Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




PHƯƠNG PHÁP THỨ BA – SỰ BIẾN ĐỔI KHỦNG HOẢNG

THE THIRD WAY – CRISIS CONVERSION
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 9 tháng 3 năm 2014
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, March 9, 2014

và “Cẩn Thận Cho Sự Giảng Giải Kinh” bởi Iain H. Murray

“Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con. Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn; nó mới bị nghèo thiếu, bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho. Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói. Ta sẽ đứng dậy, trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa, xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy” (Lu-ca 15:11-19).


Có hai phương pháp giảng dạy Phúc Âm cho người hư mất ngày nay. Phương pháp thứ nhất thường thường gọi là “Thuyết Tin Nhận Dể dàng.” Phương pháp thứ hai gọi là “Quyền Năng Cứu Rổi.” Có một sự sai trật rỏ ràng với cả hai phương pháp nầy vì cái nầy cũng như cái kia, Đức Chúa Trời không có dùng trong một sự thức tỉnh nào vĩ đại trong thế giới Anh Ngữ từ khi sự phục hưng của năm 1859.

Hơn nữa, những nhà lảnh đạo các mục sư có nói rằng hầu hết những hội viên trong hội thánh ngày nay chưa bao giờ được biến đổi. Trong quyển sách của chúng tôi, Giảng Cho Một Quốc Gia Đang Chết, mục sư phụ tá của tôi là Tiến sĩ C.L. Cagan và tôi đã trích dẩn nhiều người lảnh đạo đã chỉ ra đa số những người theo phái Phúc Âm và Chính Thống Giáo đã lạc mất, bao gồm những giáo sư Trường Chúa Nhật, Chấp Sự, vợ của các mục sư, và ngay chính những mục sư. Tiến sĩ A.W. Tozer nói, “Giữa những hội thánh theo phái Phúc Âm có thể không có hơn một người trong mười người biết bất cứ gì về sự tái sinh.” Tiến sĩ W.A. Criswell, một mục sư danh tiếng của hội thánh lớn First Baptist Church of Dallas, Texas thuộc hệ phái Báp-Tít Nam Phương, đã nói, “ông sẽ rất là ngạc nhiên để gặp 25% hội viên của ông trong Thiên Đàng.” Trở lại năm 1940 cậu thanh niên trẻ Billy Graham đã tuyên bố rằng 85% hội viên của hội thánh chúng ta “chưa được tái sinh.” Tiến sĩ Monroe “Monk” Parker, nói về những hội thánh theo Chính Thống Giáo, “Nếu chúng ta có phân nữa hội viên trong hội thánh được cứu, chúng ta có thể thấy được cuộc phục hưng vĩ đại. Trong thực tế, tôi nghĩ nếu chúng ta có phân nữa mục sư trong nước Mỹ nầy được biến đổi, chúng ta sẽ thấy được một cuộc phấn hưng phi thường” (Monroe “Monk” Parker, Xuyên Qua Những Ánh Nắng và Hình Bóng, Nhà Xuất Bản Sword of the Lord, 1987, trang 61, 72).

Tất cả những con số nầy đã được ghi chú từ nguồn gốc của họ trong quyển sách của chúng tôi, Giảng Cho Một Quốc Gia Đang Chết (trang 42, 43). Những số liệu nầy được cho bởi Tiến sĩ A.W. Tozer, Tiến sĩ W.A. Criswell, thanh niên trẻ Billy Graham, và Tiến sĩ “Monk” Parker dĩ nhiên chỉ là dự liệu. Nhưng nó cho thấy rằng những hình ảnh cụ thể nầy là những sự việc đáng tin về việc gì đó sai trái khủng khiếp trong phương cách mà chúng ta rao giảng Phúc Âm. Và, như tôi đã nói, hai phương pháp được dùng trong sự trình bày Phúc Âm là “Thuyết Tin Nhận Dể Dàng” và “Quyền Năng Cứu Rổi.” Không có một cái nào trong đó được dùng bởi Đức Chúa Trời để đem lại sự biến đổi thật sự cho nhiều người.

Phương pháp đầu tiên thường được gọi là “Niềm Tin Dể Dàng.” Đó là phương pháp chính yếu mà những người theo phái Phúc Âm và Chính Thống dùng ngày nay. Nó dựa vào người hư mất nói cái mà họ gọi là “Bài cầu Nguyện của Tội Nhân,” cầu xin Chúa Giê-su “ngự trị vào lòng họ.” Rồi những người hư mất nầy được cho rằng là họ “đã được cứu,” ngay cả họ không có dấu hiệu nào của sự thay đổi, vẩn lún sâu trong tội lổi, không nhóm lại thường xuyên. Có hàng triệu người đang ở trong tình trạng nầy trong thế giới nói Anh Ngữ.

