Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN ĐỨC CHÚA TRỜI NHẬM

THE PRAYERS GOD ANSWERS
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L.Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 22 tháng 5 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, May 22, 2016

“Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta. Người cầu nguyện, cố xin cho đừng mưa, thì không mưa xuống đất trong ba năm rưỡi” (Gia-cơ 5:17).


Thú vị rằng Cựu Ước không đề cập đến Ê-li cầu nguyện những lời cầu nguyện nầy. Nó chỉ nói với chúng ta rằng nhà tiên tri biết rằng Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện mà chính chúng không cần phải đề cập đến (1 Các Vua 17:1). Đối với tôi dường như lời cầu nguyện đó của Ê-li đã được khải thị một cách đặc biệt cho Gia-cơ. Nhưng Cựu Ước chỉ cho chúng ta thấy những gì mà nhà tiên tri nói với Vua A-háp. Tiến sĩ McGee chỉ cho thấy rằng những tiên tri nói với con người, nhưng những thầy tế lễ thì nói với Đức Chúa Trời. Ê-li là nhà tiên tri, vì thế Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết những gì mà Ê-li nói với Vua A-háp. Những gì Ê-li nói với Đức Chúa Trời thì đã bị che đậy cho đến khi Đức Chúa Trời bày tỏ điều đó cho Gia-cơ. Ê-li nói cùng A-háp và nói rằng,

“Ê-li ở Thi-sê-be, là một người trong bọn đã sang ngụ Ga-la-át, nói với A-háp rằng: Ta đứng trước mặt Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hằng sống mà thề rằng: Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa” (I Các Vua 17:1).

Chúng ta sẽ không biết nhiều về sự cầu nguyện của Ê-li cho sự hạn hán và mưa nếu như không có sự linh cảm của Đức Chúa Trời (2 Ti-mô-thê 3:16) bày tỏ cho Gia-cơ trong Gia-cơ 5:17.

Đoạn văn nói với chúng ta rằng Ê-li đã cầu nguyện “tha thiết” cho sự hạn hán và mưa. Trong tiếng Hy-lạp dịch chữ “tha thiết (earnestly)” nghĩa là “ông ta cầu nguyện với sự cầu nguyện.” Thomas Manton (1620-1677) nói nó bao hàm cả “sự thuận hiệp giữa lời nói và tấm lòng; tấm lòng nguyện ước và [cái] lưỡi thành lời cầu nguyện” (Chú Giải Sách Gia-cơ ‘Commentary on James’, Banner of Truth Trust, tái bản 1998). Tôi tin nó có nghĩa hơn là sự cầu nguyện lớn tiếng. Tôi nghĩ Manton đúng là rằng nó bao hàm một sự thuận phục của tấm lòng với lời cầu nguyện. Nó có nghĩa là tấm lòng tha thiết mong muốn mà một người nói trong lời cầu nguyện

.

Trãi qua nhiều năm tôi từng trải rõ ràng về sự nhậm lời diệu kỳ cho sự cầu nguyện. Nhưng không phải mọi điều tôi cầu nguyện đều được nhậm lời một cách mau mắn. Sự trả lời lớn nhất cho sự cầu nguyện thường đến khi đầu tiên là có một sự nặng nề mạnh mẽ cho sự việc mà tôi đang cầu nguyện. Nó là những việc mà không thể nào làm cho tôi ngừng suy nghĩ được. Những Cơ-đốc Nhân trước kia gọi nó là một “gánh nặng,” là một cái gì đó đè nặng trên bạn, là một điều mà bạn hết sức quan tâm tới, đó là điều mà bạn hết sức quan tâm và giữ chặt trong lòng bạn. Và bạn cầu nguyện cho điều đó cho đến khi nào được trả lời.

