Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NGÀY CHÚA GIÊ-SU CHỊU CHẾT

THE DAY JESUS DIED
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 13 tháng 4 năm 2014
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Evening, April 13, 2014

“Người bèn giao Ngài cho chúng đặng đóng đinh trên thập tự giá. Vậy, chúng bắt Ngài và dẩn đi. Đức Chúa Giê-su vác thập tự giá mình, đi đến ngoài thành, tại nơi gọi là cái Sọ, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Gô-gô-tha. Ấy đó là chổ họ đóng đinh Ngài, lại có hai người khác với Ngài, mỗi bên một người, còn Đức Chúa Giê-su ở chính giữa” (Giăng 19:16-18).


Ngày mà Chúa Giê-su chịu chết trên Thập Tự Giá là ngày quan trong thứ tư trong lịch sử của nhân loại. Ngày quan trọng thứ nhất là khi Đức Chúa Trời dựng nên con người đầu tiên. Thứ hai là ngày con người Sa Ngã, khi con người tội lổi mang sự chết và suy đoài vào trong thế gian. Thứ ba là ngày mà cơn Nước Lụt trút xuống trong thời Nô-ê. Nhưng ngày thứ tư là ngày quan trọng hơn hết, ngày mà Chúa Giê-su Christ chịu chết trên Thập Tự Giá, trên ngọn đồi ngoài thành Giê-ru-sa-lem.

Ngày mà Chúa Giê-su Christ chịu chết trên Thập Tự Giá toàn bộ tiến trình diễn biến của lịch sử nhân loại đã thay đổi – mãi mãi! Hàng ngàn con người đã được thay đổi. Nhiều linh hồn được biến đổi, và thế giới không bao giờ còn giống như trước nữa. Tối nay chúng ta sẽ nhìn lại cái ngày mà Chúa Giê-su Christ chịu chết và ghi nhận bốn biến cố vĩ đại đã xảy ra.

I. Thứ nhất, sự tối tăm bao trùm trong ngày đó.

Kinh Thánh nói:

“Từ giờ thứ sáu [trưa] đến giờ thứ chín [ba giờ chiều], khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt” (Ma-thi-ơ 27:45).

Tiến sĩ J. Vernon McGee nói:

Chúa của chúng ta bị treo trên Thập Tự Giá vào giờ thứ ba, tức là vào khoảng chín giờ sáng. Khoảng mười hai giờ trưa, con người đã làm tất cả những gì họ có thể làm đến Con một của Đức Chúa Trời. Rồi vào khoảng giữa trưa, bóng tối phủ xuống và Thập Tự Giá trở thành bàn thờ mà Chiên Con được dâng trên đó, là Đấng đã cất tội lổi thế gian đi (Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ Thomas Nelson, 1983, quyển IV, trang 148).

Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca nói cho chúng ta rằng bóng tối phủ xuống “khắp đất” từ giữa trưa đến ba giờ chiều, khi Đức Chúa Giê-su chết. Tiến sĩ John MacArthur, dù có ý sai về Huyết của Chúa Giê-su Christ, nhưng đúng khi ông nói về bóng tối nầy:

Việc nầy không thể là nguyên nhân bởi nhật thực hay nguyệt thực, vì người Do Thái dùng lịch tính theo mặt trăng, và Lễ Vượt Qua luôn luôn vào ngày trăng tròn, làm thuyết nhật thực hay nguyệt thực không còn là đáng hỏi tới. Đây là bóng tối siêu nhiên (Bài Học Kinh Thánh Mac Arthur ‘MacArthur Study Bible,’ dựa trên sách Lu-ca 23:44).

Bóng tối siêu nhiên, đến bao trùm mặt đất khi Chúa Giê-su Christ chết, nhắc chúng ta nhớ đến phép lạ thứ mười hai đã xảy ra dưới tay Môi-se trước khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi xứ Ê-díp-tô:

“Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: hãy giơ tay ngươi lên trời, hầu cho trên xứ Ê-díp-tô có sự tối tăm dày đến nổi người ta rờ đụng đến được. Vậy, Môi-se giơ tay mình lên trời, bèn có sự tối tăm rất dày trong ba ngày tại xứ Ê-díp-tô” (Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 10:21-22).

