Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




MẸ CỦA TỔNG THỐNG REAGAN –
BÀI GIẢNG NGÀY LỄ MẸ

PRESIDENT REAGAN’S MOTHER –
A MOTHER’S DAY SERMON
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 10 tháng 5 năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, May 10, 2015


Xin mở Kinh Thánh ra với tôi trong sách Xuất-ê-díp-tô-ký, chương hai, câu hai. Nó là trang 72 của bản Kinh Thánh Scofield. Chúng ta hãy đứng dậy và đọc lớn câu nầy.

“Nàng thọ thai, và sanh một con trai, thấy con ngộ, nên đi giấu trong ba tháng” (Xuất-ê-díp-tô-ký 2:2).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Ở đây tường thuật lại sự sanh ra của Môi-se. Mẹ của Môi-se là người Hê-bơ-rơ tên là Jochebed. Khi vua Ê-díp-tô là Pha-ra-ôn ra lệnh tất cả những bé trai người Hê-bơ-rơ phải bị quăng xuống sông cho chết, Jochebed, mẹ của Môi-se đã giấu ông được ba tháng. Khi bà không thể giấu lâu hơn được nữa, bà đã làm một cái tàu nhỏ, giống như cái giỏ, và đặt đứa bé vào trong đó, và để nó trôi theo giòng nước đến chổ mà con gái của vua Pha-ra-ôn đến tắm. Jochebed biết rằng đây là hy vọng duy nhất để con trai của bà có thể được công chúa Pha-ra-ôn cứu vớt. Núp trong lùm cây dỏi theo chiếc tàu nhỏ xíu mà con bà nằm trong đó, chắc bà phải cố cầu xin sao nó trôi theo dòng sông đến nơi mà công chúa Pha-ra-ôn tắm. Đức Chúa Trời đã trả lời cầu xin của bà, công chúa Pha-ra-ôn đã vớt lấy đứa bé và “động lòng thương xót” (Xuất-ê-díp-tô-ký 2:6).

Trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời, công chúa Pha-ra-ôn sai đầy tớ tìm kiếm một người đàn bà Hê-bơ-rơ để nuôi đứa trẻ. Họ đem Jochebed, chính là mẹ ruột của đứa bé để nuôi cậu ta. Jochebed nuôi nấng Môi-se cho đến khi ông được mười hoặc mười hai tuổi. Sau đó ông được lớn lên trong cung điện Ê-díp-tô như là con trai của công chúa Pha-ra-ôn.

“Môi-se được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 7:22).

Môi-se được lớn lên trong cung điện của Pha-ra-ôn. Ông được học tất cả các tôn giáo sùng bái thần tượng của người Ê-díp-tô. Mọi người nghĩ rằng ông là một người Ê-díp-tô. Nhưng trong thâm tâm của ông biết về Đức Chúa Trời, vì mẹ ruột của ông, Jochebed, nói cho ông biết về Đức Chúa Trời và ông là người Hê-bơ-rơ từ khi bà nuôi ông lúc còn nhỏ.

Ảnh hưởng của Jochebed trên con trai của bà còn lớn hơn là của vua Pha-ra-ôn xứ Ê-díp-tô. Ảnh hưởng của bà trên ông còn lớn hơn “tất cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 7:22). Khi Môi-se khôn lớn Kinh Thánh nói cho chúng ta biết ông từ chối tôn giáo của người Ê-díp-tô để đi theo Đức Chúa Trời của mẹ ông. Kinh Thánh nói,

“Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lổi…Bởi đức tin, người lìa xứ Ê-díp-tô không sợ vua giận; vì người đứng vững như thấy Đấng không thấy được” (Hê-bơ-rơ 11:24, 25, 27).

Môi-se chịu ảnh hưởng lớn nơi đức tin của mẹ ông, nên tất cả sự giàu có, quyền lực và học thức của xứ Ê-díp-tô không thể nào ngăn cản ông đi theo Đức Chúa Trời của mẹ ông.

Qua suốt lịch sử những người mẹ tin kính đều có ảnh hưởng rất lớn trên con cái của họ. Tổng thống Theodore Roosevelt nói,

Một người mẹ tốt, một người mẹ khôn ngoan, thì quan trọng đến quần chúng hơn là một người có đủ thẩm quyền; công việc của bà ta xứng đáng được danh dự hơn và hữu dụng hơn đến quần chúng hơn là công việc của bất cứ một người nào khác, cho dù người đó thành công như thế nào.