Chúa Giê-su Christ đưa ra hai ẩn dụ để cho thấy tầm quan trọng của sự bền lòng cầu nguyện cho một gánh nặng nào đó của chúng ta cho đến khi nào sự trả lời đến. Ẩn dụ thứ nhất là “Ẩn Dụ của Người Bạn Quấy Rầy.” Quấy rầy có nghĩa là “dai dẳng” hay là “lôi thôi.” Nó được chép trong sách Lu-ca 11:5-13. Ở trang 1090 Bài Học Kinh Thánh Scofield. Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn.

“Đoạn, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Nếu một người trong các ngươi có bạn hữu, nửa đêm đến nói rằng: Bạn ơi, cho tôi mượn ba cái bánh, vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người. Nếu người kia ở trong nhà trả lời rằng: Đừng khuấy rối tôi, cửa đóng rồi, con cái và tôi đã đi ngủ, không dậy được mà lấy bánh cho anh; ta nói cùng các ngươi, dầu người ấy không chịu dậy cho bánh vì là bạn mình, nhưng vì cớ người kia làm rộn, sẽ dậy và cho người đủ sự cần dùng. Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ. Trong các ngươi có ai làm cha, khi con mình xin bánh mà cho đá chăng? Hay là xin cá, mà cho rắn thay vì cá chăng? Hay là xin trứng, mà cho bò cạp chăng? Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!” (Lu-ca 11:5-13).

Bạn có thể ngồi xuống.

Cả ẩn dụ dạy dổ chúng ta tiếp tục xin và tiếp tục cầu nguyện cho đến khi nào chúng ta nhận được điều chúng ta cầu xin. Câu chin và mười nói rằng,

“Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ” (Lu-ca 11:9-10).

“Xin,” “tìm,” và “gỏ” là những từ ở thì hiện tại trong bản văn Hy-lạp. Nó có thể dịch ra như là “tiếp tục xin, tiếp tục tìm, tiếp tục gỏ.” Bây giờ xem câu 13,

“Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!” (Lu-ca 11:13).

Vì thế sự cầu nguyện dai dẳng ở đây sẽ được trả lời bởi Đức Chúa Trời ban Đức Thánh Linh xuống cho “bạn” của chúng ta trong nhu cầu có cần. Tiến sĩ John R. Rice đúng khi ông nói điều nầy ứng dụng trên Cơ-đốc Nhân cầu xin cho năng quyền Thánh Linh để được chiến thắng linh hồn (Cầu Nguyện: Cầu Xin và Nhận Lảnh ‘Prayer: Asking and Receiving’, tr. 212, 213).

Nhưng một sự dạy dổ cũng giống như vậy trong Ma-thi-ơ 7:7-11. Ở trang 1003 trong Bài Học Kinh Thánh Scofield. Đọc lớn lên,

“Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở. Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay là con mình xin cá, mà cho rắn chăng? Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?” (Ma-thi-ơ 7:7-11).

Bạn sẽ ghi chú rằng câu 11 có những chữ khác. Trong Lu-ca 11 Chúa Giê-su phán, “Huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài?” Nhưng trong Ma-thi-ơ 7:11 Chúa Giê-su phán, “Huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?”

Tiên tri Ê-li cầu nguyện cho đừng mưa, và nó đã không mưa trong ba năm rưởi. Đó là gánh nặng mà Đức Chúa Trời đặt trong lòng ông. Và, khi ông cầu nguyện, Đức Chúa Trời trả lời bằng cách lảm ngưng mưa. Có khi Đức Chúa Trời trả lời nhanh chóng. Ở khi khác Đức Chúa Trời không có trả lời trước.

