thánh để lừa dối người ta.

Đó là định hướng đã xảy ra trong thời Giê-rê-mi. Và Giê-rê-mi với đức tin vâng lời Đức Chúa Trời chống lại họ. Ông mở miệng ra và rao giảng chống lại những giáo sư trần tục nầy. Nếu bạn đọc sách của ông, bạn sẽ thấy điều đó, không có người nào nói lời mạnh mẽ hơn là Giê-rê-mi để chống lại những giáo sư giả nầy. Ông nói những lời ác liệt chống lại họ trong chương nầy là chương chứa đựng đoạn văn của chúng ta.

“Họ rịt vết thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! bình an! mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 6:14).

Giê-rê-mi nói rằng họ chỉ giảng vì tiền. Trong câu mười ba, Giê-rê-mi nói,

“Vì trong vòng họ, từ kẻ rất nhỏ cho đến người rất lớn, đều tham lam; từ kẻ tiên tri cho đến thầy tế lễ, đều làm sự giả dối” (Giê-rê-mi 6:13).

Họ ham muốn và giảng sai lầm.

Trong đoạn văn chúng ta, Giê-rê-mi chỉ cho thấy một trong những đường lối mà họ giảng sai lầm. Tiên tri chỉ cho thấy đường lối giả dối mà họ dắt dẫn cho những linh hồn lạc mất:

“Họ rịt vết thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! bình an! mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 6:14).

Đức Chúa Trời bảo Giê-rê-mi cảnh báo con người về chiến tranh sẽ xảy đến. Đức Chúa Trời muốn ông nói với họ là nhà cửa của họ sẽ bị thiêu hủy – rằng chiến tranh sẽ đến (xem Giê-rê-mi 6:11-12).

Giê-rê-mi rao báo thông điệp như là sấm truyền. Nó nên làm kinh hãi cho nhiều người và đem họ đến điểm của sự ăn năn. Nhưng những tiên tri và thầy tế lễ trần tục đó đi chung quanh và cho người ta những lời khuyên giải sai lầm. Họ nói Giê-rê-mi chẳng qua là một người cuồng tín. Họ nói sẽ không có chiến tranh. Họ nói cho người ta là có sự bình an, trong khi Giê-rê-mi rao báo là không có sự bình an.

“Họ rịt vết thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! bình an! mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 6:14).

Những lời của đoạn văn nầy ám chỉ chính yếu đến sự bình an bên ngoài. Nhưng xa hơn nữa là nói đến linh hồn. Tôi cũng tin rằng họ ám chỉ đến những giáo sư giả là người nói với người ta là họ đủ tốt rồi, ngay cả khi họ chưa được sanh lại. Người chưa được biến đổi thì rất thích sự giảng dạy nầy. Tấm lòng con người rất ác độc và giả dối. Đức Chúa Trời biết tấm lòng xảo trá của con người là như thế nào.

Đa số bạn nói rằng bạn có sự bình an với Đức Chúa Trời, trong khi không có bình an thật sự! Nhiều bạn nghĩ rằng mình là Cơ Đốc Nhân, nhưng lại không phải. Ma quỉ là đứa đã cho bạn sự bình an sai lầm. Đức Chúa Trời không có cho bạn sự “bình an” nầy. Nó không phải là sự bình an vượt qua sự hiểu biết của con người. Nó là sự bình an sai lạc mà bạn có.

Nó là một việc rất quan trọng để cho bạn biết là bạn có sự bình an thật sự với Đức Chúa Trời hay không. Mọi người đều muốn sự bình an. Sự bình an là một phước hạnh lớn lao. Vì thế mà tôi phải nói với bạn làm thế nào để tìm kiếm sự bình an thật sự với Đức Chúa Trời. Tôi khỏi phải chịu trách nhiệm với huyết của bạn. Tôi phải công bố cho bạn tất cả ý định của Đức Chúa Trời. Từ những lời của đoạn văn, tôi sẽ cố gắng để chỉ cho bạn chuyện gì sẽ xảy ra cho bạn, và phải thay đổi điều gì trong bạn để bạn có sự bình an thật sự với Đức Chúa Trời.

