Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




GIẢI THÍCH SAI VỀ ĐỨA CON TRAI HOANG ĐÀNG

(BÀI GIẢNG SỐ 2 VỀ ĐỨA CON TRAI HOANG ĐÀNG)
MISINTERPRETING THE PRODIGAL SON
(SERMON NUMBER 2 ON THE PRODIGAL SON)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối chúa Nhật ngày 25 tháng 8 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, August 25, 2013

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn họ khởi sự vui mừng” (Lu-ca 15:24).


Ẩn Dụ về Đứa Con Trai Hoang Đàng là một trong những câu chuyện trong Kinh Thánh được yêu thích nhất. Tuy thế cũng là một trong những đoạn văn bị hiểu sai lệch nhất trong ngày hôm nay. Tôi sẽ tóm tắt ẩn dụ nầy, và rồi tôi sẽ nói cho bạn thế nào nó bị bóp méo và bị hiểu sai, ngay cả bởi những mục sư có ý tốt.

Trong khi tôi đưa ra đoạn văn nầy tối nay, tôi sẽ chia ẩn dụ nầy ra làm hai hướng. Thứ nhất, tôi sẽ chỉ thế nào nó bị hiểu sai lệch bởi “chủ nghĩa phán quyết.” Thứ hai, tôi sẽ chỉ ra cái nghĩa thật sự của nó là gì. Và rồi tôi sẽ chỉ nó ứng dụng trên bạn như thế nào. Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu xem xét qua toàn bộ ẩn dụ.

Chúa Giê-su nói rằng một người kia có hai con trai. Đứa con thứ đến với cha, và hỏi về phần gia tài mà nó phải được, trước khi cha nó chết. Người cha đồng ý, và chia phân nữa gia tài cho nó. Nó tóm thâu hết và bỏ nhà ra đi. Nó đi xa nhà và tiêu xài gia tài một cách phung phí trong cuộc sống hư mất và tội lổi.

Khi nó tiêu xài hết tiền bạc, có một cơn đói kém xảy ra trong xứ và nó bị đói. Nó mới đi chăn heo cho một người dân bản xứ. Nó quá đói bụng, nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, và không ai cho nó cái gì để ăn.

Rồi nó mới thầm nghĩ rằng những đứa đầy tớ trong nhà cha nó đều có bánh ăn dư dật, còn nó thì phải chết đói. Rồi nó mới quyết định trở về nhà cha của nó và nói rằng, “Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha hãy đãi tôi như là đứa đầy tớ trong nhà của cha vậy.” Nó đứng lên và trở về nhà cha của nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chạy đến ôm lấy nó và hôn nó. Cha nó khoác lên nó một cái áo choàng tốt nhất, đeo nhẩn vào tay nó, và mang giày vào chân nó. Người cha giết bò con mập để ăn mừng. Cha nó nói,

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn họ khởi sự vui mừng” (Lu-ca 15:24).

Đó là tóm tắt của ẩn dụ. Bây giờ, tôi sẽ trở lại và chỉ cho bạn thấy rằng làm thế nào nó bị hiểu sai lệch trong ngày nay, và tôi sẽ chỉ cho bạn thấy ý nghĩa thật sự của nó là gì.

I. Thứ nhất, phương diện mà ẩn dụ nầy bị giải thích sai bởi những mục sư thời nay.

Tôi không muốn nói rằng Tiến Sĩ J. Vernon McGee giải thích sai ẩn dụ nầy, nhưng ông đã sai. Tiến Sĩ McGee nói, “Đây không phải là hình ảnh của một tội nhân nhận được sự cứu rổi … Trong câu chuyện nầy Chúa của chúng ta đã nói ở đây không bao giờ có bất cứ câu hỏi nào người đó có phải là người con hay là không phải…Nó luôn là một đứa con …Chỉ có người nào muốn đến trong nhà của Cha mới là con trai; và một ngày nào đó đứa con trai nầy sẽ nói, ‘Tôi sẽ đứng dậy và trở về nhà Cha của tôi’” (J. Vernon, McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1983, quyển IV, trang 314, 315; dựa trên Lu-ca 15:11-19.)

