Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




(TỪ SỰ SÁNG TẠO ĐỀN CHIẾC QUAN TÀI)

(BÀI GIẢNG SỐ 75 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)
FROM CREATION TO A COFFIN
(SERMON #75 ON THE BOOK OF GENESIS)
(Vietnamese)

bởi tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Baptist tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 17 tháng 3 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, March 17, 2013

“Kế, Giô-sép nói cùng các anh em rằng: Em sẽ chết, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em thật; đem các anh em về xứ mà Ngài đã thề hứa cùng Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Giô-sép biểu các con trai của Y-sơ-ra-ên thề mà rằng: Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy. Đoạn, Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm mười tuổi. Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm trong một cái quan tài tại xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 50:24-26).


Sách Sáng-thế-ký là sách của sự bắt đầu. Chính chữ “Sáng Thế” có nghĩa là “mới sanh” hoặc “bắt đầu.” Những giáo sư Do Thái đã dịch nó ra thành chữ Hy-lạp, gọi là “Sáng Thế” bởi vì nó được bắt đầu với những chữ, “Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng-thế-ký 1:1). Sách Sáng-thế-ký diễn tả sự bắt đầu của trời và đất – cùng sự bắt đầu của cây cỏ, thú vật, và sự sống con người. Vì thế, Sách Sáng-thế-ký là sách của sự sống!

Nhưng nó cũng là quyển sách của sự chết. Khởi nguyên của sự chết đầu tiên. Ảnh hưởng kinh khủng của sự chết đã được diễn tả. Sự kết hợp của tội lổi và sự chết đã được giải thích. Sự chết đầu tiên đã được ghi chép lại trong đoạn bốn, trong sự chết của A-bên. Qua đến đoạn năm là bảng liệt kê về sự chết của các tổ phụ đời xưa. Trong đoạn sáu thì nói đến sự hủy diệt toàn thể nhân loại trong cơn Nước Lụt, ngoại trừ Nô-ê và gia đình của ông. Hai đề tài nầy, sự sống và sự chết đã được diễn tả xen lẩn với nhau qua suốt sách Sáng-thế-ký.

Mục đích của tôi tối nay là tập trung vào sự chết của Giô-sép trong đoạn Kinh Thánh ngắn, một đoạn văn ngắn giảng giải về những sự thật của sự sống và sự chết

.

“Kế, Giô-sép nói cùng các anh em rằng: Em sẽ chết, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em thật; đem các anh em về xứ mà Ngài đã thề hứa cùng Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Giô-sép biểu các con trai của Y-sơ-ra-ên thề mà rằng: Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy. Đoạn Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm mười tuổi. Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm trong một cái quan tại tại xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 50:24-26).

Sách Sáng-thế-ký bắt đầu với sự tạo dựng sự sống trong Vườn Ê-đen và kết thúc “trong chiếc quan tài tại Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 50:26). Đây là một ấn tượng sâu sắc mà tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ bắt đầu với thông điệp tiêu cực của sự chết, và kết thúc với thông điệp tích cực của sự sống.

I. Thứ nhất, Sáng-thế-ký diễn tả mạnh mẽ về luật của tội lổi và sự chết.

Sứ đồ Phao-lô nói rằng, “luật pháp của sự tội lỗi và sự chết” trong Rô-ma 8:2. Luật pháp của sự tội lỗi và sự chết nghĩa đơn giản là, “tiền công của tội lổi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Luật pháp của sự tội lỗi và sự chết nói rằng, “linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4). Bây giờ đó là những gì mà Đức Chúa Trời đã phán với tổ phụ đầu tiên của chúng ta. Ngài đã cảnh cáo chớ ăn trái cây cấm, “vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết” (Sáng-thế-ký 2:17). Đó là luật pháp của sự tội lỗi và sự chết. Đức Chúa Trời đã nói, ảnh hưởng là, “Nếu họ dính dáng vào tội lổi nầy họ sẽ chết.” Nhưng họ không tin Đức Chúa Trời. Vì vậy, họ đã ăn, và phải chết!

Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi có trông coi một đứa bé trai nhỏ tên hiệu là “Joker” vào mỗi buổi chiều. Mẹ tôi mở bếp lên và dặn rằng, “Joker, đừng đưa tay vào trong lửa, nếu không sẽ bị phỏng.” Dỉ nhiên, với cái tên là Joker, quý vị biết điều gì đã xảy ra rồi! Cậu bé đã đưa ngón tay vào trong lửa và bắt đầu thét lớn lên. Mẹ tôi nói, “Đã bảo rồi, đừng làm mà.” Vâng, nhưng cậu bé không lắng nghe. Cậu đã đút ngón tay của cậu vào trong lửa, và bị phỏng. Đó là hình ảnh luật pháp của sự tội lỗi và sự chết. Đức Chúa Trời phán rằng, “Một mai ngươi ăn chắc sẽ chết.” Họ không tin lời Ngài. Vì vậy mà họ đã ăn. Và vì vậy họ phảì chết. Đó là luật pháp của sự tội lỗi và sự chết! Một số người có thể nói rằng, “Điều đó không công bằng!” Xin lổi, công bằng không có liên quan đến điều đó! Nếu bạn để tay vào lửa tất nhiên nó sẽ bị phỏng. Đó là định luật của nguyên nhân và hậu quả. Nếu bạn ném viên đá lên trời, nó sẽ đương nhiên rớt xuống. Đó là định luật của một trọng lực. Nếu bạn ném viên đá lên trời, rồi nó rớt xuống và trúng vào đầu bạn, bạn không thể nói, “Điều đó không công bằng.” Công bằng không có liên quan đến điều đó! Đó là định luật của một trọng lực. Nếu bạn ném một vật gì đó lên, nó sẽ rớt xuống trở lại! Đó là một định luật. Đối với luật pháp của sự tội lỗi và sự chết thì cũng vậy. Linh hồn nào phạm tội sẽ chết. Tổ phụ đầu tiên của chúng ta đã phạm tội, và đã chết. Đó là luật – luật của sự tội lỗi và sự chết! Sự công bằng không có liên quan gì đến điều đó! Cái gì ném lên thì phải rớt xuống. Đó là luật. Ai phạm tội thì phải chết. Đó là luật. Người ta không thích điều đó, nhưng nó vẩn là luật – và nó không thể bị phá vở cũng như định luật của trọng lực.

Bây giờ tổ phụ đầu tiên của chúng ta đã phạm tội trong Vườn Ê-đen, và họ phải chết trong Vườn Ê-đen. Đó là luật của sự tội lỗi và sự chết. Trước hết họ chết về tâm linh, và sau đó họ chết về thể xác bởi vì mầm móng của sự chết đã vào trong họ khi họ phạm tội.

Thật là bi kịch, không phải tội lổi chỉ đem sự chết đến với họ mà thôi, nhưng cũng đem đến cho hậu tự của họ nữa. Người ta có thể nói, “Điều đó không công bằng.” Tôi biết rằng họ có thể nói như vậy, nhưng công bằng không có liên quan gì đến điều đó. Đó là luật, là luật của sự tội lỗi và sự chết. Một ngày kia tôi có đọc về một đứa bé mới sanh thì đã mang bệnh HIV. Đứa bé không có làm gì nên tội. Nhưng người mẹ đã làm điều tội lổi. Chính vì vậy mà đứa con của bà mới sanh ra đã gánh lấy hậu quả. Sự công bằng không có liên quan gì đến điều đó. Đó là luật của sự tội lỗi và sự chết. Khi một người phạm tội nó sẽ gây ảnh hưởng đến người khác. Luôn luôn là như vậy.

Và đó là điều đã xảy ra trong suốt Sách Sáng-thế-ký, bắt đầu với tội lổi và sự chết của tổ phụ đầu tiên của chúng ta. Nhưng sự rủa sả của tội lổi và sự chết không chấm dứt ở đó, Kinh Thánh chép rằng,

“Vì như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội” (Rô-ma 5:19).