Đức Chúa Trời đem đến sự tối tăm đó trong thời của Môi-se. Và Đức Chúa Trời cũng đem sự tối tăm đến trên đất giống như vậy khi Chúa Giê-su chịu chết trên Thập tự Giá. Như Tiến sĩ Watts đã nói:

Mặt trời chắc ẩn nấp trong bóng tối, Và khép vinh hiển của Ngài,
Khi Christ, Đấng Sáng Tạo Hùng Vĩ, chết cho nhân loại, tội lỗi con người.
   (“Cuối Cùng! Đấng Cứu Chuộc của Tôi có Đổ Huyết Không?
      ‘Alas! And Did My Saviour Bleed?’” bởi Isaac Watts, D.D., 1674-1748).

II. Thứ hai, màn trong đền thờ bị xé hai ra trong ngày đó.

Kinh Thánh nói,

“Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới” (Ma-thi-ơ 27:51).

Bên trong đền thờ có một bức màn to lớn đồ sộ. Tiến sĩ John R. Rice cho chúng ta biết về đền thờ:

Chúng ta được cho biết là nhà thờ, hoặc là đền thờ, với chiều dài chin chục feet, ba chục feet chiều ngang, và chin chục feet chiều cao …đền thờ được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất dài sáu chục feet là nơi thánh … Một bức màn to lớn đồ sộ chia nơi thánh và một phần ba còn lại của đền thờ, là nơi Chí Thánh, hoặc gọi là nơi rất thánh (Tiến sĩ John R.Rice, Vua Của Dân Do Thái: Bình Luận trên Sách Ma-thi-ơ ‘The King of the Jews: A Commentary on Matthew,’ Sword of the Lord, 1955, trang 479).

Tiến sĩ Rice tiếp tục chỉ cho thấy rằng không có một người nào có thể đi vào trong nơi Chí Thánh ngoại trừ thầy tế lễ thượng phẩm. Và thầy tế lễ thượng phẩm chỉ có thể đi vào đó một lần trong năm, vào Ngày Lễ Chuộc Tội. Rồi Tiến sĩ Rice nói:

Lúc Đấng Christ đã chết trên Thập Tự Giá, vì thế, “màn trong đền thờ bị xé đôi [hai] từ trên chí dưới” (Ma-thi-ơ 27:51). Đã bị xé ra, bắt đầu từ ở trên, điều nầy ám chỉ rằng chính Đức Chúa Trời [đã xé] bức màn … Khi bức màn đã bị xé rách xuống, mọi sự ngăn cản giữa Đức Chúa Trời và loài người không còn nữa cho những ai muốn đến với Ngài qua [Chúa Giê-su Christ] (ibid., trang 480).

III. Thứ ba, một cơn động đất lớn trong ngày đó.

Kinh Thánh nói,

“Đất thì rúng động, đá lớn thì bể ra [nứt ra]” (Ma-thi-ơ 27:51).

Cơn động đất nầy có thể có liên quan với bức màn bị xé ra. Tôi nghĩ nó như vậy. Nhưng như Edersheim đã nhận xét rằng, “Mặc dù là cơn động đất có thể cung cấp sự căn cứ tự nhiên, nhưng bức màn trong đền thờ bị xé ra … thật sự là do bởi tay Đức Chúa Trời” (Alfred Edersheim, Đời Sống và Thời Điểm của Chúa Giê-su là Đấng Mê-si (The Life and Times of Jesus the Messiah), Eerdmans, 1945, quyển II, trang 611). Edersheim đưa ra rằng độ dày của bức màn bằng lòng bàn tay của người nam (dày khoảng 2 ½ in). “Nếu bức màn được diển tả như trong Talmud, nó không thể nào bị xé ra làm hai bởi cơn động đất” (ibid).

Sự xé ra của bức màn xảy ra vào lúc “khi thầy tế lể vào trong nơi thánh thi hành nhiệm vụ dâng tế lễ buổi tối, đốt hương hoặc làm một việc gì khác ở đó” (ibid.). Sự xé ra của bức màn gây ra một ấn tượng hãi hùng trên những thầy tế lễ Do Thái nầy. Tiến sĩ Charles C. Ryrie nói đó là một “kết quả của sự xé bức màn siêu nhiên đã được chép trong Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 6:7, nơi mà chúng ta được cho biết, ‘Cũng có rất nhiều thầy tế-lễ vâng theo đạo nữa’” (cf. Học Kinh Thánh Ryrie (Ryrie Study Bible), ghi chú dưa trên Ma-thi-ơ 27:51).

