Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NƯỚC VÀ HUYẾT

THE WATER AND THE BLOOD
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 20 tháng 9 năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Morning, September 20, 2015

“Nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra. Kẻ đã thấy thì làm chứng về việc đó, lời chứng của người là thật, và người vẩn biết mình nói thật vậy, hầu cho các ngươi cũng tin” (Giăng 19:34-35).


Sứ-đồ Giăng là người trẻ nhất trong mười hai sứ đồ. Giăng chỉ độ chừng khoảng 18 tuổi. Hơn nữa Giăng là vị Sứ-đồ duy nhất theo Chúa Giê-su đến thập tự giá. Hầu hết những người khác vẩn còn đang trốn. Có một bài học rút ra từ đó. Quân đội Hoa Kỳ tuyển mộ thanh niên nam từ 18 đến 22 cho chiến trường. Những người lớn tuổi hơn thì dè dặt hơn và ít dám liều lỉnh. Tôi nghĩ đó cũng là cái lý do mà mỗi cơn phục hưng lớn trong lịch sử đều do những người trẻ phát động – mỗi cuộc phục hưng! Tôi chưa bao giờ nghe cơn phấn hưng của những người lớn tuổi.

Tuy nhiên tôi phải thật cẩn thận. Tuần rồi tôi ngưng nhấn mạnh đến sự phục hưng vì tôi thấy có nhiều sự nhầm lẫn, và có quá ít người thức tỉnh. Bạn vẩn cần đến tôi để khuyên nhũ những việc giống như vậy. Tôi là một người lính già. Tôi đã trãi qua nhiều trận chiến – trong số đó có những trận chiến rất gay go! Trận chiến về Kinh Thánh trong chủng viện. Trận chiến chống lại phá thai. Trận chiến chống lại những phim kinh dị, “Sự Cám Dỗ Sau Cùng Của Chúa Giê-su Christ.” Trận chiến chống lại Ruckmanism. Trận chiến chống lại Chủ Nghĩa Quyết Định. Cùng trận chiến dài với những người đã rời hội thánh chúng ta trong trận tách ra Olivas. Ngoài ra, tôi có từng chứng kiến ba cuộc phục hưng khá không bình thường do Chúa ban. Cho nên, ông lính già nầy nói, “Chờ đó! Chúng ta chưa sẵn sàng lấm!” Những người lình già biết môn như vậy.

Douglas MacArthur là một trong những tướng bậc nhất của Hoa Ky. Tổng Thống Roosevelt đem ông ra khỏi Phi-Luật-Tân trong Đệ Nhị Thế Chiến. Nhưng trong khi ông đi, Tướng MacArthur nói, “Tôi sẽ trở lại.” Và ông đã làm điều đó! Và chúng ta đã thắng! Cảm tạ Chúa! Những người trẻ, chúng tôi sẽ trở lại – và tôi tin, sớm hay muộn, chúng tôi sẽ thấy sự phục hưng trong thời của chúng tôi!

Chúa, ban xuống sự phục hưng,
Chúa, ban xuống sự phục hung,
Chúa, ban xuống sự phục hung –
Và hãy để nó đến từ Ngài!

Trở lại với Giăng! Thật là người đàn ông! Ông còn can đảm hơn Phi-e-rơ! Ông có đức tin hơn Thô-ma. Tại đó ông đứng kế thập tự giá. Bạn biết không, ông mạo hiểm cả tính mệnh của ông bởi sự có mặt ở đó! Tại đó ông đứng, bảo vệ mẹ của Đấng Christ. Ông chỉ là một thiếu niên mà thôi. Nhưng thật là một người đàn ông! Thật là một anh hùng! Ông theo Đấng Cứu Chuộc của ông hết đoạn đường đến thập tự. Ở đó ông nhìn, Chúa và Thầy chết trên thập tự giá! Tôi tin chắc rằng ông tưởng nó đã xong rồi. Nhưng nó chưa phải. Nó chưa từng bao giờ. Đấng Christ phán, “Ta sẽ trở lại.” Và Đấng Cứu Chuộc vĩ đại của chúng ta, và vị tướng lảnh lớn của chúng ta sẽ trở lại! Ngài phán, “Ta sẽ trở lại” (Giăng 14:3). Và Ngài sẽ làm đúng như Ngài đã phán!