Phương pháp thứ hai rao giảng phúc âm được gọi là “Quyền Năng Cứu Rổi.” Phương pháp nầy tăng vọt lên là để phản kháng chống lại “Niềm Tin Dể Dàng.” Nhưng “Quyền Năng Cứu Rổi” đã thất bại trong sự sửa đổi “Niềm Tin Dể Dàng.” Mặc dù trong những người nắm lấy cái nhìn nầy thường có chút sáng suốt hơn là những người khác, phương pháp của họ cũng không có được dùng trong những cơn phấn hưng trước kia, cũng không được dùng trong bất cứ phương pháp chính yếu nào, để có thêm được những người biến đổi thật sự vào trong hội thánh chúng ta. Những mục sư của “Quyền Năng Cứu Rỗi” cố gắng để sửa lại tình trạng vô luật pháp và tội lổi của “Niềm Tin Dể dàng” bằng cách lập đi lập lại mạnh mẽ trên học thuyết, và cái mà họ gọi “sự ăn năn.” Điều nầy thường là kết quả của những người hư mất nắm lấy hình thái của phái “Sandemanianism” và trong hình thức của việc làm công chính. “Sandemanianism” nói đến sự tin vào những câu Kinh Thánh và học thuyết hơn là tin vào chính Chúa Giê-su Christ. Nó tin cậy vào những câu Kinh Thánh và học thuyết, hơn là tin cậy vào chính Chúa Giê-su Christ. Một trong những vị mục sư nầy nói rằng, “Chúng ta phải có niềm tin và tin cậy vào những gì Đức Chúa Trời đã làm.” Mặc dù ông không hề biết, đây là định nghĩa của “Sandemanianism.” Nó nói với tội nhân là họ sẽ được cứu bởi tin cậy vào những gì Kinh Thánh nói thay vì tin cậy vào chính Đức Chúa Giê-su Christ. Xem trong chương “Sandemanianism” trong quyển sách của Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones, Những Người Thanh Giáo: Khởi Nguyên và Người Nối Nghiệp ‘The Puritans: The Origins and Successors,’ Banner of truth, ấn bản năm 2002, trang 170-190. Bấm vào đây để đọc bài giảng của tôi về Sandemanianism).

Người Pha-ri-si trong thời của Chúa Giê-su Christ không dựa vào bất cứ hình thức nào của “Tin Nhận Dể Dàng.” Họ sống một cách sống sạch sẽ bên ngoài. Họ nghiên cứu và luôn luôn tin vào Kinh Thánh. Điều gì đã bỏ sót trong cuộc sống của họ? Chỉ một việc – chính Chúa Giê-su Christ! Chúa Giê-su nói với họ,

“Các ngươi dò xem Kinh Thánh, tưởng bởi đó [kinh Thánh] mà được sự sống đời đời: Ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (Giăng 5:39, 40).

C.H. Spurgeon nói, “Đức tin mà cứu rổi linh hồn là đang tin vào con người, là dựa vào Chúa Giê-su” (“Giấy Phép của Đức Tin,” The Metropolitan Tabernacle Pulpit, quyển 9, Nhà Xuất Bản Pilgrim, 1979, trang 530).

Cùng trong một bài giảng đó Spurgeon nói, “Kết hợp những kiến thức của những sự thật nầy [trong Kinh Thánh] sẽ không, dù cách nào, cứu chúng ta, ngoại trừ chúng ta thật sự và thành thật đặt linh hồn chúng ta trong bàn tay Đấng Cứu Chuộc” (ibid.).

Đứa Con Hoang Đàng, mà chúng ta đã thấy trong đoạn văn, biết rằng “cha” có “đủ bánh và dư thừa” (Lu-ca 15:17). Nhưng sự hiểu biết sự kiện đó không cứu được cậu ta thoát khỏi cảnh chết đói. Cậu ấy phải đến trực tiếp với “cha” để nhận “bánh.” Niềm tin vào Kinh Thánh, ngay cả tin cậy thực sự vào đó, cũng không cứu được ai. Con người có thể tin vào Kinh Thánh, và những tín ngưởng vĩ đại, giống như Westminster Catechism, cũng không được cứu rổi. Sứ-đồ Phao-lô nói “Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan, để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ” (2 Ti-mô-thê 3:15). Niềm tin vào kinh Thánh, và những tín lý đặt trên nó, sẽ không cứu được. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta đến với Chúa Giê-su Christ. Chúng ta được cứu “qua đức tin nơi Chúa Giê-su Christ”! Chúng ta không được cứu bởi những lời nói qua “bài cầu nguyện của tội nhân.” Chúng ta không được cứu bởi vì tin vào những gì Kinh Thánh nói về Chúa Giê-su. Chúng ta không được cứu bởi sự vâng lời Chúa Giê-su Christ là Chúa. Chúng ta chỉ có thể được cứu “qua đức tin nơi Chúa Giê-su Christ” (2 Ti-mô-thê 3:15). Kinh Thánh làm sáng tỏ điều đó khi có chép, “ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin anh em được cứu” (Ê-phê-sô 2:8). Và đức tin đó chỉ có thể đặt trên Chúa Giê-su. Như Sứ-đồ Phao-lô đã nói, “Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà sẽ được cứu rổi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31). Bạn đồng sự của tôi Tiến sĩ C.L. Cagan nói, “Trong thực tế, chúng ta được cứu bởi sự tin cậy ‘trực tiếp’ vào Chúa Giê-su Christ, là Đấng lớn hơn bất cứ những điều gì khác – ‘Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài,’ Cô-lô-se 1:17” (Giảng Cho Một Quốc Gia Đang Chết, trang 220). Hiểu rỏ nền tảng thật nầy sẽ chữa trị mọi hình thức của “Niềm Tin Dể Dàng” và “Quyền Năng Cứu Rổi.”

Cái mà tôi đang đưa ra đây, chúng ta gọi là “Phương Pháp Thứ Ba – Biến Đổi Khủng Hoảng.” Phương pháp thứ nhất là sự cứu rổi bởi nói lời của “Bài Cầu Nguyện của Tội Nhân.” Phương pháp thứ hai là cố gắng làm Chúa Giê-su là Chúa – điều nầy không có tội nhân sa đoạ nào có thể làm được! Nhưng “Phương Pháp Thứ Ba – Biến Đổi Khủng Hoảng” thì phù hợp với Kinh Thánh là phương pháp biến đổi thật sự. Tôi đã đặt ra từ “Biến Đổi Khủng Hoảng” – nhưng nó chỉ là cái tên cho cái nhìn xưa “old-school”; nó chỉ là một cái tên mới cho Tin lành xưa kia và Báp-Tít biến đổi. “Biến Đổi Khủng Hoảng” là sự kinh nghiệm của Luther. “Biến Đổi Khủng Hoảng” là sự kinh nghiệm của John Bunyan, George Whitefield, John Wesley, và C.H. Spurgeon. – và mọi người khác mà đã thật sự được biến đổi trước khi có “Bài Cầu Nguyện của Tội Nhân” và “Quyền năng Cứu Rổi” trở nên thịnh hành – và trên tất cả đã tiêu diệt cái khái niệm cũ hơn “Biến Đổi Khủng Hoảng” của cha ông là những người Tin Lành và Báp-Tít đi trước chúng ta. Để làm điều nầy, tôi sẽ diễn tả “tình trạng suy đoài,” và tôi sẽ đi đến sự diễn tả về “sự tỉnh ngộ.”

