Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TẠI SAO KHÔNG CÓ SỰ PHỤC HƯNG?
CÂU TRẢ LỜI XÁC THỰC!

(BÀI GIẢNG SỐ 10 VỀ SỰ PHỤC HƯNG)
WHY NO REVIVAL? THE TRUE ANSWER!
(SERMON NUMBER 10 ON REVIVAL)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L.Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng tại Hội thánh Báp-tít Tabernacle Los Angeles
Chiều Chúa Nhật ngày 10 tháng 5 năm 2014
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, October 5, 2014

“Ngài đã lìa khỏi chúng nó” (Ô-sê 5:6).

“Ta sẽ đi, sẽ vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội và tìm kiếm mặt ta…” (Ô-sê 5:15).


Chủ đề của chương thứ năm sách Ô-sê là sự thoái lui sự hiện diện Đức Chúa Trời – như đã cho thấy trong phần mô tả đầu chương sách Kinh Thánh Scofield. Đức Chúa Trời đã quay mặt khỏi dân Do Thái vì sự kiêu ngạo và tội lỗi của họ.

Tôi biết rằng Đức Chúa Trời không lập giao ước với nước Mỹ. Ngài có lập giao ước trần thế với nước Do Thái, nhưng không có với bất cứ nước nào khác. Nhưng xin hãy để ý, trong câu Kinh Thánh, Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ quay lưng lại với dân sự giao ước của Ngài vì sự kiêu ngạo và tội lỗi của họ. Nếu Ngài từ bỏ dân sự giao ước Do Thái của Ngài được, hãy suy nghĩ xem khả năng Ngài sẽ từ bỏ nước Mỹ, và thế giới Tây Phương nhiều như thế nào! Tiến sĩ J. Vernon McGee nói,

Đây là lòng tin chắc của tôi rằng ngày hôm nay đất nước Mỹ đang cảm nhận được sự phán xét của Đức Chúa Trời trên mỗi chúng ta…Chúng ta đang cảm nhận được ảnh hưởng của sự phán xét Ngài đặt để trên chúng ta, như dân Do Thái đã bị (J. Vernon McGee, Th.D., Xuyên Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, quyển III, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, năm 1982, tr. 633; ghi chú về sách Ô-sê 5:2).

Bây giờ hãy đến với phân đoạn của chúng ta,

“Ta sẽ đi, sẽ vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội và tìm kiếm mặt ta…” (Ô-sê 5:15).

Đức Chúa Trời phán bảo đất nước tội lỗi này rằng Ngài sẽ phạt họ bằng cách rút lui khỏi họ, “Ta sẽ đi [khỏi các ngươi] và vào nơi ta…” Nhà phê bình nổi tiếng phái Thanh Giáo Jeremiah Burroughs (1600-1646) viết những lời chú giải này cho câu trên,

‘Ta sẽ về nơi ta’, nghĩa là, Ta sẽ về lại Thiên Đàng…Khi Ta đã làm cho họ bị khổ sở, đau đớn, ta sẽ về lại Thiên Đàng, ở đó Ta sẽ ngồi yên… như thể Ta không dính dáng gì với họ nữa (Jeremiah Burroughs, Giải Nghĩa Sách Tiên Tri Ô-sê ‘An Exposition of the Prophecy of Hosea’, Nhà Xuất Bản Di Sản Cải Cách, năm 2006, tr. 305; ghi chú về Ô-sê 5:15).

Tôi chắc rằng đó là lý do chúng ta đã không có một cuộc phục hưng lớn nào trong thế giới Tây Phương trong suốt hơn 100 năm qua. Đức Chúa Trời đã rút lui khỏi chúng ta. Ngài phán, “Ta sẽ đi và vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội…” Quý vị có thể sẽ không đồng ý, cho rằng tôi chỉ là một người giáo sĩ bình thường, không đáng cho quý vị để ý. Nếu vậy, quý vị có thể nghe thử lời nhà truyền giáo nổi tiếng, Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones? Đây là điều ông nói,