Giống như đứa bé mới sanh ra mang bệnh HIV, tất cả chúng ta “đã hoài thai trong tội lổi” bởi tội của tổ phụ đầu tiên của chúng ta. Chủ nghĩa giáo lý vấn đáp Heidelberg Catechism nói rằng tội lổi nguyên thủy của chúng ta “đến từ sự thất bại và không vâng lời của tổ phụ chúng ta là A-đam và Ê-va, trong cảnh vườn Địa Đàng. Sự sa ngã nầy đã đầu độc chất tự nhiên của chúng ta đó là chúng ta sanh ra là người tội lổi – đồi bại từ lúc thụ thai trở đi” (Chủ Nghĩa Giáo Lý Vấn Đáp Heidelberg ‘The Heidelberg Catechism,’ câu hỏi số bảy). Sự Tuyên Xưng của Người Báp Tít (Baptist Confession) của 1689 nói rằng tổ phụ đầu tiên của chúng ta “… tội lổi đã được qui cho, và bản chất đồi bại tự nhiên đã được chuyển nhượng, đến tất cả hậu thế của họ, xuống từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, bây giờ cưu mang trong tội lổi, và bởi tự nhiên con trẻ thuộc sự đoán phạt, đầy tớ của tội lổi, là thần dân của sự chết, và tất cả những sự khổ sở khác, tâm linh, thế tục và cỏi đời đời, ngoại trừ Chúa Giê-su Christ giải phóng tất cả. Từ một sự đồi bại gốc…dẩn đến tất cả những sự phạm pháp thực tế ngày nay” (Tuyên Xưng Đức Tin Của Người Báp Tít ‘The Baptist Confession of Faith’ 1689, chương 6:2, 3).

“Ngoại trừ Chúa Giê-su Christ giải phóng [chúng ta]” chúng ta là “con của sự phán xét, là nô lệ của tội lổi, là những thần dân của sự chết.” Kinh Thánh nói rằng,

“Cho nên, như bởi một người mà tội lổi vào trong thế gian, lại bởi tội lổi mà có sự chết, thì sự chết đã trãi qua trên hết thảy mọi người, vì mọi người đều phạm tội” (Rô-ma 5:12).

Sách Sáng-thế-ký chỉ cho thấy rằng câu nầy là đúng. Đứa con đầu lòng của A-đam và Ê-va là Ca-in, là kẻ giết người. Cậu ấy sanh ra trong tội lổi bởi vì cha mẹ cậu đã phạm tội. Đoạn năm của Sách Sáng-thế-ký là bảng liệt kê về những sự chết của các tổ phụ trước thời Nước Lụt, vì “bởi một người mà tội lổi vào trong thế gian, lại bởi tội lổi mà có sự chết, thì sự chết đã trãi qua trên hết thảy mọi người.” Trong thời của Nô-ê.

“Đức-giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn” (Sáng-thế-ký 6:5).

Điều đó đã xảy ra thế nào?

“Bởi một người mà tội lổi vào trong thế gian, lại bởi tội lổi mà có sự chết, thì sự chết đã trãi qua trên hết thảy mọi người” (Rô-ma 5:12).

Nhìn xuống suốt qua Sách Sáng-thế-ký những tộc trưởng sinh ra trong tội lổi, và đã chết là hậu quả của tội lổi mà A-đam đã phạm. Và Sách Sáng-thế-ký kết thúc, không phải là niềm vui chiến thắng và thành công của con người, nhưng là sự chết, là hậu quả của tội lổi.

“Đoạn, Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm mười tuổi. Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm trong một cái quan tài tại xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 50:26).

Sáng-thế-ký bắt đầu với việc Đức Chúa Trời tạo dựng sự sống, và kết thúc với tội lổi sinh ra sự chết, và Giô-sép được “liệm trong một quan tài tại xứ Ê-díp-tô.”