Tôi nhớ rất kỷ cái đêm mà Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của tôi cách nhanh chóng. Lúc đó tôi được mười hai tuổi. Tôi được đưa đến để ở với [chú thím/dì dượng/cô chú] ở trên Hẽm Núi Topanga. Tôi đi học vài tháng ở đó – một trong hai mươi hai trường học trước khi tôi tốt nghiệp trung học. Đó là tại sao mà tôi rút lui ra khỏi trường đại học lần đầu tiên tôi học. Khi mà một người di chuyển vòng vòng hai mươi hai lần, thì người đó không học được bao nhiêu. Tôi học cách để đọc. Tôi học được làm sao để viết chữ viết thường. Tôi học được làm sao để cộng và trừ. Chỉ được bao nhiêu đó thôi. Nhưng rồi đó, tôi lại ở trên Hẽm Núi Topanga, sống chung với người [cô/dì/mợ/thím] lúc nào cũng say sưa. Một đêm người bà con của tôi và bạn của anh ta đang uống rượu. Trên thật tế thì họ đã khá say rồi. Họ nói, “Hãy tới đây, Robert. Đi vô xe và chúng ta sẽ lái đi dạo một chút.” Tôi không muốn đi, nhưng tôi chỉ có mười hai tuổi, và những anh to con đó tóm lấy tôi và bỏ tôi vào phía sau xe. Đó là xe Ford coupe năm 1940 của chú tôi. Nó chỉ có ghế trước. Họ nhét tôi vào một chổ hẹp phía sau ghế trước. Rồi họ bỏ đi uống bia và úyt-ky. Cái gọi là “lái xe đi dạo” biến thành cuộc chạy đuổi điên cuồng, say sưa trên con đường quanh co đến biển. Nếu bạn có bao giờ đi con đường đó bạn sẽ có vài khái niệm nó như thế nào. Con đường nó ngoằn ngoèo tới lui như là con rắn. Họ khá là say và anh bà con của tôi chạy khoảng sáu mươi dặm một giờ xuống dốc núi. Tốc độ cho lái, tôi nhớ không lầm là 25 dặm một giờ và tốc độ họ chạy là 65 hay 70. Tôi sẽ không bao giờ quên nó cho đến khi lìa đời nầy. Lâu lâu tôi vẫn còn có ác mọng về việc đó. Tôi chỉ cuối đầu cầu nguyện bằng lời cầu nguyện duy nhất mà tôi biết lúc đó. Tôi cầu nguyện Bài Cầu Nguyện Chung suốt đường đi xuống núi – với sự nhấn mạnh trên chữ “Cứu chúng tôi khỏi điều ác.” Ở dưới chân núi tôi ra khỏi xe và đứng rung rẩy trong bóng tối. Tôi biết chắc là Đức Chúa Trời là Đấng đã cứu chúng tôi. Đã có rất nhiều tai nạn hiểm nghèo trên con đường đó. Tôi từng thấy những chiếc xe rớt vực thẩm và nổ bừng lửa lên. Đức Chúa Trời cứu chúng tôi bằng sự trả lời đến lời cầu nguyện. Tôi biết điều đó lúc đó, và tôi biết điều đó bây giờ, sáu mươi ba năm sau! Nhiều lần Đức Chúa Trời trả lời đến sự cầu nguyện ngắn như Ngài đã làm đêm đó.

Nhưng những lần khác chúng ta phải chờ đợi, đôi khi còn phải chờ đợi một thời gian dài, trước khi sự trả lời đến. Vào tuổi mười bảy tôi quyết định không làm diễn viên và thay vào đó tôi đi vào chức vụ. Không có sự xúc động dính líu, không một chút cảm giác gì. Tôi cũng không nhớ đã nghe được “sự kiêu gọi” để giảng. Có lẽ đã có ai đó nói đến, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nó. Trong thời đó họ lúc nào cũng nói về “đầu phục” để giảng. Những mục sư nói về sự trải qua sự dần co lớn và cuối cùng “dâng mình” để làm mục sư. Vậy, tôi không có trải qua sự dần co nào. Tôi chỉ nghĩ diễn kịch là điều đần độn và không đáng, và tôi đầu phục để giảng dạy, dù đó là nghĩa gì! Tôi đã dân mình cho thánh ý của Đức Chúa Trời. Đó là điều dẫn tôi tôi đến hội thánh người Trung Hoa, để trở nên giáo sĩ. Tôi đã đọc James Hudson Taylor, nhà truyền giáo tien phong lổi lạc đến Trung Hoa. Và tôi biết rằng ông là một tấm gương tốt cho tôi để nôi theo.