I. Thứ nhất, ở đây diển tả “tình trạng hư hỏng”của một người như đã bày tỏ ra trong phương cách thứ ba của “Sự Khủng Hoảng Biến Đổi.”

Tôi chọn lựa câu chuyện về đứa Con Trai Hoang Đàng để làm thí dụ điển hình về cái gì mà chúng tôi muốn nói đến bởi kiểu cách củ “Khủng Hoảng Biến Đổi” như đã xảy ra cho đến khi nó bắt đầu bị thế chổ bởi “Bài Cầu Nguyện của Tội Nhân” và “Quyền Năng Cứu Rổi.”

Đứa Con Trai Hoang Đàng là một tội nhân. Cậu đòi chia gia tài cho cậu và tóm hết tất cả bỏ nhà ra đi “vào trong một làng ở xa, và nơi đó cậu tiêu xài hết cho cuộc sống phóng đảng” (Lu-ca 15:13). Đó là tất cả những điều mà chúng ta đã làm, trong cách nầy hay là cách khác. Chúng ta quay lưng cùng Đấng Christ và sống không có Ngài trong tình trạng tội lỗi. Chúng ta từ chối Đấng Christ như đứa Con Hoang Đàng từ chối cha của cậu. Trong thực tế, trong tình trạng chưa được biến đổi của chúng ta, chúng ta xem thường và từ chối Đấng Cứu Chuộc, như đứa Con Hoang Đàng, bởi những hành động của cậu ta, cho thấy bao nhiêu lần cậu xem thường và từ khước cha của cậu cở nào,

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trãi sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem, chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).

Trong tấm lòng của chúng ta, chúng ta đã là kẻ thù nghịch của Đức Chúa Trời và Con Ngài. Chúng ta không phục dưới luật pháp của Đức Chúa Trời, như Đứa Con Hoang Đàng không thuận phục dưới luật lệ của cha cậu,

“Vì sự chăm về xác thịt [trí óc của người hư mất] nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại không thể phục được” (Rô-ma 8:7).

Lòng của chúng ta đã không thể sửa đổi, ươn ngạnh, chống nghịch lại Đấng Cứu Chuộc. Thực tế chúng ta đã là những tội nhân sa đọa, không có một sự công bình nào trong chúng ta. Sứ-đồ Phao-lô nói rằng chúng ta đã “chết trong tội lổi,” và chúng ta đang ở dưới sự khống chế của Sa-tan, “chúa của đời nầy” (Ê-phê-sô 2:1).

Nếu bạn chưa được cứu, đó không phải là bức tranh đẹp của bạn. Sứ-đồ Phao-lô nói, “chúng ta phục dưới quyền tội lổi; như có chép rằng, chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (Rô-ma 3:9, 10). Tiên tri Ê-sai diển tả tình trạng tâm linh của bạn khi ông nói,

“…đầu đều đau đớn cả, lòng đều mòn mỏi cả. Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng có chổ nào lành; rặt những vết thương, vít sưng cùng lằn mới, chưa rịt chưa quấn …” (Ê-sai 1:5, 6).

Đây là tình trạng của đứa Con Trai Hoang Đàng, Kinh Thánh nói, “Nó đi làm mướn cho một người bổn xứ; thì họ sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn [mà ăn cho no], nhưng chẳng ai cho” (Lu-ca 15:15, 16). Và đây cũng là tình trạng của bạn. “Người dân bổn xứ” là Ma Quỉ, nó khống chế tư tưởng của bạn, “là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch” (Ê-phê-sô 2:2). Bạn ở trong tình trạng cạm bẩy khủng khiếp nầy, là nô lệ của Sa-tan, đang sống nô lệ cho Sa-tan, “chết trong tội lổi.” (Ê-phê-sô 2:5). Điều nầy được biết như là tình trạng hoàng toàn sa đọa. Đây là tình trạng của đứa Con Trai Hoang Đàng. Cha cậu nói rằng cậu đã “chết” và cậu đã “bị hư mất.” Ông nói, “Con ta đây đã chết mà bây giờ đã sống; đã mất mà bây giờ lại tìm được…” (Lu-ca 15:24).

Trong sự nổi loạn của bạn chống lại Đấng Christ, bạn nghĩ rằng bạn được tự do. Nhưng thực ra bạn là nô lệ, vướng vào tội lổi, làm chết đi những việc của Đức Chúa Trời, bị chế ngự và giam cầm bởi Sa-tan. Bạn bị khống chế bởi nhiều điều ác, mà bạn cứ nghĩ rằng nô lệ cho tội lổi là sự tự do! Bạn ở trong tình trạng tuyệt vọng, tình trạng suy đoài, giống như đứa Con Hoang Đàng, là đứa ở trong tình trạng tuyệt vọng của nô lệ cho tội lổi. Và bạn sẽ cự tuyệt với bất cứ một người nào đó nói là bạn đang ở trong tình trạng hư mất.