Vì vậy, Tiến Sĩ McGee đã sai vì nói rằng người con trẻ nầy luôn được cứu. Cậu ta đã chống đổi và bị lún sâu trong đời sống tội lổi, nhưng cậu ấy vẩn được cứu. Sau đó cậu ấy ăn năn tội lổi của mình và tái xác nhận đời sống.

Tôi xin lổi mà nói điều nầy cho thấy Tiến Sĩ McGee đã bị ảnh hưởng bởi nhóm “chủ nghĩa phán quyết” thời đại như thế nào. Đó là cách của nhiều mục sư ngày nay, giống như Billy Graham, đã giải thích ẩn dụ. Tại sao họ làm như vậy? Họ làm điều đó bởi vì có hàng ngàn người đã làm những “sự quyết định” và sau đó trở lại với đời sống tội lổi. Chỉ có cách mà những mục sư nầy có thể giải thích đó là nói rằng họ cũng giống như Đứa Con Hoang Đàng nầy, và một ngày nào đó họ sẽ thức tỉnh và tái xác nhận lại đời sống của họ. Bạn đã có nghe họ nói rằng có người “được cứu” nhưng vẩn uống rượu, “được cứu” nhưng vẩn nghiện thuốc, và ngay cả “được cứu” nhưng vẩn làm đỉ điếm. Bởi chưng 88% những “đứa trẻ trong hội thánh” rời khỏi hội thánh của họ “không bao giờ trở lại” (Barna) và tất cả họ đã làm một cái “quyết định,” những mục sư đặt hy vọng sai lầm cho cha mẹ của họ bằng cách nói rằng họ là những đứa con hoang đàng vẩn được cứu nhưng chỉ sa ngã mà thôi. Họ nói tất cả những người nầy, là những ai lún sâu trong đời sống tội lổi và không đến với hội thánh, vẩn “được cứu” giống như nhau. Họ chỉ cần trở lại hội thánh và tái xác nhận đời sống mình trong một ngày nào đó trong tương lai. Nhưng ngay cả việc nếu họ không làm điều đó, họ vẩn được cứu. Như Tiến Sĩ McGee đã nói, “Không có bất cứ câu hỏi nào rằng người đó có phải là con trai hay là không. Nó xưa nay vẩn là đứa con”. Vì thế, Bill Clinton, là người Báp-Tít, vẩn là “đứa con” dù trong lúc có quan hệ tình dục với Monica Lewinsky trong văn phòng làm việc (Oval Office). Đó, một người Báp-Tít khác, Jimmy Carter, vẩn là một “đứa con” khi ông ấy phủ nhận sự vô ngộ của Kinh Thánh và nói rằng Mặc Môn (Mormons) mới thật sự là Cơ-đốc Nhân! Vài năm trước đây, một người đàn bà làm chủ động điếm ở đây, tại Los Angeles đã tuyên bố rằng bà là “Cơ-đốc Nhân đã được tái sanh.” Một người trưởng ban chứng đạo nói với tôi, “Đừng đoán xét bà ta.” Thật là điên rồ! Nhóm người giảng thuyết Phúc Âm nhầm lẫn nầy được gọi là “người cho rằng Cơ-đốc Nhân không cần tuân theo luật đạo đức bởi có ân điển của Chúa (antinomianism),” tức là một niềm tin rằng một người sống trong chuồng heo bẩn thỉu của tội lổi vẩn được gọi là con cái của Đức Chúa Trời. Họ được gọi là “Cơ-đốc Nhân trần tục.” Nhưng Tiến Sĩ Martyn Lloyd-Jones nói, “Đó là một sự giải thích sai lầm [của Rô-ma 8:5-8] để nói rằng, ‘kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt’ gọi là Cơ-đốc Nhân ‘trần tục;’ vì chúng ta thấy Sứ-đồ Phao-lô nói điều gì về họ làm cho họ không thể nào là Cơ-đốc Nhân được hết…Cơ-đốc Giáo, như Sứ-đồ Phao-lô thường nói với chúng ta, bao hàm một sự trọn vẹn, căn bản trong sự thay đổi của con người xác thịt.” (D. Martyn Lloyd-Jones, M.D. Giải Nghĩa Thư Rô-ma 8:5-17, “Con Cái của Đức Chúa Trời” The Barner of Truth Trust, tái bản 2002, trang 3)

.