Bây giờ, rồi, điều nầy có ảnh hưởng gì đến bạn? Điều đó có gây ảnh hưởng trên đời sống của bạn? Thực tế, trong thế giới nầy không có gì mà bạn quan tâm đến hơn! Điều trước tiên là bạn sẽ chết về thể xác là hậu quả của tội lổi. Tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi nhận thức được là tôi sẽ chết. Lúc đó tôi khoảng tám tuổi. Con chó nhỏ của tôi chạy ra ngoài đường và bị xe đụng. Trong khi tôi ẳm xác con chó trên tay mà tôi ngẫm nghĩ rằng rồi đây tôi cũng phải chết giống như vậy. Sự suy nghĩ đó làm tôi giật mình. Tôi chắc rằng hầu hết chúng ta, mặc dù nhớ hay không, chúng ta cũng bàng hoàng rung sợ khi nhận thức rằng rồi đây chúng ta sẽ chết. Và sự chết không phải là việc mà chúng ta chỉ nghĩ đến một hai lần. Những bác sĩ tâm thần nói rằng trung bình mỗi người suy nghĩ đến sự chết của mình hơn một lần mỗi giờ mà mình thức. Với sự thật đó, chúng ta suy nghĩ đến cái chết của chúng ta hơn bất cứ điều gì khác. Điều đó thường ám ảnh chúng ta. Chúng ta cố xua đuổi nó. Để nó qua một bên. Nhưng nó cứ trở lại trong tâm trí của chúng ta lần nữa, lần nữa, và lần nữa. Chúng ta không thể đẩy nó ra khỏi sự suy nghĩ, mặc dù chúng ta làm bất cứ điều gì. Ngay khi chúng ta nằm ngũ chúng ta cũng suy nghĩ về sự chết. Không phải đơn giản để chúng ta trốn khỏi sự suy nghĩ về cái chết!

Vì thế, bạn thấy đó, nếu sự suy nghĩ về cái chết là hậu quả duy nhất của tội lổi, thật là sự ảnh hưởng khủng khiếp trên đời sống của chúng ta là dường nào. Nhưng đó không phải là hậu quả duy nhất của tội lổi mà thôi. Nó còn ảnh hưởng đến nhiều cái khác nữa. Một trong những điều đó là sự suy nghĩ tối tăm và tội ác từ tấm lòng tội lổi của bạn. Chúa Giê-su nói, “Vì thật là tự trong, tự lòng người ta mà ra những ác tưởng …hết thảy những điều xấu ấy ra tự trong lòng” (Mác 7:21, 23). Tôi không cần phải chứng minh điều đó cho bạn, phải không? Bạn biết rỏ hơn bất cứ người nào khác khi những sự suy nghĩ tối tăm và ác đó lãng vãng trong tâm trí của bạn, những sự suy nghĩ mà bạn không thể kiềm chế được. Bạn không cản nó được, cho dù bạn làm điều gì đi nữa. Đây, cũng là, một sự ảnh hưởng của nguyên tội, một bản chất tội lổi mà chúng ta bị di truyền từ tổ phụ đầu tiên của chúng ta.

Và rồi có một sự khó khăn mà bạn gặp phải trong sự cầu nguyện. Lẻ đương nhiên! Bạn thật thấy khó khăn trong sự cầu nguyện, phải không? Điều đó không nên khó lắm. Bạn biết là điều đó không nên khó lắm. Nhưng nó ở đó, và bạn không thể làm được gì, phải không? Bạn biết rằng một người Cơ Đốc Nhân chân chính nên yêu thích sự cầu nguyện. Và còn bạn thì chưa yêu điều đó. Trong thực tế, chúng ta hãy đối diện với điều đó, bạn thật sự ghét cầu nguyện – phải không?

Bây giờ, rồi, đó lộ ra những hình ảnh rất là bẩn thỉu và tối tăm của những sự suy tưởng thầm kín của bạn, phải không? Bạn suy nghĩ về sự chết. Bạn có những tư tưởng xấu hổ. Bạn không thích cầu nguyện. Trong thực tế, nếu bạn cùng chung với một người nào đó mà họ cầu nguyện dài, bạn thật sự ghét nó. Nó không phải là một hình ảnh đẹp trong sâu thẳm của lòng bạn, phải không? Thực tế, nếu bạn cho phép chính bạn suy nghĩ nhiều về điều đó, bạn có thể đồng thanh với Phao-lô,

“Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rô-ma 7:24).