Vì thế tôi tham gia hội thánh người Trung Hoa và lao mình vào mọi thứ phục vụ có cần. Thậm chí tôi làm luôn người châm sóc vườn và lau công của nhà thờ, lau chùi nền nhà, sắp ghế, bất cứ điều gì tôi có thể làm để phục vụ Chúa thì tôi đều làm. Trong thời gian đó tôi đã mua sách bìa thường chép những đoạn trích từ Nhật Ký của John Wesley (John Wesley’s Journal) do Moody Press xuất bản. Tôi đọc từ đầu tới cuối rồi đọc lại nữa, xem nó như là Kinh Thánh. Lúc đó tôi không nhật thức được nhưng nó cho tôi bức ảnh đồ thị của sự việc đã xảy ra trong Sự Nhận Thức Vĩ Đại Đầu Tiên (First Great Awakening). Nhật ký của Wesley làm cho tôi có lý thú đến chủ đề phục hưng. Tôi quá trẻ và không kinh nghiệm để biết sự phục hưng nó hiếm như thế nào vào đầu năm 1960. Tôi ngây thơ, tâm trí đơn giản đến nổi nghĩ rằng tôi có thể cầu nguyện cho phục hưng thì nó sẽ đến. Vì thế, tôi cầu nguyện cho sự phục hưng đến trên hội thánh người Trung Hoa. Tôi cầu xin điều đó mỗi ngày. Trong mỗi buổi cầu nguyện tôi đều cầu xin lớn tiếng cho có sự phục hưng. Khi được yêu cầu để tại ơn Chúa trong những bữa ăn trong hội thánh, cả lời cầu nguyện của tôi là xin Chúa ban sự phục hưng xuông. Đó là điều chính mà tôi cầu nguyện qua suốt năm dài của 1960. Thật sự tôi không quá lấy làm ngạc nhiên chút nào khi sự phục hưng đến, đột ngột đến tại trại hè vào cuối năm 1960. Tôi biết nó sẽ đến bởi vì với đức tin như trẻ con, tôi cầu nguyện cho điều đó. Vài năm trước khi Tiến sĩ Murphy Lum qua đời, ông nhắc cho tôi những lời cầu nguyện đó. Ông nói, “Bob, bạn lúc nào cũng cầu nguyện cho có sự phục hưng, ngay cả khi không có ai làm điều đó.” Rồi ông lại nói, “Bob, tôi tin sự phục hung đã đến bởi vì bạn cứ luôn cầu nguyện cho điều đó.” Nhưng tới lúc ông nói đến điều đó thì tôi gần như đã quên nó.

Sự phục hưng cho hội thánh người Trung Hoa trở nên gánh nặng trong lòng tôi. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đặc để gánh nặng đó trong tôi. Tôi không thể nào mà không nghĩ về nó. Và tôi đã cầu nguyện cho đến khi nào Đức Chúa Trời trả lời tôi. Cơ-đốc Nhân thời xưa gọi nó là “cầu nguyện đến cùng.” Đó là sự cầu xin nài nỉ, bền bỉ – cho đến khi Đức Chúa Trời trả lời và bạn nhận được những gì bạn đã cầu xin! Đức Chúa Jê-sus phán,

“Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người [tiếp tục xin] Ngài sao?” (Ma-thi-ơ 7:11).

Lần nữa, Chúa Jê-sus phán,

“Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ” (Lu-ca 11:9-10).

