Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐÊ-MA ĐÃ LÌA BỎ TA

DEMAS HAS FORSAKEN ME!
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 17 tháng 4 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, April 17, 2016

“Vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy”
(2 Ti-mô-thê 4:10).


Ông Đê-mê nầy đã được Phao-lô nói đến ba lần trong Tân Ước. Ông được gọi là bạn cùng làm việc của Phao-lô trong thư Phi-lê-môn 24. Nhưng trong thư Cô-lô-se 4:14 ông chỉ được nhắc đến. Tiến sĩ McGee nói,

Lần đầu tiên khi Phao-lô nhắc đến Đê-ma, ông gọi Đê-ma là bạn cùng làm việc. Ở đây [trong thư Cô-lô-se 4:14] ông chỉ đơn giản nói, “và Đê-ma”; tôi nghĩ điều nầy có thể cho thấy rằng Phao-lô thật sự [không biết chắc] về Đê-ma trong thời gian nầy. Sau này Đê-ma [sẽ] từ bỏ Phao-lô. Bi kịch là như thế đó (J. Vernon McGee, Th.D., Xuyên Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ quyển V, tr. 365; dựa trên Cô-lô-se 4:14).

Vì vậy, khi chúng ta đến với đoạn văn này, thì Sứ-đồ Phao-lô nói,

“Vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy”. (2 Ti-mô-thê 4:10).

Chữ Hy-lạp “bỏ rơi (forsaken)” được dịch có nghĩa là “để hoàn toàn ruồng bỏ, với ý tưởng bỏ một người trong tình thế tàn khốc” (Bản Học Kinh Thánh MacArthur ‘MacArthur Study Bible’).

Bạn sẽ thấy người ta làm điều này nhiều lần nếu bạn tiếp tục bước đi như Cơ-đốc Nhân thật sự. Tôi đã xem qua những tấm ảnh của vợ tôi chụp trong dịp sinh nhật của bà nhiều năm về trước. Thực tế thì những tấm ảnh đó chụp khoãng hai mươi lăm năm về trước. Vợ của tôi ngày nay thấy không khác nào năm xưa. Nhưng tôi thì già đi hơn bởi vì tôi lên cân nhiều từ những quá trình trị liệu ung thư. Trong một tấm hình, vợ tôi đang ngồi chung với một nhóm mười hai người. Trong mười hai người đó, chỉ có ba người là cón ở trong hội thánh chúng ta – Ileana, Leslie, và Ông Prudhomme. Chín người khác lìa bỏ chúng ta. Biết rõ mõi người tôi chỉ có thể nói như Phao-lô đã nói,

“[Họ] đã bỏ ta rồi, tại họ ham hố đời nầy” (2 Ti-mô-thê 4:10).

Đó là sự thật về mõi một người trong chín thuộc viên hội thánh trong tấm ảnh đó. Họ lìa bỏ chúng ta trở lại đời này. Sự việc đó có xảy ra nữa không? Vâng, đương nhiên là có. Hầu như mỗi một người mà yêu đời này sớm hay muộn sẽ lìa khỏi hội thánh chúng ta. Những người còn ở lại chắc chắn thấy một bức ảnh chụp ngay bây giờ – và bạn sẽ nhìn được những người trong đó và biết rằng họ cũng lìa bỏ chúng ta “vì yêu đời này.” Cho dù Đức Chúa Trời giáng sự phục hưng to lớn, và vô số được tập hợp lại, nó vẫn là sự thật rằng những người khác sẽ lìa bỏ chúng ta, “vì ham hố đời nầy.”

Tôi không nói điều nầy để làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Tôi chỉ nói để cho bạn không bị bất ngờ khi nó xảy ra. Những lời nầy đã được chép trong Kinh Thánh để cảnh báo chúng ta. Việc đó không chỉ xảy ra cho Sứ-đồ Phao-lô mà thôi. Nó sẽ xảy ra cho bạn cũng như cho tôi.

“Vì Đê-ma đã bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy.”

Đê-ma đã bị gì vậy? Lời chú giải của Matthew Henry nói Đê-ma “được gọi khỏi mục vụ của ông bởi việc thế tục, mà ông đã tự làm mình vướng vào…Đấng Christ và phúc âm của ông đã bị bỏ rơi và bỏ quên, và ông đã yêu thế gian. Ghi chú: ham hố đời nầy thường là lý do cho sự bội đạo từ lẽ thật và đường lối của Chúa Jê-sus Christ” (ghi chú dựa trên 2 Ti-mô-thê 4:10).