II. Thứ hai, ở đây diển tả một “sự tỉnh ngộ” của tội nhân đến sự đau khổ của cậu ta, như đã bày tỏ trong phương cách thứ ba của “Sự khủng Hoảng Biến Đổi. ”

“Vậy, nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói!” (Lu-ca 15:17).

“Khi nó mới tỉnh ngộ.” Đó là, khi nó vừa ý thức, khi nó vừa thức tỉnh từ sự mê hoặc của tội lổi, một trạng thái sửng sờ và không sinh động của tội lổi. “Khi nó vừa mới tỉnh ngộ”; khi cậu ấy thức tỉnh từ sự ngũ mê trong sự chết – rồi cậu ta nghĩ rằng, “Tôi phải bỏ mạng.” Đây là sự tỉnh ngộ của tội nhân hư mất để cảm thấy rằng mình đau khổ, khó chịu, buồn bã của sự sống trong tội lổi. Sự tỉnh ngộ nầy chỉ có thể sản sinh ra bởi Đức Thánh Linh. Trong lời bình luận của đoạn văn nầy, Spurgeon nói,

Một người điên cuồng không biết mình điên cuồng, nhưng khi sớm phát hiện thì họ đau đớn mà [thấy] nhận thấy sự diển xuất từ một sự trốn tránh. Trở lại cái lý do thật và sự xét đoán chân chính, người con hoang đàng nầy đã tỉnh ngộ (C.H. Spurgeon, MTP, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1977, quyển 17, trang 385).

Sự tỉnh thức nầy giống như một người đã bị thôi miên, và đã được tỉnh lại. Trong truyền thuyết Hy-lạp (Circe), mụ phù thủy, biến những người đàn ông thành những con heo. Nhưng Ulysses có quyền trên mụ phù thủy và đã phục hồi những người bạn của ông trở lại con người. Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng tỉnh thức người Con Trai Hoang Đàng như vậy. Chỉ khi ấy người đó nhận thức thật sự tình trạng tuyệt vọng và hãi hùng cùa mình như thế nào. Sứ đồ Phao-lô nói về “sự tỉnh thức” khi ông nói,

“Ngươi đang ngũ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi” (Ê-phê-sô 5:14).

Nhưng “sự tỉnh thức” của tội nhân hư mất không được yên tịnh. Và đây là khi cơn khủng hoảng chiếm chổ trong phương pháp thứ ba của sự biến đổi thật sự. Bởi sự nhìn chung con người được tỉnh ngộ là qua sự giảng dạy, như Puritan Richard Baxter (1615-1691) thường ám chỉ. Nhiều mục sư trích dẩn trong sách Rô-ma 10:13 khi giảng dạy Phúc Âm. Nhưng khó có ai suy nghĩ đến những câu tiếp theo, đã nói, “Làm thể nào họ nghe nếu không có ai rao giảng?”

Đó là tại sao chúng ta cần phải có sự giảng dạy phúc âm trong hội thánh. “Làm thể nào họ nghe nếu không có mục sư rao giảng?” Và những mục sư cần phải học biết thế nào để rao giảng phúc âm cho người hư mất. Có rất ít mục sư ngày nay biết thế nào để sửa soạn và đưa ra một bài giảng phúc âm – quả thật rất ít! Nhiều năm nay tôi chưa nghe bất cứ một người nào rao giảng phúc âm cách đúng! Nó đã là việc trong quá khứ. Đó là lý do chính mà hầu hết người ta đến tham dự vào những hội thánh của chúng ta thường xuyên mà vẩn chưa được cứu! “Làm thể nào họ nghe nếu không có mục sư rao giảng?”

Việc rao giảng Phúc Âm phải chỉ cho tội nhân biết rằng họ bị diệt vong ngoại trừ họ đến với Chúa Giê-su. Nó phải chỉ cho họ thấy rằng tội lổi nằm trong gốc rể của họ. Không phải “những tội lổi” nhưng căn nguyên tội lổi, chia cách Đức Chúa Trời với họ. Tội lổi là đặc điểm bởi sự phản loạn và ích kỷ. Tội nhân phải đối diện với sự thật rằng, giống như đứa Con Hoang Đàng, tràn ngập sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời – và ngập tràn sự ích kỷ. Tội nhân hư mất phải được nghe sự rao giảng nầy từ tòa giảng cho đến khi người đó thấy rằng họ phải có sự thay đổi căn bản từ tấm lòng họ. Điều nầy phải được nhấn mạnh cho đến khi tội nhân bắt đầu thật sự cố gắng để thay đổi tấm lòng họ. Sự cố gắng để thay đổi tấm lòng của họ luôn luôn bị thất bại. Và sự thất bại nầy đẩy mạnh sự tỉnh thức tội nhân đến một sự thật kinh khủng về sự lạc mất của họ. Họ phải được sự lập đi lập lại rằng họ bị hư mất. Họ phải được nhắc nhở cố gắng phấn đấu để tìm kiếm Chúa Giê-su Christ. Họ phải được nói rằng “cố gắng để bước vào cổng hẹp …” (Lu-ca 13:24). Khi tội nhân cố gắng và thất bại, cố gắng và thất bại, và lại cố gắng rồi thất bại lần nữa, người ấy cuối cùng cảm biết tuyệt vọng hư mất. Đây là đường lối chính xác mà người ấy phải cảm nhận, không thôi là người ấy sẽ không bao giờ tìm được sự yên nghỉ trong Chúa Giê-su.

Đây gọi là “luật rao giảng” – mà tất cả những mục sư xưa, trong quá khứ đã làm – cho đến khi những tội nhân từ bỏ tất cả những hy vọng để thay đổi chính họ! Đây là ý nghĩa của câu đã nói, “Vì luật pháp cho người ta biết tội lổi” (Rô-ma 3:20). Bởi nhiều lần thất bại để trở thành một người thánh, bởi nhiều lần thất bại để tìm sự bình an với Đức Chúa Trời – và đặc biệt hơn, bởi nhiều sự thất bại để đến với Chúa Giê-su – tội nhân bắt đầu suy nghĩ, “Thật ra tôi đã bị hư mất!” Đây là sự tỉnh thức mà cậu ấy phải có!

“Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: …ta đây phải chết đói. Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha …” (Lu-ca 15:17-18).

Tại điểm nầy, khi tội nhân không còn tất cả hy vọng của “nhận định đúng” hoặc “làm việc cho đúng” – cậu ấy mới có thể “tỉnh ngộ” – tỉnh thức và nhận thức rằng cậu ấy phải được yên nghĩ trong Chúa Giê-su, vì cậu không thể làm bất cứ điều gì để tự cứu lấy cậu!

“Vậy nó mới tỉnh ngộ.” Đứa Con Trai Hoang Đàng nầy phải trãi qua một sự rối loạn nội tâm, Địa Ngục trần gian, giống như Bunyan đã trãi qua, trước khi cậu “tỉnh ngộ” trước khi tâm trí cậu được thay đổi trong sự hối cải thật sự. Sau cùng, chữ Hy-lạp được dịch “ăn năn” có nghĩa là “một sự thay đổi tâm trí.” Đây là “phương pháp thứ ba.” Đây là “khủng hoảng biến đổi.” “Tôi là người vô dụng, một người đạo đức giả, và là một tội nhân chống nghịch!” “Tôi không có hy vọng gì cả.” “Tôi ở trong sự khủng hoảng! Tôi phải thay đổi – nhưng tôi không thể! Tôi không thể! Tôi không thể! Tôi đã cố gắng! Tôi càng cố gắng chừng nào, thì càng khó xảy ra chừng nấy! Tôi không thể ăn năn! Tôi không thể thay đổi! Tôi không thể thay đổi! Tôi không thể thay đổi tấm lòng của tôi! Tôi hư mất! Tôi hư mất! Tôi hư mất!” Điều đó không phải là điều đã xảy ra cho Luther, Bunyan, John Wesley, Whitefield, Spurgeon, và Tiến sĩ John Sung – và những người được biến đổi thật sự khác hay sao? Cho sự trị liệu sâu xắc về vấn đề nầy một người phải đọc tác phẩm kinh điển của Thomas Hooker (1586-1647), Sửa Soan Linh Hồn Cho Đấng Christ ‘The Soul’s Preparation for Christ.’ Cho sự trị liệu hiện đại phải xem Chũ Nghĩa Phúc Âm Cổ Xưa: Những Sự Thật Xưa Cũ Cho Sự Tỉnh Thức Mới ‘The Old Evangelicalism: Old Truths for a New Awakening’ bởi Iain H. Murray (The Banner of Truth Trust, 2005).

Điều quan trọng để biết rằng không phải tất cả sự biến đổi đều giống nhau y như đúc. Một số người sẽ bị dưới sự nhận thức tội lỗi cho một thời gian ngắn hơn những người khác. Một số có thể chỉ cảm giác một chút ray rức về sự nhận thức tội lỗi, trong khi những người khác sẽ ở lại trong trạng thái nhận thức tội lỗi cho thời gian dài. Nhà của tôi được biến đổi lần đầu tiên mà bà nghe về Phúc Âm. Phụ tá của tôi là Bác sỉ Kreighton L. Chan cũng vậy. Đức Chúa Trời là Đấng Trị Vì và làm việc theo cách riêng của Ngài trong sự biến đổi tội nhân. Nhiều người khóc khi ho được biến đổi, thật ra, đa số người điều khóc. Nhưng mẹ của tôi có đời sống biến đổi mà không rơi một giọt nước mắt nào. Hai điểm cần thiết, tuy nhiên, trong mọi sự biến đổi thật sự – ý thức của một người về tội lỗi, và cảm giác nhẹ nhàng từ nó bởi đức tin trong chính Đức Chúa Giê-su Christ! Hai điều đó đều xảy ra trong mọi sự biến đổi thật sự. Hai điều đó thật sự có trong sự biến đổi của nhà tôi và Bác sỉ Chan cũng như trong sự biến đổi của Luther, Bunyan, John Wesley, George Whitefield, và Spurgeon – mặc dù thời gian ngắn hơn. Tuy vậy, họ tất cả đều bị ray rức trong lương tâm trước khi họ tin nhận Đấng Cứu Rỗi. Những người mà diện lý do cho tội lỗi của họ hay xem nhẹ nó không có kinh nghiệm sự biến đổi thật sự.

Thật tốt. Tôi vui khi bạn cuối cùng cũng cảm thấy nhận thức về tội lỗi! Bây giờ không chừng bạn sẽ tìm sự an nghỉ trong Chúa Giê-su. Bây giờ không chừng bạn sẽ cảm thấy tình yêu của Ngài, mà đã đem Ngài đến Thập Tự Giá để cứu bạn – tại vì bạn không tự cứu mình được! Rồi bạn sẽ cảm nhận lòng biết ơn đến Chúa Giê-su, vì đã chết trên Thập Tự Giá thay thế cho bạn, và đổ Huyết Báu của Ngài để tẩy sạch bạn khỏi tội lỗi! Rồi bạn sẽ biết ơn đến Đức Chúa Giê-su cho đến suốt cuộc đời bạn – bởi vì bạn đã kinh nghiệm ân điển của Ngài, tình yêu của Ngài, và sự cứu rỗi của Ngài trong sự “Khủng Hoảng Biến Đổi” thật – là loại mà đã thay đổi tấm lòng và cứu linh hồn từ sự trừng phạt của Đức Chúa Trời! Tôi hy vọng rằng bạn thấy đây là điều khác biệt với “Niềm Tin Dễ Dàng” và “Quyền Năng Cứu Rỗi.” Và tôi cầu xin rằng điều nầy sẽ là kinh nghiệm khi bạn tin cậy Chúa Giê-su, và được tẩy sạch bởi Huyết quí báu! Rồi tôi cầu xin rằng bạn sẽ có khả năng để hát cùng Charles Wesley,

Giê-su, Đấng hằng yêu thương tôi,Tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài,
   Lúc sóng bủa ầm bên chơn tôi, Trong khi bảo tố đang vang dội!
Xin che tôi, xin giấu kín luôn, cho qua cơn mưa ác gió ôn;
   Thẳng đến bến bình yên thiên môn, Mong ơn Chúa tiếp rước linh hồn.