“Xin,” “tìm,” và “gõ” là từ trong thì hiện tại trong bản văn Hy-lạp. Có nghĩa là, “tiếp tục xin, tiếp tục tìm, tiếp tục gõ.” Tiến sĩ John R. Rice nói, “Người con của Đức Chúa Trời có quyền đề…nài nỉ, bền bỉ nài xin những lời hứa Chúa và từ chối để nhận sự khước từ, đến khi điều cần…đã nhận được từ Chúa. Ôi, nguyện con dân Chúa được sự khích lệ để cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện – nguyện họ được khích lệ để CẦU NGUYỆN ĐẾN CÙNG!

Tiếp tục cầu nguyện
   Đến khi bạn cầu nó suốt luôn,
Tiếp tục cầu nguyện
   Đến khi bạn cầu tới cùng,
Lời hứa lớn của Chúa
   Lúc nào cũng thật,
Tiếp tục cầu nguyện
   Đến khi bạn cầu tới cùng.”

(John R. Rice, D.D., Cầu Nguyện: Cầu Xin và Nhận Lấy ‘Prayer: Asking and Receiving’, Nhà Xuất Bản Sword of the Lord, 1970, tr. 213, 214).

Tiến sĩ R. A. Torrey, trong quyển sách nhỏ chứ danh của ông, Cầu Nguyện Như Thế Nào ‘How to Pray’, nói điều giống nhau. Tiến sĩ Torrey nói,

     Đức Chúa Trời thường không ban cho chúng ta cầu xin trong cố gắng lần đầu. Ngài muốn huấn luyện chúng ta và làm chúng ta mạnh mẽ hơn bằng cách thôi thúc chúng ta làm việc tích cực hơn cho những điều tốt nhất…Ngài không phải lúc nào cũng ban cho chúng ta những gì chúng ta xin trong sự trả lời đến sự cầu nguyện lần đầu. Ngài muốn huấn luyện chúng ta và làm chúng ta thành người mạnh mẽ của sự cầu nguyện bằng cách thôi thúc chúng ta để cầu xin tích cực cho những điều tốt hơn. Ngài làm chúng ta cầu xin đến cùng.
     Tôi mưng về điều đó là như vậy. Không còn sự huấn luyện được phước nào trong sự cầu nguyện hơn là đến qua sự thôi thúc để xin hết lần nầy đến lần nữa, qua một thời gian dài, trước khi nhận lãnh những gì mà chúng ta tìm từ nơi Chúa. Nhiều người gọi đó là sự phục tùng đến thánh ý của Chúa khi Ngài không ban cho họ những gì họ yêu cầu lúc xin lần đầu hay lần thứ nhì. Họ nói, “Vậy, chắc đó không phải là ý của Chúa.”
     Là quy luật, đây không phải là sự phục tùng mà là tâm linh lười biến…Khi một nam hay nữ mạnh mẽ về hành động bắt đầu để hoàn thành một việc gì mà không hoàn thành nó lần đầu, lần thứ nhì, hay cả trăm lần, cô hay cậu ta tiếp tục nã liên hồi cho đến khi nào việc đó được đạc thành thì thôi. Người mạnh mẽ trong sự cầu nguyện tiếp tục cầu xin tới cùng và đạt được những gì người đó tìm…Khi chúng ta bắt đầu để cầu nguyện cho điều gì, chúng ta không bao giờ bỏ cuộc trong sự cầu xin cho đến khi nào chúng ta nhận được nó (R. A. Torrey, D.D., Cầu Nguyện Như Thế Nào ‘How to Pray’, Whitaker House, 1983, tr. 50, 51).