I. Thứ nhất, trước khi bạn có sự bình an với Đức Chúa Trời, bạn phải có sự nhận thức, cảm giác, khóc lóc, và đau buồn qua hành động tội lỗi chính thực của bạn nghịch lại với luật pháp Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh chép, “Linh hồn nào phạm tội, thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4). Mọi người đều bị rủa sả là những ai không tiếp tục làm tất cả những gì chép trong luật pháp của Đức Chúa Trời.

Bạn không phải chỉ làm một vài việc, nhưng bạn phải làm tất cả mọi việc hoặc bạn bị rủa sả:

“bởi có chép rằng: Đáng rủa thay là kẻ không bền đỗ trong mọi sự đã chép ở sách luật, đặng làm theo những sự ấy” (Ga-la-ti 3:10).

Phạm bất cứ luật nào của Đức Chúa Trời, cho dù trong tư tưởng, lời nói, hay hành động, đều làm bạn đáng bị trừng phạt đời đời, theo luật của Đức Chúa Trời. Và nếu một sự suy nghĩ xấu, nếu một lời nói xấu, một hành động xấu đáng bị đọa đày đời đời, làm thế nào bạn có thể trốn khỏi Địa Ngục? Trước khi bạn có thể nhận được bình an thật sự trong lòng, bạn phải nhận thức thấy đó là một việc kinh khủng để dính dấp vào tội chống nghịch lại luật pháp của Đức Chúa Trời.

Xem xét lại lòng bạn. Và để tôi hỏi bạn – có bao giờ bạn nhớ lại tội lỗi của bạn làm cho bạn đau buồn không? Có bao giờ gánh nặng tội lỗi của bạn làm bạn không thể nào chịu nổi không? Có bao giờ bạn thấy rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng xuống trên bạn có thể là đúng, bởi vì những sự vi phạm thật sự về luật pháp Ngài không? Trong tâm trí bạn có bao giờ thống hối về tội lỗi bạn không? Bạn có bao giờ nói được rằng, “Tội lỗi của tôi quá nặng đến nổi tôi không gánh chịu được?” Bạn có bất cứ kinh nghiệm nào giống như vậy không? Nếu không, đừng xưng chính mình là Cơ Đốc Nhân! Bạn có thể nói bạn có sự bình an, nhưng bạn không có bình an thật sự. Nguyện xin Chúa thức tỉnh bạn! Nguyện Chúa thay đổi lòng bạn!

II. Thứ hai, trước khi bạn có sự bình an với Đức Chúa Trời, sự nhận thức phải đào sâu hơn; bạn phải nhận thức được tội lỗi của chính bản ngã mình, tình trạng suy đồi của linh hồn bạn.

Bạn phải nhận thức được tội lỗi thực tại của bạn. Bạn phải run sợ với nó. Nhưng sự nhận thức phải đi sâu hơn là cái đó. Bạn phải nhận thức được rằng bạn đã làm bẻ gảy luật pháp của Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa, bạn phải cảm nhận chính nguyên tội của bạn, bẩm sinh trong lòng bạn, cái mà sẽ đưa bạn vào trong Địa Ngục.

Nhiều người cho rằng mình thông minh nói không có cái gì gọi là nguyên tội. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời bất công bỏ họ vào Địa Ngục vì họ đã gánh lấy hậu quả tội lỗi của A-đam. Họ nói họ không có sanh trong tội lỗi. Họ nói rằng không cần phải được tái sinh. Còn nữa, hãy nhìn thế giới chung quanh bạn. Nó có phải là thiên đàng mà Đức Chúa Trời hứa ban cho con người không? Không! Mọi việc trong thế giới không còn trật tự! Là vì có sự sai trật với nhân loại. Nó là nguyên tội đã hủy phá thế giới.