Thật sự tôi không muốn sửa sai Tiến Sĩ McGee. Ông đã dạy tôi về cách phân chia bố cục Kinh Thánh trong những năm 1960 và 1970, khi tôi thường lắng nghe ông mỗi ngày trên Ra-đi-ô. Thật vậy, tôi chùn lại trong sự suy nghĩ về sửa sai ông trong cái nhìn của ông về Đứa Con Hoang Đàng. Nhưng tôi không còn sự chọn lựa. Tiến Sĩ McGee đã nói rằng chính ông đã được cứu khi một người “đi làm chứng đạo trong miền Nam của Tiểu Bang Oklahoma nhiều năm trước đây đã dùng ẩn dụ nầy để làm chứng phúc âm …một buổi tối nọ ông đã giảng về Đứa Con Trai Hoang Đàng, và buổi tối đó tôi đã tiến lên phía trước” (ibid., trang 314). Nhưng mà Tiến Sĩ McGee nói “Ẩn Dụ không phải là về việc làm sao một tội nhân được sự cứu rỗi” (ibid.). Ông nói “điểm chính” là Đức Chúa Trời đã nhận lại “đứa con tội lổi đó” như thế nào.

Tiến Sĩ McGee không có nhận tư tưởng đó từ mục sư thời xưa, là người đã đem đến cho ông sự cứu rổi tại Oklahoma. Không, ông đã nhận ý niệm đó từ những mục sư phúc âm thời đại giống như Billy Graham, người kêu gọi đến sự “tái xác nhận” thay vì là sự biến đổi dứt khoác. Cách nhìn “mới” nầy về ẩn dụ đã sản sinh ra một đại dương đầy ấp gọi là “Cơ-đốc Nhân sa sút” là những người chưa bao giờ được biến đổi. Như Tiến Sĩ Lloyd-Jones đã nói, điều đó “không thể nào mà họ trở nên là Cơ-đốc Nhân được cả.”

Tôi gần đây mới đọc một bài báo của một nhà truyền giáo, ông nói,

Tôi sống ở South Carolina, và tôi thích Miền Nam, và tôi không có chế nhạo bất cứ người nào ở đó, nhưng hầu như mọi người ở đó đều nói rằng họ đã được cứu!…Trong một vài tiểu bang ở Miền Nam, hầu như mỗi góc đường đều có nhà thờ. Ngay cả những nhà chính tri gia và ngôi sao điền ảnh của chúng tôi và đều tuyên bố rằng họ đã được cứu … thế mà chúng tôi có những kẻ giết người, hiếp dâm, nghiện thuốc, sách báo khiêu dâm, ly dị, dối gạt, trộm cướp hơn bao giờ hết … Như vậy, điều gì đã sai? Tại sao những hội thánh địa phương của chúng ta thu hep lại trong sự tăng trưởng và lớn mạnh?…Vấn đề là gì? (Jerry Sivnksty, “Phúc Âm Cấm Cố hay Phúc Âm Chết Khát?”, Tạp Chí Frontline, Tháng Bảy/Tháng Tám 2013, trang 38).