Nhưng có mặt khác trong phương diện nầy. Sự cầu nguyện của bạn sẽ không được nhậm nếu lòng bạn không đúng với Chúa. Tôi đem gia đình tôi đi nghỉ mát tại Cancun, Mexico vào đầu tháng Giêng. Có một ngày, trong khi họ đi tham quan những sự đổ nát của người Mayan, tôi ở một mình. Tôi đọc quyển sách về sự phục hung trên Hòn Đảo Lewis (Isle of Lewis) từ năm 1949 đến 1952. Tôi cầu nguyện và viếc bài giảng. Khi chúng tôi trở về tôi thông báo rằng sẽ tổ chức những nhóm truyền giảng mỗi buổi tối. Như bạn biết, có sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đó. Nó bắt đầu với Tiến sĩ Cagan hướng dẫn mẫu thân 89 tuổi của ông đến với Đấng Christ. Đó là phép lạ bởi vì bà là một người vô thần cứng lòng nhiều năm. Rồi nhạc mẫu của Tiến sĩ Cagan được biến đổi trong niềm hy vọng – vào tuổi 86. Chúng ta được biết theo con số thống kê rằng những sự biến đổi gần như không bao giờ xảy ra trong những người quá bảy mươi. Đây, trong vài ngày, có hai người phụ nữ trên tám mươi sẽ được cứu. Thật đặc biệt! Rồi, người từng người, mười một người trẻ hy vọng là họ sẽ được cứu. Và vài ngày sau, sẽ có một người hy vọng cũng sẽ được cứu. Mười bốn người sẽ được cứu trong vài ngày.

Nhưng rồi tôi đọc Rô-ma 12:1 và 2 và áp dụng nó cho những ai được cứu trong hội thánh những năm trước đây.

“Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:1-2).

Khi mà bạn đã từng giảng dạy lâu như tôi bạn học biết để cảm nhận được sự phản ứng của hội thánh. Điều tôi cảm nhận thật không tốt. Tôi thấy những người trẻ mím chặt quai hàm và nhìn xuống đất. Tôi cảm giác được sự kháng cự và sự xem thường sâu đậm đối với Đấng Christ, giống như họ sẽ không bao giờ chịu phục dưới Ngài. Điều đó đem luồn sửng sốt lạnh lùng xuyên tim tôi. Cái cảm giác gần như là họ cần phải được biến đổi trở lại. Đó là trường hợp khi con người để cho những sự việc của thế gian thay thế Đấng Christ trong lòng họ. Tấm lòng trở nên cứng như trước kia trước khi được biến đổi. Tấm lòng phải được rạn nứt trở lại và quy phục Đấng Christ một lần nữa.

Sự nổi loạn cai trị trong tấm lòng của những ai mà chống cự để quy phục hết lần nầy đến lần khác cùng Đấng Christ. Ngài nói hãy vác thập tự giá của bạn “mỗi ngày, mà theo ta.” Nên phải có sự quy phục “hằng ngày” cùng Đấng Christ, bằng không tấm lòng của chúng ta sẽ trở nên lạnh và ngoan cường. Ấy là sai nếu nghĩ rằng, “Tôi bây giờ đã được cứu. Tôi không cần phải quy phục cuộc đời của tôi cho Đấng Christ nữa.” Thật là khác với những gì Sứ-đồ Phao-lô đã nói làm sao, “Vậy, hởi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình…” Chỉ như vậy thì bạn mới có thể “để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:1-2). Để biết ý muốn của Đức Chúa Trời thì bạn cần phải dâng chính thân mình là của lễ sống và thánh cho Ngài, và đừng làm theo đời nầy.

Tấm lòng mà không quy phục “để làm của lễ sống và thánh” cho Đấng Christ sẽ là một tấm lòng bị chia. Kinh Thánh chép, “Người như thế chớ nên tưởng mình lãnh được vật chi từ nơi Chúa” (Gia-cơ 1:7). Chúa Jê-sus phán, “Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta” (Lu-ca 9:23). Đức Chúa Jê-sus đang kêu gọi bạn tự bỏ mình. Ngài đang kêu gọi bạn để theo Ngài. Ôi, không biết bao nhiêu lần trong cuộc sống mà tôi đã mất niềm vui của sự cứu rỗi của tôi, chỉ vì tôi không chịu tự bỏ mình và đi theo Ngài! Nhưng, ô, niềm vui mừng về Chúa đã trở lại làm sao, hết lần nầy đến lần khác, ngay khi tôi dâng mình làm của lễ sống cho Đức Chúa Jê-sus! Tối hôm nay tôi cầu nguyện cho bạn cũng sẽ làm như vậy. Tôi yêu thích bài hát mà Ông Griffith đã ca gần suốt cuộc đời tôi. Như một đứa thiếu niên cô đơn, rối rắm, nước mắt rưng rưng trên đôi mắt tôi mỗi khi tôi hát bài ca đó,