Tiến sĩ MacArthur đã sai về Huyết của Đấng Christ. Nhưng ông có nói đúng về những điều khác. Tiến sĩ MacArthur nói, “Đê-ma là một môn đồ tốt thời mà đã không bao giờ đếm cái giá về sự cam kết chân thật với Đấng Christ” (Học Kinh Thánh MacArthur ‘MacArthur Study Bible,’ như đã trích). Hạn người nầy được mô tả trong Ẩn Vụ Người Gieo Hạt Giống,

“Họ…là kẻ nghe đạo, bèn vui mừng chịu lấy; nhưng họ không có rễ, chỉ tin tạm mà thôi, nên khi sự thử thách đến, thì họ tháo lui” (Lu-ca 8:13).

Họ chưa bao giờ biến đổi thật sự. Họ không có rễ trong Đấng Christ. Cho nên, khi cám dổ đến, họ xa rời hội thánh, và đi vào con đường thế gian. Điều nầy thường xảy ra trong thời điểm thay đổi. Thời điểm thay đổi đã đến cho Đê-ma khi Phao-lô bị bỏ trong tù. Mọi việc đã thay đổi cho ông. Và trong thời điểm thay đổi đó, nó được phô bày ra rằng ông không có rễ thật sự trong Đấng Christ – và ông trở lại thế gian và lìa bỏ Phao-lô.

Chúng ta đã từng thấy điều nầy xảy ra khi những người trẻ tốt nghiệp đại học. Nó là thời giant hay đổi. Họ nghĩ là không có ai trãi qua điều nầy bao giờ! “Ôi chao ôi! Tôi có một sự nghiệp phía trước tôi! Bạn không thể đồi hỏi tôi phải đau khổ vì Đấng Christ và phải trung tín! Đó là ngay khi tôi còn là đứa nhỏ! Bây giờ tôi là một người lớn tôi phải tiêu hao sức lực vào sự nghiệp của tôi. Bạn có hiểu không? “Đó là sự nghiệp của tôi!” Ồ vâng, tôi hiểu hoàn toàn! Bạn thấy đó, tôi cũng trãi qua việc giống như vậy. Điều khác biệt giữa chúng ta là tôi tiếp tục theo gương của Phao-lô, và bạn thì vướng vào thế gian hiện tại nầy. Sự khác biệt là tôi được biến đổi – và bạn chỉ làm “sự quyết định” hời hợt và giả. Khi bạn bị thử thách, bạn không có rễ! Tôi có rễ trong Đấng Christ, và bạn chưa bao giờ có! Chỉ đơn giản như thế!

Hoặc sự cám dổ thường đến vào thời điểm của sự thay đổi khác. Những người trẻ rơi vào yêu đương, cập kè, và trong thời điểm đó họ quăng hội thánh đi và lao mình vào thế gian.

Hay nó có thể đến khi bạn có con. Bạn nghĩ, “Dù sau đi nữa, bây giờ tôi đã có con! Bạn không thể đồi hỏi tôi phải trung tín với Chúa bây giờ!” Không cần để ý là chúng ta trung tín trong sự dẫn dắt con chúng ta đến mỗi buổi nhóm. Bạn nghĩ là không có ai từng trãi qua điều nầy trước đây! Nhưng lý do chính là vì bạn không có rễ trong Đấng Christ – bạn chỉ có một sự biến đổi giả tạo, không phải là thật! Nếu bạn đi con đường sai khi bạn tốt nghiệp đại học, bạn sẽ không bao giờ trở lại con đường đúng. Bạn có thể làm vài việc trong hội thánh, nhưng bạn sẽ không phải là lính hùng mạnh của Đấng Christ mà bạn đã có thể trở nên! Rằng bạn đáng lý trở nên! Nhà thơ Robert Frost nói trứ danh,

Tôi sẽ nói điều nầy bằng sự thở than
Ở nơi nào đó lâu lắm và lâu lắm từ đây:
Hai con đường rẽ ra trong rừng, và tôi –
Tôi chọn cái ít đi người đi,
Và đó đã làm khác biệt tất cả.
(“Con Đường Không Lấy ‘The Road Not Taken’
   do Robert Frost, 1874-1963).