Tôi sẽ nói cho bạn biết vấn đề là gì – chúng ta hàng chục ngàn người đã làm mộtsự quyết địnhnhưng họ không được biến đổi! Đó là vấn đề! Và nó không chỉ xảy ra ở miền Nam không thôi. Nó xảy ra trên khắp nước Mỹ! Một Mục sư gần đây nói với tôi rằng hầu như mỗi nhà mà ông gỏ cửa để truyền bá phúc âm, người ta đều nói với ông rằng hãy đi chổ khác, bởi vì tôi đã có sự cứu rổi rồi. Ông nói rằng họ không đi đến nhà thờ không chịu ăn nănbởi họ nghĩ rằng họ đã được cứu rồi! Đó kết quả hàng chục năm của nhóm người theochủ nghĩa phán quyết quan niệm hoàn toàn sai lầm rằngnhững đứa con hoang đàng những Cơ-đốc Nhân thật sự! Tôi nói, “Tránh xa chân lý sai lầm! Nó là nguyên nhân gây cho nước Mỹ thất bại!” Bỏ nó xuống! Quên nó đi! Ném nó xa ra! Nó làm hại cho hàng triệu linh hồn, làm sụp đổ những hội thánh của chúng ta, và đem đến một đời sống tâm linh suy đoài trên quốc gia của chúng ta! Tôi không cần biết đến ai đẩy mạnh nó – Tiến Sĩ McGee, Billy Graham, Đức Giáo Hoàng Francis, hay là kẻ nghịch lại Đấng Christ – nó là thần học của âm phủ, đầy những nọc độc của Sa-tan! Điều đó đem chúng ta trở lại với đoạn văn,

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn họ khởi sự vui mừng” (Lu-ca 15:24).

(Bấm vào đây để đọc bài giảng khác mà tôi đã giảng về Đứa Con Hoang Đang, có tựa đề, “Nguyên Mẫu của Sự Biến Đổi (The Archetype of Conversion).” Bạn có thể đọc nó song song với bài giảng nầy).

II. Thứ hai, ẩn dụ nầy đưa ra bởi Đấng Christ để chỉ làm sao tội nhân, chết trong sự vi phạm và tội lỗi, đã được cứu!

Tôi từng biết một người đàn ông đã bỏ vợ và chạy theo một người đàn bà khác. Sau đó ông cầm súng cướp ngân hàng, bị bắt bỏ tù vài năm. Ông là một người ngoại tình, là một tên trộm, và là tên cướp ngân hàng. Nhưng ông nói rằng ông không mất sự cứu rổi! Tôi hỏi ông điều gì có thể xảy ra nếu trạng thái say mê xảy đến khi ông dùng súng để cướp ngân hàng. Ông ngẩn mặt lên và nói, “Cây súng rơi xuống sàn nhà khi tôi vui mừng gặp Chúa trên không trung!” Tôi nói rằng ông đã sai, rằng ông chưa bao giờ được biến đổi. Ông bị quyến rủ đến chuyện Đứa Con Hoang Đàng, và đưa ra lời giải thích sai lầm mà tôi đã cắt nghĩa trước đây, rằng ông đã là một đứa “con” hồi nào giờ. Tôi mở Kinh Thánh ra. Tôi cầm ngón tay của ông và đặt vào trong câu kinh Thánh Lu-ca 15:24. Tôi nói, “Đọc đi.” Tôi nói ba bốn lần ông thì ông mới chịu đọc một cách ngượng ngùng,

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được …” (Lu-ca 15:24).

Ông ấy nhìn tôi chòng chọc với cặp mắt rối loạn, giống như là ông bị bắt gặp! Rồi ông thốt ra, “Nhưng nó không phải là ý nghĩa đó!” Tôi nói, “Tôi không có nói với anh nó là nghĩa gì. Tôi chỉ nói với anh là hãy đọc đi.” Rồi tôi đọc cho ông ta nghe,

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được …”