Ơn cao sâu từ Giê-su tôi, Ơn bôi xóa khỏa lấp muôn tội;
   Suối cứu rổi nguyền xin tuôn sôi; ban tôi sống thánh khiết trọn đời.
Giê-su Christ sông nước sống tôi, Ban nhưng không tôi uống thỏa thôi;
   Khiến ở đáy lòng tôi phun sôi, tuôn lai láng lưu thông muôn đời.
(“Giê-su Đấng Hằng Yêu Thương Tôi” bởi Charles Wesley, 1707-1788).

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự cứu rổi tội lổi bởi Chúa Giê-su, xin rời khỏi ghế của bạn ngay bây giờ và đi về phía sau hội trường. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng khác nơi đó chúng ta có thể cầu nguyện và nói chuyện. Bác sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai sẽ tin nhận Ngài tối nay. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Lu-ca 15:14-19.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Giê-su, Đấng hằng Yêu Thương Tôi” (bởi Charles Wesley, 1707-1788).


SỰ THẬN TRỌNG CHO SỰ GIẢNG GIẢI KINH
A CAUTION FOR EXPOSITORY PREACHING

bởi Iain H. Murray
(Ủy Viên Quản Trị (Trustee) của Banner of Truth Trust)

Trong một số nhóm ngày nay “giảng giải kinh” đang được thịnh hành, và nó đang thúc giục những mục sư xem như là phương cách để giảng. Nếu đây có nghĩa là việc của một mục sư để giam hãm chính mình trong đoạn văn của Kinh Thánh, và làm rỏ đến người khác, thì không còn gì để bàn; ai có thể không đồng ý cứu những ai mà không biết rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời.

Nhưng “giảng giải kinh” thường mang đến một ý nghĩa gì khác hơn. Nhóm từ được thông dụng để diển tả giảng dạy mà dẩn hội chúng liên tiếp qua suốt phân đoạn, hoặc sách của Kinh Thánh, hằng tuần. Thủ tục nầy được so với phương pháp giảng dạy trên những phân đoạn riêng mà không có quan hệ trực tiếp với nhau từ Chúa Nhật nầy đến kế tiếp. Cái sau bị cản ngăn trong sự mến của phương pháp “giảng giải kinh.”

Tại sao cái nhìn về “giảng giải kinh” trở nên thịnh hành? Có vài lý do. Trước tiên, nó được tin rằng thực hành sẽ gia tăng tiêu chuẩn về sự giảng dạy. Bởi sự trị liệu liên tiếp về sách của Kinh Thánh, được cho rằng, mục sư được đưa ra khỏi bất cứ ngựa gỗ, và hội thánh sẽ nắm được sự kiến thức rộng rãi hơn về cả Kinh Thánh. Mục sư cũng được cứu từ sự nghiên cứu liên tục cho những đoạn kinh—ông và hội viên biết điều gì ở trước họ. Những lý do nầy có thể nhiễm sâu cho những mục sư trẻ bởi sự kiện rằng ở tại những hội nghị chính và đại hội những diễn giả danh tiếng thường đối diện chung một phân đoạn trong vài diễn văn, và khi những điều nầy tìm được cách để đi vào bản in thì chúng được xem như là mẫu cho sự giảng dạy tốt nhất. Những bài giảng khác được in thì ít và cách xa, vì nhà xuất bản đương nhiên là yêu chuộng “giảng giải kinh” dựa trên nền tảng của sự nổi tiếng.1

Trong cái nhìn của chúng tôi, dù gì, nó là thời gian mà sự bất lợi về cái nhìn của sự giảng dạy ít nhất được nhận xét như sau:

1.  Nó cho rằng tất cả những mục sư có khả năng để làm những bài giảng có ảnh hưỏng song song với những phạm vi nầy. Nhưng con người có những ân tứ khác nhau. Spurgeon không phải là không có quen với việc “giảng giải kinh” (nghe những bài giảng trong thời trẻ của ông đôi khi ông ưóc mong rằng Người Do Thái nên giữ chính những bức thư của họ riêng cho họ!), và ông quyết định nó không phù hợp lắm cho những ân tứ của ông. Có một lý do để suy nghĩ rằng là một mục sư “giải kinh” có tác động không phải là ân tứ thường như một số người nghĩ đến. Ngay cả Tiến sĩ Lloyd-Jones cũng đã 20 năm trong chức vụ trước khi ông dần dần mới giới thiệu một lọt “giảng giải kinh”.

2.  Tranh luận rằng phương pháp “giải kinh” là tốt nhất để bao hàm hầu hết Kinh Thánh thì phần lớn là liên hệ với ý kiến rằng mục đích trưóc nhất của việc rao giảng là truyền đạt Kinh Thánh càng nhiều càng tốt. Nhưng tư tưởng đó cần phải được thử nghiệm. Rao giảng cần phải được tốt hơn là một cơ quan cung cấp tài liệu. Nó cần phải đánh vào, thức tỉnh, và khuấy động những người nam nữ để chính họ phải trở thành những Cơ- đốc Nhân sáng lạng và là học sinh hằng ngày của Kinh Thánh. Nếu một mục sư nghĩ rằng công việc chính yếu của ông là sự hướng dẩn, hơn là đưa ra sự kích thích, bài giảng, trong hầu hết công việc, rất dể dàng để trở thành “lớp học” hằng tuần— là sự kết thúc chính nó. Nhưng sự rao giảng chân chính cần phải làm nóng cháy lên một quá trình.