Lời nói của Tổng Thống Theodore Roosevelt có đúng không? Tôi nghĩ là đúng. Đời sống của Jochebed tỏ ra điều đó. Môi-se, con của bà đã vươn lên và trở thành một trong những người vĩ đại nhất và tin kính nhất trong lịch sử. Ông dẩn người Hê-bơ-rơ ra khỏi sự nộ lệ tại Ê-díp-tô. Ngay cả ở giữa những tà thần trong cung điện Ê-díp-tô, Môi-se cũng không thể nào quên được những gì mà ông đã học được từ người mẹ tin kính của ông.

Điều đó có còn thực tế trong thời đại chúng ta không? Vâng, rất thực tế. Tôi không có thể nghĩ rằng có thì dụ nào lớn hơn điều nầy khác đó là Nelle Reagan – và con của bà, Ronald Wilson Reagan, tổng thống thứ bốn mươi của nước Mỹ

.

Ronald Reagan sinh vào năm 1911 trong một ngôi làng nhỏ ở Tampico, Illinois, là người con thứ hai của Jack và Nelle Reagan. Tên thường gọi (biệt danh) mà cha của Ronald Reagan đặt cho là “Dutch”. Biệt danh nầy dính liền ông, những người bạn thân thuòng gọi cụ tổng thống là “Dutch” cho tới ngày nay. Nhưng cha của Dutch chỉ mang cái hư danh là người Công Giáo và là một người nghiện rượu. Mẹ của ông, Nelle, là một người Tin Lành là người có niềm tin sâu sắc nghiêm túc.

Jack Reagan dời gia đình của ông vòng vòng để tìm một công việc tốt hơn. Cuối cùng họ dời từ một ngôi làng nhỏ ở Tampico đến Dixon, Illinois, nơi mà họ đã sống trãi qua năm lần mướn nhà khác nhau. Một người láng giềng nói, “Họ là người hết sức nghèo."

Di chuyển đến nhiều chổ đã gây ra cho “Dutch” trở thành một người nội tâm, mắc cở và cô đơn. Là một đứa trẻ, Dutch nói ông là người “rất chậm để làm quen với bạn bè. Trong một chiều hướng nào đó tôi nghĩ sự miển cưởng để gần gủi với người khác thật chưa bao giờ rời khỏi tôi hoàn toàn.” Khi tôi gặp ông với gia đình của tôi tại văn phòng ông, tôi cảm giác được tính e thẹn của ông. Nhưng là một Tổng Thống, ông đả che đậy được điều đó. Quý vị có thể nhìn thấy được những tấm hình của những đứa con trai tôi, vợ tôi và tôi, với Tổng Thống Reagan trên tường của nhà thờ chúng ta, trên tầng thứ hai.

Bây giờ tôi sẽ trích dẩn thẳng từ Đức Chúa Trời và Ronald Reagan ‘God and Ronald Reagan’, bởi Tiến sĩ Paul Kengor (Nhà Xuất Bản Harper Collins, 2004). Tôi sẽ trích dẩn một vài đoạn.

[Ronald Reagan] tìm thấy đầu tiên tìm đến và liên kết với Đức Chúa Trời lúc còn là cậu bé đơn độc… Một nhược điểm khác là [cha của ông] có thể góp thêm phần cho sự trở về với Chúa của Dutch…một thời gian ngắn sau khi sinh nhật lần thứ mười một của Reagan … ông đáng lẽ là trở về với căn nhà yên lặng, trống vắng. Thay vào đó, ông run rẩy bởi cái cảnh tượng của [cha của ông] nằm dài ngoài trời tuyết trước cổng, bất tỉnh, nằm sóng soài, lạnh cóng, quá say mèm để đến được tới cửa. “Ông đã uống rượu quá say,” con ông còn nhớ như vậy. “Chết cho thế giới.”

Dutch nắm lấy một tay đầy áo khoác ngoài của [cha của ông] và kéo ông về phía cửa. Ông lôi cha của ông vào nhà và vào trong phòng ngủ… Đó là giây phút buồn. Dutch không cảm thấy giận, không có phẫn uất, chỉ ưu sầu…Thế giới của ông bị hỗn loạn – một lần nữa…Ông chỉ được 11 tuổi thôi

.

Sự kiện đó xảy ra trong thời kỳ quan trọng trong sự phát triển thuộc linh của Reagan trẻ tuổi. Bốn tháng sau thì ông sẽ được báp-tem, bất đầu cuộc sống mới là thuộc viên của hội thánh. Suy nghỉ đến ba của ông nằm dài trên tuyết có thể nấn ná trong tâm trí của Reagan ngày đó, cũng sẽ trong cả cuộc đời của ông

.