Bạn thấy đó, luật của tội lổi và sự chết đã giăng bẩy bạn, hoặc như Kinh Thánh đã gọi, “còn anh em đã chết vì lầm lổi và tội ác mình” (Ê-phê-sô 2:1). Điều đó có đúng không – tâm linh và tâm lý, bạn như là người đã chết bên trong như thân xác Giô-sép khi “liệm trong chiếc quan tài tại xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 50:26). Nhưng, cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta không dừng ở đó! Và chúng ta sẽ bước qua phần thứ hai của bài giảng nầy.

II. Thứ hai, Sáng-thế-ký diễn tả sâu sắc về niềm hy vọng duy nhất
của con người.

Lắng nghe một lần nữa trong hai câu đầu của đoạn văn,

“Kế, Giô-sép nói cùng các anh em rằng: Em sẽ chết, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em thật; đem các anh em về xứ mà Ngài đã thề hứa cùng Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Giô-sép biểu các con trai của Y-sơ-ra-ên thề mà rằng: Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy” (Sáng-thế-ký 50:24-25).

Có nhiều sự học hỏi mà chúng ta có thể học từ những câu Kinh Thánh đó, nhưng tôi chỉ dùng một trong những sự học hỏi đó, một sự rất đơn giản: Giô-sép biết rằng chúng ta chỉ có duy nhất là hy vọng ở trong Chúa. Ông nói, “Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em thật; đem các anh em vào xứ mà Ngài đã thề hứa cho Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp.” “Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy.” Giô-sép đã có một đức tin rằng Đức Chúa Trời sẽ đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô, để vào xứ Ca-na-an. Ê-díp-tô là hình ảnh của tội lổi và sự chết. Ca-na-an là hình ảnh của sự sống và sự cứu chuộc. Bởi đức tin Giô-sép tin rằng Đức Chúa Trời sẽ đem họ ra khỏi xứ của sự chết, để vào trong xứ của hy vọng và sự sống. Hê-bơ-rơ 11:22 nói,

Bởi đức tin, Giô-sép lúc gần qua đời nói về việc con cháu Y-sơ-ra-ên sẽ đi ra, và truyền lệnh về hài cốt mình” (Hê-bơ-rơ 11:22).

Tôi không nghĩ có cách nào tốt hơn để chỉ cho bạn thấy rằng chỉ có Đức Chúa Trời là niềm hy vọng cho bạn. Nếu Đức Chúa Trời không cứu chúng ta, thì chúng ta phải chịu dưới luật của tội lổi và sự chết. Và Đức Chúa Trời phải làm tất cả cho sự cứu rổi. Giô-sép nói rằng, “Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em, đem các anh em về xứ mà Ngài đã thề hứa cùng Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp” (Sáng-thế-ký 50:24). “Đức Chúa Trời sẽ …đem bạn ra khỏi” đất của sự chết để vào trong đất của sự sống!

Nếu bạn đọc sách kế tiếp trong Kinh Thánh là Sách Xuất-ê-díp-tô-ký, bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời đã làm tất cả điều đó. Con người đã chống nghịch, đã phạm tội, và không thế nào tự cứu lấy họ. Đức Chúa Trời đã làm tất cả cho sự cứu rổi. Đức Chúa Trời đã đem họ ra khỏi cảnh nô lệ. Đức Chúa Trời đã đem họ vào trong đất hứa. Và những Môn Đồ đã hỏi Chúa Giê-su,

“Vậy thì ai được cứu? Đức Chúa Giê-su ngó môn đồ mà rằng: Sự đó loài người không thể làm được, nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế …” (Mác 10:26, 27).