3.  Đáng chú ý, những hội thánh — đặc biệt tại Scotland – từng phân biệt sự khác nhau giữa “bài giảng” và “bài diển thuyết”. Chữ “diễn thuyết” không có dùng trong ý nghĩa xấu, nó đơn giản bây giờ là mang ý nghĩa “giảng giải kinh,” gọi là, liên tục nghiên cứu một phân đoạn hoặc một sách. Những lời bình luận của John Brown của Broughton Place, Edinburgh, bắt đầu trong đường lối nầy. Cũng vậy, công việc của Lloyd-Jones trên thư Rô-ma – ông gọi những sự mô tả đó “bài diển thuyết”; sự khác nhau giữa một bài giảng và một bài diển thuyết, trong cái nhìn của ông, bài giảng là một bài giảng lưu loát, một thông điệp dứt khoát – hoàn chỉnh chính nó – trong khi bài diển thuyết Kinh Thánh là một phần của việc gì đó lớn hơn và còn diển tiếp. Ngược lại với thư Rô-ma của ông, Lloyd-Jones nhận thấy nội dung của sách Ê-phê-sô của ông là những bài giảng, và bất cứ một người nào khác so sánh thủ tục của ông trong hai nhóm nầy (nhóm thứ nhất đã xong tối Thứ Sáu, và nhóm thứ hai vào sáng Chúa Nhật) có thể mau mắn thấy sự khác nhau. Đây không phải là làm giảm giá trị Thư Rô-ma của ông, mục đích thì khác nhau.

4.  Trong ngày sau cùng, sự rao giảng tốt nhất là sự rao gìảng hầu hết giúp đở đến người nghe, và trong đó sự kết nối với việc ghi chép liên tục của phương pháp “sự giải thích” thì không gây ra ấn tượng sâu sắc. Nó không bao giờ được nhiều người ưa thích trong một thời gian dài, và vì lý do đó, theo tôi nghĩ, là rỏ ràng: một bài giảng cần có một đoạn văn làm nền tảng cho một thông điệp không quên được. Đoạn văn còn có thể còn nhớ được trong khi những điều khác có thể ra khỏi tâm trí người nghe. Đôi khi, nó là sự thật, một đoạn văn có thể là một phân đoạn hơn là một câu — thí dụ một ẩn dụ Phúc Âm hoặc một câu chuyện— nhưng nếu, như thường xảy ra với “sự giảng giải kinh,” một loạt những câu thường được làm thành “một đoạn văn,” rồi một loạt những ý tưỏng đi vào bài giảng, và rỏ ràng trên tất cả những bài học đều lạc mất (chẳng hạn như có thể thấy trong những bài giảng của Spurgeon). Mục sư chỉ trở thành một người tường thuật. Đôi khi ông ngừng lại mà không đưa ra một đoạn văn từ phân đoạn ông có ý định để lấy. Nhưng người ta thường có thể nhận sự giúp đỡ giống nhau, và có lẽ tốt hơn, bằng cách là cầm lên quyển sách và dạy từ phân đoạn giống nhau trong Kinh Thánh. Nhưng, nó có thể nói rằng, “Không phải Ê-phê-sô của Lloyd-Jones vừa là giảng giải kinh và giảng theo phân đoạn hay sao? Ông chỉ thúc ép vài tư tưởng chính một lần, và rồi diển tiến liên tục—tại sao người khác không thể làm giống vậy?” Câu trã lời là Lloyd-Jones có mang nguyên văn và giảng giải trong thư Ê-phê-sô của ông, nhưng chính xác là cách giảng dạy nầy không có nằm trong ân tứ của đa số mục sư. Nhiều người mới vào nghề giảng theo từng câu qua những sách chính của Kinh Thánh—kết quả hầu bị hổng. Điều nầy có thể bàn cải rằng đây là một trong những lý do tại sao giảng “cải cách” có, hơn ở một chổ, bị trỉ trích là “nặng nề” và rõ ràng “chán ngắt.” Những người ít hoài bão hơn, cũng áp dụng phương thức “giảng giải kinh,” không có thử dùng từng câu trong phân đoạn của họ, và đó là nguy cơ quá dể dàng biến giảng dạy thành ra loạt bình luận.

5.  Sự giảng dạy truyền bá Phúc Âm không liệt kê vào phương pháp “giảng giải kinh”; thật sự, nơi đâu mà “giảng giải kinh” độc quyền, thì sự giảng dạy phúc âm chân chính chạm đến tấm lòng và tâm trí thường thường bị biến mất. Có thể nói đây là sự thật thì đó là lỗi lầm của con người, không phải là đoạn văn, bởi cả Kinh Thánh là do Đức Chúa Trời soi dẩn và có ích cho sự dạy dổ hay sao? Chắc chắn, đó là bổ ngữ, tất cả Kinh Thánh có thể dùng bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời để đánh thức và với lấy kẻ hư mất? Có thể, nhưng nó rỏ ràng từ Kinh Thánh rằng có những sự thật đặc thù làm thích nghi để nói cho thân hữu (làm chứng gương của Chúa chúng ta) và đó là những sự thật, và những đoạn văn mà tóm tắt chúng tốt nhất, mà có sự đặc biệt và sự nổi bật thường xuyên nhất trong đa số mục vụ truyền giảng hữu hiệu. Những người được dùng nhiều nhất trong sự biến đổi của tội nhân trong quá khứ đều biết những đoạn văn nầy là—Whitefield, McCheyne, Spurgeon, Lloyd-Jones, và một số đông những người khác đều biết. Ngày nay có sự nguy hiểm về sự quên đi họ. Lần chót mà bạn nghe bài giảng về “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì”?