Sau đó tôi nói, “Cha của cậu ấy nói rằng cậu ấy ‘đã chết.’ Cha của cậu ấy nói rằng cậu ấy ‘đã mất.’ Nếu cha của cậu ấy đã nói như vậy, thì anh là ai mà mâu thuẩn với ông?” Còn nữa, nếu anh nhìn vào lời chú giải của Tiến Sĩ McGee, anh sẽ thấy rằng ông ấy không có đưa ra bất cứ lời chú thích nào dựa trên Lu-ca 15:24! Ông ấy không làm điều đó được! Nó sẽ hoàn toàn tiêu diệt giả thuyết sai lầm của ổng! Trong Lu-ca 15:24 người cha nói rằng con của ông “đã chết” – điều đó có nghĩa là, “chết trong sự vi phạm và tội lổi” (Ê-phê-sô 2:1, 5). Rồi người cha còn nói, “con ông đã mất.” Cái gì có thể làm sáng tỏ hơn? Đứa Con Hoang Đàng là hình ảnh của tội nhân hư mất!

Chúa Giê-su đã đưa ra ba ẩn dụ trong sách Lu-ca chương mười lăm để trả lời cho những người Pha-ri-si. Họ đã than phiền rằng Ngài đã ngồi ăn chung với kẻ có tội (Lu-ca 15:2). Ngài đưa ra ba ẩn dụ nầy để cho thấy thế nào Đức Chúa Trời vui mừng khi tội nhân được cứu! Mỗi một ẩn dụ đều cho thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ tiếp nhận và tha thứ cho những tội nhân hư mất. Ngài đưa ra ẩn dụ con chiên lạc mất từ câu 3 đến câu 7. Ngài đưa ra ẩn dụ đồng tiền bị lạc mất từ câu 8 đến câu 10. Và rồi Ngài đưa ra ẩn dụ về đứa con trai lạc mất từ câu 11 đến câu 32. Điểm chính trong cả ba ẩn dụ đó là sự vui mừng khôn xiết của Đức Chúa Trời khi “một tội nhân biết ăn năn” (Lu-ca 15:7, 10, 24). Thật là kỳ lạ, ngay cả Tiến Sĩ Ryrie cũng không đồng ý với Tiến Sĩ McGee và Billy Graham. Tiến Sĩ Ryrie đã đúng trong điểm nầy. Trong sự ghi chú của ông dựa trên Lu-ca 15:4, ông nói, “Lạc mất. Tám lần trong phân đoạn nầy nhấn mạnh đến người con bị lạc mất, câu 4 [hai lần], 6, 8, 9, 17, 24, 32” (Charles C. Ryrie, Th.D., Ph.D., Bài Học Kinh Thánh của Ryrie ‘The Ryrie Bible Study’, Moody Press, 1978, trang 1,576; dựa trên Lu-ca 15:4). “Nhấn mạnh về con người bị lạc mất.” Đúng chính xác.

Tiến Sĩ McGee quá nhấn mạnh đến sự thật rằng Đứa Con Hoang Đàng được gọi là “đứa con trai.” Trong ẩn dụ nầy “con trai” không có nghĩa rằng cậu ấy đã được cứu. Tiến Sĩ John MacArthur nhận định đúng trên điểm chính nầy khi ông nói rằng ẩn dụ nầy là “hình ảnh của những tội nhân (liên hệ đến Đức Chúa Trời là Cha bởi sáng tạo) là người bỏ đi cái đặc ân tiềm tàng của họ và phủ nhận bất cứ mối liên hệ nào với Ngài [Đức chúa Trời], mà chọn lựa cho mình một đời sống miệt mài trong tội lổi” (John MacArthur, D.D., Học Kinh Thánh của MacArthur ‘The MacArthur Study Bible, Word Bibles, 1997, trang 1,545; dựa trên Lu-ca 15:12)

.

Tiến Sĩ MacArthur cũng đúng khi ông nói rằng Đứa Con Trai Hoang Đàng “là người dự tuyển vào sự cứu rổi” khi cậu “tỉnh ngộ” (ibid., dựa trên Lu-ca 15:7). Điều nầy cho thấy rằng MacArthur đúng khi ông nói Đứa Con Hoang Đàng nầy đã lạc mất. Tôi sát cánh với Tiến Sĩ McGee chống đối lại Tiến Sĩ MacArthur về nhiều đề tài, đặc biệt là về Huyết của Chúa Giê-su Christ. Tiến Sĩ McGee hoàn toàn đúng về đề tài quan trọng đó, và John MacArthur thì không đúng. Nhưng về sự biến đổi của Đứa Con Trai Hoang Đàng, đoạn văn của chúng ta đã ép tôi đến sự đồng ý với John MacArthur,

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được …” (Lu-ca 15:24).