Một khi bạn đã chọn sai con đường, thì không trở lại được. Trong năm mươi tám năm trong chức vụ tôi chưa từng thấy một người làm điều đó! Không một người! Nhớ, Đê-ma chưa bao giờ trở lại cùng Phao-lô – và bạn cũng sẽ không! Có nghĩa là, bạn phải rất thận trọng đi con đường nào khi những sự thay đổi đến trong cuộc đời của mình. Thế gian sẽ nói với bạn rằng bạn có thể sáng chế lại đời sống bạn cả chục lần. Nhưng thế gian đã lừa dối khi nó nói điều đó. Tôi chưa bao giờ thấy một đời sống hoàn toàn được sáng chế lại. Tôi nhớ đến một người đàn bà mà tôi đã từng biết là người cố gắng liều lĩnh để sáng chế lại đời sống của bà. Khi tôi còn mướn phòng trong nhà của bà, bà lúc nào cũng nói về điều đó. Sau nhiều năm cố gắng để sáng chế lại đời sống mình, cuối cùng thì bà bị mất trí. Câu chuyện thật! Hởi bạn, hãy rất cẩn thận con đường bạn chọn! “Nếu tôi đi theo con đường của Đấng Christ, tôi sẽ bị mất mát cái gì đó! Tôi sẽ phải mất mát cái gì rất quý giá,” bà đã nói. Và rồi bà bị mất trí – cũng như Đê-ma đã mất linh hồn mình!

“Vì Đê-ma đã bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy.”

Tôi đã sống ba phần tư của thế kỷ. Khi mà bạn đã sống lâu như vậy bạn có thể thấy hàng dọc gương mặt đi qua trong đời bạn. Hết hàng dọc nầy tới hàng dọc gương mặt khác! Hàng hai chục, hàng trăm, hàng ngàn! Lần lược hết hàng dọc đến hàng dọc gương mặt khác. Và những gương mặt đó đã nói gì? Trong khi họ qua đi trước tôi trong tối tâm, họ nói, “Không có gì trong thế gian nầy đáng giá cho bạn mắt linh hồn! Mắt linh hồn vì cái đó! Bạn có điên không? Đó là những gì mà những linh hồn đó thì thầm với tôi khi họ đi xuống vào trong nơi tối tâm.

“Tôi có một đời sống đầy hứa hẹn trước mặt tôi,” bạn sẽ nói. Bạn không chịu nghe tôi khi tôi nói với bạn rằng nó chỉ vài tháng thôi. Nó vội vã qua nhanh đến nổi bạn không biết nó đi đâu, khi bạn đứng tại bên rìa của đêm tối đời đời, và nó sẽ mãi mãi quá trể để cho bạn tái cấu lại cuộc đời! Mà không có ai làm bao giờ, sau khi họ từ chối con đường không ai đi. Hãy nhớ, Đê-ma không bao giờ quay lại! Tôi sẽ kể cho bạn nghe vài câu chuyện về một số người như vậy.

Ba của cô ta là một vị mục sư. Cô ta đàn dương cầm cho hội thánh. Cô chỉ là một người con gái tầm thường, không gì để ngấm cả. Vì thế khi có một người con trai không tốt để ý cô ta thì cô ta theo anh chàng đó, bỏ quên đức tin mà cô chưa từng biết thật sự, và đi theo anh ta, đến khi anh ta làm nát tim cô, và cô phải vùng vẫy để kiếm sinh sống cho cả hai. Tôi không thể giúp cô ta ngay bây giờ. Cô đã quá già và buồn rầu để nghe những lời. Tôi cổng bà trên vai đi trong mưa đến bệnh viện, nơi mà bà qua đời. Trái tim của bà đã chết nhiều năm trước rồi. Tôi giữ lại cây dương cầm của bà trong phòng khách của tôi để nhắc tôi về con đường bà không chọn.