Họ đã đánh chúng ta nằm dài tại I-rắc. Họ đánh chúng ta nằm dài tại I-răn. Họ đập chúng ta xuống tại Sy-ri-a. Họ đang đập bại chúng ta tại phía Bắc Phi Châu. Thậm chí họ đang đánh bại chúng ta trong Toà Bạch Ốc! Ông ta cũng có thể trở nên người độc tài! Tôi có nghe một người Thượng Nghị Sĩ của Mỹ nói bóng gió đến khả năng đó. Chúng ta có thể bị ở trong sư thống trị của sự kinh hoàng! Chúng ta chắc phải đi dưới ngầm – như họ đã bị ép buộc như vậy bên Trung Hoa. Nhưng cho dù họ làm gì đi nữa, thì Chỉ Huy vĩ đại của chúng ta đã phán, “Ta sẽ trở lại!” Cảm tạ Chúa! Chúng ta có lời hứa đó! “Ngài sẽ trở lại” – hát điệp khúc.

Ngài sẽ trở lại lần nữa, Ngài sẽ trở lại lần nữa,
Chính Chúa Giê-su, bị loài người chối bỏ;
Ngài sẽ trở lại lần nữa, Ngài sẽ trở lại lần nữa,
Với năng quyền và vinh hiển lớn,
Ngài sẽ trở lại lần nữa!
   (“Ngài Sẽ Trở Lại ‘He is Coming Again’
      bởi Mabel Johnston Camp, 1871-1937).

Trở lại với Giăng! Thật là một vị anh hùng! Đáng là một nam nhi! Đó ông đứng nhìn Chúa và Thầy bị chết trên thập tự! Tôi tin chắc là ông tưởng đã xong rồi. Nhưng có thể, chỉ có thể… Những lời của Chúa Giê-su chắc hẳn là vận hành trong tâm trí của ông,

“Con Người sẽ bị nộp trong tay người ta. Họ sẽ giết Ngài – nhưng đến ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại” (Ma-thi-ơ 17:22, 23).

“Có thể!” “Không, không thể nào!” “Nhưng có thể!” Tôi chắc chắn những tư tưởng đó vận hành suốt trong tâm trí của Giăng. Và thế ông đã nhìn. Ông cứng rắn và nhìn xem mội chi tiết. Giăng biết rằng ông đang xem thấy một sự kiện rất quan trọng. Thực tế, là điều quan trọng nhất mà ông chưa từng thấy. Và tôi nghĩ rằng Giăng biết điều đó. Tôi cũng nghĩ ông đã biết sẽ có ngày ông viết lại sự kiện nầy! Ông phải hiểu nó cho đúng. Ông cần phải nhớ mội chi tiết cho kỷ. Như Ernest Hemingway, ông đã nghĩ rằng ông sẽ phải viết sự kiện đó “tuyệt đối thật sự – hoàn toàn không giả dối hay lừa đảo một sự gì.” Vì thế Giăng nhìn xem mọi việc cách rất cẩn thận, và chép lại tất cả trong trí của ông.

Không phải chúng ta cũng làm như vậy khi người thân yêu của chúng ta qua đời hay sao? Chúng ta nhớ chúng ta ở đâu. Chúng ta nhớ những chi tiết nhỏ nhoi. Chúng ta chiếu lại những cuộn băng trong tâm trí của chúng ta. Bạn có làm điều đó không?

Mổi một người Mỷ cở tuổi của tôi có thể nhớ những chi tiết vào ngày mà Tổng Thống Kennedy bị bắn. Sự kiện đó đã ghi vào trong óc của chúng tôi mãi mãi. Tôi có thể nhớ những chi tiết nhỏ ngày mà bà nội / ngoại của tôi qua đời – và đó đã là 58 năm về trước khi tôi còn 15 tuổi. Tôi có thể nhớ những chi tiết nhỏ vào ngày mà người mẹ thân thương của tôi qua đời. Tôi biết tôi ở đâu. Tôi biết tôi đã đọc cái gì. Tôi biết phòng trong bệnh viện của bà như thế nào. Tôi nhớ hình gì treo trên tường. Tôi nhớ hình ảnh của ba ra sao. Tôi nhớ y tá đã nói gì. Tôi còn nhớ bác sĩ đó như thế nào nữa. Thậm chí tôi còn nhớ ông ta mặc đồ gì. Tôi nhớ mùi của bệnh viện lúc đó ra sao. Những chi tiết nầy đã khắc ghi trong tâm trí của tôi mãi mãi.

Và ngày đó cũng giống như vậy đối với Giăng. Ông không bao giờ có thể quên được ngày mà ông xem thấy Chúa Giê-su chết trên cây thập tự.

“Nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra. Kẻ đã thấy thì làm chứng về việc đó, lời chứng của người là thật, và người vẩn biết mình nói thật vậy, hầu cho các ngươi cũng tin” (Giăng 19:34, 35).