Cho dù bạn mạnh mẽ loại bỏ điều nầy như thế nào đi nữa, khi bạn đã được thức tỉnh, bạn sẽ thấy được tội lỗi đó trong đời sống bạn đến từ tấm lòng suy đồi của chính bạn – một tấm lòng bị độc bởi nguyên tội.

Khi một người chưa được biến đổi lần đầu tiên được thức tỉnh, người ấy bắt đầu tự hỏi, “Tại sao tôi trở thành người ác như thế nầy?” Rồi Thánh Linh của Đức Chúa Trời chỉ cho người đó thấy rằng không có gì tốt trong con người tự nhiên của họ cả. Rồi người đó thấy rằng họ là con người hoàn toàn tội lỗi. Rồi cuối cùng người đó nhận biết rằng Đức Chúa Trời nguyền rủa họ là đúng. Người đó thấy rằng họ quá bị độc và chống nghịch chính trong con người xác thịt của họ nên đáng để cho Đức Chúa Trời quở phạt họ, ngay cả nếu như người đó chưa dính dấp đến tội lỗi nào khác trong suốt đời sống của họ.

Bạn có bao giờ kinh nghiệm về điều nầy không? Bạn có bao giờ cảm nhận được điều nầy – là điều chính đáng và công bình để Đức Chúa Trời quở phạt bạn? Bạn có đồng ý rằng bởi sống theo tư dục xác thịt mình, làm con của sự thạnh nộ không? (Ê-phê-sô 2:3).

Nếu bạn thật sự đã được sanh lại, bạn đã cảm nhận được điều nầy. Và nếu bạn chưa bao giờ cảm thấy gánh nặng của nguyên tội, đừng xưng chính mình là một Cơ Đốc Nhân! Nguyên tội là một gánh nặng lớn nhất của sự biến đổi thật sự. Một người được tái sanh thật sự đau buồn bởi cái nguyên tội và con người tự nhiên bị độc của họ. Một người được biến đổi thật sự thường thốt lên, “Ô, ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy, tội lỗi trong tấm lòng nầy?” (tham khảo Rô-ma 7:24). Đây là những gì đã làm quấy rối một người được thức tỉnh nhất – tội lỗi bên trong tấm lòng người đó. Nếu bạn chưa bao giờ nhận thấy được tội lỗi trong con người tự nhiên của bạn, thì không có con đường nào bạn có thể tìm đến sự bình an thật sự trong tấm lòng bạn.

III. Thứ ba, trước khi bạn có sự bình an thật sự với Đức Chúa Trời, không những bạn bị phiền muộn bởi tội lỗi trong đời sống bạn, và tội lỗi trong xác thịt bạn, mà còn tội lỗi trong những quyết định tốt nhất, những cam kết, và cái gọi là “đời sống Cơ Đốc Nhân.”

Bạn của tôi, có điều gì trong tôn giáo của bạn mà sẽ chấp nhận bạn với Đức Chúa Trời? Bạn không thể bào chữa và không được biến đổi bởi chính con người tự nhiên của bạn. Bạn đáng bị nguyền rủa trong Địa Ngục mười lần hơn vì tội lỗi bên ngoài của bạn. Vậy điều tốt trong tôn giáo của bạn có ích gì? Bạn không thể làm điều gì tốt ngoại trừ bạn được biến đổi.

“Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:8).

Không thể nào một người chưa được biến đổi lại làm một việc gì đó đem vinh hiển về cho Đức Chúa Trời.

Ngay cả chúng ta sau khi được biến đổi, chúng ta chỉ được đổi mới một phần nào đó thôi. Tội lỗi ở trong tiếp tục trong chúng ta. Vẫn còn một chúc pha trộn của sự thối nát bên trong của mỗi nhiệm vụ của chúng ta. Vì thế, sau khi chúng ta được biến đổi, nếu Chúa Jê-sus Christ đã chấp nhận chúng ta tùy theo công việc “tốt” của chúng ta, công việc của chúng ta sẽ chỉ trích chúng ta. Ngay cả việc chúng ta cầu nguyện cũng có chút tội lỗi trong đó, sự ích kỉ, lười biếng, những sai lầm trong đời sống đạo đức. Tôi không biết bạn nghĩ gì, nhưng tôi không thể cầu nguyện mà không có tội lỗi trong đó. Tôi không thể giảng dạy cho bạn mà không có tội lỗi. Tôi không thể làm được điều gì nếu không có tội lỗi. Sự ăn năn của tôi cần phải được xưng ra, và nước mắt của tôi cần được rửa trong Huyết báu của Đấng Cứu Chuộc tôi, là Chúa Jê-sus Christ!