Anh ta bỏ nông trường trước bởi vì anh là con trai trưởng. Anh biết anh muốn điều gì, và đã có được, lập gia đình với một cô gái giàu sang và làm ra rất nhiều tiền. Người vợ không sinh được của anh muốn có một đứa con gái quá đến nổi anh mua một đứa cho bà. Anh hiên nay có rất nhiều tiền. Anh ta cho rằng có thể mua bất cứ cái gì! Rồi vợ anh qua đời. Đến người con gái cũng trở nên hư đốn. Rồi anh ta bị bỏ một mình trong ngôi nhà lớn. Họ tìm thấy anh ta tại đó, bị khoá lại trong phòng ngủ với cây súng trong tay, bị liệt bởi đột quỵ. Tôi đến thăm anh ta tại bệnh viện. Anh ta không nói được. Tôi cầm lấy tay anh ta và cầu nguyện. Anh la lên như là một hoang thú, lớn tiếng đển đổi tôi không suy nghĩ được. Khi tôi thấy anh ta lần nữa thì anh đã nằm trong một chiếc quan tài đắt tiền. Một con ruồi đậu trên mặt anh ta. Anh ta rất giàu có, nhưng anh không có sự sống để phớt nó đi. Tôi còn giữ bức tranh của anh trong phòng khách của tôi để nhắc tôi về con đường mà anh ta không chọn.

“Tôi có một đời sống đầy sự hứa hẹn trước mặt tôi,” bạn sẽ nói. Bạn sẽ không chịu nghe khi tôi nói nó chỉ là vài tháng thôi. Nó sẽ vội vã qua nhanh đến nổi bạn sẽ không biết nó đi đâu khi bạn đứng bên rìa của đêm tối đời đời, và nó sẽ mãi mãi quá trể để cho bạn tái cấu lại cuộc đời! Mà không có ai làm bao giờ sau khi họ từ chối con đường không ai đi. Đê-ma không bao giờ quay lại cùng Phao-lô.

Tối Chúa Nhật tuần vừa qua Tiến sĩ Cagan có kể cho tôi nghe về cuộc đời của ông. Ông nói đó là “những năm chiến đấu, phản bội và thất bại.” Đối với bạn, có thể, hình như là đời sống của mục sư quá khổ cực, quá dài lâu, quá đầy sự bất hạnh. Bạn nghĩ rằng có thể chính tôi là người đã chọn sai ngã trên con đường trong đời sống. Có lẽ đó là điều mà Đê-ma suy nghĩ khi ông thấy Phao-lô trong xiềng xích, đau đớn trong tù. Vợ tôi và tôi đã từng tới ngục tù tối tâm đó ở Rô-ma. Chúng tôi quả thật đi vào nhà lao nơi mà Phao-lô viếc sách II Ti-mô-thê. Và Đê-ma sợ là ông cũng sẽ bị đi vào nơi đó. Vì thế mà ông đã bỏ rơi Sứ-đồ. Và Phao-lô viết những lời khó nghe,

“Vì Đê-ma đã bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy.”

Nhưng Đê-ma đã sai. Và bạn cũng sai nữa. Con đường nầy, dù khó, nhưng đã đem lại cho tôi niềm vui mừng, đã cho tôi một người vợ quá tuyệt vời không thể tả bằng lời, và tình bạn mà tôi chưa bao giờ được biết nếu như tôi chọn lộn ngã trong con đường của cuột sống – khi tôi còn là thiếu niên.

Eric Booth-Clibborn là cháu trai của William Booth, người sáng lập Salvation Army thời xưa, và là con trai của vị mục sư. Eric đi qua Châu Phi truyền giáo cho hệ phái Ngũ Tuần. Cậu ta qua đời chỉ sau hai tuần cùng vợ đang có mang là Lucile, và người con gái nhỏ đến cánh đồng truyền giáo. Cậu ta chỉ được 29 tuổi khi qua đời. Sau nầy người vợ viết lại sự kiện về cái chết bi thảm của cậu ta trong cuốn sách có tên “Vâng Phục Đến Chết ‘Obedient Unto Death’.” Cô kể về một buổi nhóm mà cô và Eric tham dự trước khi đi qua Châu Phi. Họ cầu nguyện và hát một bài ca do mẹ của Eric sáng tác,

Dưới chân Ngài con quì
Quy phục Ngài tất cả của con
Chịu đau khổ, sống hay chết
Vì Chúa bị đóng đinh của con.