Đây không phải là một cuộc tranh luận rằng tất cả quan niệm của sự rao giảng qua một phân đoạn là sai, đơn thuần là nó không nên được cho phép để có một chổ độc quyền trong mục vụ rao giảng. Hãy để mỗi người rao giảng tự tìm kiếm điều gì tốt nhất mà họ có thể làm, và hãy để họ luôn luôn nhớ là, cho dù thực hiện theo phương cách nào của lẽ thật, những người rao giảng cần phải có đầy đức tin và đầy dẩy Thánh Linh là nhu cầu chính yếu cho thời điểm nầy. Và việc rao giảng chính chắn hơn nữa là: chúng ta cần đem thông điệp đến để thay đổi hội thánh và gây ảnh hưỏng đến cả cộng đồng chúng ta.

Sợ có một người nào đó sẽ nghĩ rằng những sự quan sát ở trên là tiểu thuyết, tôi kết thúc với ý kiến của một mục sư nổi tiếng cuối thế kỷ, R.B. Kuiper. Tiểu sử của ông chỉ ra rằng ông phủ nhận sự thừa nhận từ “giải kinh” chỉ ứng dụng đến những bài giảng được đưa ra trong một loạt những phân đoạn hoặc những sách trong Kinh Thánh. Từ ngữ nên ứng dụng đến tất cả sự giải nghĩa về Kinh Thánh xứng đáng với cái tên. Ông tiếp tục:

“Theo sau đó nó là một sự sai lầm nghiêm trọng để giới thiệu sự giảng giải kinh như là một trong những phương pháp chính đáng. Mà nó cũng không phải tất cả là tốt đẹp, sau khi duy trì theo nhiều lối của những người bảo thủ, để ca ngợi phương pháp giảng giải kinh như là điều tốt nhất. Tất cả sự rao giảng phải được giải nghĩa … Ông cũng chống đối đến việc giữ những ý kiến là chỉ bình luận đến một việc trên sự mở rộng phần của Kinh Thánh (một chương, có lẽ) có thể gọi là giảng giải kinh. Loại bình luận của sự rao giảng chắc chắn hiển nhiên có sai lầm, theo Kuiper. Việc giải thích Kinh Thánh có khuynh hướng thiển cận, bởi vì có nhiều tài liệu bao bọc. Và thường những bài giảng thiếu đi sự kết hợp, vì thế người nghe không hiểu rỏ được bài giảng đó nói về cái gì.”2

Dù người rao giảng thực hiện theo phương cách nào đi nữa, thì những lời sau đây của Kuiper cũng thích hợp cho tất cả:

“Một cách đơn giản… mạng lệnh đưa ra một cách mạnh mẽ trong cả hai sự lưu tâm và đáp trả. Sự cảm hứng nhiệt tình. Hợp lý là sự thuyết phục, không hợp lý là sự nhầm lẩn. Như nhiều mục sư để trong lòng chúng ta. Hãy để chúng ta làm ngưng lại sự chán nản của khan giả chúng ta. Hãy để chúng ta làm sự giảng dạy của chúng ta trở thành thích thú hấp dẩn đến ngay những đứa trẻ thích nghe chúng ta hơn là vẽ ra những bức tranh và vì thế làm cho những phụ huynh mà đưa giấy và viết xấu hổ. Nhưng chúng ta cũng hãy có sự quyết định rằng những sự đòi hỏi cho sự giảng dạy đó là phần chuẩn bị đau đớn nhất. ”3

CHÚ THÍCH CUỐI TRANG

1. Tôi không phải phàn nàn về điều nầy. Có những lý do tốt tại sao “giảng giải kinh” thu hút trên trang bìa, nhưng mà điều nguy hiểm để kết luận rằng điều gì tốt nhất cho những người đọc cũng tốt cho những người nghe. Đọc và nghe là hai chuyện khác nhau.

2. Edward Heerema, R.B., Tiên Tri ở Trong Nước ‘A Prophet in the Land’ (Jordan Station, Ontario [Paideia, 1986]), trang 138–9.

3. Ibid, trang 204.

DÀN BÀI CỦA

PHƯƠNG CÁCH THỨ BA - KHỦNG HOẢNG BIẾN ĐỔI

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con. Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn, nó mới bị nghèo thiếu, bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho. Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy” (Lu-ca 15:11-19).

(Giăng 5:39, 40; Lu-ca 15:17; 2 Ti-mô-thê 3:15; Ê-phê-sô 2:8
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31; Cô-lô-se 1:17)

I.   Thứ nhất, ở đây diển tả “tình trạng hư hỏng” của một người như là
bày tỏ ra trong phương cách thứ ba của “Sự Khủng Hoảng Biến
Đổi,” Lu-ca 15:13; Ê-sai 53:3; Rô-ma 8:7; Ê-phê-sô 2:1;
Rô-ma 3:9, 10; Ê-sai 1:5, 6; Lu-ca 15:15, 16; Ê-phê-sô 2:2, 5;
Lu-ca 15:24.

II.  Thứ hai, ở đây diển tả một sự “tỉnh ngộ” của tội nhân đến sự đau khổ của cậu ta, như là bày tỏ trong phương cách thứ ba của “Sự Khủng Hoảng Biến Đổi,” Lu-ca 15:17; Ê-phê-sô 5:14; Rô-ma 10:14;
Lu-ca 13:24; Rô-ma 3:20; Lu-ca 15:17-18.