Chính tôi đầy nợ ơn Chúa nặng dày,
   Nợ kia cứ vấn vương mãi hoài!
Khấn xin Ngài dùng dây ái từ rày,
   Buộc tâm vẩn vơ tôi vào Ngài.
Tự nghiệm tánh tôi ưa xa Thánh phụ
   Thường hay cách ly Cha từ ái;
Kính dâng lòng nầy cho Chúa Jê-sus,
   Nguyền xin Chúa niêm ấn thiên đài.
(“Phước Nguyên Từ Trời ‘Come, Thou Fount’
      bởi Robert Robinson, 1735-1790).

Có ai tại đây tối hôm nay biết rằng bạn nên tự bỏ mình một lần nữa – và vác thập tự giá mình mà đi theo Chúa Jê-sus không? Có số bạn nào nên “dâng thân thể mình” như “của lễ sống và thánh” cho Chúa không? Nều Đức Chúa Trời đang nói cùng bạn như vậy, trong một lát, tôi sẽ yêu cầu bạn rời ghế mình và quỳ tại ở phía trước của hậu trường. Hãy đế và hiến dâng đời sống mình một lần nữa, như là của lễ sống cho Chúa Jê-sus, Đấng đã chết trên Thập Tự Giá để cứu bạn. Hãy đến đây và dâng tấm lòng và đời sống của bạn cho Chúa Jê-sus lần nữa và mới lại. Hãy đến và xưng nhận với Ngài bất cứ sự chống nghịch nào hoặc tội lỗi nào trong lòng và đời sống của bạn. Hãy đến và xin Chúa Jê-sus tha thứ cho bạn, và làm mới sự vâng phục cùng Ngài. Trong khi chúng ta đứng chung nhau, bạn đến và quỳ đây, và cầu nguyện. Trong khi Ông Griffith hát thánh ca đó cách êm diệu, bạn hãy đến.

Phước ân từ trời xin chảy vào lòng,
   Bật lên khúc ca chúc ơn Ngài;
Suối nhân từ hằng tuôn chảy ngập dòng,
   Giục tôi thỏa vui hát một bài.
Nguyện chỉ giáo tôi thi ca bổng trầm,
   Mà lưỡi lửa cõi thiên thượng hát;
Để tôi ngợi ngọn Ân điển ngàn tầm
   Là Non cứu ân non cực lạc.

Đến đây là nhờ Chân Chúa phò trì,
   Thành tâm cúi xin Thiên ân Ngài;
Nếu Cha đẹp lòng tôi dám nguyện kỳ,
   Miền thiên quốc tôi sớm quay về.
Jê-sus kiếm tôi khi đang thất lạc,
   Từng vơ vẩn cách xa đường thánh;
Suối huyết từ Ngài tuôn chảy rào rạt,
   Vực tôi khỏi nanh sói hại hành.

Chính tôi đầy nợ ơn Chúa nặng dày,
   Nợ kia cứ vấn vương mãi hoài!
Khấn xin Ngài dùng dây ái từ rày,
   Buộc tâm vẩn vơ tôi vào Ngài.
Từ nghiệm tánh tôi ưa xa Thánh phụ,
   Thường hay cách ly Cha từ ái;
Kính dâng lòng nầy cho Chúa Jê-sus;
   Nguyền xin Chúa niêm ấn thiên đài.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Gia-cơ 4:1-10.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Phước Nguyên Từ Trời ‘Come, Thou Fount’” ‘(bởi Robert Robinson, 1735-1790).