Cách giải quyết tốt nhất của chúng ta, công việc tốt nhất của chúng ta, tôn giáo tốt nhất của chúng ta, những quyết định tốt nhất của chúng ta, chỉ là quá nhiều tội lỗi. Những công việc tôn giáo chúng ta đầy dẫy tội lỗi. Trước khi bạn có được sự bình an trong tấm lòng không những bạn phải chán ngấy về nguyên tội và tội lỗi bạn đã vấp phạm, nhưng bạn còn phải chán ngấy đến sự công chính, những công việc và tính ngưởng của chính bạn. Phải có một sư nhận thức sâu đậm trước khi bạn có thể đem ra khỏi sự công chính cho bạn. Nếu bạn chưa cảm nhận được bạn không có sự công chính của chính mình, bạn không thể được cứu bởi Chúa Jê-sus Christ. Bạn vẫn chưa được biến đổi.

Một người có thể nói, “Được, tôi tin tất cả những điều nầy.” Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa “tin” và “cảm nhận.” Bạn có bao giờ cảm nhận rằng bạn thiếu Chúa Jê-sus Christ không? Bạn có bao giờ cảm nhận rằng bạn cần Chúa Jê-sus Christ vì chính bạn không có gì tốt không? Và bây giờ bạn có thể nói rằng, “Chúa ôi, Ngài có thể nguyền rủa con vì những công việc tôn giáo tốt nhất mà con có thể làm.” Nếu bạn không tuyên xưng chính bạn là con người như vậy, thì không thể có sự bình an thật sự với Đức Chúa Trời.

IV. Thứ tư, trước khi bạn có sự bình an với Đức Chúa Trời, có một tội lỗi đặc biệt mà bạn phải hết sức phiền muộn về nó. Và hơn nữa tôi sợ rằng một vài bạn sẽ không nghĩ đến nó. Nó là tội bị nguyền rủa nhất trên thế giới, và tuy vậy thế giới không nghĩ rằng nó là một cái tội. Bạn hỏi, “Tội đó là gì?” Nó là cái tội mà hầu hết các bạn không nghĩ là các bạn phạm tội đó – và đó là tội không tin.

Trước khi bạn có sự bình an, bạn phải phiền muộn bởi sự không tin trong lòng bạn, đó là bạn không thật sự có niềm tin trong Chúa Jê-sus Christ.

Tôi kêu gọi đến chính tấm lòng bạn. Tôi sợ rằng bạn không còn có đức tin trong Chúa Jê-sus Christ hơn chính Ma Quỉ tin. Tôi tin rằng Ma Quỉ tin Kinh Thánh hơn là bạn. Nó tin vào thần tính của Chúa Jê-sus Christ. Nó tin và run sợ. Nó run sợ hơn hàng ngàn người tự xưng là Cơ Đốc Nhân.

Bạn nghĩ rằng bạn tin vì bạn tin vào Kinh Thánh, hoặc là vì bạn đi đến nhà thờ. Bạn có thể làm tất cả việc nầy mà không cần có đức tin thật trong Chúa Jê-sus Christ. Chỉ đơn thuần tin như là có một người là Chúa Jê-sus Christ sẽ không có ích gì cho bạn, không hơn gì cái tin rằng có người như Caesar hay Alexander Đại Đế. Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cám ơn Chúa về điều đó. Nhưng bạn có thể tin nó, tuy thế bạn không tin cậy nơi Chúa Jê-sus Christ.