Đức Chúa Trời biết Hội Thánh Cơ-Đốc đang ở trong nơi đồng vắng nhiều năm nay. Nếu bạn đọc lịch sử Hội thánh trước khoảng năm 1830 hoặc 1840, bạn sẽ tìm thấy được nhiều xứ sở đã từng là nơi thường có sự phục hưng diễn ra mỗi mười năm hoặc hơn. Hiện nay đã không còn như vậy nữa. Chỉ có mỗi một cuộc phục hưng lớn từ năm 1859 đến nay. Ồ, chúng ta đã và đang trải qua thời hoang vu…người ta đã đánh mất niềm tin mình nơi Đức Chúa Trời hằng sống, nơi sự chuộc tội, và nơi sự giải hòa mà tìm đến với sự khôn ngoan trí tuệ, triết học và học vấn. Chúng ta đang trải qua thời hoang vu nhất trong lịch sử lâu đời của Hội Thánh…Chúng ta vẫn còn lang thang trong đồng vắng. Đừng tin bất cứ điều gì mà cho rằng chúng ta ra khỏi đó rồi, không đâu. (D. Martyn Lloyd-Jones, M.D., Sự Phục Hưng ‘Revival’, năm 1987, Nhà Xuất Bản Crossway, tr. 129).

Quý vị thấy đó, không phải từ một người giáo sĩ không quan trọng như tôi, nhưng là từ một vị đại học giả, một trong những nhà truyền giáo nổi tiếng nhất trong thế kỷ thứ hai mươi! Đức Chúa Trời đã tự mình rút lui, thế nên, “Chỉ có mỗi một cuộc phục hưng lớn từ năm 1859 đến nay,” mặc dù “trước khoảng năm 1830 hoặc 1840…sự phục hưng thường diễn ra mỗi mười năm hoặc hơn” (như đã trích).

Nếu thật sự quan tâm đến sự phục hưng, chúng ta nên trở lại và kiểm chứng cẩn thận những gì xảy ra trong khoảng thời gian năm 1830 và 1840. Trước đó, hội thánh đã có sự phục hưng cho mỗi mười năm. Sau thời gian đó – chỉ có mỗi một cuộc phục hưng từ năm 1859 đến nay! Vì thế nhất định phải có điều gì đó đã diễn ra giữa năm 1830 và 1840 khiến Đức Chúa Trời phải “tự mình rút lui” (Ô-sê 5:6) và “trở về nơi [chính Ngài] Ngài ở” (Ô-sê 5:15).

Nếu quý bạn biết về lịch sử về phúc âm Cơ-đốc Giáo, bạn sẽ hiểu rõ điều gì đã xảy ra! Charles G. Finney! Chính ông ta là lý do! Nhà sử học Tiến sĩ William G. McLoughlin, Jr. viết,

Ông ta đã khởi đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử phục hưng nước Mỹ…ông đã biến đổi toàn bộ triết lý và tiến trình của Phúc Âm (William G. McLoughlin, Jr. Ph.D., Sự Phục Hưng Thời Hiện Đại: Charles G. Finney đến Billy Graham ‘Modern Revivalism: Charles G. Finney to Billy Grahan’, Nhà Xuất Bản Ronald, năm 1959, tr. 11).

Trước thời ông Finney, các nhà truyền giáo tin rằng sự phục hưng đến từ Đức Chúa Trời, và mỗi một sự cải đạo cá nhân cũng đều là phép lạ từ Chúa. Năm 1735 ông Jonathan Edwards gọi sự phục hưng là “công việc diệu kỳ của Chúa.” Đến năm 1835, ông Finney tuyên bố rằng sự phục hưng “Không phải là phép lạ trong bất cứ phương diện nào. Nó chỉ đơn giản là kết quả triết học của việc sử dụng đúng cách một phương cách hành động.” Nghĩa là, “Sự phục hưng không phải là phép lạ. Nó chỉ là kết quả đương nhiên của việc sử dụng đúng phương pháp.” Đó là cách lập luận của ông ta trong tiếng Anh hiện đại.