Còn nữa, tất cả những lời bình luận xưa nói rằng Đứa Con Trai Hoang Đàng đã lạc mất, và biến đổi trong ẩn dụ nầy. Không có nhà bình luận xưa nào nói rằng cậu ta “tái xác nhận lại” đời sống cậu ta và đã được sự cứu rỗi xưa nay! Matthew Poole (1624-1679) nói đoạn văn của chúng ta, “Một linh hồn đầy tội lổi là một linh hồn đã chết … Sự biến đổi của một tội nhân như là một sự sống lại từ trong cỏi chết. Cũng không có một linh hồn nào có khả năng để được sự vui vẻ nào, cho đến khi nó được giải hòa với Đức Chúa Trời qua huyết báu của Chúa Giê-su Christ” (dựa trên Lu-ca 15:24; Chú Giải Kinh Thánh ‘A Commentary on the Holy Bible’, The Banner of Truth Trust, tái bản 1990, quyển III, trang 247).

Matthew Henry (1662-1714) nói, “Trong ẩn dụ, Đức Chúa Trời hiện diện như là người Cha của cả nhân loại, đến toàn thể gia đình của A-đam …” Matthew Henry tiếp tục nói đến người Con Trai Hoang Đàng đó tiêu biểu cho “một tội nhân, mỗi người chúng ta trong con người xác thịt …tình trạng của sự hoang đàng …tiêu biểu đến trạng thái tội lổi của chúng ta, trạng thái đáng thương mà nhân loại đã sa ngã.” Rồi Matthew Henry đưa ra chin phương diện mà đứa con hoang đàng mô tả người lạc mất (Lời Chú Giải Toàn Bộ Kinh Thánh của Matthew Henry ‘Matthew Henry’s Commentary on the Whole Bible’, Nhà Xuất Bản Hendrickson, tái bản 1996, quyển 5, trang 599-600).

Tiến sĩ John R. Rice nhìn lại những lời bình luận theo lối cổ xưa. Tiến sĩ Rice không đồng ý với sự diễn tả của Tiến sĩ McGee rằng “đây không phải là hình ảnh của một tội nhân nhận được sự cứu rổi.” Tiến sĩ Rice nói ngược lại. Tiến sĩ Rice nói, “Đứa con trai hoang đàng là hình ảnh của tội nhân lạc mất” (John R. Rice, D.D., Con Của Loài Người ‘The Son of Man’, Nhà Xuất Bản Sword of the Lord, 1971, trang 372; dựa trên Lu-ca 15:11-16).

C.H. Spurgeon, Hoàng Tử của những Người Giảng Đạo, đưa ra một cái nhìn giống như vậy trong bài giảng của ông, “Tuyệt Đỉnh của sự Hoang Đàng” (The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1975, quyển XLI, trang 241-249). Đoạn văn của chúng ta nói

,

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn họ khởi sự vui mừng” (Lu-ca 15:24).

Spurgeon nói đoạn văn của chúng ta, “Sự biến đổi của một linh hồn thì đủ để làm một sự vui mừng mãi mãi trong tấm lòng của những người công chính” (ibid., Giải Nghĩa của Chương, trang 251). Trọng điểm của tất cả những nhà bình luận nầy cho thấy rỏ ràng rằng đứa con hoang đàng nầy đã hư mất, và ẩn dụ cho thấy thế nào cậu đã được biến đổi. Đó là cái nhìn bởi những học giả chân chính qua suốt những thời đại – cho đến khi “chũ nghĩa phán quyết” của thời đại chúng ta đã chuyển đổi “lu mờ” và không rỏ ràng!