[Ngay thời điểm đó, mẹ của ông] trở thành nhân vật trong sự hướng dẩn Ronald Reagan để trở nên một Cơ-đốc Nhân.

Những người viết tiểu sử thường thường bắt đầu câu chuyện về đức tin của Nelle tại Dixon, nhưng vai trò trước trong hội thánh tại Tampico đáng được chú ý. Trong những tháng cuối trước khi [ba của ông] di chuyển gia đình lại lần nữa, Nelle rất tích cực trong hội thánh…Thu hút bởi sự phục hưng của 1910 được tổ chức tại đó, một dữ liệu cho là Nelle điều hành một hội thánh không có mục sư gần như một mình, viết tờ chương trình, chuẩn bị những chương trình Chúa Nhật, thúc hội thánh để ủng hộ nhà thờ đang vùng vẫy, và ngay cả giảng dạy khá nhiều…Ngay cả sau khi di chuyển đến Dixon, Nelle thường làm vài chuyến về Tampico để giúp hội thánh củ của bà, với Dutch kéo theo.

[Rồi mẹ của Reagan gia nhập vào trong hội thánh tại Dixon]. Đầu tiên [hội thánh] nhóm lại ở tầng hầm của YMCA trong tỉnh cho đến khi gây được quỷ tạo mãi nhà thờ. Nhà thờ mới được xây cất . . . vào ngày 18 tháng 6 năm 1992.

Bà Nelle [Reagan] trở thành người lãnh đạo, cuối cùng bà là cột trụ trong hội thánh. Ngoài Mục sư ra, bà là người hầu như ai cũng biết … [Lớp Trường Chúa Nhật] của Nelle là lớp đông nhất. Danh sách Hội Thánh vào năm 1992 đã có ba mươi mốt người là trong lớp của bà; lớp của Mục sư chỉ có năm người, và chín người trong lớp của bà mục sư.

Nelle cho đọc những bài đọc trong tôn giáo, bên ngoài lẩn bên trong nhà thờ – là mục vụ có nhu cầu cao cho bà. Được phước với một giọng nói thu hút và lòng tự tin tự nhiên của một người thực hiện chương trình – những đức tính đó đã ảnh hưởng đến con trai của bà – bà cũng tham gia diển xuất trong nhiều vở kịch … Vào tháng sáu năm 1926, bà mang lại cho hội thánh Báp-Tít với cái tên gọi “Con Tàu Đức Tin.”

…Nelle xuất bản “Bài Thơ Ngày Đình Chiến ‘Armistice Day Poem’” vào…năm 1926, trong đó bà cố nài rằng “Lạy Chúa đừng để chúng ta quên” những binh sĩ đã bỏ mạng trong [Đệ Chiến Thứ Nhất]. Những người anh hùng đó, bà viết “đã thắng cho nền dân chủ thế giới, và bị số phận mãi mãi và luôn luôn chế độ chuyên quyền tàn nhẫn”… Trong năm 1927, Nelle xuất hiện tại American Legion để phát ngôn được diển tả như là “một bài nói chuyện huy hoàng” về thời niên thiếu của George Washington – nhất định là một câu chuyện mà phải có gây sự ấn tượng trên [con trai của bà].

Một người tin vững chắc vào năng quyền của sự cầu nguyện, bà hướng dẩn những nhóm cầu nguyện ở hội thánh. Khi mục sư đi nghi lễ…bà được chủ quản những buổi cầu nguyện giữa tuần, và bà hướng dẫn những thảo luận về sự cầu nguyện…Nelle [cũng] xem như là một “người lãnh đạo,” cung cấp “những buổi cầu nguyện tại nhà.”