Khi Đấng Christ chịu chết, bức màn bị xé ra làm hai. Bạn bây giời có thể đến cùng Đức Chúa Trời, bởi vì Đấng Christ là Đấng trung bảo. Bây giờ không có bức màn nào ngăn cách giữa bạn và Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-su Christ ở giữa bạn và Đức Chúa Trời. Hãy đến với Chúa Giê-su và Ngài sẽ đem bạn đến trực tiếp vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

“Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Giê-su Christ, là người” (1 Ti-mô-thê 2:5).

IV. Thứ tư, Chúa Giê-su nói từ Thập Tự Giá trong ngày đó.

Lính canh đền thờ bắt Chúa Giê-su vì chỉ thị dối. Họ lôi Ngài đến thầy tế-lễ thượng phẩm, họ nhổ vào mặt Ngài và đấm vào má Ngài bằng bàn tay của họ. Bởi vì người Do Thái không có quyền lực chính thức, họ đem Chúa Giê-su đến Tổng Đốc La-Mã là Bôn-xơ Phi-lát. Phi-lát tra hỏi Chúa Giê-su, và tuyên bố Ngài vô tội và thử cứu mạng Ngài. Ông để Chúa Giê-su bị đánh, nghỉ rằng điều đó làm thỏa mãn những thầy tế-lễ cả. Những người lính đánh roi vào lưng của Ngài, họ đan một mão gai và đội lên đầu Ngài, và mặc áo điều trên Ngài. Phi-lát đem Ngài tới để cho mọi người xem Ngài đã bị đánh như thế nào, nghỉ rằng họ sẽ có sự tội nghiệp cho Giê-su. Phi-lát nói với chúng rằng, “Ta không tìm thấy người có tội lỗi chi” (Giăng 19: 4). Khi các thầy tế lễ cả thấy Ngài thì họ la lên rằng, “Hãy đóng đinh hắn! Hãy đóng đinh hắn!” Phi-lát nói với chúng rằng, “Chính mình các ngươi hãy bắt mà đóng đinh người; bởi vì về phần ta không thấy người có tội lỗi chi hết.” Dân Giu-đa lại nói rằng, “Ví bằng quan tha người nầy, thì quan không phải là trung thần của Sê-sa. Hễ ai tự xưng là vua, ấy là xướng lên nghịch cùng Sê-sa vậy.” Phi-lát nói, “Ta sẽ đóng đinh Vua các ngươi hay sao?” Các thầy tế lễ thưa rằng, “Chúng tôi không có vua khác, chỉ Sê-sa mà thôi.” Phi-lát bèn giao Giê-su cho chúng đặng đóng đinh trên thập tự giá.

Chúa Giê-su chịu đựng một nổi đau không tả và sự đau đớn khi bị đóng đinh trên cây Thập Tự. Nhưng trong khi chịu sự đau đớn đó Ngài nói những lời nầy,

Lời Nói Thứ Nhất – Tha Thứ

“Khi đến một chổ gọi là chổ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Giê-su cầu rằng: lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì; đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài” (Lu-ca 23:33-34).

Đó là lý do mà Chúa Giê-su đi đến Thập Tự Giá – để tha thứ tội lỗi của chúng ta. Chúa Giê-su cố tình đi đến Thập Tự Giá để trả thay tội lỗi cho chúng ta.

Lời Nói Thứ Hai - Sự Cứu Rổi

“Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa. Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn, lại nói rằng: Hỡi Giê-su, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay, ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Ba-ra-đi” (Lu-ca 23:39-43).

Chúa Giê-su chịu chết trên Thập Tự Giá để cứu rổi tội nhân. Tội nhân đầu tiên được Ngài cứu là tên trộm cướp treo trên thập tự giá bên cạnh Ngài. Nhiều người nghĩ rằng họ có thể học hỏi để được cứu. Nhưng tên trộm cướp nầy không có học biết điều gì cả. Ông chỉ đơn thuần là tin nhận Chúa Giê-su. Một số khác nghĩ rằng họ phải có sự cảm biết chắc chắn hoặc là một sự thay đổi bên trong. Nhưng tên trộm cướp nầy không có gì hết. Ông chỉ đơn thuần là tin nhận Chúa Giê-su.