III. Thứ ba, ẩn dụ nầy cho thấy điều gì cần phải xảy ra cho bạn trong sự biến đổi thật sự.

Nếu bạn mong đợi để được biến đổi, và trở thành Cơ-đốc Nhân thật sự, bạn sẽ phải trãi qua sự việc giống như Đứa Con Hoang Đàng đã trải qua. Nếu không, Đức Chúa Trời sẽ không thể nói với bạn rằng,

“Con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được …” (Lu-ca 15:24).

Bây giờ bạn ngồi qua suốt tất cả những sự giải thích và bối cảnh, và tâm trí của bạn đang bị trôi dạt. Ông kia, ngồi thẳng người lên! Bà kia, hãy ngồi dậy! Bây giờ tôi đang nói với bạn đó! Bạn phải trãi qua ít nhất là một vài sự việc mà Đứa Con Hoang Đàng đã trãi qua nếu không bạn sẽ đi vào trong Địa Ngục! Bạn phải kinh nghiệm được những gì cậu ta kinh nghiệm, bằng không bạn sẽ phải đi vào lửa địa ngục đời đời, bị moi ra và hành hạ bởi quỷ dữ, và bạn bị xé nát ra từng mãnh bởi lương tri của mình! Đây là những gì mà bạn cần phải trãi qua, tối thiểu đến một mức nào đó, để được cứu. Chúa Giê-su đã chết thế cho bạn, để chuộc tội cho bạn, trên Thập Tự Giá. Ngài đã sống lại từ kẻ chết để ban cho bạn sự sống. Nhưng luôn luôn có sự dần co trong việc đến với Chúa Giê-su Christ. Những điểm sau đây là những bài học rút ra được từ ẩn dụ của Đứa Con Hoang Đàng:

1.   Tự bạn hãy thừa nhận rằng tấm lòng của bạn thật sự ích kỷ và muốn sống xa cách Đức Chúa Trời càng xa càn tốt. Chúng tôi biết có một số người đến phòng tư vấn và nói rằng họ muốn được cứu, và đồng thời đó họ dự định để rời khỏi Hội thánh! Đây là sự tự lừa dối sâu thẩm cho chính mình. Tại sao Đức Chúa Trời có thể ban ân điển cứu rổi cho một người mà họ nghĩ rằng sẽ trở lại đời sống của thế gian? Nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy” (1 Giăng 2:15). “Ấy là một người phân tâm, phàm làm việc gì đều không định” (Gia-cơ 1:8).

2.   Cầu xin Đức Chúa Trời để chỉ cho bạn thấy sự trống không của thế giới nầy. Bạn không phải trở thành một người ngoài đường trong Skid Row, để nhận thức rằng bạn không muốn đi con đường đó! Đức Chúa Trời có thể chỉ cho bạn thấy sự hư ảo của những việc trong đời sống. Cầu hỏi Đức Chúa Trời để chỉ cho bạn thấy sự trống vắng của đời sống không có Chúa. “Anh em chẳng được chi vì không cầu xin” (Gia-cơ 4:2)

.

3.   Thức dậy! Hãy tự tỉnh táo! Cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho bạn thấy rằng bạn “chết vì đói,” trong khi bạn có thể có sự bình an và vui mừng! Tình trạng của bạn bây giờ, bạn không có sự bình an trong tâm hồn! Tại sao cứ bước đi trong tội lổi khi mà bạn có thể nhận được sự tha thứ của Chúa Giê-su Christ? “Đức Chúa Trời ta đã phán: Những kẻ gian ác chẳng hưởng được sự bình an” (Ê-sai 57:21).