Điều khác biệt giữa ông Jonathan Edwards và ông Finney là như vầy, Edwards là người Tin Lành trong khi Finney lại là kẻ dị giáo, người theo phái thần học phủ nhận nguyên tội, tin rằng con người có thể tự cứu mình bằng chính nỗ lực riêng, hơn là bằng ân điển và quyền năng của Đức Chúa Trời thôi. Cho rằng ông Finney là người theo chủ thuyết Arminian như Hội Thánh Giám Lý thì không đúng. Niềm tin của ông Finney khác xa với chủ thuyết Arminian trong thời nguyên sơ của Hội thánh Giám Lý. Một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của ông Finney mang tựa đề “Tội Nhân Nhất Định Thay Đổi Lòng Mình” (1831). Đức Chúa Trời bị đẩy ra, và con người, bởi sứ riêng, có thể tự đem sự biến đổi của cá nhân do sự quyết định của loài người. Người Giám Lý, trước Finney, không tin vào điều đó. Iain H. Murray đã chỉ cho thấy những ý của Finney được xác định là đến từ những nhà tự do tại New England như Nathaniel Taylor, chứ không phải từ những người Giám Lý đầu tiên (Iain H. Murray, Phục Hưng và Chủ Nghĩa Phục Hưng ‘Revival and Revivalism’, Banner of Truth, xuất bản 2009, trang 259-261). Giám Lý sẽ không bao giờ nói, “Tội Nhân Nhất Định Thay Đổi Lòng Mình”! Trong tác phẩm Lịch Sử Hội Thánh Giám Lý của Wesley ‘History of Wesleyan Methodism’, ông George Smith định nghĩa như vầy về sự phục hưng,

Sự phục hưng, vì thế, là công việc của ân điển được Thánh Linh Đức Chúa Trời tác động trên linh hồn con người; và, trong tính cách tự nhiên, chỉ khác với hoạt động bình thường của Đức Thánh Linh trong sự soi sáng và chuyển đổi con người, bằng cường độ mạnh hơn và tỉ lệ rộng lớn hơn (George Smith, Sự Phục Hưng ‘Revival’, quyển 2, năm 1858, tr. 617)

Đây là định nghĩa ban đầu của Hội Thánh Giám Lý về sự phục hưng và cải đạo. Đáng lý nó đã được đưa ra bởi bất cứ một người Tin Lành nào hoặc hệ phái Báp-tít trước khi định nghĩa sai lạc của ông Finney trở nên thịnh hành và ép đẩy Đức Chúa Trời ra khỏi tiến trình. Sau thời ông Finney, họ không còn biết mình “đã từng khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù, và lõa lồ” (Khải Huyền 3:17). Sau thời ông Finney, họ cũng không biết Đức Chúa Trời “đã tự mình rút lui” và trở về “nơi của Ngài.”

Lời trích từ ông George Smith cho thấy rằng người Giám Lý thuở ban đầu tin cả hai sự cải đạo cá nhân và phục hưng tùy thuộc hoàn toàn vào ân điển Đức Chúa Trời, qua công việc của Đức Thánh Linh. Đó là điều mà tất cả người Tin Lành và Báp-tít tin trước khi ông Finney phá hủy công cuộc truyền giáo. Quan điểm trước của các giáo phái chính khác xa với quan điểm Dị Giáo của ông Finney, được giải bày trên tựa đề của bài giảng nổi tiếng, “Tội Nhân Nhất Định Thay Đổi Lòng Mình.” Làm sao quý bạn có thể làm được điều đó? Tôi đã thử trong bảy năm! Không thể được. Tôi biết bằng chính kinh nghiệm mình!