Lời Nói Thứ Ba - Sự Cảm Xúc

“Tại một bên thập tự giá của Đức Chúa Giê-su, có mẹ Ngài đứng đó, với chị mẹ Ngài là Ma-ri vợ Cơ-lê-ô-ba, và Ma-ri Ma-đơ-len nữa. Đức Chúa Giê-su thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đàn bà kia, đó là con của ngươi! Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình” (Giăng 19:25-27).

Chúa Giê-su bảo Giăng chăm sóc cho Mẹ của Ngài. Chúa Giê-su muốn chúng ta chăm sóc lẩn cho nhau trong mối thông công của hội thánh địa phương.

Lời Nói Thứ Tư - Sự làm Nguôi

“Từ giờ thứ sáu, đến giờ thứ chin, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Ước chừng giờ thứ chin, Đức Chúa Giê-su kêu tiếng lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni? Nghĩa là, Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:45-46).

Tiếng kêu thống khổ của Chúa Giê-su chỉ cho thấy rằng Ngài đã bị chia cách với Đức Chúa Trời là Cha Ngài khi Ngài đã trở thành con sinh tế để chuộc tội chúng ta.

Lời Nói Thứ Năm – Sự Đau Đớn

“Sau đó, Đức Chúa Giê-su biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát! Tại đó, có một cái bình đựng đầy giấm. Vậy, họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài” (Giăng 19:28-29).

Điều nầy chỉ cho thấy sự đau đớn tột bực mà Chúa Giê-su phải gánh chịu để trả thay tội lổi của chúng ta.

Lời Nói Thứ Sáu – Sự Đền Tội

“Khi Đức Chúa Giê-su chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn, rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn” (Giăng 19:30).

Mọi việc cần thiết cho sự cứu rổi của chúng ta bây giờ đã được trọn. Không còn điều gì cho người hư mất phải làm nhưng chỉ tin nhận Chúa Giê-su.

Lời Nói Thứ Bảy – Giao Cho Cha

“Đức Chúa Giê-su bèn kêu lớn rằng: Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi” (Lu-ca 23:46).

Viên đội trưởng La-mã chứng kiến rất nhiều sự đóng đinh. Lòng ông đã chai đá. Nhưng ông chưa bao giờ thấy bất cứ người nào chết như là Chúa Giê-su đã chết. Viên đội trưởng nhìn lên thân xác của Chúa Giê-su treo trên Thập tự Giá. Với đôi dòng lệ rơi trên má, ông nói,

“Người nầy quả thật là Con Đức Chúa Trời” (Mác 15:39).

Nguyền xin bạn tin nhận Con của Đức Chúa Trời và được cứu thoát khỏi tội lỗi bởi sự dâng sinh tế chuộc tội của Ngài và bởi huyết Ngài. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Mác 15:25-39.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Mão Gai ‘A Crown of Thorns’” (bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993; được sửa đổi bởi Mục sư).


DÀN BÀI CỦA

NGÀY CHÚA GIÊ-SU CHỊU CHẾT

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Người bèn giao Ngài cho chúng đặng đóng đinh trên thập tự giá. vậy, chúng bắt Ngài và dẩn đi. Đức Chúa Giê-su vác thập tự giá mình, đi đến ngoài thành, tại nơi gọi là cái Sọ, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Gô-gô-tha. Ấy, đó là chổ họ đóng đinh Ngài. Lại có hai người khác với Ngài, mỗi bên một người, còn Đức Chúa Giê-su ở chính giữa” (Giăng 19:16-18).

I.   Thứ nhất, sự tối tăm bao trùm ngày đó, Ma-thi-ơ 27:45;
Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 10:21-22.

II.  Thứ hai, màn trong đền thờ bị xé đôi trong ngày đó, Ma-thi-ơ 27:51a.

III. Thứ ba, đất rung động trong ngày đó, Ma-thi-ơ 27:51b; 1 Ti-mô-thê 2:5.

IV.  Thứ tư, Lời Chúa Giê-su phán trên Thập tự Giá trong ngày đó, Giăng
19:4; Lu-ca 23:33-34, 39-43; Giăng 19:25-27; Ma-thi-ơ 27:45-
46; Giăng 19:28-29, 30; Lu-ca 23:46; Mác 15:39.