Trong sách vợ của Eric có kể đến tang lễ của cậu ta. Hàng trăm những người Phi Châu bổn xứ chưa từng Nghe Phúc Âm đến để xem tang lễ Cơ-đốc. Cô viết, “Rồi, sau lời cầu nguyện, nắp quan tài đậy lại và đinh được đóng vào. Bạn có thể tưởng tượng được sự đau đớn bắn xuyên qua tim tôi khi tiếng búa đập vào.” Rồi cô ta nói, “Tôi nhận thức rằng sự thành công của truyền giáo hiện tại là do nơi đội binh lớn của những người tử vì đạo bỏ sự sống của họ tại cánh đồng [truyền giáo] vì những linh hồn bị hư mất mà họ yêu thương. Nó lời nói rằng ngôi mộ cô đơn tại những đất xa xăm đôi khi để lại mộ ấn tượng lâu dài trên đời sống và trong lòng người bản xứ hơn là sự cố gắng cả đời; một thập tự giá gổ đơn giản trên một nhúm đất nói lên hùng hồn hơn là vô số lời nói.”

Eric Booth-Clibborn chỉ được 29 tuổi khi cậu ta bước vào cánh đồng truyền giáo, đến một nơi mà Cơ-đốc Giáo chưa được biết đến. Cậu ta chỉ sống được hai tuần sau khi tới đó. Bài giảng duy nhất mà cậu ta ban phát là sự sống của mình, kể lại trong bài giảng bởi một người khác trong tang lễ của mình, trong khi hàng trăm người bản xứ chưa được cứu nghe.

Nhưng buổi tang lễ nho nhỏ đó là sự bắt đầu của Cơ-đốc Giáo trong Burkina Faso. Ngày nay hệ phái Ngũ Tuần một phần trong Châu Phi nhớ đến Eric Booth-Clibborn là anh hùng đức tin, là người đã hy sinh mạng sống mình để đi theo tiếng gọi của Đức Chúa Trời. Ngày nay hệ phái Ngũ Tuần là hệ phái Tin Lành lớn nhất. Hơn 4,500 hội thánh và những điểm giảng dạy của họ phục vụ trên 1.2 triệu Cơ-đốc Nhân Châu Phi. Đời sống ngắn ngũi của Eric đã làm cho hàng ngàn người không kể xiết trong một phần của Châu Phi nhận biết đến Đấng Christ mà chưa có một người da trắng đi đến bao giờ.

Khi tôi đọc câu chuyện đó vài ngày trước tôi nghĩ đến tôi phải kể lại cho bạn. Cho dù bạn trãi qua những sự khó khăn nào đi nữa một ngày nào đó Đấng Christ sẽ trả công. Nguyện xin bạn có thể quay lại từ con đường dễ dàng, thoải mái mà Đê-ma đã chọn khi ông bỏ rơi Sứ-đồ và để mặt Sứ-đồ ở trong tù. Nguyện bạn quay khỏi con đường dễ dàng, và chọn con đường ít ai đi. Hãy xem trong sách II Ti-mô-thê 4:17. Hãy nghe Sứ-đồ Phao-lô nói sau khi Đê-ma bỏ rơi ông trong xiềng xích.

“Nhưng Chúa đã giúp đỡ ta, và thêm sức cho ta, hầu cho Tin Lành bởi ta được rao truyền đầy dẫy, để hết thảy dân ngoại đều nghe …” (2 Ti-mô-thê 4:17).

Phụ nữ trẻ, người nam trẻ ơi, nguyện các bạn theo gương của Sứ-đồ Phao-lô! Nguyện xin các bạn lấy khải tượng của Phao-lô làm khải tượng của mình! Nguyện xin bạn giúp chúng tôi làm hội thánh chúng ta nên mạnh mẻ là một thành phố chiếu sáng trên ngọn đồi đến cho tất cả thế gian, “để hết thảy dân ngoại đều nghe” Phúc Âm! Người trai trẻ, hãy nghĩ hội thánh chúng ta có thể thành như thế nào, có thể được như thế nào, và bởi ân điển của Đức Chúa Trời, hội thánh sẽ thành được! Phụ nữ trẻ ơi, hãy cho Đấng Christ điều tốt nhất!