Nếu tôi hỏi bạn đã bao lâu rồi từ khi tin nhận Chúa Jê-sus Christ, nhiều bạn sẽ nói với tôi rằng bạn luôn luôn tin cậy Ngài. Bạn không thể cho tôi bằng chứng nào lớn hơn là bạn chưa bao giờ tin cậy Chúa Jê-sus Christ. Những ai thật sự tin cậy Chúa Jê-sus Christ biết rằng có một thời điểm mà họ không tin cậy Ngài.

Tôi phải nói nhiều hơn về điều nầy, vì hầu hết nó là ảo tưởng dối trá nhất. Nhiều người mang nó đi – nghĩ rằng họ đã tin nhận rồi. Điều nầy chứng thực bởi một người ông đã kê khai hết tất cả tội lỗi của ông dưới Mười Điều Răn, rồi sau đó đến với vị mục sư và hỏi tại sao ông không nhận được sự bình an. Vị mục sư đó nhìn xuống tấm giấy của ông và nói, “Hãy đi! Tôi không tìm thấy được chữ nào về tội không tin của ông trên tấm giấy nầy.” Nó là công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời để làm cho ông nhận thức đoục tội không tin của ông – rằng ông không có đức tin. Chúa Jê-sus Christ nói về công việc Đức Thánh Linh:

“Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, …Về tội lỗi, vì họ không tin ta” (Giăng 16:8-9).

Bây giờ, bạn thân mến của tôi, có bao giờ Đức Chúa Trời chỉ cho bạn thấy rằng bạn không có đức tin thật trong Chúa Jê-sus không? Bạn có bao giờ đau buồn về tấm lòng chai lỳ của sự không tin của bạn không? Bạn có bao giờ cầu nguyện, “Chúa ôi, giúp con tin cậy vào Đấng Christ không?” Có bao giờ Đức Chúa Trời làm cho bạn nhận thức được sự bất lực của bạn để đến với Chúa Jê-sus Christ, và làm cho bạn thốt lên lời cầu nguyện xin đức tin trong Chúa Jê-sus Christ không? Nếu không, bạn không tìm được sự bình an trong tâm hồn. Nguyện Chúa thức tỉnh bạn, và ban cho bạn sự bình an thật sự bởi đức tin trong Chúa Jê-sus, trước khi bạn qua đời và không còn cơ hội nữa.

V. Thứ năm, trước khi bạn có sự bình an với Đức Chúa Trời, bạn phải hoàn toàn tin cậy trong sự công chính của Chúa Jê-sus Christ.

Bạn không phải chỉ nhận thức được thực tại của bạn và nguyên tội, tội lỗi của sự công bình riêng của bạn, tội của sự không tin, mà bạn còn phải có khả năng tin cậy vào sự công bình hoàn hảo của Chúa Jê-sus Christ. Bạn phải nắm giữ sự công chính của Chúa Jê-sus Christ. Rồi bạn sẽ có sự bình an. Chúa Jê-sus phán,

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28).

Câu nầy động viên cho tất cả những ai đang mệt mỏi và gánh nặng, nhưng không đến người nào khác. Lời hứa được yên nghỉ chỉ thực thi cho những ai đến và tin nhận Chúa Jê-sus Christ. Trước khi bạn có được sự bình an với Đức Chúa Trời bạn phải được xưng công bình bởi đức tin trong Chúa Jê-sus Christ Chúa chúng ta. Bạn phải có chính Chúa Jê-sus Christ, đặng sự công bình của Ngài có thể làm cho bạn được xưng công chính.

Bạn thân mến của tôi, bạn có bao giờ kết hợp với Đấng Christ chưa? Có bao giờ Chúa Jê-sus Christ ban chính Ngài cho bạn chưa? Có bao giờ bạn đến với Đấng Christ bằng đưc tin sống động không? Tôi cầu xin Chúa Jê-sus Christ có thể đến và nói về sự bình an cho bạn. Bạn phải có những kinh nghiệm nầy để được tái sanh.