4.   Suy nghĩ về tội lổi của bạn. Suy nghĩ về chính tội lỗi cá nhân của bạn, cùng một tấm lòng tràn đầy tội lổi. Suy nghĩ thật kỷ về tội lổi của bạn cho đến khi nào bạn có thể nói như Đứa Con Hoang Đàng, “Tôi đã đặng tội với trời và với cha” (Lu-ca 15:18). Mục sư của tôi là Tiến sĩ Timothy Lin không nhận được sự cứu rổi cho đến khi ông viết ra được một bản cáo trạng dài về tội lổi của ông. Ông xem qua xem lại bản cáo trạng tội lổi của ông cho đến khi Đức Chúa Trời lên án ông và ông biết mình là tội nhân hư mất! Tôi không nói nhất thiết rằng bạn phải làm điều đó, nhưng điều đó có thể giúp được một số người.

5.   Ném chính bạn vào trong Con của Đức Chúa Trời, “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Giê-su Christ, là người” (1 Ti-mô-thê 2:5). Chúa Giê-su phán, “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). “Gắng sức mà vào” đến với Chúa Giê-su Christ (Lu-ca 13:24). Những ai chỉ nghỉ sẽ đến với Chúa Giê-su Christ cách cẩu thả sẽ không được cứu. Nó phải là một việc quan trọng nhất trong đời sống của bạn! “Gắng sức mà vào”! Khi bạn tìm kiếm Chúa Giê-su Christ, nó sẽ xứng đáng với bất cứ bao nhiêu sự phấn đấu, với bao nhiêu sự “gắng sức.” Chúa Giê-su phán, “Hãy đến cùng ta…ta sẽ cho các ngươi được yên nghĩ” (Ma-thi-ơ 11:28). “Huyết của Chúa Giê-su Christ, Con Ngài, làm sạch mọi tội lổi chúng ta” (1 Giăng 1:7).

 

Nguyện bài hát xưa củ nầy là lời cầu nguyện của bạn tối nay –

Tôi lang thang ngẩn ngơ đi xa Chúa,
   Nay tôi quay trở về nhà Cha;
Đường tội lỗi tôi đi quá lâu rồi,
   Chúa ơi, tôi trở về nhà.

Tôi đã hoang phí nhiều năm quí báo,
   Nay, tôi trở về nhà;
Tôi nay ăn năn với dòng lệ đắng cay,
   Chúa ơi, tôi trở về nhà.
Về cùng Cha, về cùng Cha,
   Không còn hoang đàng nữa,
Mở rộng vòng tay yêu thương Ngài,
   Chúa ơi, tôi trở về nhà.
(“Chúa Ơi, Tôi Về Nhà ‘Lord, I’m Coming Home’
      bởi William J. Kirkpatrick, 1838-1921).

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự cứu rổi, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế ngay bây giờ và đi về phía sau hậu trường. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến phòng yên lặng để cầu nguyện. Bác sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai tin nhận Chúa Giê-su tối nay. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Lu-ca 15:21-24.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Bây Giờ Tôi Thuộc Về Chúa Giê-Su ‘N ow I Belong to Jesus’
(bởi Norman J. Clayton, 1903-1992).


DÀN BÀI CỦA

GIẢI THÍCH SAI VỀ ĐỨA CON TRAI HOANG ĐÀNG

(BÀI GIẢNG SỐ 2 VỀ ĐỨA CON TRAI HOANG ĐÀNG)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống; đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn họ khởi sự vui mừng” (Lu-ca 15:24).

I.   Thứ nhất, phương diện mà ẩn dụ nầy bị giải thích sai bởi những
mục sư thời nay, Lu-ca 15:24.

II.  Thứ hai, ẩn dụ nầy được đưa ra bởi Đấng Christ để chỉ làm sao
những tội nhân hư mất, chết trong sự vi phạm và tội ác, đã
được cứu! Ê-phê-sô 2:1, 5; Lu-ca 15:7, 10, 24.

III. Thứ ba, ẩn dụ nầy cho thấy điều gì phải xảy ra cho bạn trong
sự biến đổi thật sự, 1 Giăng 2:15; Gia-cơ 1:8; 4:2; Ê-sai
57:21; Lu-ca 15:18; 1 Ti-mô-thê 2:5; Giăng 14:6; Lu-ca
13:24; Ma-thi-ơ 11:28; 1 Giăng 1:7.