Hãy cho Đấng Christ tuổi thanh xuân và sức lực của bạn! Hãy trở nên giống như Eric Booth-Clibborn! Cho Đấng Cứu Thế huyết của sự sống của bạn! Đừng giữ lại điều gì cả! Hãy cho Đấng Christ tất cả những điều gì bạn có! Hãy đi vào sự truyền giáo! Đi vào cánh đồng truyền giáo của bạn! Hãy để cho thế gian kêu bạn là ngu xuẩn! Đi và đem những người trẻ đến để nghe Phúc Âm! Cho Đấng Christ điều tốt nhất mà bạn có! Xin vui lòng đứng lên và hát bài thánh ca số 7 trong tập nhạc của bạn.

Tràn đầy tâm con, Chúa Cứu Thế, con cầu, Cho con thấy chỉ Jê-sus ngày nay;
   Dù qua thung lũng Ngài dẩn dắt con, vinh hiển không phai Ngài bao phủ lấy con.
Tràn đầy tâm con, Chúa Cứu Thế thánh, Đến khi linh hồn con chiếu sáng vinh hiển Ngài.
   Tràn đầy tâm con, để mọi người thấy Ánh Vinh Quang Ngài phản ảnh trong con.

Tràn đầy tâm con, mọi Canh Phòng ước ao vì vinh hiển Ngài; linh hồn con truyền ra,
   Bằng sự hoàng hảo Ngài, tình yêu thánh Ngài, Tràn ngập đường lối con với ánh sáng từ trên.
Tràn đầy tâm con, Chúa Cứu Thế thánh, Đến khi linh hồn con chiếu sáng vinh hiển Ngài.
   Tràn đầy tâm con, để mọi người thấy Ánh Vinh Quang Ngài phản ãnh trong con.

Tràn đầy tâm con, đừng để Bóng của tội lỗi rực rỡ chiếu sáng bên trong.
   Chỉ để con thấy gương mặt phước lành Ngài, Thỏa thay linh hồn con bằng ân điển vô tận Ngài.
Tràn đầy tâm con, Chúa Cứu Thế thánh, Đến khi linh hồn con chiếu sáng vinh hiển Ngài.
   Tràn đầy tâm con, để mọi người thấy Ánh Vinh Quang Ngài phản ảnh trong con.
(“Tràn Đầy Tâm Con ‘Fill All My Vision’” bởi Avis Burgeson Christiansen, 1895-1985).

Xin cứ tiếp tục đứng.

Những câu chuyện tôi kể sáng hôm nay đều là thật. Người phụ nữ trốn khỏi hội thánh cha mình và cưới người con trai hư đốn, người đã hủy hoại cuộc đời bà, người đó chính là kế mẫu của cha kế của tôi. Người đàn ông giàu có mà đã cầm súng tự nhốt mình trong phòng đó là bác của tôi, người anh lớn của ba tôi. Người phụ nữ mà mất trí đó tôi sẽ không nêu ra tại vì bà ta còn sống.

Trước kia họ đều là những người trẻ như bạn. Nhưng họ lại để đời sống của họ đi qua mà không được cứu bởi Chúa Jê-sus. Họ nói, “không” với Chúa Jê-sus rất nhiều lần nên đã trở thành thối quen, một thối quen mãnh liệt đến nổi chính Đức Chúa Trời bỏ mặt cho số phận của họ.

Người nam trẻ, người nữ trẻ ơi, hãy ăn năn! Hãy quay khỏi đời sống không tin kính – và đến với Chúa Jê-sus Christ, Con Đức Chúa Trời. Tin cậy nơi Ngài. Ngài sẽ tẩy sạch bạn bằng Huyết của Ngài. Ngài đang ngồi bên hửu Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng chờ đợi bạn. Tin cậy Chúa Jê-sus và được cứu khỏi đời sống phung phí và cỏi đời đời vô vọng!

Xin mọi người hãy nhấm mắt lại. Cho dù bạn muốn trò chuyện với chúng tôi về sự tin cậy Chúa Jê-sus, tôi muốn bạn đi theo Tiến sĩ Cagan và John Cagan ra phía sau hậu trường ngay bây giờ. Họ sẽ đưa bạn đến một phòng yên tịnh để bạn có thể nói và cầu nguyện. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: II Ti-mô-thê 4:10-17.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Tôi Thà Có Jê-sus ‘I’d Rather Have Jesus’” (lời do Rhea F. Miller, 1922;
nhạc sang tác bởi George Beverly Shea, 1909-2013).