Finney là người giới thiệu cách thức kêu gọi người tiến lên bục giảng, bảo người chưa tin Chúa rằng họ có thể tự quyết định và được cứu “tại chỗ” qua hành động theo ý riêng của mình. Như Tiến sĩ McLoughkin nói, ông Finney “đã biến đổi toàn bộ triết lý và tiến trình Phúc Âm” (như đã trích). Ngày nay, hầu hết các chi nhánh của Tin Lành đều dạy rằng tội nhân lạc đường có thể được cứu rỗi qua hành động giơ tay lên, đọc lời của “bài cầu nguyện tội nhân,” hoặc tiến lên phía trước tòa giảng để làm cái điều gọi là “giờ quyết định.” Vì thế “nguyên lý quyết định” là sản phẩm trực tiếp của phương cách dạy dỗ của dị giáo Charles G. Finney!

“Nguyên lý quyết định” nhanh chóng trở nên phổ biến vì nó “nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.” Quý vị không còn cần phải chờ Đức Thánh Linh kết án tội lỗi người đi lạc, sau đó kéo họ đến với Đấng Christ. Ông Finney biến Phúc Âm thành dây chuyền sản xuất tân tín hữu “Cơ Đốc Nhân” đại trà. Nhưng “sản phẩm” đại trà này hầu hết không phải là Cơ Đốc Nhân đâu! Đó là điều đã hủy hoại Tin Lành và những hệ phái Báp-tít! Mỗi người theo “trường phái tự do chủ nghĩa” tự quyết định mà không được cứu! Tin Lành Tự Do đã thành hình từ chổ đó!

Iain H. Murray nói, “Ý tưởng về sự cải đạo là công việc của con người đã trở nên một chứng bệnh đặc hữu đến [một phần] của Tin Lành, khi người ta đã quên rằng tái sinh là công việc của Đức Chúa Trời, thế nên niềm tin về sự phục hưng là công việc của Thánh Linh Chúa Trời đã biến mất. [Đây] chính là sản phẩm trực tiếp của thần học Finney” (Phục Hưng và Chủ Nghĩa Phục Hưng ‘Revival and Revivalism’, Banner of Truth, năm 1994, tr. 412-413).

Cái cách “nhanh hơn và dễ dàng hơn” đã không được Chúa chúc phước. Thay vào đó, nó đã đem lại cho Tin Lành và các hội thánh Báp-tít đầy những người lạc lối. Hiện nay, có quá nhiều người lạc lối trong các hội thánh Báp-tít chúng ta đến nỗi các mục sư cảm thấy mình cần phải đóng cửa buổi thờ phượng chiều Chúa Nhật.

Tôi có lần hỏi một người vợ Mục sư tại sao ông ta đóng cửa buổi thờ phượng chiều Chúa Nhật. Bà ta trả lời, “Họ nói với nhà tôi là họ không đến nữa.” Đây chính là một trong những kết quả thảm hại của việc đem người chưa được cứu trở thành thành viên Hội thánh chỉ đơn giản vì họ đã làm một “quyết định trần tục.” Xin Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta! Nếu không có các hình thức cải đạo lâu đời, đúng theo Kinh Thánh, chúng ta cũng đành phải chịu cùng số phận! Chúng ta không tự cứu mình. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đem lại sự phục hưng. Chủ nghĩa Quyết Định đã chối từ Đức Chúa Trời và đặt con người lên ngai. Và Đức Chúa Trời đã phán,

“Ta sẽ đi, sẽ vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội và tìm kiếm mặt ta…” (Ô-sê 5:15).

Đó là lý do thật tại sao chúng ta không có cuộc phục hưng lớn nào trên nước Mỹ hoặc nước Anh hơn 100 năm nay!

Tội nhân cần phải tỏ lòng khiêm nhu trước mặt Đức Chúa Trời. Chủ Nghĩa Quyết Định không tỏ lòng khiêm nhu với bất cứ một ai. Tội nhân tiến lên “phía trước” như là một hành động của sự can đảm, dũng cảm. Chúng ta không thấy nước mắt, không buồn bã, không ăn năn hối hận, và không dằn vặt tội lỗi. Vợ chồng chúng tôi chứng kiến đám đông người cười nói vui vẻ khi họ “tiến lên bục giảng” tại cuộc truyền giảng của Billy Graham cuối cùng tại Pasadena, California vào tháng Mười Một năm 2004. Thật là một sự cách biệt so với sự phục hưng thời xưa, trước thời Finney. Hãy lắng nghe lời mô tả lại buổi nhóm họp Giám Lý năm 1814

.