Tiến sĩ R. C. H. Lenski đã nói, “Điều nầy là sự thật mà [người theo dị giáo Cerinthus và] những người Ngộ Đạo đầu tiên đã phủ nhận. Trong sự nghiên cứu của họ về Thần Ngôn ‘Logos’ [Ngôi Lời] không trở nên xác thịt; Thần Linh hay Thần Ngôn (‘niên kỷ của Đấng Christ’ như lời của họ) là Đấng đã giáng trên Giê-su đã rời Ngài trước sự khổ hình; ‘Đấng Christ’ …không thể đau đớn, điều đó là một thứ Ảo Nhân Thuyết ‘Docetism’. Dị giáo nầy cho rằng sự giao hảo hay sự chia sẻ không cần sự dâng của lễ và huyết tẩy sạch của ‘Giê-su, Con (của Đức Chúa Trời).’ Đây là sự chấp nhận của đa số những ai khinh bỉ [xem thường] ‘thần học củ về huyết.’ ‘Huyết’ thì rõ ràng hơn là ‘sự chết,’ bởi vì ‘huyết’ biểu hiện sự hy sinh. Luôn luôn lúc nào cũng là huyết đổ. Chiên Con của Đức Chúa Trời đổ huyết ra trong sự chuộc [sự đền tội]…Là huyết của ‘Giê-su, Con Ngài,’ về phần Giê-su có bản chất tự nhiên của loài người và vì thế cũng huyết là ‘Con Ngài,’ là Thần Ngôn của sự Sống, là ngôi hai của Thượng Đế, đã trở nên xác thịt (Giăng 1:14), mà huyết, khi đổ ra, có năng quyền để tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi” (R. C. H. Lenski, Th.D., Sự Giải Thích về Những Thư của Thánh Giăng ‘The Interpretation of the Epistles of St. John,’ Nhà Xuất Bản Augsburg, 1966, tr. 389; lời chú giải về 1 Giăng 1:7).

Tiến sĩ Lenski là người Lutheran. Nhưng tôi không cần biết bất cứ ai (tôi nói bất cứ ai) nói gì – ông ta chính xác đúng – và ông ta lúc nào cũng đúng về “thần học củ về huyết” bị chối bỏ.

“Huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình” Lê-vi-ký 17:11).

“Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta” (Khải-Huyền 1:6).

Tôi rất thích hát nó, không có sợ hãi gì. Tôi muốn hát bài hát đó trong hội thánh của John MacArthur! Hạ mình trong Huyết. Tôi muốn hát bài đó như chính John MacArthur!

Nầy anh đến với Giê-su nhận quyền huyết chí thánh?
   Chiên Con có lấy huyết phiếu anh sạch chưa?
Đã quyết tin nơi ơn Chúa hay chưa được trọn thành?
   Chiên Con đã gội lòng anh thuần bạch chưa?
Huyết Chiên Con, bôi sạch lòng,
   Anh đã sạch do sông huyết tẩy thanh chưa?
Áo anh nay tinh như tuyết hay đương đầy bụi hồng?
   Chiên Con đã gội long anh thuần bạch chưa?
(“Huyết Chiên Con Bôi Sạch Lòng?‘Are You Washed in the Blood’
      bởi Elisha A. Hoffman, 1839-1929).

Còn nữa, “thần học củ về huyết” chính xác sai ở chổ nào? Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói, ‘Người ta ghét thần học về huyết,’ nhưng không có thần học nào xứng đáng với tên gọi riêng ra từ sự đổ huyết ra của Đấng Christ” (Martyn Lloyd-Jones, M.D., Sự Chắc Chắn ‘Assurance’ (Rô-ma 5), Banner of Truth Tran, 1971, tr.148).