[Đây là bài làm chứng của Bà Mildred Neer, liên quan đến sự cầu nguyện của Nelle Reagan cho con gái của bà. Cô con gái trở nên rất bệnh đến nổi không ăn không ngủ được. Người mẹ đi đến nhà thờ. Bà nói như vầy]:

     Khi buổi thờ phượng xong, tôi không thể rời ghế tôi ngồi. Cuối cùng mọi người đều đi hết ngoại trừ Bà Reagan…
     Tôi nghĩ, “Phải chi tôi có thể nói chuyện cùng Bà Reagan,” và đi đến bà…tôi kể bà nghe về con gái chúng tôi, và bà nói, “Hãy ra phòng phía sau.” Và chúng tôi đi. Rồi Bà Reagan nói, “Chúng ta hãy quì xuống và cầu nguyện về điều nầy.” Bà cầu nguyện rất tuyệt và khi [chúng tôi đứng lên] tôi cảm giác lời cầu nguyện đã được đáp. Tôi đi về nhà. Không bao lâu thì có tiếng gõ cửa. Đó là Bà Reagan. Bà ở nguyên cả buổi trưa [trong sự cầu nguyện] cùng chúng tôi. Bà ra về khoảng sáu giờ chiều. Một lát sau thì áp xe [trên con gái của bà] vỡ ra. Sáng hôm sau bác sỉ nói, “Tôi không cần mổ cái nầy.” Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của Nelle Reagan và nhậm lời.

Một người thuộc viên khác trong hội thánh gợi lại:

…Bà không bao giờ đặt tay lên hay việc tương tự như vậy. Chỉ là cách mà bà cầu nguyện, quì ngối xuống, mắt ngước lên, và nói chuyện như là chính cá nhân bà đã biết Chúa, như là bà đã từng có nhiều lần giao thiệp cùng Ngài. Nếu có ai gặp khó khăn thật hoặc bị bệnh, thì Nelle sẽ đến nhà của người đó và quì xuống và cầu nguyện…người ta có thể đối diện khó khăn dể dàng hơn sau khi bà rời khỏi.

…không có ngạc nhiên gì rằng ngay cả con trai của Nelle khi lớn rồi mà vẩn tin vào năng lực của sự cầu nguyện cách mạnh mẽ.

Nelle Reagan cống hiến cuộc đời của bà tận tụy cho những người “nghèo và không tự lực.” Là lời hứa mà bà đã làm cùng mẹ mình lúc mẹ mình đang trên giường bệnh…Bà quan tâm đặc biệt đến những người trong tù…bà [thường] trung tín đi đến trại tù để đọc Kinh Thánh cho những người bị tống giam…Có những tường thuật về những tù nhân đã thay đổi thái độ là kết quả do mục vụ của bà – một sự kiện thực sự giữa hành động phạm tội

[Một lưu manh trẻ trò chuyện cùng Nelle ở trong tù. Rồi thì, khi ông ra ngoài, ông đi nhờ xe và toan tính chĩa súng cướp tài xế. Khi ông ra khỏi xe, ông nói] “Xin chào, cám ơn đã cho tôi đi xe nhờ”… “Ông tìm cây súng ở phía sau xe. Tôi dự định dùng nó, nhưng tôi đã có nói chuyện cùng người đàn bà trong tù…” Nelle Reagan đã thuyết phục ông ta từ bỏ một đời sống tội ác.

Trong mùa hè của năm 1924, bà giúp gây quỉ số tiền để xây dựng nhà thờ nhỏ cho Hội Thánh Nga tại thành phố New York, một hành động tượng trưng bài tỏ sự đoàn kết của Cơ-đốc Nhân người Nga [dưới chủ nghĩa Cộng Sản].

Vào tháng Tư năm 1927…bà trình bày về Nhật Bản và tình trạng Cơ-đốc Giáo tại đó.

Nelle Reagan có tấm lòng cho Chúa, và bà làm hết mình để truyền đạt đức tin đó cho con trai bà là Ronald. Là do sự cầu nguyện của bà rằng một ngày nào đó ông sẽ đem đức tin đó đến cho thế giới.

Vào ngày 21 tháng bảy năm 1922, ba ngày sau khi hội thánh mở…Dutch, anh/em trai của ông là Neil, và hai mươi ba người khác là những người đã được báp-tem trong nhà thờ mới đó. Là ý riêng của Ronald Reagan để nhận báp-tem. Ông nói ông đã có kinh nghiệm riêng với Đấng Christ.”

Là một người lớn [Tổng Thống] Reagan cho biết Kinh Thánh là quyển sách ông thích nhất, và là “sứ điệp vĩ đại nhất chưa từng viết.” Rằng những chữ là có nguồn gốc thiêng liêng và sự truyền cảm mà ông nói ông “không bao giờ có sự nghi ngờ.”