Đêm hôm sau, tại một buổi nhóm cầu nguyện khác, nhiều người đã bị bắt phục trong sự phán quyết tội lỗi mình, và sau khi linh hồn họ bị dằn vặt đau đớn cùng với lời cầu nguyện [dài], họ đã tìm đến Đấng Christ làm nơi nương náu linh hồn…Đàn ông, đàn bà và thanh niên từng sống một đời không có Chúa đã mang theo nỗi phiền muộn linh hồn mình [và rồi] bắt đầu bày tỏ cách quả quyết rằng Đức Chúa Trời thăm viếng họ, và ban cho họ sự tha thứ tội lỗi mình qua công sức của Chúa Jê-sus (Paul G. Cook, Lửa Từ Trời ‘Fire From Heaven’, EP Books, năm 2009, tr. 79).

Bạn có bao giờ “bị bắt phục trong sự phán quyết tội lỗi mình không”? Bạn có bao giờ bị “dằn vặt đau đớn về linh hồn” mình và rồi “tìm đến Đấng Christ làm nơi nương náu” không? Mục sư Brian H. Edwards nói,

Nó bắt đầu bằng sự phán quyết tội lỗi khủng khiếp…người ta khóc đến nỗi không cầm lại được…Thế nhưng không có kiểu sự phục hưng nào mà không có giọt nước mắt của niềm tin và buồn bã...Không có sự phục hưng nào mà không có sự phán quyết tội lỗi sâu lắng, khó chịu và khiêm nhu…Một nhân chứng [trong cuộc phục hưng năm 1906 tại Trung Hoa] thuật lại: “Quang cảnh chung quanh tôi y như là một chiến trường của các linh hồn đang kêu cầu sự thương xót” (Brian H. Edwards, Phục Hưng: Con Người Hòa Lẫn Với Đức Chúa Trời ‘Revival: A People Saturated With God’, Nhà Xuất Bản Evangelical, phiên bản năm 1991, tr. 115,116).

Một số trong quý bạn đã từng cố gắng “học” cách làm thế nào để được cứu. Sự cứu rỗi không thể có được qua việc học! Nó phải được trải nghiệm, và nó phải được cảm nhận thấy, nó phải xảy ra với bạn để bạn mới biết nó. Bạn nay biết về sự cứu rỗi rồi, nhưng bạn phải cảm nhận nó cho chính bạn. V à điều cảm nhận đầu tiên bạn phải có đó là niềm tin chắc bạn là một tội nhân. Bạn buộc phải được khóc lên rằng,

“Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết này?” (Rô-ma 7:24).

Tiến sĩ Lloyd-Jones nói đây là sự than khóc của một người tội nhân đã bị phán quyết – và tôi đồng ý với ông! Tôi đã chứng kiến tận mắt điều này khi Đức Chúa Trời sai khiến Đức Thánh Linh xuống trong cuộc phục hưng.

Tại cuộc phục hưng ở Hội Thánh First Baptist Trung Hoa vào những năm hậu 1960, Tiến sĩ Timothy Lin đã cho chúng tôi hát đi hát lại,

“Đức Chúa Trời ôi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi
Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi;
Xin xem thử tôi có lối ác nào chăng,
Xin dắt tôi vào con đường đời đời”
   (Thi-Thiên 139:23, 24, mở rộng)

Xin hãy đứng dậy và hát. Bài số 8 trong quyển sách bài hát. Chỉ khi nào quý bạn bị kết án về tội lỗi mình trong tâm trí và tấm lòng, khi đó bạn mới thấy Dòng Huyết tẩy thanh của Chúa Jê-sus quan trọng với bạn! Bác sĩ Chan, xin vui lòng dẫn chúng ta vào lời cầu nguyện.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Ô-sê 5: 6-15.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Bước Đi Gần Cùng Chúa ‘O For a Closer Walk With God’” (bởi William Cowper, 1731-1800).