Thật sự chỉ có hai thần học – thần học cậy vào việc làm thiện, và thần học về Huyết của Đấng Christ. Thần học của Finney và thần học của Luther. Thần học về chủ nghĩa quyết định và thần học của sự Cải Cách – chỉ hai thần học, bạn tự chọn. Tôi hy vọng bạn sẽ chọn lựa đúng, bởi vì “không có sự đổ huyết thì không có sự tha thứ” (Hê-bơ-rơ 9:22). Ca-in đến với của lễ hoa quả (việc làm, cầu nguyện, sự quyết định). Em trai của Ca-in là A-bên đến với Đức Chúa Trời bằng của lễ về huyết. Ca-in bị từ chối. A-bên được cứu. Đó là câu truyện minh hoạ phôi thai của hai phương cách – được cứu bởi việc làm hay được cứu bởi huyết. Điều đó ngay trong Kinh Thánh, rõ ràng và rành rành! Con người một là nghĩ rằng họ được cứu bởi sống thiện – hay họ nhận thức được họ không thể tốt đủ, và vì thế tội lỗi của họ phải được thanh tẩy bởi Huyết của Đấng Christ. Tiến sĩ Lenski nói, “Huyết thánh và quý báu của chỉ mình Đấng Christ đủ để đem tội nhân hèn hạ và sự thông công với Đức Chúa Trời và giữ họ lại đó (như đã trích, tr. 390). Luther nói, “Huyết của Đấng Christ là huyết của Đức Chúa Trời. Người là bất diệt và vô tận, cho nên chỉ cần một giọt máu của Ngài cũng đã đủ để cứu cả thế gian” (ghi chú trên Ê-sai 53:5). Lần nữa, Luther nói, “Đấng Christ có khả năng để trả nợ cho tội lỗ của thế gian bằng một giọt huyết của Ngài” (nhận xét trên Ga-la-ti 2:16). Và lần thứ ba nhà Cải Cách vĩ đại nói, “Ngài là Đấng đã chuộc lại chúng ta qua huyết của Ngài. Huyết của Ngài là huyết của Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hoá Toàn Năng, huyết của Chúa là vinh hiển, huyết của Con của Đức Chúa Trời. Vì thế những Sứ-đồ nói về nó, và vì điều nầy mà họ mạnh mẽ làm chứng” (lời ghi chú trên 1 Giăng 1:7; Khải-Huyền 1:5).

Sứ-đồ Giăng nói,

“Nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra” (Giăng 19:34).

Ông không phải đơn thuần đưa ra những sự thật về chuyện gì xảy ra cho Đấng Christ trên cây thập tự. Ông biết sự hệ trọng về Huyết của Đấng Christ. Trong thư thứ nhất Giăng nói, “huyết của Đức Chúa Giê-su Christ, Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7). Lần nữa, trong thư thứ nhất Giăng nói, “Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một” (1 Giăng 5:8).

“Nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sưòn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra” (Giăng 19:34).

Bá Tước Nicholas von Zinzendorf (1700-1760) là một trong những Cơ-đốc Nhân vĩ đại của lịch sử. Ông được biến đổi trong lúc suy nghỉ về việc Chúa Giê-su đổ huyết trên cây thập tự để tẩy sạch tội lỗi của ông. Những lời của Đấng Christ chịu khổ, ở phía trên của bức họa mà ông thấy, khép chặt tim ông, “Ta làm điều nầy vì con; Có chi cho ta con ơi?” Người quý tộc trẻ nầy cảm nhận đầy sự tội lỗi; và rồi ông biết rằng những tội lỗi của ông đã được tẩy sạch bởi Huyết của Chúa Giê-su. Ông bắt đầu làm việc mà đem những sự truyền giáo Moravian đến khấp cùng thế gian. Ông đã thật sự khởi đầu phong trào truyền giáo. Một trong những chuyến truyền giáo của ông đã đưa John Wesley đến với Đấng Christ, như vậy ông cũng có sự ảnh hưởng phôi thai trên First Great Awakening (Nhận Thức Lớn Đầu Tiên) và cả phong trào Giám-Lý. Ông quá ảnh hưởng William Carey (1761-1834) đến đỏi Carey đi ra là truyền giáo Báp-tít đầu tiên đến Ấn Độ. Rồi sau đó có hàng trăm những truyền giáo Báp-tít theo ông.

Thần học và sự giảng dạy của Zinzendorf hoàn toàn tập trung vào Đấng Christ. Và Zinzendorf nói, “Huyết của Đấng Christ không chỉ là phương thuốc thần hiệu cho tội lỗi: nó cũng là dinh dưỡng tối cao [chính] cho đời sống Cơ-đốc Nhân.” Ông luôn luôn giảng về vết thương của Đấng Christ, và về Huyết của Đấng Christ. Ông nói, “Thánh Linh đến với chúng ta bằng phương cách của huyết cho chan chứa sự cứu chuộc.” Ông nói, “Tôi khác, Chiên Con bị thương của Đức Chúa Trời, để rữa sạch tôi trong huyết thanh tẩy của Ngài.” Ông viết bài hát nầy bằng tiếng Đức, và John Wesley dịch sang qua tiếng Anh,

Giê-su, huyết và sự công bình Ngài,
   Vẽ đẹp của con, áo vinh hiến của con;
Giữa thế giới đang cháy, trong diện mạo nầy,
   Với vui mừng con sẽ ngẩng đầu lên.