Sau khi được báp-tem xong [Ronald] Reagan trở nên một thuộc viên rất tích cực [cho hội thánh]. [Reagan, mẹ của ông, và anh/em trai làm việc đều đến mỗi Chúa Nhật. Anh/em trai của ông thu nhặt tờ chương trình lại]. “Trường Chúa Nhật, sáng Chúa Nhật, thờ phượng sáng Chúa Nhật, Ngày Cơ-đốc Nhân Nỗ Lực chiều Chúa Nhật, thờ phượng sau Cơ-đốc Nhân Nỗ Lực, và những buổi cầu nguyện vào ngày Thứ Tư”…Lúc mười lâm, Dutch đã bắt đầu dạy lớp Trường Chúa Nhật riêng… “Ông trở thành một lãnh đạo trong số người con trai đó,” Savila Palmer, người bạn thời niên thiếu hồi tưởng lại. “Họ xem ông là gương mẫu.”

Ronald Reagan đi học trường đại học của Cơ-Đốc Giáo. Trong năm 1981 ông trở thành Tổng Thống của Hoa Kỳ. Ông tuyên thệ để nhậm chức Tổng Thống với tay ông đặt trên quyển Kinh Thánh của mẹ ông, và nói, “Xin Chúa giúp con.”

Là một Tổng Thống, Ronald Reagan chống đối sự phá thai dựa vào nền tảng trong Kinh Thánh. Ông nói,

Tôi tin rằng không có sự thách thức nào quan trọng hơn cho đặc tính của Hoa Kỳ hơn là phục hồi lại quyền để sống cho tất cả nhân loại. Không có quyền đó, thì những quyền khác đều không có ý nghĩa. “Hãy để con trẻ đến cùng ta, và đừng ngăn cản chúng, vì vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về chúng.”

Trong bài Diển Vân Liên Ban năm 1986, ông nói,

Ngày hôm nay có một vết thương trong lương tâm cả quốc gia của chúng ta. Hoa Kỳ sẽ không được nguyên vẹn nếu quyền được sống ban cho từ Đấng Tạo Hoá của chúng ta bị từ chối đến cho bé chưa sinh còn tồn tại.

Phá thai là vấn đề đạo đức mà ông cự tuyệt để thoả hiệp với chức vị Tổng Thống.

Tổng Thống Reagan cũng đối kháng rất mạnh mẽ đối với Cộng Sản vô thần qua suốt chức vụ tổng thống của ông. Ông gọi Liên Xô là “Đế Quốc Gian Ác.” Ông nói, trong diễn văn lớn tại Thành Berlin, “Ông Gorbachev, hãy xé xuống thành quách nầy.” Ông tin rằng sự vô thần của Chủ Nghĩa Công Sản là vốn thuộc gian ác. Ông xây dựng quân sự Hoa Kỳ có thể biết rằng Liên Xô sẽ phải sánh được với nó, và kết quả sẽ là đổ nát. Nó thật sự bị đổ nát, đúng như ông đã biết nó sẽ bị. Hơn một cá nhân nào khác, Ronald Reagan chịu trách nhiệm cho sự kết thúc của “Đế Quốc Gian Ác,” và sự kết thúc cho sự lan tràn của Chủ Nghĩa Cộng Sản khắp thế giới. Người viết tiểu sử của ông là Edmund Morris đã nói, “Ông muốn Cơ-đốc Giáo tại Moscow, chỉ đơn giản như vậy.” Và Ronald Reagan được sống để thấy sự cầu nguyện của ông thành sự thật.

Lễ Mẹ hôm nay, tôi muốn tất cả những người mẹ ở đây đi từ hội thánh nầy với sự truyền cảm thu hút từ Jochebed, mẹ của Môi-se – và từ Nelle Reagan, mẹ của Tổng Thống thứ bốn mươi của chúng ta. Tôi muốn bạn biết rằng Chúa Giê-xu Christ chết thay cho bạn, để đền tội cho tội lỗi của bạn trên Thập Tự. Tôi muốn bạn biết rằng Huyết của Giê-su có thể rửa sạch bạn khỏi mọi tội lỗi. Tôi muốn bạn để biết rằng Giê-su đã sống lại từ sự chết và đang sống bây giờ bên hửu của Đức Chúa Trời. Tôi muốn bạn đến với Chúa Giê-su và tin cậy Ngài hoàn toàn. Và rồi phải chắc chắn rằng bạn đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật. Phải chắc chắn rằng bạn làm ấn tượng tâm linh cho con cái của bạn để sống cho Chúa Giê-su Christ. Xin Chúa ban phước trên bạn. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Hê-bơ-rơ 11:23-27.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Tôi Sẽ Tôn Cao Ngài ‘I Will Praise Him’” (bởi Margaret J. Harris, 1865-1919).