Rồi thì, bạn phải làm gì? Có một người nói rằng, “Được, tôi không làm bất cứ điều gì. Tôi chỉ ngồi trong nhà thờ giống như một đống đất và đợi Chúa đến để cứu tôi.” Được, nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ đi xuống Địa Ngục. Có một việc mà bạn phải làm. Kinh Thánh nói,

“Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rổi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31).

Hãy tin nhận Chúa Giê-su! Tin cậy Ngài – và Ngài sẽ làm tất cả sự cứu rổi! Ngài đã chịu chết trên Cây Thập Tự để đền tội cho bạn. Ngài đã sống lại từ trong phần mộ để ban cho bạn sự sống, và giải phóng bạn ra khỏi luật của tội lổi và sự chết!

Tôi nói với bạn trong buổi tối hôm nay rằng – hãy tin nhận Chúa Giê-su Christ! Hãy nương cậy nơi Ngài! Tin cậy Ngài! Làm điều đó ngay bây giờ! Bạn chờ đợi đã đủ rồi! Hãy tin cậy Ngài! Ngài sẽ cứu bạn! Ngài yêu thương bạn! Ngài sẽ tha thứ tội lổi của bạn! Ngài sẽ cứu bạn khỏi sự phán xét! “Tình Yêu Thương Nhân Ái của Ngài, Ô! thật tuyệt!” Ông Griffith, hãy đến đây và hát bài hát đó lần nữa!

Ngài thấy tôi hủy bởi sa ngã,
   Vẩng yêu tôi mà gánh chịu tất cả;
Ngài cứu tôi từ tình trạng hư mất,
   Yêu thương nhân ái, ô, thật tuyệt!
Yêu thương nhân ái, yêu thương nhân ái,
   Yêu thương nhân ái của Ngài, thật tuyệt!
(“Yêu Thương Nhân Ái của Ngài ‘His Loving-Kindness’
     bởi Samuel Medley, 1738-1799).

Nếu bạn sẳn sàng tin nhận Chúa Giê-su, xin vui lòng bước ra phía sau hội trường bây giờ, và chúng tôi sẽ dẩn bạn đến chổ yên lặng để nói chuyện và cầu nguyện cho bạn. Hãy đi ngay bây giờ trong khi Ông Griffith hát bài hát đó một lần nữa. Bác Sĩ Chan, xin vui lòng đến đây để cầu nguyện cho những ai đã đáp ứng.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Kyu Dong Lee: Sáng-thế-ký 6:5-12.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Cầu Chúa Ở Bên Tôi Hoài” (bởi Henry F. Lyte, 1793-1847).

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Sáng-thế-ký 50:22-26.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Tình Yêu Thương Nhân Ái Của Ngài” (bởi Samuel Medley, 1738-1799).


TỪ SỰ SÁNG TẠO ĐẾN CHIẾC QUAN TÀI

(BÀI GIẢNG SỐ 75 CỦA SÁNH SÁNG-THẾ-KÝ)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Kế, Giô-sép nói cùng các anh em rằng: Em sẽ chết, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em thật; đem các anh em về xứ mà Ngài đã thề hứa cùng Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Giô-sép biểu các con trai của Y-sơ-ra-ên thề mà rằng: Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy. Đoạn Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm mười tuổi. Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm trong một cái quan tài tại xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 50:24-26).

(Sáng-thế-ký 1:1)

I.   Thứ nhất, Sáng-thế-ký diễn tả mạnh mẽ về luật của tội lổi và sự chết,
Rô-ma 8:2; Rô-ma 6:23; Ê-xê-chi-ên 18:4; Sáng-thế-ký 2:17;
Rô-ma 5:19, 12; Sáng-thế-ký 6:5; Mác 7:21, 23; Rô-ma 7:24;
Ê-phê-sô 2:1.

II.  Thứ hai, Sáng-thế-ký diễn tả sâu sắc về niềm hy vọng duy nhất của con
người, Sáng-thế-ký 50:24-25; Hê-bơ-rơ 11:22; Sáng-thế-ký 50:24;
Mác 10:26, 27; Công-vụ-các-sứ-đồ 16:31.