Chúa, con tin vào huyết báu của Ngài,
   Tại ngai nhân từ của Đức Chúa Trời,
Mãi mãi cầu thay cho những tội nhân,
   Vì con, và linh hôn con, mà đổ ra.

Augustus Toplady (1740-1778) không phải là người dại. Ông đã học tạiTrường Westminister (Westminister School) và Đại Học Ba Ngôi (Trinity College) tại Dublin, Ireland. Ông được biến đổi vào tuổi 15. Ông được tấn phong trong Hội Thánh Anh vào 24 tuổi. Elgin S. Moyer nói, “Người thắng lớn của Chủ Nghĩa Calvin tại Hội Thánh Anh, tranh luận và viết với sự nghiêm chỉnh rất lớn” (Ai Là Ai trong Lịch Sử Hội Thánh ‘Who Was Who in Church History’, Moody Press, 1968, tr. 408). Người vĩ đại và học rộng nầy viết bài hát mà chúng ta ca trước khi tôi giảng bài giảng nầy. Trong bài Thánh Ca Toplady gọi là Vầng Đá Muôn Đời ‘Jesus the Rock of Ages.’ Tôi nghe Thánh Ca nầy lần đầu tiên tại đám tang của bà nội/ngoại của tôi lúc tôi mười lăm tuổi. Nó gây một ấn tượng trong tâm trí nhỏ của tôi đến nổi tôi lấy cuốn Thánh Ca và đọc đi đọc lại những lời đó. Bài số một trong tập bài hát của bạn. Hãy hát.

Xin núp trong vầng đá muôn đời, vì tôi phải nứt ra, Ngài ôi!
Lòng mong suối huyết kia trào phun, từ hông vỡ Chúa xưa tràn tuôn,
Nên những linh dược chữa muôn tội, trừ căn ác vốn hay hành tôi.
   (Vầng Đá Muôn Đời ‘Rock of Ages, Cleft for Me’
      bởi Augustus M. Toplady, 1740-1778).

Nó là sự cầu nguyện đến với Giê-su, là khe (nứt ra từng mảnh) trên Thập Tự Giá. Là lời cầu nguyện đến Chúa Giê-su, cầu xin Ngài tẩy sạch chúng ta khỏi tội lỗi bởi nước và Huyết đã tuôn ra từ vết thương bên hông Ngài. Giăng thấy Huyết và nước đổ ra từ bên hông của Ngài. Đó có nghĩa là cây giáo của tên lính đã đâm thủng vào bao nước chung quanh tim của Chúa Giê-su – và Huyết lỏng phóng ra. Là Huyết lỏng đó vẫn còn tươi và sẵn sàng để rữa bạn khỏi mọi tội lỗi và cứu linh hồn của bạn luôn luôn, và cả đời đời. Khi bạn đến với Chúa Giê-su bằng đức tin tức thì bạn đã được tẩy sạch bởi Huyết của Ngài khỏi mọi tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời. Đừng tìm mối xúc cảm hay cảm giác. Nhìn đến Chúa Giê-su. Tin cậy Ngài bằng tấm lòng. Bạn sẽ không bao giờ quên được cái ngày mà bạn được tẩy sạch trước mặt Đức Chúa Trời bởi Huyết thánh và quí báu của Chúa Giê-su.

Giăng viết đoạn văn nầy gởi đến nhóm người thứ ba, nhưng tôi sẽ đặc lại và nhấn mạnh đoạn văn nầy vào nhóm người thứ nhất.

“Nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, [tức thì] máu và nước chảy ra. Và [tôi] đã thấy [và] làm chứng về việc đó, và lời chứng [của tôi] là thật. [Tôi vẩn biết] là [tôi] nói thật vậy, hầu cho các anh cũng tin” (Giăng 19:34, 35).

Giăng viết về việc đó hầu cho bạn sẽ tin và được cứu khỏi tội và sự phán xét bởi Huyết và nước đã chảy ra từ sườn của Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa Trời. Đừng cố để hiểu hết điều đó. Điều đó quá sâu sắc cho bạn để hiểu hết hoàn toàn. Giăng viết sự kiện đó để bạn sẽ tin trong tấm lòng của bạn. Khi bạn tin cậy Chúa Giê-su, bạn đã được tẩy sạch, và được cứu. A-men. Bác sĩ Chan, xin dẩn chúng ta vào sự cầu nguyện.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Giăng 19:31-37.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Mão Gai ‘A Crown of Thorns’” (bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993).