Bây giờ tôi đang nói về sự vô hình của một thế giới khác, tìm ẩn trong Cơ Đốc Giáo, công việc của Đức Chúa Trời trên tấm lòng của những tội nhân. Bây giờ tôi đang nói về những việc vô cùng quan trọng cho bạn. Bạn phải rất cẩn thận quan tâm về điều nầy. Linh hồn của bạn phải được quan tâm đến. Sự cứu rổi đời đời của bạn lệ thuộc vào nó.

Bạn có thể cảm giác được sự bình an ngoài Chúa Jê-sus Christ. Ma Quỉ ru ngũ bạn và làm cho bạn có được sự đảm bảo sai lầm. Nó cố gắng giữ bạn ngũ mê cho đến khi bạn bị xuống Địa Ngục. Chừng đó bạn sẽ thức tỉnh, nhưng là một sự thức tỉnh kinh khiếp thấy chính mình trong lửa là nơi quá trể không còn cơ hội được cứu. Trong Địa Ngục bạn sẽ kêu xin trong cỏi đời đời cho bạn giọt nước để làm mát lưởi bạn, nhưng không được.

Nguyện bạn không tìm được sự an nghĩ cho linh hồn bạn cho đến khi bạn được yên nghĩ trong Chúa Jê-sus Christ! Mục đích của tôi là đem những tội nhân hư mất đến với Đấng Cứu Chuộc. Ôi, nguyện Đức Chúa Trời có thể đem bạn đến với Chúa Jê-sus. Nguyện Chúa Thánh Linh cáo trách bạn nhận thức rằng mình có tội, và từ bỏ con đường xấu xa để trở về cùng Chúa Jê-sus Christ. A-men.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Cầu Nguyện Trước Bài Giảng: Ông Noah Song.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa Ôi, Con Xấu Xa Làm Sao ‘O Lord, How Vile Am I’” (bởi John Newton, 1725-1807).


DÀN BÀI CỦA

“PHƯƠNG PHÁP CỦA ÂN ĐIỂN”
BỞI GEORGE WHITEFIELD,
VIẾT SÚC TÍCH VÀ THÍCH HỢP VỚI ANH NGỮ HIỆN ĐẠI

“THE METHOD OF GRACE” BY GEORGE WHITEFIELD,
CONDENSED AND ADAPTED TO MODERN ENGLISH

Bài giảng được viết bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
Và được giảng bởi Ông John Samuel Cagan

“Họ rịt vết thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! bình an! mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 6:14).

(Giê-rê-mi 6:13)

I.   Thứ nhất, trước khi bạn có được sự bình an với Đức Chúa Trời, bạn
phải có sự nhận thức, cảm giác, khóc lóc, và đau buồn qua hành
động tội lổi của bạn chống nghịch lại luật pháp của Đức Chúa
Trời, Ê-xê-chi-ên 18:4; Ga-la-ti 3:19.

II.  Thứ hai, Trước khi bạn có được sự bình an với Đức Chúa Trời, sự
nhận thức phải đi sâu hơn; bạn phải nhận thức được bản chất tội lỗi
của chính bạn, tình trạng suy đồi của linh hồn bạn, Ê-phê-sô 2:3;
Rô-ma 7:24.

III. Thứ ba, trước khi bạn có được sự bình an với Đức Chúa Trời, không
những bạn phải phiền muộn bởi tội lỗi trong đời sống bạn, và tội
lỗi trong xác thịt, mà còn tội lỗi trong những quyết định tốt nhất,
những cam kết của bạn, và cái gọi là “Đời Sống Cơ Đốc Nhân”
Rô-ma 8:8.

IV. Thứ tư, trước khi bạn có được sự bình an với Đức Chúa Trời, bạn
phải bị phiền muộn liên quan đến sự nguyền rủa của sự không tin
Chúa Jê-sus, Giăng 16:8, 9.

V.  Thứ năm, trước khi bạn có được sự bình an với Đức Chúa Trời, bạn
phải hoàn toàn tin cậy trong sự công chính của Chúa Jê-sus Christ,
Ma-thi-ơ 11:28.